TranDinhLoi N21DTVT014 OSPF
TranDinhLoi N21DTVT014 OSPF
TranDinhLoi N21DTVT014 OSPF
TPHCM, 03/2024
MỤC LỤC
Trang
Mục lục......................................................................................................................1
Danh mục các bảng...................................................................................................2
Danh mục các hình vẽ...............................................................................................2
Giao thức định tuyến OSPF
I. Giới thiệu về OSPF......................................................................................3
II. Các thuật ngữ OSPF...................................................................................4
III. Các trạng thái OSPF..................................................................................5
IV. Các kiểu mạng OSPF................................................................................7
V. Giao thức Hello..........................................................................................9
VI. Hoạt động của OSPF...............................................................................12
VII. Cấu trúc liên kết của OSPF....................................................................17
VIII. Thu nhỏ OSPF......................................................................................18
IX. Truyền thông OSPF................................................................................20
X. Một số tính năng nâng cao của OSPF......................................................21
Kết luận....................................................................................................................22
Tài liệu tham khảo...................................................................................................22
1
GIAO THỨC ĐỊNH TUYẾN OSPF
(Open Shortest Path First)
2
độ trễ mạng.
Nhóm Sử dụng topo phẳng, nghĩa là tất cả các Sử dụng khái niệm “vùng” (area) và
thành bộ định tuyến thuộc cùng một mạng. cho phép phân đoạn hiệu quả một mạng
viên Truyền thông giữa các bộ định tuyến thành nhiều vùng, giới hạn lưu lượng
nằm ở hai đầu xa của mạng phải di bên trong vùng và ngăn các thay đổi
chuyển qua toàn bộ mạng => các thay trong một vùng ảnh hưởng đến các
đổi thậm chí chỉ trên một bộ định tuyến vùng khác. Sử dụng vùng cho phép
sẽ ảnh hướng để tất cả các thiết bị trong mạng định cỡ hiệu quả hơn.
mạng.
Bảng 1. 1. Ưu điểm của OSPF so với RIP
II. Các thuật ngữ về OSPF:
Giống như các giao thức định tuyến trạng thái liên kết khác, OSPF hoạt động khác
nhiều so với giao thức vector khoảng cách. Bộ định tuyến trạng thái liên kết nhận diện và
truyền thông với hàng xóm để thu thập thông tin về các bộ định tuyến trên mạng. Hệ
thống thuật nghữ OSPF có thể được mô tả như sau:
- Liên kết (Link): Kênh truyền thông mạng.
- Trạng thái liên kết (Link state): Trạng thái của liên kết giữa hai bộ định tuyến.
- Cơ sở dữ liệu tôpô (topology database) hay còn gọi là cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết
(Link state database): Danh sách thông tin về tất cả các bộ định tuyến khác trong liên
mạng. Nó cho biết tôpô của liên mạng. Mọi bộ định tuyến trong vùng phải có cùng cơ sở
dữ liệu tôpô.
- Vùng (Area): Tập hợp các mạng và bộ định tuyến có cùng số hiệu nhận dạng vùng.
Mọi bộ định tuyến trong một vùng phải có cùng thông tin trạng thái liên kết. Bộ định
tuyến bên trong vùng được gọi là bộ định tuyến trong.
- Giá (Cost): Giá trị được gán cho liên kết. Ngoài số bước nhảy, giao thức trạng thái liên
kết gán giá cho liên kết dựa trên tốc độ của phương tiện sử dụng.
- Bảng định tuyến (Routing table): Chứa các tuyến tối ưu đến đích. Bảng định tuyến
được tạo ra khi thuật toán SPF chạy trên cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết.
- Cơ sở dữ liệu gần kề (Adjacencies database): Danh sách hàng xóm mà bộ định tuyến
đã thiết lập truyền thông hai chiều.
- DR (Designated Router) và BDR (Backup Designated Router): Để đơn giản hóa việc
trao đổi thông tin định tuyến giữa nhiều hàng xóm trong cùng mạng, các bộ định tuyến
OSPF có thể bầu một bộ định tuyến chỉ định (DR) và một bộ định tuyến chỉ định dự
phòng (BDR) làm điểm trung tâm để trao đổi thông tin định tuyến.
3
Hình 2. 1. Hệ thống thuật ngữ OSPF
III. Các trạng thái OSPF:
Các bộ định tuyến OSPF thiết lập mối quan hệ hay trạng thái với các hàng xóm để
chia sẻ hiệu quả thông tin định tuyến. Trái lại, các giao thức vector khoảng cách, chẳng
hạn RIP, quảng bá hoặc phát đa hướng một cách mù quáng toàn bộ bảng định tuyến ra tất
cả các giao diện, hy vọng rằng một bộ định tuyến nào đó sẽ nhận được. Theo mặc định,
cứ định kỳ 30 giây, RIP bộ định tuyến gửi chỉ một loại gói. Gói này là bảng định tuyến
đầy đủ. Trong khi đó, bộ định tuyến OSPF dựa trên 5 loại gói để nhận diện hàng xóm và
để cập nhật thông tin định tuyến trạng thái liên kết.
4
giao diện nhận được một gói Hello, bộ định tuyến sẽ chuyển sang chế độ Init. Điều này có
nghĩa bộ định tuyến biết có hàng xóm ở phía bên kia và đang đợi để chuyển mối quan hệ
sang trạng thái tiếp theo.
- Có hai kiểu quan hệ là hai chiều và gần kề. Bộ định tuyến phải nhận một gói Hello
từ hàng xóm trước khi nó có thể thiết lập bất kỳ mối quan hệ nào.
c. Trạng thái Two-Way:
- Mọi bộ định tuyến OSPF cố gắng thiết lập trạng thái truyền thông hai chiều với tất
cả các bộ định tuyến khác trong cùng mạng IP bằng cách sử dụng gói Hello. Trong gói
Hello có chứa một danh sách các hàng xóm OSPF đã biết. Khi bộ định tuyến thấy chính
nó trong gói Hello của hàng xóm, nó chuyển sang trạng thái hai chiều.
- Trạng thái hai chiều là mối quan hệ cơ bản nhất giữa các hàng xóm OSPF, nhưng
thông tin định tuyến không được chia sẻ trong mối quan hệ này. Để học về trạng thái liên
kết của các bộ định tuyến khác và cuối cùng là xây dựng bảng định tuyến, mọi bộ định
tuyến OSPF phải hình thành ít nhất một quan hệ gần kề. Gần kề là mối quan hệ cao cấp
giữa các bộ định tuyến OSPF sau khi trải qua một loại trạng thái, không chỉ dựa trên gói
Hello mà còn dựa trên bốn loại gói OSPF khác. Các bộ định tuyến đang cố gắng trở thành
gần kề trao đổi thông tin định tuyến với nhau ngay cả khi mối quan hệ gần kề chưa được
thiết lập hoàn chỉnh. Bước đầu tiên để đến được trạng thái gần kề hoàn toàn là trạng thái
ExStart.
d. Trạng thái ExStart:
- Về mặt kỹ thuật, khi bộ định tuyến và hàng xóm của nó chuyển vào chế độ ExStart
thì hội thoại giữa chúng đã thể hiện một sự gần kề, nhưng chưa hoàn chỉnh. ExStart được
thiết lập sử dụng gói miêu tả cơ sở dữ liệu (loại 2), gọi tắt là gói DBD.
- Hai bộ định tuyến hàng xóm sử dụng gói Hello để đàm phán xem ai là “chủ” và ai
là “tớ” trong mối quan hệ và sử dụng gói DBD để trao đổi cơ sở dữ liệu.
- Bộ định tuyến có số hiệu OSPF cao hơn sẽ “thắng” và trở thành chủ. Số hiệu bộ
định tuyến OSPF sẽ được trình bày ở phần sau. Khi các bộ định tuyến đã thiết lập vai trò
chủ/tớ, chúng chuyển vào chế độ Exchange và bắt đầu gửi thông tin định tuyến.
e. Trạng thái Exchange:
- Trong trạng thái Exchange, các bộ định tuyến hàng xóm sử dụng các gói DBD loại
2 để gửi cho nhau thông tin trạng thái liên kết. Nói cách khác, các bộ định tuyến miêu tả
cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết cho nhau. Các bộ định tuyến so sánh cái chúng học được
với cái chúng có trong cơ sở dữ liệu. Nếu bộ định tuyến nhận được thông tin về một liên
kết hiện không có trong cơ sở dữ liệu, bộ định tuyến yêu cầu một cập nhật đầy đủ từ hàng
xóm. Thông tin định tuyến đầy đủ được trao đổi trong trạng thái Loading.
f. Trạng thái Loading:
- Sau khi cơ sở dữ liệu đã được miêu tả cho nhau, các bộ định tuyến có thể yêu cầu
thông tin hoàn chỉnh hơn bằng cách sử dụng gói loại 3, gói yêu cầu trạng thái liên kết
(LSR). Khi bộ định tuyến nhận được LSR, nó trả lời bằng một cập nhật định tuyến sử
dụng gói loại 4, cập nhật trạng thái liên kết (LSU). Gói loại 4 này chứa các quảng báo
trạng thái liên kết (LSA), đặc trưng của các giao thức định tuyến trạng thái liên kết. Gói
LSU loại 4 được xác nhận sử dụng gói loại 5, xác nhận trạng thái liên kết (LSAck).
g. Trạng thái Full Adjacency:
- Khi hoàn thành trạng thái Loading, các bộ định tuyến trở thành gần kề hoàn chỉnh.
Mỗi bộ định tuyến giữ một danh sách hàng xóm gần kề, được gọi là cơ sở dữ liệu gần kề.
Không nên nhầm lẫn cơ sở dữ liệu gần kề với cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết hay cơ sở
dữ liệu chuyển tiếp.
5
IV. Các kiểu mạng OSPF:
Quan hệ gần kề cần được thiết lập để các bộ định tuyến OSPF chia sẻ thông tin
định tuyến, mỗi bộ định tuyến sẽ cố trở thành gần kề với ít nhất một bộ định tuyến khác
trong mạng nó kết nối tới. Một số bộ định tuyến có thể cố trở thành gần kề với tất cả các
bộ định tuyến hàng xóm, và một số khác có thể chỉ cố với một hoặc hai. Bộ định tuyến
OSPF xác định những bộ định tuyến nào trở thành gần kề dựa trên kiểu mạng nào chúng
được kết nối đến
Các giao diện OSPF tự động nhận diện ba kiểu mạng: đa truy nhập quảng bá, đa truy nhập
không quảng bá (NBMA) và điểm-điểm (Hình 4.1). Người quản trị có thể cấu hình kiểu
thứ tư, mạng điểm-đa điểm.
Kiểu mạng quyết định cách các bộ định tuyến OSPF quan hệ với nhau. Trong một số
trường hợp, người quản trị có thể phải thay đổi kiểu mạng tự động khám phá để OSPF
hoạt động đúng đắn.
6
mạng IP khác. Do DR trở thành gần kề với tất cả các bộ định tuyến khác trong mạng nên
nó là điểm trung tâm để thu lượm thông tin định tuyến (LSA).
- Bộ định tuyến chỉ định dự phòng (Backup Designated Router - BDR): Do DR
có thể bị lỗi nên một bộ định tuyến khác cần được bầu là BDR để dự phòng. BDR cũng
phải trở thành gần kề với tất cả các bộ định tuyến trong mạng và do vậy nó là điểm trung
tâm thứ hai cho các LSA. Tuy nhiên, không giống DR, BDR không có trách nhiệm cập
nhật định tuyến với các bộ định tuyến khác hoặc gửi LSA mạng. Thay vào đó, BDR giữ
một bộ định thời đối với hành động cập nhật của DR để chắc chắn rằng DR vẫn đang hoạt
động. Nếu BDR không phát hiện thấy hoạt động từ DR trước khi bộ định thời hết hạn,
BDR chiếm vai trò của DR và một BDR khác được bầu.
Trong mạng điểm-điểm, chỉ có 2 bộ định tuyến nên không cần thiết có điểm
trung tâm để cập nhật định tuyến. Khi đó không có DR hay BDR nào được bầu mà cả hai
bộ định tuyến là gần kề của nhau.
7
- Checksum: Trường 16 bit này chứa mã kiểm tra lỗi cho toàn bộ gói trừ phần loại
chứng thực và chứng thực.
- Authentication type: Trường 16 bit này định nghĩa phương pháp chứng thực được
sử dụng trong vùng. Hiện nay, chỉ có hai loại chứng thực được định nghĩa là 0 (không
chứng thực) và 1 (chứng thực mật khẩu).
- Authentication data: Trường 64 bit này là giá trị thực của dữ liệu chứng thực. Trong
tương lai, khi có nhiều loại chứng thực được định nghĩa, trường này sẽ chứa kết quả của
tính toán chứng thực. Hiện nay, nếu loại chứng thực là 0, trường này được điền toàn bit 0.
Nếu loại chứng thực là 1, trường này chứa một mật khẩu 8 ký tự.
Nằm sau phần tiêu đề chung là phần tiêu đề của gói Hello, như minh họa ở hình
5.2.
8
- Bước 1: Thiết lập mối quan hệ gần kề
- Bước 2: Bầu DR và BDR (nếu cần)
- Bước 3: Khám phá tuyến
- Bước 4: Chọn tuyến tối ưu
- Bước 5: Duy trì bảng định tuyến
Bước 1: Thiết lập mối quan hệ gần kề
- Bước đầu tiên bộ định tuyến thực hiện là thiết lập mối quan hệ gần kề. Trong ví
dụ trên Hình 6.1, mỗi bộ định tuyến cố gắng trở thành gần kề với các bộ định tuyến khác
thuộc cùng mạng IP.
Hình 6. 1. Các bộ định tuyến thiết lập mối quan hệ gần kề.
- Để trở thành gần kề với bộ định tuyến khác, RTB gửi gói Hello để quảng cáo
bộ định tuyến ID của mình. Do không có địa chỉ loopback nào được thiết lập, nên RTB
chọn địa chỉ IP cao nhất 10.6.0.1 là bộ định tuyến ID. Giả sử rằng RTB được cấu hình
đúng, nó phát đa hướng gói Hello ra cả giao diện S0 và E0. Do vậy, cả RTA và RTC đều
nhận được gói Hello. Hai bộ định tuyến này sẽ thêm RTB vào trường Neighbor ID của
gói Hello tương ứng và chuyển sang chế độ Init. Một lúc sau, RTB nhận được gói Hello
của cả hai hàng xóm và nhìn thấy ID của nó, 10.6.0.1, trong trường Neighbor ID. RTB
khai báo trạng thái hai chiều giữa nó và RTA, RTC. Lúc này, RTB quyết định sẽ thiết lập
mối quan hệ gần kề với bộ định tuyến nào dựa trên loại mạng mà giao diện của nó nối tới.
Nếu mạng là điểm-điểm, bộ định tuyến trở thành gần kề với duy nhất bộ định tuyến ở
phía bên kia. Nếu mạng là đa truy nhập, RTB chuyển vào quá trình bầu DR và BDR nếu
chưa có DR và BDR nào được bầu. Nếu không cần bầu DR và BDR, bộ định tuyến sẽ
chuyển sang trạng thái ExStart, như miêu tả ở phần Bước 3 – Khám phá tuyến.
Bước 2: Chọn DR và BDR
- Do mạng đa truy nhập có thể hỗ trợ nhiều hơn hai bộ định tuyến, nên OSPF phải
bầu DR để làm điểm trung tâm của các cập nhật trạng thái liên kết và LSA. Vai trò của
DR là không thể thiếu, do vậy BDR được bầu để dự phòng cho DR. Nếu DR lỗi thì BDR
sẽ đảm nhận nhiệm vụ.
- Giống như bầt kỳ quá trình bầu nào, quá trình bầu DR và BDR cũng có thể có “gian
lận” để làm thay đổi kết quả. Việc “bỏ phiếu kín” được thực hiện nhờ gói Hello, chứa
trường ID và priority của bộ định tuyến. Bộ định tuyến có giá trị priority lớn nhất sẽ thắng
cử và trở thành DR. Bộ định tuyến với giá trị priority cao thứ hai sẽ được bầu làm BDR.
Khi DR và BDR đã được chọn, chúng sẽ giữ đúng vai trò cho đến khi một trong hai bị lỗi,
ngay cả khi có một bộ định tuyến mới với giá trị priority cao hơn ra nhập mạng. Khi đó,
gói Hello thông báo cho bộ định tuyến mới về DR và BDR hiện có.
- Theo mặc định, tất cả các bộ định tuyến OSPF đều có cùng priority là 1. Giá trị
priority có thể gán cho giao diện nằm trong khoảng từ 0 đến 255. Priority 0 ngăn bộ định
tuyến thắng cử trên giao diện đó. Nếu giá trị priority bằng nhau thì trường Router ID được
sử dụng để phân định. Bộ định tuyến có Router ID cao hơn sẽ thắng. Router ID có thể
9
được điều chỉnh bằng cách cấu hình một địa chỉ trên giao diện loopback. Tuy nhiên, cách
thường sử dụng là thay đổi priority trên giao diện.
- Trong mạng ví dụ ở Hình 6.2, RTB và RTC được kết nối bằng PPP qua liên kết
điểm-điểm. Do đó không cần DR trên mạng 10.6.0.0/16. Vì mạng 10.4.0.0/16 và
10.5.0.0/16 là mạng Ethernet đa truy nhập nên có khả năng kết nối nhiều hơn 2 bộ định
tuyến. Ngay cả trường hợp chỉ có một bộ định tuyến kết nối thì vẫn cần bầu DR vì rất có
thể sẽ có thêm các bộ định tuyến được nối vào mạng. Do đó, DR phải được bầu trên cả
10.4.0.0/16 và 10.5.0.0/16.
Hình 6. 2.Quá trình bầu DR và BDR chỉ được thực hiện trên mạng đa truy nhập.
- Lưu ý rằng DR và BDR được chọn trên từng mạng. Một vùng OSPF có thể chứa
nhiều hơn một mạng IP. Do vậy, mỗi vùng có thể có nhiều DR và BDR. Trong ví dụ trên,
RTA đóng cả vai trò là DR và BDR vì nó là bộ định tuyến duy nhất trên mạng
10.4.0.0/16, RTA tự ứng cử là DR. Ngoài ra, RTA có thể tham gia bầu trên mạng
10.5.0.0/16 và do đó trở thành BDR cho mạng này. Mặc dù cả RTA và RTB đều có cùng
giá trị ưu tiên, nhưng RTA có bộ định tuyến ID cao hơn nên thắng (10.5.0.2 so với
10.5.0.1).
- Sau khi bầu xong và truyền thông hai chiều được thiết lập, các bộ định tuyến sẵn
sàng chia sẻ thông tin định tuyến với các bộ định tuyến gần kề để xây dựng bảng cơ sở dữ
liệu trạng thái liên kết. Quá trình này được trình bày ở bước tiếp theo.
Bước 3: Khám phá tuyến
- Trên một mạng đa truy nhập, việc trao đổi thông tin định tuyến được thực hiện giữa
DR hoặc BDR với tất cả các bộ định tuyến khác trên mạng. Là DR và BDR trên mạng
10.5.0.0 /16, RTA và RTB sẽ trao đổi thông tin trạng thái liên kết. Cả các bộ định tuyến
trên các liên kết điểm-điểm hoặc điểm-đa điểm cũng tham gia trao đổi. Nghĩa là RTB và
RTC sẽ trao đổi thông tin trạng thái liên kết.
- Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là ai sẽ bắt đầu trước. Câu hỏi này được trả lời trong giai
đoạn đầu tiên của quá trình trao đổi, trạng thái ExStart. Mục đích của ExStart là thiết lập
mối quan hệ chủ/tớ giữa hai bộ định tuyến. Bộ định tuyến chủ sắp đặt việc trao đổi thông
tin trạng thái liên kết, trong khi bộ định tuyến tớ trả lời yêu cầu từ phía bộ định tuyến chủ.
RTB tham gia vào quá trình này với cả RTC và RTA.
10
Hình 6. 3. Các bước trao đổi để đến được trạng thái Full
- Sau khi các bộ định tuyến xác định được vai trò là chủ hay tớ, chúng chuyển sang
chế độ Exchange. Chủ dẫn dắt tớ thông qua quá trình trao đổi các DBD miêu tả cơ sở dữ
liệu trạng thái liên kết tổng quát của mỗi bộ định tuyến. Các miêu tả này bao gồm loại
trạng thái liên kết, địa chỉ của bộ định tuyến quảng cáo, giá của liên kết và số trình tự.
- Bộ định tuyến xác nhận việc nhận DBD bằng cách gửi gói LSAck (Loại 5). Mỗi bộ
định tuyến so sánh thông tin nó nhận được trong DBD với thông tin chúng đang có. Nếu
BDB quảng cáo một trạng thái liên kết mới, bộ định tuyến sẽ chuyển sang trạng thái
Loading bằng cách gửi gói LSR (Loại 3) về mục mới này. Để trả lời cho LSR, bộ định
tuyến gửi thông tin trạng thái liên kết đầy đủ, sử dụng gói LSU (loại 4). Mỗi LSU mang
nhiều LSA.
- Khi trạng thái Loading hoàn thành, các bộ định tuyến có mối quan hệ gần kề hoàn
chỉnh và chuyển vào trạng thái Full. Hình 6.3 chỉ ra rằng RTB lúc này gần kề với RTA và
RTC. Các bộ định tuyến gần kề phải ở trạng thái Full trước khi chúng có thể tạo bảng
định tuyến và định tuyến lưu lượng. Lúc này tất cả các bộ định tuyến hàng xóm phải có
cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết giống nhau.
Bước 4: Chọn tuyến tối ưu
- Sau khi bộ định tuyến đã có cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết hoàn chỉnh, nó xây
dựng bảng định tuyến và sau đó chuyển tiếp lưu lượng. Như đã đề cập ở trước, OSPF sử
dụng giá trị metric được gọi là giá. Giá này được sử dụng để xác định tuyến tốt nhất đến
đích, như chỉ ra ở Hình 6.4. Giá mặc định dựa trên băng thông của phương tiện. Nói
chung, kết nối có tốc độ cao thì giá thấp. Ví dụ, giao diện Ethernet 10 Mb/s được sử dụng
bởi RTB có giá thấp hơn kết nối T1 vì 10 Mb/s nhanh hơn 1.544 Mb/s.
Hình 6. 4. Tuyến tốt nhất được chọn và đưa vào bảng định tuyến
- Để tính toán giá thấp nhất tới đích, RTB sử dụng giải thuật đường đi ngắn nhất
(SPF). Một cách đơn giản, giải thuật SPF cộng dồn các giá của liên kết giữa bộ định tuyến
11
cục bộ, gọi là gốc, và mỗi mạng đích. Nếu có nhiều tuyến tới đích, tuyến có giá thấp nhất
được chọn. Mặc định, OSPF giữ 4 tuyến cùng giá trong bảng định tuyến để thực hiện chia
tải.
- Đôi khi một liên kết, chẳng hạn đường nối tiếp, sẽ “up” rồi “down” rất nhanh. Trạng
thái này được gọi là “chập chờn” (flapping). Nếu liên kết “chập chờn” gây ra việc tạo
LSU thì các bộ định tuyến nhận được những cập nhật này phải chạy lại giải thuật SPF để
tính toán tuyến. Nếu kéo dài có thể ảnh hưởng đến hiệu năng mạng. Các tính toán SPF lặp
đi lặp lại có thể làm tốn quá nhiều năng lực CPU của bộ định tuyến. Ngoài ra, các cập
nhật không đổi có thể ngăn cơ sở dữ liệu trạng thái liên kết hội tụ.
- Để giải quyết vấn đề này, Cisco IOS sử dụng bộ định thời giữ SPF (SPF hold timer).
Sau khi nhận một LSU, bộ định thời giữ SPF xác định khoảng thời gian đợi trước khi
chạy giải thuật SPF. Lệnh timers spf cho phép điều chỉnh khoảng thời gian này, giá trị
mặc định là 10 giây.
- Sau khi RTB đã chọn được các tuyến tốt nhất sử dụng giải thuật SPF, nó chuyển
sang giai đoạn cuối cùng trong hoạt động OSPF.
Bước 5: Duy trì thông tin định tuyến
- Khi bộ định tuyến OSPF đã cài đặt tuyến trong bảng định tuyến, nó phải thường
xuyên duy trì thông tin định tuyến. Khi có thay đổi ở một trạng thái liên kết, OSPF sử
dụng tiến trình tràn ngập (flooding) để thông báo cho các bộ định tuyến khác trên mạng
về sự thay đổi. Trường khoảng thời gian Dead trong gói Hello cung cấp một cơ chế đơn
giản để khai báo liên kết không hoạt động. Nếu RTB không nghe được thông tin từ RTA
trong khoảng thời gian vượt quá thời gian Dead, thường là 40 giây, RTB khai báo kết nối
với RTA không hoạt động.
- Công việc tiếp theo của RTB là gửi gói LSU chứa thông tin trạng thái liên kết mới.
Nhưng vấn đề là gửi tới ai?
+ Trên mạng điểm-điểm, không có DR và BDR. Thông tin trạng thái liên kết được
gửi tới địa chỉ đa hướng 224.0.0.5. Mọi bộ định tuyến OSPF đều nghe ở địa chỉ này.
+ Trên mạng đa truy nhập, DR và BDR tồn tại và duy trì quan hệ gần kề với tất cả
các bộ định tuyến trên mạng. Nếu DR hoặc BDR muốn gửi cập nhật trạng thái liên kết, nó
sẽ gửi tới tất cả bộ định tuyến OSPF ở địa chỉ 224.0.0.5. Tuy nhiên, các bộ định tuyến
khác trên mạng chỉ gần kề với DR và BDR và do đó chỉ cần gửi LSU đến những bộ định
tuyến này. Do vậy, DR và BDR có địa chỉ là 224.0.0.6.
- Khi DR nhận và xác nhận LSU có đích là 224.0.0.6, nó gửi tràn ngập LSU tới tất cả
các bộ định tuyến OSPF trên mạng tại địa chỉ 224.0.0.5. Mỗi bộ định tuyến xác nhận việc
nhận LSU bằng gói LSAck. Nếu bộ định tuyến OSPF kết nối tới một mạng đa truy nhập
khác, nó gửi tràn ngập LSU tới mạng khác bằng cách chuyển tiếp LSU tới DR của mạng
đó. Nó cũng có thể gửi tràn ngập LSU tới một bộ định tuyến gần kề trong mạng điểm-
điểm. DR phát đa hướng LSU tới các bộ định tuyến OSPF khác trên mạng này.
- Khi nhận được LSU chứa thông tin mới, bộ định tuyến OSPF cập nhật cơ sở dữ liệu
trạng thái liên kết. Sau đó chạy giải thuật SPF sử dụng thông tin mới để tính toán lại bảng
định tuyến. Sau khi bộ định thời giữ SPF hết hạn, bộ định tuyến chuyển sang bảng định
tuyến mới. Trong thời gian giải thuật SPF đang tính toán lại tuyến mới, tuyến cũ sẽ được
sử dụng để định tuyến dữ liệu.
- Điều quan trọng cần chú ý là thậm chí không có thay đổi trong trạng thái liên kết thì
thông tin định tuyến OSPF vẫn được làm mới thường kỳ. Mỗi mục LSA đều có bộ định
thời “tuổi”, với giá trị mặc định là 30 giây. Sau khi tuổi của mục LSA hết hạn, bộ định
tuyến đã tạo mục này sẽ gửi lại LSU tới mạng để chắc chắn rằng liên kết vẫn hoạt động.
12
VII. Cấu trúc liên kết của OSPF:
OSPF sử dụng mô hình phân cấp 2 cấp. Các khu vực được xác định bởi một dãy 32
bit. Được xác định ở định dạng địa chỉ IP. Cũng có thể được xác định bằng cách sử dụng
số thập phân đơn (VD: Vùng 0.0.0.0 hoặc Vùng 0). 0.0.0.0 dành riêng cho khu vực xương
sống.
13
+ Các OSPF router phải thiết lập mối quan hệ láng giềng để trao đổi thông tin định
tuyến.
+ Trong mỗi mạng IP kết nối vào router, nó đều cố gắng ít nhất là trở thành một
lân cận hoặc là router lân cận thân mật với một router khác.
+ Router OSPF quyết định chọn router nào làm lân cận thân mật là tùy thuộc vào
mạng kết nối của nó. Khi mối quan hệ lân cận thân mật được thiết lập giữa hai router lân
cận thì thông tin về trạng thái đường liên kết mới được trao đổi.
IX. Truyền thông OSPF:
Truyền thông đa truy nhập: truyền thông đa tuyến, dùng trong Gig/Fast/Ethernet,
FDDI, Token Ring; sử dụng DR và BDR.
14
- Mô hình quảng bá (Broadcast): Liên kết trực tiếp nhiều hơn 2 router, có khả năng
truyền dữ liệu kiểu quảng bá.
+ Lợi ích: cấu hình dễ dàng, được xử lý như mạng đa truy nhập.
+ Hạn chế: phải duy trì toàn bộ lưới L2 mọi lúc; một số liệu cho tất cả các VC.
- Mô hình NBMA: Liên kết trực tiếp nhiều router, không có cơ chế quảng bá.
+ Lợi ích: Chỉ sử dụng một mạng con IP.
+ Hạn chế: Quy mô và cách cấu hình phức tạp; cần tự cấu hình từng mạng lân cận.
- Mô hình một điểm – nhiều điểm:
+ Lợi ích: Cấu hình đơn giản, không phải cấu hình mạng lân cận (trừ khi bạn muốn
cài đặt các giá trị riêng), không yêu cầu cho một lưới đầy đủ tại L2.
+ Hạn chế: so với các lựa chọn khác thì không có.
+ Đây là phương pháp được đề xuất để xử lý các mạng NBMA.
KẾT LUẬN
1. OSPF có thể hoạt động trên nhiều môi trường mạng (lớn & nhỏ) và có nhiều ưu
điểm hơn các giao thức định tuyến vector khoảng cách.
2. OSPF có ưu điểm là có thể định tuyến theo kiểu dịch vụ. Người quản trị có thể cài
đặt nhiều tuyến đường đi đến một đích nào đó, mỗi tuyến đường dành cho một độ
ưu tiên hay ưu tiên một dịch vụ nào đó.
3. OSPF cung cấp cơ chế cân bằng tải (load balancing).
4. OSPF cung cấp cơ chế xác thực cho các gói tin mang thông tin định tuyến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng “Cơ sở kỹ thuật mạng truyền thông” – 2016 – PGS.TS.Nguyễn Tiến Ban.
2. Deployment and Analysis of Link State Protocols – 2002 – Cisco.com
3. ADVANCE OSPF DEPLOYMENT – 2004 – Cisco.com
15