BaiGiang MangMT

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 128

Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 1.

Tổng quan về mạng máy tính

Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH

1.1. Lịch sử mạng máy tính


Năm 50 khi những thế hệ máy tính đầu tiên được đưa vào hoạt động thực
tế với những bóng đèn điện tử.
Những năm 60 một số nhà chế tạo máy tính đã nghiên cứu thành công
những thiết bị truy cập từ xa tới máy tính của họ.
Hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM được giới thiệu vào năm 1971
và được sử dụng dùng để mở rộng khả năng tính toán của trung tâm máy
tính tới các vùng xa.
ARPANET, 1969, USA: “Advanced Research Projects Agency
Network” là dự án phục vụ mục đích quân sự, dự án triển khai 4 nút
mạng (node) ban đầu: University of California Los Angeles (UCLA);
Stanford Research Institute (SRI); University of California Santa Barbara
(UCSB) và University of Utah. Vào khoảng cuối năm 1978 giao thức
TCP/IP V4 được hoàn thiện và ARPANET nhanh chóng được mở rộng
thành mạng toàn cầu Internet như ngày hôm nay.

1.2. Khái niệm mạng máy tính


Định nghĩa: Mạng máy tính là một nhóm các máy tính, thiết bị ngoại vi
được kết nối với nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn như: cáp,
sóng điện từ, tia hồng ngoại… giúp cho các thiết bị này trao đổi thông tin
một cách dễ dàng.
Các thành phần cơ bản cấu thành nên mạng máy tính:
- Các loại máy tính: Palm, Laptop, PC… Các thiết bị giao tiếp:
Card mạng (NIC hay Adapter), Hub, Switch… Môi trường truyền dẫn:
Cáp, sóng điện từ, sóng vi ba…
- Các protocol: TCP/IP, NetBeui…
- Các hệ điều hành: Windows NT, 2000…
- Các tài nguyên: thư mục, file…
- Các thiết bị ngoại vi: máy in, máy fax…
- Các ứng dụng mạng: Phần mềm quản lý kho bãi…
- Server: File Server, Print Server… là máy tính được cài đặt các
phần mềm thông dụng làm chức năng cung cấp dịch vụ cho các máy tính
khác.
- Client: là máy tính sử dụng các dịch vụ do máy Server cung cấp.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 1


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 1. Tổng quan về mạng máy tính

- Peer: là máy tính vừa đóng vai trò cung cấp và sử dụng dịch vụ.
- Media: là cách thức sử dụng và vật liệu kết nối các máy tính lại
với nhau.
- Shared data: là tập hợp các tập tin, thư mục mà các máy tính chia
sẻ để các máy tính khác truy cập sử dụng chúng thông qua mạng.
- Resource: là tập tin, thư mục, máy in, máy fax, modem và các
thành phần khác mà mà người dùng sử dụng.
- User: là người sử dụng máy trạm để truy cập xuất các tài nguyên
mạng. Thông thường mỗi user có một username và password riêng. Hệ
thống sẽ dựa vào đó để biết bạn là ai, có quyền vào mạng hay không và
có quyền sử dụng những tài nguyên nào trên mạng.
- Administrator: là nhà quản trị hệ thống mạng.

1.3. Lợi ích mạng máy tính


- Tiết kiệm được tài nguyên phần cứng: Sử dụng chung thiết bị
ngoại vi như máy in, máy fax… Các máy khác trong mạng có thể không
cần sử dụng đĩa cứng và không cần cài đặt hệ điều hành riêng.
- Trao đổi dữ liệu trở nên dễ dàng: Truyền file, chat,…các dịch vụ
mạng, sử dụng chung các phần mềm nghiệp vụ trên môi trường mạng.
- Chia sẻ ứng dụng: Cài đặt ứng dụng trên một server sẽ tiết kiệm
được chi phí cài đặt, quản trị.
- Tập trung dữ liệu, bảo mật và backup tốt: Dữ liệu tập trung về
một server giúp cho bảo mật, quét virus và lưu dự phòng dữ liệu tốt hơn.
- Sử dụng phần mềm ứng dụng trên mạng.
- Sử dụng các dịch vụ ứng dụng trên Internet.

1.4. Phân loại mạng máy tính


1.4.1. Mạng cục bộ LAN (Local Area Network)
- Là một nhóm máy tính và các thiết bị truyền thông được kết nối
với nhau trong một khu vực nhỏ như một tòa nhà, khu giải trí…
- Đặc điểm: Băng thông lớn có khả năng chạy các ứng dụng trực
tuyến như xem phim, hội thảo qua mạng…Kích thước mạng bị giới hạn
bởi các thiết bị. Chi phí thấp và quản trị mạng đơn giản.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 2


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 1. Tổng quan về mạng máy tính

Hình 1.1. Các sơ đồ mạng LAN


- Mạng dạng hình sao bao gồm một trung tâm và các nút thông tin.
Các nút thông tin là các trạm đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác
của mạng. Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với
các chức nǎng cơ bản là: Xác định cặp địa chỉ gửi và nhận được phép
chiếm tuyến thông tin và liên lạc với nhau. Cho phép theo dõi và xử lý sai
trong quá trình trao đổi thông tin. Thông báo các trạng
thái của mạng...

Hình 1.2. Sơ đồ mạng hình sao (Star Topology)

Các ưu điểm của mạng hình sao: Hoạt động theo nguyên lý nối
song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở một nút thông tin bị hỏng thì
mạng vẫn hoạt động bình thường. Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật
toán điều khiển ổn định. Mạng có thể mở rộng hoặc thu hẹp tuỳ theo yêu
cầu của người sử dụng.
Nhược điểm của mạng hình sao: Khả nǎng mở rộng mạng hoàn
toàn phụ thuộc vào khả nǎng của trung tâm . Khi trung tâm có sự cố thì

Giáo trình Mạng máy tính Trang 3


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 1. Tổng quan về mạng máy tính

toàn mạng ngừng hoạt động. Mạng yêu cầu nối độc lập riêng rẽ từng thiết
bị ở các nút thông tin đến trung tâm. Khoảng cách từ máy đến trung tâm
rất hạn chế (100 m).
Nhìn chung, mạng dạng hình sao cho phép nối các máy tính vào
một bộ tập trung (HUB) bằng cáp xoắn, giải pháp này cho phép nối trực
tiếp máy tính với HUB không cần thông qua trục BUS, tránh được các
yếu tố gây ngưng trệ mạng. Gần đây, cùng với sự phát triển Switching
Hub, mô hình này ngày càng trở nên phổ biến và chiếm đa số các mạng
mới lắp.
- Mạng dạng BUS: Máy chủ (host) cũng như tất cả các máy tính
khác (workstation) hoặc các nút (node) đều được nối về với nhau trên một
trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín hiệu. Tất cả các nút đều sử
dụng chung đường dây cáp chính này. Phía hai đầu dây cáp được chặn
bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và gói dữ liệu (packet) khi
di chuyển lên hoặc xuống trong dây cáp đều mang theo điạ chỉ của nơi
đến.
Loại hình mạng này dùng dây cáp ít nhất, dễ lắp đặt. Tuy vậy cũng
có những bất lợi đó là sẽ có sự tắc nghẽn khi chuyển dữ liệu với lưu
lượng lớn và khi có sự hỏng hóc ở đoạn nào đó thì rất khó phát hiện, một
sự ngừng trên đường dây để sửa chữa sẽ ngừng toàn bộ hệ thống.

Hình 1.3. Sơ đồ mạng hình BUS (BUS Topology)


- Mô hình mạng vòng: Mạng dạng này, bố trí theo dạng xoay vòng,
đường dây cáp được thiết kế làm thành một vòng khép kín, tín hiệu chạy
quanh theo một chiều nào đó. Các nút truyền tín hiệu cho nhau, mỗi thời
điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền đi phải có kèm theo địa
chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận.
Mạng dạng vòng có thuận lợi là có thể nới rộng ra xa, tổng đường
dây cần thiết ít hơn so với hai kiểu trên. Nhược điểm là đường dây phải

Giáo trình Mạng máy tính Trang 4


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 1. Tổng quan về mạng máy tính

khép kín, nếu bị ngắt ở một nơi nào đó thì toàn bộ hệ thống cũng bị
ngừng.

Hình 1.4. Sơ đồ mạng vòng (Ring Topology)


- Kết hợp hình sao và tuyến (star/Bus Topology): Cấu hình mạng
dạng này có bộ phận tách tín hiệu (splitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm,
hệ thống dây cáp mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus
Topology.
Lợi điểm của cấu hình này là mạng có thể gồm nhiều nhóm làm
việc ở cách xa nhau, ARCNET là mạng dạng kết hợp Star/Bus Topology.
Cấu hình dạng này đưa lại sự uyển chuyển trong việc bố trí đường dây
tương thích dễ dàng đối với bất cứ toà nhà nào.
- Kết hợp hình sao và vòng (Star/Ring Topology): Cấu hình dạng
kết hợp Star/Ring Topology, có một "thẻ bài" liên lạc (Token) được
chuyển vòng quanh một HUB trung tâm. Mỗi trạm làm việc (workstation)
được nối với HUB - là cầu nối giữa các trạm làm việc và để tǎng khoảng
cách cần thiết.

1.4.2. Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network)


- Giống như mạng LAN, nhưng giới hạn của nó có thể là một thành
phố, một khu đô thị hoặc một quốc gia. Man kết nối các LAN lại với
nhau thông qua các phương tiện truyền dẫn khác nhau (cáp quang, cáp
đồng…) và các phương tiện truyền thông khác.
- Đặc điểm: Băng thông ở mức trung bình, quản trị mạng khó khăn
(do kết nối nhiều mạng LAN), chí phí thiết bị cao, băng thông ở mức
trung bình, chí phí thiết bị cao.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 5


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 1. Tổng quan về mạng máy tính

Hình 1.5. Sơ đồ một mạng MAN điển hình

1.4.3. Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network)


Mạng WAN bao phủ một phạm vi lớn hơn có thể là một quốc gia, hay
toàn cầu.
Đặc điểm: Băng thông thấp, dễ mất kết nối. Phạm vi hoạt động
rộng lớn, không giới hạn. Cấu hình mạng phức tạp và thiết bị đắt tiền

Hình 1.6. Sơ đồ mạng WAN điển hình

Giáo trình Mạng máy tính Trang 6


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 1. Tổng quan về mạng máy tính

1.4.4. Mạng Internet


Là trương hợp đặc biệt của mạng WAN, nó chứa các dịch vụ toàn
cầu như: email, web, chat, ftp… và phục vụ miễn phí cho mọi người.

Hình 1.7. Các dịch vụ mạng Internet

1.4.5. Các mô hình xử lý mạng


a, Mô hình xử lý mạng tập trung.
Toàn bộ quá trình xử lý diễn ra ở máy tính trung tâm. Máy cuối trạm chỉ
hoạt động như những thiết bị nhập xuất dữ liệu.
Ưu điểm: Dữ liệu được bảo mật an toàn, dễ backup và diệt virus.
Nhược điểm: Khó đáp ứng được yêu cầu của người dùng khác
nhau. Tốc độ truy xuất chậm.
b, Mô hình xử lý mạng công tác.
Các máy tính có khả năng xử lý độc lập. Các công việc được chia nhỏ và
giao nhiều máy tính khác nhau thay vì tập trung xử lý tại máy trung tâm.
Dữ liệu được xử lý và lưu tại máy cục bộ và các máy tính trao đổi dữ liệu
và dịch vụ qua mạng.
Ưu điểm: Truy xuất nhanh, phần lớn không giới hạn các ứng dụng.
Nhược điểm: Dữ liệu lưu trữ rời rạc, khó đồng bộ, khó backup và
dễ nhiễm virus.
c, Mô hình xử lý mạng phân tán.
Nhiều máy tính có thể hợp tác để thực hiện một công việc. Một máy tính
có thể mượn năng lực xử lý bằng cách chạy chương trình của các máy
tính nằm trong mạng.
Ưu điểm: Rất nhanh và mạnh, có thể dùng để chạy các chương
trình cần tính toán lớn.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 7


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 1. Tổng quan về mạng máy tính

Nhược điểm: Dữ liệu lưu trữ rời rạc, khó đồng bộ, khó backup và
dễ nhiễm virus.
d, Mạng ngang hàng (peer to peer).
Cung cấp các kết nối cơ bản giữa các máy tính nhưng không có máy tính
nào đóng vai trò là máy phục vụ.
Ưu điểm: Dễ cài đặt, chi phí thấp.
Nhược điểm: Không cho phép quản lý tập trung nên dữ liệu phân
tán, khả năng bảo mật dữ liệu thấp, dễ thâm nhập.
e, Mạng khách chủ (Server/client).
Một hệ thống máy tính cung cấp tài nguyên và dịch vụ cho cả hệ
thống được gọi là máy chủ (server).
Một hệ thống máy tính sử dụng tài nguyên và dịch vụ này được gọi
là máy khách (Client).
Ưu điểm: Dễ bảo mật, backup và đồng bộ với nhau. Tài nguyên và
các dịch vụ tập trung nên dễ chia sẻ, quản lý và phục vụ cho client.
Nhược điểm: Cần nhà quản trị hệ thống, thiết bị đắt tiền.
1.5. Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Hãy dẫn chứng ít nhất 10 lợi ích khác nhau của mạng máy tính và
Internet?
Câu 2: Hãy trình bày sự giống nhau và khác nhau giữa các mạng LAN và
WAN? Cho ví dụ minh hoạ về mạng LAN, WAN.
Câu 3: Cho sơ đồ mạng theo hình vẽ 1.6. Hãy trình nêu ra các thành phần
thuộc về mạng LAN và WAN?
Câu 4: Hãy trình bày những ưu điểm nổi bật của việc xử lý mạng phân
tán so với xử lý mạng tập trung?
Câu 5: Mạng Internet là gì? Hãy nêu các dịch vụ Internet mà các anh
(chị) đã sử dụng?
Câu 6: Theo anh(chị) để các thiết bị mạng kết nối và hoạt động được thì
cần phải đảm bảo những điều kiện cơ bản nào?
Câu 7: Theo anh (chị) để các mạng máy tính kết nối và truyền thông điệp
được cho nhau thì cần phải đảm bảo những điều kiện cơ bản nào?
Câu 8: Vì sao mạng Internet đã nhanh chóng trở thành mạng toàn cầu?
Câu 9: Các công ty (tổ chức) các anh (chị) về làm việc sau này sẽ cần các
loại mạng nào? Vì sao?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 8


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 1. Tổng quan về mạng máy tính

Câu 10: Các dịch vụ mạng và ứng dụng mạng nào của Đại học Đông Á
mà các anh (chị) đã sử dụng trong quá trình học tập?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 9


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 2. Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP

Chƣơng 2. MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI


VÀ MÔ HÌNH TCP/IP

2.1. Mô hình tham chiếu OSI


2.1.1. Khái niệm giao thức (protocol): Là quy tắc giao tiếp giữa hai hệ
thống, giúp chúng hiểu và trao đổi dữ liệu được với nhau.
2.1.2. Mô hình OSI (Open System Interconnection):
Là mô hình tương kết các hệ thống mở, được ISO đề xuất lần đầu tiên
vào năm 1984.
Mô hình xây dựng các quy tắc giao tiếp để các máy tính và thiết bị
mạng có thể truyền thông được với nhau. Mô hình OSI là một khuôn
mẫu để chúng ta hiểu dữ liệu đi xuyên qua mạng như thế nào? Và hiểu
được chức năng mạng ở mỗi tầng. Trong mô hình OSI có 7 tầng, mỗi
tầng mô tả một chức năng độc lập.
Sự tách tầng có những lợi ích: Chia hoạt động thống tin mạng
thành những phần nhỏ hơn, đơn giản hơn. Chuẩn hóa các thành phần
mạng để cho phép phát triển mạng từ nhiều nhà cung cấp sản phẩm. Ngăn
chặn tình trạng sự thay đổi của một tầng sẽ làm ảnh hưởng đến các tầng
khác như vậy giúp mỗi tầng có thể phát triển độc lập và nhanh chóng hơn.

Hình 2.1. Các tầng trong mô hình OSI

2.1.3. Chức năng các tầng trong mô hình OSI


a,Tầng vật ký (Physical Layer)
Điều khiển việc truyền tải thật sự các bit trên đường truyền vật lý.
Nó định nghĩa các thuộc tính về cơ, điện, qui định các loại đầu nối, ý
nghĩa các pin trong đầu nối, qui định các mức điện thế cho các bit 0,1,….

Giáo trình Mạng máy tính Trang 10


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 2. Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP

b,Tầng liên kết dữ liệu (Data-Link Layer)


Tầng này đảm bảo truyền tải các khung dữ liệu (Frame) giữa hai máy tính
có đường truyền vật lý nối trực tiếp với nhau. Nó cài đặt cơ chế phát hiện
và xử lý lỗi dữ liệu nhận.
c, Tầng mạng (Network Layer)
Tầng này đảm bảo các gói tin dữ liệu (Packet) có thể truyền từ máy
tính này đến máy tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp
giữa chúng. Nó nhận nhiệm vụ tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích
khác nhau trong mạng.
d, Tầng giao vận (Transport Layer)
Tầng này đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình. Dữ liệu
gởi đi được đảm bảo không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất mát,
trùng lắp. Đối với các gói tin có kích thước lớn, tầng này sẽ phân chia
chúng thành các phần nhỏ trước khi gởi đi, cũng như tập hợp lại chúng
khi nhận được.
e, Tầng giao dịch (Session Layer)
Tầng này cho phép các ứng dụng thiết lập, sử dụng và xóa các kênh
giao tiếp giữa chúng (được gọi là giao dịch). Nó cung cấp cơ chế cho việc
nhận biết tên và các chức năng về bảo mật thông tin khi truyền qua mạng.
f, Tầng trình bày (Presentation Layer)
Tầng này đảm bảo các máy tính có kiểu định dạng dữ liệu khác
nhau vẫn có thể trao đổi thông tin cho nhau. Thông thường các máy tính
sẽ thống nhất với nhau về một kiểu định dạng dữ liệu trung gian để trao
đổi thông tin giữa các máy tính. Một dữ liệu cần gởi đi sẽ được tầng trình
bày chuyển sang định dạng trung gian trước khi nó được truyền lên mạng.
Ngược lại, khi nhận dữ liệu từ mạng, tầng trình bày sẽ chuyển dữ liệu
sang định dạng riêng của nó.
i, Tầng ứng dụng (Application Layer)
Đây là tầng trên cùng, cung cấp các ứng dụng truy xuất đến các
dịch vụ mạng. Nó bao gồm các ứng dụng của người dùng, ví dụ như các
Web Browser, các Mail User Agent (Outlook Express,...) hay các
chương trình làm server cung cấp các dịch vụ mạng như các Web Server.
Người dùng mạng giao tiếp trực tiếp với tầng này.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 11


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 2. Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP

2.2. Quá trình xử lý và vận chuyển dữ liệu


2.2.1. Quá trình đóng gói dữ liệu
Đóng gói dữ liệu là quá trình đặt dữ liệu nhận được vào sau header
trên mỗi lớp. Lớp Physical không đóng gói dữ liệu. Việc đóng gói dữ liệu
không nhất thiết phải xảy ra trong mỗi lần truyền dữ liệu của trình ứng
dụng. Tầng 5,6,7 sử dụng header trong quá trình khởi động, nhưng hầu
hết trong quá trình truyền thì không có header do không có thông tin mới
để trao đổi.
2.2.2. Quá trình truyền dữ liệu từ máy gửi đến máy nhận
Trình ứng dụng tạo ra các dữ liệu. Phần cứng và phần mềm mỗi
tầng sẽ bổ sung các header và trailer. Lớp Physical (bên máy gửi) phát
sinh tín hiệu trên lên môi trường truyền tải để truyền dữ liệu. Lớp
Physical (bên máy nhận) nhận dữ liệu. Tầng 5,6,7 sử dụng header trong
quá trình khởi động, nhưng hầu hết trong quá trình truyền thì không có
header do không có thông tin mới để trao đổi. Phần cứng và phần mềm
(bên máy nhận) gỡ bỏ header và trailer và xử lý dữ liệu.

2.3. Mô hình TCP/IP

Hình 2.2. Mô hình TCP/IP

Tầng vật lý: Quy định thuộc tính cơ, điện (các loại đầu nối, ý
nghĩa các chân trong đầu nối, các mức điện thế cho các bit 0,1). Điều
khiển việc truyền các bit 0, 1 (tín hiệu số).
Tầng liên kết dữ liệu: Đảm bảo truyền tải các khung dữ liệu
(Frame) giữa hai máy tính. Cài đặt cơ chế phát hiện và xử lý lỗi dữ liệu
nhận.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 12


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 2. Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP

Tầng mạng: Đảm bảo truyền tải các các gói tin dữ liệu (Packet)
giữa hai máy tính. Tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau
trong mạng.
Tầng vận chuyển: Đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình.
Dữ liệu gởi đi được đảm bảo không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị
mất mát, trùng lặp. Phân nhỏ các dữ liệu có kích thước lớn thành các
phần nhỏ trước khi gởi đi, cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được.
Tầng ứng dụng: Dữ liệu được truyền từ chương trình, (ứng dụng)
và được đóng gói theo một giao thức tầng giao vận .Bao gồm các chức
năng của tầng trình diễn và tầng phiên của mô hình OSI (thông qua thư
viện lập trình) .
HTTP, DHCP, DNS, FTP, Telnet ...

TCP, UDP ...

IP (IPv4, IPv6) ...

PPP, Media Access Control (Ethernet,


MPLS, DSL, ISDN, FDDI), Device Drivers

Hình 2.3. Giao thức tƣơng ứng giữa các tầng trong mô hình TCP/IP

- Quá trình đóng gói và truyền dữ liệu

Hình 2.4. Đóng gói dữ liệu trong mô hình TCP/IP

Giáo trình Mạng máy tính Trang 13


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 2. Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP

- So sánh với mô hình OSI : Có sự khác nhau về số lượng các tầng


trong hai mô hình, OSI có 7 tầng và TCP/IP có 5 tầng. Tầng 5,6,7 trong
mô hình OSI có chức năng tương ứng với tầng 5 của mô hình TCP/IP.
Mô hình tham chiếu OSI không mô tả chi tiết các chức năng bộ giao thức
TCP/IP. Nó được sử dụng chủ yếu cho mô tả các hệ thống thông tin viễn
thông. Tuy nhiên, chúng cũng được sử dụng mô tả các quá trình truyền
dữ liệu giữa các tầng, giữa các mạng và các thiết bị mạng máy tính.

2.4. Hoạt động liên mạng (Internetworking)


2.4.1. Các khái niệm
- Liên mạng (Internetwork) là một tập hợp của nhiều mạng riêng lẻ
được nối kết lại bởi các thiết bị nối mạng trung gian và chúng vận hành
như chỉ là một mạng lớn.
- Hoạt động liên mạng (Internetworking) là gì? là việc truyền dữ
liệu giữa hai hoặc nhiều mạng máy tính với nhau một cách thông suốt.
- Vì sao cần hoạt động liên mạng? Các công nghệ phần cứng khác
nhau. Nhu cầu rất lớn về trao đổi dữ liệu giữa các mạng, hình thành
mạng toàn cầu.
2.4.2. Hoạt động liên mạng
- Để hoạt động liên mạng diễn ra, cần hội đủ các điều kiện: Đảm
bảo kết nối vật lý; Giao thức liên mạng và quá trình truyền dữ liệu thông
qua các cổng (Gateway).
- Có thể diễn ra ở các tầng khác nhau (xem Bảng 2.1), tùy thuộc
vào mục đích cũng như thiết bị mà ta sử dụng. Để mô tả hoạt động liên
mạng ta sử dụng sơ đồ mạng, hoặc chồng giao thức hoặc cả hai. Mô tả
hoạt động liên mạng, sẽ hỗ trợ tốt cho thiết kế mạng ở mức luận lý.
Bảng 2.1. Các tầng kết nối liên mạng
Tầng nối kết Mục đích Thiết bị sử dụng
- Tăng số lượng và phạm vi mạng
Physical -HUB / Repeater
LAN
- Nối kết các mạng LAN có tầng vật lý - Cầu nối
khác nhau. (Bridge)
Datalink
- Phân chia vùng đụng độ để cải thiện - Bộ chuyển
hiệu suất mạng. mạch (Switch)
- Mở rộng kích thước và số lượng
Network máy tính trong mạng, hình thành - Router
mạng WAN.
Các tầng còn
- Nối kết các ứng dụng lại với nhau. - Gateway
lại

Giáo trình Mạng máy tính Trang 14


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 2. Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP

- Biểu diễn liên mạng tầng Physical

Hình 2.5. Biểu diễn liên mạng sử dụng repeater

- Biểu diễn liên mạng tầng Datalink

Hình 2.6. Biểu diễn liên mạng sử dụng Bridge

Giáo trình Mạng máy tính Trang 15


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 2. Mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP

- Biểu diễn liên mạng tầng Network

Hình 2.7. Biểu diễn liên mạng sử dụng Router

2.5. Câu hỏi và bài tập


Câu 1: Giao thức là gì? Vì sao giao thức có vai trò quan trọng trong việc
hoạt động mạng và giữa các mạng?
Câu 2: Vì sao chúng ta cần có các mô hình tham chiếu OSI và TCP/IP?
Câu 3: Hãy trình bày các chức năng cơ bản của các tầng trong mô hình
OSI?
Câu 4: Hãy trình bày các chức năng cơ bản của các tầng trong mô hình
TCP/IP?
Câu 5: Hãy so sánh sự giống nhau và khác nhau giữa mô hình tham
chiếu OSI và Internet?
Câu 6: Liên mạng là gì? Các điều kiện cơ bản nào cần phải có cho quá
trình hoạt động liên mạng?
Câu 7: Hãy biểu diễn hoạt động liên mạng của mạng theo hình vẽ sau:

Câu 8: Hãy thiết kế lô gíc một mạng máy tính cho cơ quan mà các anh
(chị) đang/sẽ làm việc?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 16


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

Chƣơng 3. TẦNG VẬT LÝ

3.1. Các khái niệm liên quan


3.1.1. Mô hình truyền dẫn tầng vật lý
Hình 3.1 mô tả mô hình truyền dữ liệu cơ bản ở tầng vật lý, trong
đó (a) mô tả sơ đồ khối, (b) ví dụ minh họa.

HÖ thèng nguån HÖ thèng ®Ých


Bé thèng
Nguån Bé thu §Ých
ph¸t truyÒn
dÉn

(a) S¬ ®å khèi tæng qu¸t

Hình 3.1. Mô hình truyền dữ liệu tầng vật lý


M¸y tÝnh Modem Modem M¸y chñ
M¹ng ®iÖn tho¹i
- Nguồn: tạo ra dữ liệu để phát đi.(b) VÝ dô
- Bộ phát: biến đổi và mã hóa thông tin sang dạng các tín hiệu điện từ và
được phát đi trên hệ thống truyền dẫn.
- Hệ thống truyền dẫn: một đường truyền đơn hoặc một mạng phức tạp
kết nối giữa nguồn và đích.
- Bộ thu: Tiếp nhận tín hiệu từ hệ thống truyền dẫn và biến đổi nó sang
dạng tín hiệu mà thiết bị đích có thể xử lý được.
- Đích: tiếp nhận dữ liệu từ đầu ra của bộ thu.
3.1.2. Tín hiệu và băng thông
- Tín hiệu là dạng biểu diễn vật lý của thông tin. Tín hiệu được lan truyền
trên đường truyền từ nguốn phát đến đích nhận. Tín hiệu có hai loại: Tín
hiệu tương tự là tín hiệu có tập vô hạn các giá trị trong một miền xác
định; tín hiệu số là tín hiệu có một tập hữu hạn các giá trị trong một miền
xác định.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 17


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

Gi¸ trÞ Gi¸ trÞ

t t

a. Tín hiệu tương tự b. TÝn hiÖu sè

Hình 3.2. Tín hiệu tƣơng tự và tín hiệu số

- Tốc độ bit là số lượng bit phát đi trong khoảng thời gian là 1s, đơn vị
tính là bps.
Bảng 3.1. Các tốc độ bit đạt được hiện nay

Tên gọi Giá trị

Kbps 103bps

Mbps 106bps

Gbps 109bps

Tbps 1012bps

3.1.3. Các cách thức truyền ở tầng vật lý:


a,Truyền đơn công
Là quá trình truyền dữ liệu, trong đó chỉ xảy ra một hướng truyền.
Hai thiết bị được kết nối với nhau, trong đó một thiết bị chỉ phát thông tin
và thiết bị còn lại chỉ thu nhận thông tin. Chẳng hạn, bàn phím, màn hình
máy tính truyền thống là các thiết bị hoạt động truyền đơn công.

Hướng truyền dữ liệu

Màn hình

CPU

Hình 3.3. Truyền đơn công

Giáo trình Mạng máy tính Trang 18


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

b,Truyền bán song công


Là quá trình truyền, trong đó mỗi thiết bị tham gia cả hoạt động
phát thông tin và thu nhận thông tin nhưng các hoạt động đó không xảy ra
cùng một thời điểm. Khi một thiết bị phát thông tin thì thiết bị còn lại thu
nhận thông tin, và ngược lại.

Hình 3.4. Truyền bán song công

c,Truyền song công


Trong truyền song công, cả hai thiết bị đều có thể truyền phát và
thu nhận thông tin đồng thời.

Huíng truyÒn d÷ liÖu t¹i mäi thêi ®iÓm

Tr¹m 1 Tr¹m 2

Hình 3.5. Truyền song công

3.1.4. Các kiểu kết nối tầng vật lý


a, Kiểu kết nối điểm - điểm (point - to - point)
Cung cấp một đường riêng biệt liên kết giữa hai thiết bị. Toàn bộ
khả năng của đường truyền được dùng cho việc truyền dẫn giữa hai thiết
bị đó.

Tr¹m Tr¹m

Tr¹m
Tr¹m Tr¹m

Hình 3.6. Kiểu kết nối điểm – điểm

Giáo trình Mạng máy tính Trang 19


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

b, Kiểu kết nối đa điểm (Multipoint)


Là một kết nối trong đó có nhiều hơn hai thiết bị cùng chia sẻ một
đường truyền liên kết đơn.

M¸y tr¹m M¸y tr¹m

M¸y tÝnh lín

M¸y tr¹m

Hình 3.7. Kiểu kết nối đa điểm

3.2. Truyền dẫn hữu tuyến


Các phương tiện truyền dẫn hữu tuyến: Cáp đồng trục, cáp xoắn
đôi và cáp sợi quang.
a, Cáp đồng trục
- Là kiểu cáp đầu tiên được dùng trong các LAN. Cấu tạo của cáp
đồng trục gồm: Dây dẫn trung tâm, một lớp cách điện, dây dẫn ngoài và
lớp vỏ plastic bảo vệ cáp. Cáp đồng trục có hai loại: Loại nhỏ (Thin) và
loại lớn (Thick).

Thin Thick

Hình 3.8. Cáp đồng trục

Giáo trình Mạng máy tính Trang 20


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

- Các họ cáp đồng trục: Cáp RG-58, trở kháng 50 ohm dùng với
Ethernet mỏng, Cáp RG-59, trở kháng 75 ohm dùng cho truyền hình cáp
và cáp RG-11, trở kháng 50 ohm dùng cho Thick Ethernet.

RG-11
RG-58

Hình 3.9. Các họ cáp đồng trục


- Đầu kết nối cáp đồng trục:
Đối với cáp đồng trục loại nhỏ: dùng phổ biến hiện nay là BNC ( 2
đầu BNC và 1 đầu BNC-T)

Hình 3.10. Đầu nối cáp đồng trục loại nhỏ

Đối với cáp đồng trục loại lớn: Dùng một đầu chuyển đổi
transceiver, kết nối vào máy tính thông qua cổng AUI.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 21


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

Hình 3.11. Đầu nối cáp đồng trục loại lớn


b, Cáp xoắn đôi (Twisted Pair Cable):
- Gồm hai sợi dây đồng được xoắn cách điện với nhau. Cáp xoắn
đôi có hai loại: cáp xoắn đôi không bọc (UTP) và cáp xoắn đôi có bọc
(STP).
Bảng 3.2. Các loại cáp UTP

- Đầu nối cáp xoắn đôi:

Hình 3.12. Đầu nối cáp xoắn đôi

Giáo trình Mạng máy tính Trang 22


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

- Chuẩn bấm đầu dây cáp UTP: Để thống nhất, EIA và TIA đã
phối hợp và đưa ra 2 chuẩn bấm đầu dây là T568A và T568B.

 Chuẩn T568A qui định:  Chuẩn T568B qui định:


• Pin 1: White Green / Tx+ • Pin 1: White Orange / Tx +
• Pin 2: Green / Tx- • Pin 2: Orange / Tx-
• Pin 3: White Orange / Rx+ • Pin 3: White Green / Rx+
• Pin4: Blue • Pin4: Blue
• Pin5: White Blue • Pin5: White Blue
• Pin 6: Orange / Rx- • Pin 6: Green / Rx-
• Pin 7: White Brown • Pin 7: White Brown
• Pin 8: Brown • Pin 8: Brown
Như vậy, sẽ dẫn đến 2 sơ đồ nối dây đối với một sợi cáp xoắn đôi:
Sơ đồ nối dây thẳng (Straight through): hai đầu của một sợi cáp cùng bấm
theo chuẩn T568A hoặc cả hai cùng bấm theo chuẩn T568B. Sơ đồ nối
dây chéo (Cross over): hai đầu của một sợi cáp bấm hai chuẩn khác nhau.
Dây được bấm theo sơ đồ thẳng dùng để nối hai thiết bị khác loại lại với
nhau (Máy tính  Hub,Switch). Ngược lại, dây bấm theo sơ đồ chéo
dùng để nối hai thiết bị cùng loại (Hub  Hub; Máy tính  máy tính;
Router  Máy tính).
c, Cáp sợi quang (Fiber Optic Cable):
- Gồm lõi là một sợi thủy tinh rất mảnh, được bao bọc bởi một lớp
thuỷ tinh đồng tâm, ngoài cùng là lớp vỏ bọc. Cáp sợi quang có thể
truyền tín hiệu đi xa với tốc độ lên đến 200.000 Mbit/s. Công nghệ truyền
dẫn trong sợi cáp quang: Single mode, Multi mode (Step Index, Graded
Index).

Hình 3.13. Cáp sợi quang

Giáo trình Mạng máy tính Trang 23


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

- Có 03 dạng đầu kết nối cáp sợi quang:


+/ SC: Được sử dụng trong các mạng TV.
+/ ST: Được sử dụng để kết nối cáp đến các thiết bị mạng.
+/ MT-RJ: Là loại mới, có cùng kích thước vơi RJ45.

Hình 3.14. Các đầu nối cáp sợi quang

3.3. Truyền dẫn vô tuyến


Các trạm truyền và nhận dữ liệu thông qua Anten. Bao gồm 2
phương thức truyền sóng: Truyền có hướng và truyền vô hướng.
Truyền có hướng: Trạm phát sóng sẽ truyền đi các chùm định
hướng (focused beam). Trạm thu sóng phải canh chỉnh hướng và tần số
để nhận tín hiệu từ trạm phát.

Hình 3.15. Truyền vô tuyến có hƣớng


Truyền vô hướng: Trạm phát sóng sẽ truyền đi các chùm vô hướng
theo mọi hướng. Tín hiệu này được nhận bởi nhiều anten thu sóng khác
nhau.

Hình 3.16. Truyền vô tuyến vô hƣớng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 24


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

3.4. Thông tin vệ tinh


Cấu trúc chung của một hệ thống truyền qua thông tin vệ tinh
LEO/MEO

Đ ư h vụ

dịch g

Đư nuô
ôi g

dịc

vụ
n
nu ờn

ờn

Đư ờ

ờn i
Đư

g
Trạm Trạm
cổng cổng

Người sử Người sử
dụng dụng

Cáp sợi
Người sử quang Người sử
dụng dụng

Hình 3.17. Truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin vệ tinh

3.5. Mạng điện thoại công cộng

Hình 3.18. Cấu trúc mạng PSTN

Hình 3.19. Thiết lập kênh truyền qua mạng điện thoại công cộng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 25


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

- Kết nối mạng máy tính qua mạng điện thoại

Hình 3.20. Truyền dữ liệu qua mạng điện thoại

+/ Card mạng dùng cáp điện thoại: Card HP10 10Mbps Phoneline
Network Adapter dùng cáp đồng trục, đầu kết nối RJ11. Băng thông
10Mbps, chiều dài cáp 300m.
+/ Modem: Có 2 loại internal (gắn bên trong máy tính, giao tiếp
qua khe cắm ISA hoặc PCI) và external (gắn ngoài CPU, và giao tiếp PU
qua cổng COM RS232). Chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự và ngược
lại.
+/ Remote Acess Services: Là dịch vụ mềm trên một máy tính để
kết nối máy tính vào mạng cục bộ.
- Sử dụng dường dây thuê bao số bất đối xứng (ADSL
Asymmetrical Digital Subscriber Line)

Hình 3.21. Sử dụng băng tần trong đƣờng dây điện thoại

Giáo trình Mạng máy tính Trang 26


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

- Thiết lập đường truyền ADSL qua đường dây điện thoại

Hình 3.22. Phân chia tín hiệu trên đƣờng dây điện thoại

Hình 3.23. Tín hiệu ADSL truyền qua đƣờng dây điện thoại

3.6. Câu hỏi và bài tập


Câu 1: Hãy trình bày mô hình truyền dữ liệu cơ bản ở tầng vật lý?
Câu 2: Tín hiệu tương tự và tín hiệu số là gì?
Câu 3: Các tốc độ truyền dữ liệu trong mạng LAN và ý nghĩa?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 27


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 3. Tầng vật lý

Câu 4: Hãy so sánh cách thức truyền dữ liệu đơn công, bán song công và
song công?
Câu 5: Hãy trình bày các kiểu kết nối dữ liệu ở tầng vật lý?
Câu 6: Hãy trình bày những ưu điểm và nhược điểm của phương thức
truyền dữ liệu vô tuyến và hữu tuyến?
Câu 7: Hãy nêu các chuẩn bấm đầu dây cáp UTP và ứng dụng của nó?
Câu 8: xDSL, ADSL là gì? Hãy nêu một số dịch vụ xDSL đã được cung
cấp trên địa bàn của các anh (chị)?
Câu 9: Xác định khoảng thời gian cho 1 bit của các tín hiệu sau.
a. Một tín hiệu có tốc độ bit 100bps
b. Một tín hiệu có tốc độ bit 200Kbps
c. Một tín hiệu có tốc độ bit 5Mbps
d. Một tín hiệu có tốc độ bit 1Gbps.
Câu hỏi 10: Một thiết bị gửi dữ liệu đi với tốc độ bit 1000bps.
a. Hỏi mất bao lâu, thiết bị đó gửi được 10bit?
b. Hỏi mất bao lâu, thiết bị đó gửi được 1 ký tự (8bit)?
c. Hỏi mất bao lâu, thiết bị đó gửi được 100.000 ký tự?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 28


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

Chƣơng 4. TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU

4.1. Vai trò, chức năng

Hình 4.1. Vị trí và chức năng của tầng liên kết dữ liệu

- Các lớp LLC và MAC : Tiêu chuẩn IEEE phân chia tầng Liên kết dữ
liệu thành hai tầng con LLC và MAC.

Hình 4.2. Phân chia tầng Liên kết dữ liệu theo IEEE
- Card giao tiếp mạng LAN (NIC):
+/ Điều khiển kết nối luận lý (LLC): giao tiếp với lớp trên trong máy tính.
+/ Đặt tên: cung cấp xác định bằng địa chỉ MAC.
+/ Định khung: một phần của quá trình đóng gói để truyền dữ liệu.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 29


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
+/ Điều khiển truy xuất phương tiện (MAC): cung cấp cách thức truy xuất
phương tiện truyền dẫn.
+/ Phát tín hiệu: tạo tín hiệu và giao tiếp với phương tiện truyền dẫn.
- Địa chỉ MAC:
+/ Mỗi máy tính dùng địa chỉ MAC (địa chỉ vật lý) để xác định chính nó.
Địa chỉ MAC được ghi lên trên NIC (card mạng) lúc xuất xưởng và không thay
đổi được. Địa chỉ MAC được ghi vào ROM và được chép vào RAM khi NIC
khởi động.
+/ Địa chỉ MAC không có cấu trúc (địa chỉ phẳng) ví dụ:
0000.0c12.3456 hay 00-00-0c-12-34-56

Data A D Data A D Data A D Data A D

Địa chỉ đích


Địa chỉ nguồn
Hình 4.3. Sử dụng địa chỉ MAC trong tầng liên kết dữ liệu

+/ Hạn chế của địa chỉ MAC: Phẳng, không phân cấp, tăng số lượng nút
mạng lên thì giao tiếp sẽ khó khăn hơn rất nhiều, phụ thuộc phần cứng.
- Các tiêu chuẩn của IEEE cho các mạng LAN

Hình 4.4. Các tiêu chuẩn mạng LAN theo IEEE

Giáo trình Mạng máy tính Trang 30


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
4.2. Phát hiện và sửa lỗi
Dữ liệu có thể bị hỏng trong suốt quá trình truyền dẫn. Để hệ thống truyền
dẫn tin cậy, các lỗi phải được phát hiện và sửa.
4.2.1. Các loại lỗi
a, Lỗi đơn bit: Lỗi đơn bit có nghĩa là chỉ có một 1bit trong một đơn vị dữ
liệu (như byte, ký tự, đơn vị dữ liệu, gói dữ liệu) đã bị thay đổi trạng thái từ 1
sang 0 hoặc từ 0 sang 1.
0 ®· bÞ thay ®æi sang 1

Thu Ph¸t

Hình 4.5. Lỗi đơn bit


b, Lỗi đa bit: Lỗi burst có nghĩa là nhiều hơn một bit trong một đơn vị dữ
liệu đã bị thay đổi trạng thái từ 0 sang 1 hoặc từ 1 sang 0 trong quá trình truyền.
ChiÒu dµi lçi burst
5bit
Ph¸t

C¸c bit bÞ ph¸ hñy


Thu bëi lçi burst

Hình 4.6. Lỗi đa bit

4.2.2. Kỹ thuật phát hiện lỗi


Một kỹ thuật phát hiện lỗi có sử dụng các bit bổ sung trong truyền dẫn để
dùng cho mục đích phát hiện lỗi. Kỹ thuật này được gọi là kỹ thuật phần dư
(Redundancy).
a, Phần dư (Redundancy: Các bit bổ sung được sử dụng cho mục đích xác
định lỗi và chúng được loại ra bỏ sau khi thông tin đã được xác định.
Bªn thu Bªn ph¸t

D÷ liÖu D÷ liÖu

§óng
Lo¹i d÷ liÖu ra
Sai

D÷ liÖu vµ D÷ liÖu vµ
phÇn dữ c¸c bit phÇn dư c¸c bit

M«i trưêng truyÒn dÉn

Hình 4.7. Sử dụng phần dƣ trong xác định lỗi tầng 2

Giáo trình Mạng máy tính Trang 31


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

b, Các phương thức phát hiện lỗi: Có ba phương thức phát hiện lỗi được
sử dụng đó là kiểm tra chẵn lẻ (parity), kiểm tra phần dư tuần hoàn (CRC) và
kiểm tra tổng (checksum).

Hình 4.8. Các phƣơng thức phát hiện lỗi

- Kiểm tra chẵn lẻ (Parity Check): Kiểm tra parity là kỹ thuật phổ biến
nhất và chi phí thấp nhất được sử dụng cho việc phát hiện lỗi. Kỹ thuật kiểm tra
parity có hai dạng: Kiểm tra parity đơn giản (một chiều) và parity hai chiều.
Bªn thu Bªn ph¸t
Lo¹i bá c¸c bit parity
vµ chÊp nhËn liÖu

D÷ liÖu
Lo¹i bá
d÷ liÖu
Ch½n?

TÝnh to¸n
§Õm c¸c bit c¸c bit parity

M«i trưêng truyÒn

Hình 4.9. Kiểm tra parity đơn giản


- Kiểm tra parity 2 chiều
D÷ liÖu gèc
C¸c bit parity theo hµng

C¸c bit parity theo cét

D÷ liÖu vµ c¸c bit parity


Hình 4.10. Kiểm tra parity hai chiều

Giáo trình Mạng máy tính Trang 32


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
- Kiểm tra phần dư tuần hoàn (Cyclic Redundancy Check): Kỹ thuật CRC
là kỹ thuật phát hiện lỗi tốt nhất. Không giống với kỹ thuật kiểm tra parity ở nền
tảng xác định các bit thêm vào, CRC dựa vào bộ chia nhị phân. Trong CRC,
thay vì bổ sung vào các bit để đạt được một parity mong muốn, phương pháp
này sử dụng các bit dư liên tiếp gọi là CRC hay phần dư CRC gắn vào phần cuối
của mỗi đơn vị dữ liệu sao cho kết quả của một đơn vị dữ liệu thu được trở
thành có thể chia hết chính xác cho một số nhị phân đã xác định trước. Ở đầu
thu, đơn vị dữ liệu vào được chia cùng số nhị phân này. Nếu bước này thực hiện
không còn số dư thì dữ liệu được chấp nhận. Nếu còn tồn tại số dư, chỉ ra rằng
đơn vị dữ liệu đã bị hỏng trên đường truyền, sau đó dữ liệu sẽ được loại ra.
+/ CRC là số dư: Nó có số lượng bit ít hơn bộ chia 1 bit và được bổ sung
vào cuối mỗi đơn vị dữ liệu.

D÷ liÖu D÷ liÖu

Bé chia Bé chia
D÷ liÖu
Sè du
Sè du
0 –chÊp nhËn
Kh¸c 0 –tõ chèi

Bªn thu Bªn ph¸t

Hình 4.11. Bộ tạo lập và bộ kiểm tra CRC

+/ Bộ tạo lập CRC: Bộ tạo lập CRC sử dụng phép chia mod-2. Trước tiên, bổ
sung vào n bit 0 vào cuối chuỗi dữ liệu (n nhỏ hơn bộ chia 1 bit). Bước tiếp theo
sử dụng bộ chia nhi phân gồm n +1 bit và kết quả chia cuối cùng là CRC. Bước
tiếp theo dữ liệu (được loại các bit 0 ban đầu đã bổ sung vào) được bổ sung vào
cuối chuỗi dữ liệu là các bit CRC và được chuyển đi trên đường truyền.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 33


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

Sè thu¬ng

C¸c sè 0
Bé chia bæ sung
vµo d÷ liÖu

Khi bit cuèi cïng vÒ phÝa


tr¸i cña phÇn du cã gi¸ trÞ
0, chóng ta ph¶i thªm 0000
®Ó thay bé chia.

PhÇn du
Hình 4.12. Bộ tạo lập CRC

+/ Bộ kiểm tra CRC: Các chức năng kiểm tra CRC hoàn toàn thực hiện
giống như bộ tạo lập CRC. Sau khi nhận dữ liệu có cả phần dư CRC, nó thực
hiện chia mod-2 cùng số chia như bộ tạo lập. Nếu kết quả chia có số dư là các
bit 0, CRC được tách ra và dữ liệu được chấp nhận. Ngược lại, dữ liệu sẽ được
loại bỏ và dữ liệu được gửi trở lại
Sè thư¬ng

Bæ sung phÇn
Bé chia CRC nhËn ®uîc
vµo d÷ liÖu

Khi bit cuèi cïng


vÒ phÝa tr¸i cña sè
du lµ 0, chóng ta
ph¶i sö dông 0000
®Ó thay bé chia

KÕt qu¶

Hình 4.13. Bộ kiểm tra CRC

Giáo trình Mạng máy tính Trang 34


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
Các bộ chia thường sử dụng các dạng đa thức. Ví dụ:
§a thøc

Bé chia

Hình 4.14. Bộ chia theo hàm đa thức


Các đa thức chuẩn đã được sử dụng trong các giao thức CRC trong tầng
liên kết dữ liệu được tổng hợp theo bảng sau:

Bảng 4.1. Các chuẩn CRC


Tên Đa thức sử dụng Ứng dụng
CRC-8 x8 + x2 + x + 1 ATM
CRC-10 x10 + x9 + x5 + x4 + x 2 + 1 ATM AAL
ITU-16 x16 + x12 + x5 + 1 HDLC
ITU-32 x32 + x26 + x23 + x22 + x16 + x12 + x11 + LANs
x10 + x8 + x7 + x5 + x4 + x2 + x + 1

- Kiểm tra tổng (Checksum): Giống với kiểm tra parity và CRC, Checksum cũng
sử dụng phần dư.
Bªn thu Bªn ph¸t

PhÇn 1 PhÇn 1

PhÇn 2 PhÇn 2

Checksum Checksum

PhÇn k PhÇn k
Checksum
Tæng Tæng
Gãi d÷ liÖu
PhÇn bï PhÇn bï
NÕu kÕt qu¶ cã gi¸ trÞ 0
- gi÷ l¹i, kh¸c 0 th× lo¹i bá
KÕt qu¶ Checksum

Hình 4.15. Kiểm tra tổng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 35


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

+/ Đơn vị dữ liệu và Checksum

Thu Ph¸t
Tæng
PhÇn bï

Hình 4.16. Đơn vị dữ liệu và Checksum

+/ Bên phát thực hiện như sau: Một đơn vị được chia thành k thành phần,
mỗi thành phần bao gồm n bit; tất cả các thành phần được cộng lại và sử dụng
phần bù kết quả làm checksum; Checksum được gửi đi cùng với dữ liệu.
+/ Bên thu thực hiện như sau: Một đơn vị được chia thành k thành phần,
mỗi thành phần bao gồm n bit; các thành phần được cộng lại và sử dụng phần bù
của kết quả; nếu kết quả phần bù bằng 0, dữ liệu được chấp nhận. Ngược lại, sẽ
loại bỏ.
Ví dụ: Gửi đơn vị dữ liệu 16 bits như sau: 10101001 00111001
Tính nhóm checksum
10101001
00111001
------------
Tổng 11100010
Checksum 00011101
Như vây dữ liệu được gửi đi trên đường truyền là:
10101001 00111001 00011101
Giả sử không có lỗi ta sẽ nhận được các dữ liêu:
10101001 00111001 00011101
10101001
00111001
00011101
Tổng 11111111
Phần bù 00000000 có nghĩa là không có lỗi (OK).
c, Sửa lỗi:
- Truyền lại: Kỹ thuật này sử dụng thông báo cho bộ phát biết các khung
(frame) đã mất hoặc phá hủy trong quá trình truyền đưa đến bộ thu, và hợp tác
với bộ phát để truyền lại các khung này. Kỹ thuật này còn được gọi là phát hiện
lỗi và truyền lại.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 36


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
- Sửa lỗi FEC (Forward Error Correction): Trong kỹ thuật FEC, bộ thu sử
dụng một mã sửa lỗi để sửa các lỗi một cách tự động. Mã Hamming được sử
dụng để phát hiện và sửa lỗi.

Hình 4.17. Sử dụng mã Hamming trong sử lỗi dữ liệu 7 bit


Trong đó:
r1- bit parity cho nhóm các bit: 1, 3, 5, 7, 9, 11
r2- bit parity cho nhóm các bit: 2, 3, 6, 7, 10, 11
r4- bit parity cho nhóm các bit: 4, 5, 6, 7
r8- bit parity cho nhóm các bit: 8, 9, 10, 11
Tính toán các bit của phần dư như sau:
D÷ liÖu

Thªm

Thªm

Thªm

Thªm M·

Hình 4.18. Tính toán các bit trong mã Hamming


Phát hiện và sửa lỗi dựa theo mã Hamming, xem Hình 4.19.
Bit lçi

VÞ trÝ bit bÞ lçi:


Hình 4.19. Sửa lỗi theo Hamming

Giáo trình Mạng máy tính Trang 37


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
Sửa lỗi Burst dựa theo mã Hamming. Xem Hình 4.20.
Lçi
Lçi

Lçi
Lçi

Huíng truyÒn d÷ liÖu


Lçi
D÷ liÖu D÷ liÖu
thu nhËn göi ®i

D÷ liÖu trong qu¸


tr×nh chuyÓn tiÕp

Hình 4.20. Sửa lỗi đa bit sử dụng mã Hamming

4.3. Điều khiển luồng và lỗi


Điều khiển lỗi là kỹ thuật bao gồm cả phát hiện lỗi và sửa lỗi. Kỹ thuật
này sử dụng thông báo cho bộ phát biết các khung (frame) đã mất hoặc phá hủy
trong quá trình truyền đưa đến bộ thu, và hợp tác với bộ phát để truyền lại các
khung này. Kỹ thuật này còn được gọi là phát hiện lỗi và truyền lại.
Các bước thực hiện: Lỗi đuợc phát hiện, trao đổi, sau đó truyền lại khung
bị lỗi. Quá trình xử lý này gọi là tự động lặp lại yêu cầu - ARQ (Automatic
Repeat Request).
Điều khiển luồng (Flow Control): Là một tập hợp các thủ tục nói cho bộ
phát biết bao nhiêu dữ liệu có thể truyền trước khi nó nhận được (chờ) thông
điệp chấp nhận (ACK- Acknowledgment) từ bộ thu.
a,Giao thức truyền STOP-AND-WAIT ARQ

Hình 4.21. Giao thức truyền STOP-AND-WAIT ARQ

Giáo trình Mạng máy tính Trang 38


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
- Khung dữ liệu truyền cuối được lưu bản sao tại thiết bị phát cho đến khi
bộ phát nhận được thông điệp ACK cho khung đó được gửi đến từ bộ thu. Việc
tạo bản sao giúp cho bộ phát tiếp tục gửi lại khung cho đến khi bộ thu nhận
được khung đúng.
- Khung dữ liệu và khung ACK được đánh số luân phiên. Khung dữ liệu
đánh số 1, ACK đánh số 0 và ngược lại. Việc đánh số được sử dụng cho mục
đích nhận diện và phát đúp (phát bản sao).
- Bộ thu xử lý như nhau trong các trường họp mất khung và khung đã bị
phá hủy và giữ im lặng trong các trường hợp này. Trong trường hợp nhận khung
nằm ngoài giá trị đánh số mong đợi (đợi khung 0 thay vì 1, hoặc khung 1 thay vì
0), nó hiểu rằng khung chờ đợi đã mất và hủy luôn khung vừa nhận.
- Bộ phát có biến điều khiển S, và bộ thu có biến điều khiển R. S giữ giá
trị đánh số hiện tại của khung phát (0 hoặc 1) và R giữ giá trị đánh số của khung
chờ nhận (0 hoặc 1).
- Bộ phát khởi động một bộ định thời gian khi thực hiện gửi một khung.
Nếu không nhận được thông điệp ACK phù hợp cho khung đó từ bộ thu trong
khoảng thời gian phân bổ, bộ phát cho rằng khung đó đã mất hoặc bị phá hủy và
thực hiện gửi lại bản sao của khung đó.
- Tại bộ thu, chỉ phát thông điệp ACK khi nhận được các khung đúng, nó
giữ im lặng đối với các khung bị mất hoặc bị phá hủy. Số đánh dấu ACK được
định nghĩa là số của khung kế tiếp đợi nhận. Nếu khung 0 được nhận, ACK1
được phát đi và ngược lại khung 1 được nhận, ACK0 được phát đi.

Hình 4.22. Trong trƣờng hợp khung bị phá hủy hoặc mất

Giáo trình Mạng máy tính Trang 39


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
b, Go-Back-N ARQ: Trong giao thức Go-Back-N ARQ, thực hiện gửi W
khung trước khi đợi ACK; chúng lưu giữ bản sao các khung này cho đến khi
nhận được các ACK tương ứng.

Hình 4.23. Cửa sổ trƣợt bên phát

Hình 4.24. Cửa sổ trƣợt bên thu

Hình 4.25. Go-Back-N ARQ, hoạt động bình thƣờng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 40


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

Hình 4.26. Go-Back-N ARQ, trong trƣơng hợp mất khung

4.4. Các phương thức đa truy cập

Hình 2.27. Các giao thức truy cập

Quá trình phát triển của truy cập ngẫu nhiên: Phương pháp đầu tiên được
biết đến là ALOHA, sử dụng một thủ tục rất đơn giản gọi là MA (Multiple
Access). Phương thức này được cải tiến bằng cách tăng thêm các thủ tục để cảm
nhận môi trường trước khi thực hiện truyền dẫn - gọi là CSMA (Carrier Sense

Giáo trình Mạng máy tính Trang 41


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
Multiple Access). Phương thức CSMA về sau được cải tiến thành hai phương
thức CSMA/CD và CSMA/CA.
Phương thức CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with Collision
Detection) xác định các thủ tục theo sau nếu xung đột được phát hiện. Trong khi
đó CSMA/CA (Carrier Sense Multiple Access with Collision Avoidance) định
nghĩa các thủ tục để tránh xung đột.

Hình 4.28. Quá trình phát triển của các phƣơng pháp truy cập ngẫu nhiên

a, MA ( Multipe Access)
ALOHA, là một phương thức truy cập ngẫu nhiên ra đời sớm nhất bởi
trường Đại học Hawaii vào đầu những năm đầu 1970. Nó được thiết kế để sử
dụng cho mạng LAN vô tuyến với tốc độ truyền dữ liệu 9600bps. Xem Hình
4.49 biểu diễn những thành phần cơ bản của một mạng ALOHA. Một trạm cơ sở
là một trạm điều khiển trung tâm. Mỗi trạm muốn gửi một khung đến một trạm
khác, trước tiên nó phải được gửi đến trạm cơ sở, trạm cơ sở nhận khung và thực
hiện chuyển tiếp đến trạm đích. Việc truyền dẫn lên (uploading) sử dụng tần số
sóng mang 407MHz và việc truyền dẫn xuống (downloading) sử dụng tần số
sóng mang 413 MHz.
Rõ ràng, có thể xảy ra xung đột trong trường hợp này. Môi trường truyền
dẫn ở đây (không khí) được chia sẻ cho các trạm. Khi một trạm gửi dữ liệu tại
tần số 407MHz đến trạm cơ sở, giả sử có trạm khác cũng nổ lực thực hiện công
việc này cùng một thời điểm. Dữ liệu các trạm sẽ bị xung đột gây méo dạng
hoặc mất dữ liệu.

Hình 4.29. Mạng ALOHA

Giao thức ALOHA rất đơn giản, nó dựa vào các quy tắc sau đây:

Giáo trình Mạng máy tính Trang 42


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
- Truy cập đa kênh: Bất kỳ trạm nào cũng có thể gửi khung khi nó có
khung để gửi;
- ACK: Sau khi gửi một khung, trạm gửi đợi thông tđiệp ACK (dứt khoát
hoặc tuyệt đối), nếu như không nhận được ACK trong khoảng thời gian phân bổ
(2 lần thời gian của bit thứ nhất của khung đến mọi trạm). Giả sử khung bị mất,
nó sẽ cố gắng gửi lại sau một khoảng thời gian ngẫu nhiên.
b, CSMA (Carrier Sense Multipe Access)
Để giảm thiểu xung đột trong mạng và tăng khả năng thực hiện, phương
thức CSMA được phát triển trên cơ sở tăng cường thêm các thủ tục để các trạm
cảm nhận môi trường trước khi sử dụng nó. Trong kỹ thuật CSMA, các trạm
được yêu cầu lắng nghe môi trường (hoặc kiểm tra trạng thái của môi trường)
trước khi thực hiện gửi khung (hoặc lắng nghe trước khi nói). Việc lắng nghe có
thể làm giảm xác suất xung đột, nhưng không thể thống kê được xung đột. Khi
một trạm muốn gửi đi một khung, nó sử dụng bit đầu tiên gửi đến tất cả các trạm
để các trạm cảm nhận nó. Hay nói cách khác, một trạm có thể cảm nhận được
môi trường và tìm ra nó đang rỗi, chỉ khi nào sự lan truyền của một trạm khác
chưa đến trạm này. Hình 4.301 biểu diễn cách thức xảy ra xung đột trong
CSMA.

Hình 4.30. Xung đột trong CSMA

Tại thời điểm t1, trạm A phát bit cảm nhận môi trường, môi trường rỗi vì
thế nó gửi một khung. Tại thời điểm t2 (t2>t1) phát cảm nhận môi trường và cũng
thấy rằng môi trường đang rỗi (bởi vì lúc này sự lan truyền từ A vẫn chưa đến
được đích Z), trạm Z cũng gửi một khung. Hai tín hiệu này gặp nhau tại thời
điểm t3 (t3>t2>t1). Kết quả của xung đột này làm méo dạng hoặc phá hủy tín hiệu
và lan truyền của tín hiệu lúc này xảy ra cả hai hướng, nó đạt đến trạm Z tại thời
điểm t4 (t4>t3>t2>t1) và đến trạm A tại thời điểm t5 (t5>t4>t3>t2>t1).
c, CSMA/CD (CSMA (Carrier Sense Multipe Access with Collision
Detection)
CSMA không định nghĩa các thủ tục cho xung đột. Đó là nguyên nhân mà
CSMA không bao giờ được sử dụng. CSMA/CD bổ sung các thủ tục xử lý xung
đột. Trong phương thức này, bất kỳ một trạm gửi một khung, sau đó giám sát
môi trường xem có thành công. Nếu không, sẽ kết thúc. Nếu có xung đột, khung

Giáo trình Mạng máy tính Trang 43


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
sẽ được truyền lại. Để giảm xác suất xung đột trong lần truyền thứ hai, trạm thực
hiện đợi và cần backoff. Câu hỏi là cần trong khoảng thời gian bao lâu?. Trong
khoảng thời gian hợp lý trong số ít thời gian của lần đầu hoặc nhiều hơn nếu
xung đột tiếp tục xảy ra, hoặc nhiều hơn nữa nếu xung đột xảy ra lần thứ ba,...
và cứ tiếp tục. Biểu thức tính giá trị backoff theo hàm mũ, trạm đợi trong
khoảng thời gian từ 0 đến 2N lần thời gian lan truyền tối đa ( tức là thời gian lan
truyền của một bit đến trạm cuối cùng của mạng), N là số lần thử. Hay nói cách
khác, đối với lần thử đầu tiên, nó đợi trong khoảng thời gian từ 0 đến 2 lần thời
gian lan truyền tối đa; và trong lần thử thứ hai, nó sẽ đợi trong khoảng thời gian
từ 0 đến 22 lần thời gian lan truyền tối đa; ... và cứ thế tiếp tục.
d, CSMA/CA (CSMA (Carrier Sense Multipe Access with Collision
Avoidance)
Đây là thủ tục khác với các thủ tục trước đã thảo luận, thủ tục này nhằm
tránh các xung đột xảy ra trong hệ thống. CSMA/CA được sử dụng trong các
mạng LAN vô tuyến (WLAN).
4.5. Mạng Ethernet
IEEE có nhiều tiểu ban (Committee). Trong đó Tiểu ban 802 phụ trách về
các chuẩn cho mạng cục bộ. Một số chuẩn mạng cục bộ quan trọng do tiểu ban
này đưa ra như:
802.3: Chuẩn cho mạng Ethernet
802.4: Chuẩn cho mạng Token-Bus
802.5: Chuẩn mạng Token-Ring
802.11: Chuẩn mạng không dây.
Các chuẩn do IEEE 802 định nghĩa thực hiện chức năng của tầng 2 trong
mô hình tham khảo OSI. Tuy nhiên, chúng chia tầng 2 thành hai tầng con
(sublayer) là:
LLC - Logical Link Control: kiểu định hướng nối kết
MAC - Medium Access Control:Kiểu không kết nối

Giáo trình Mạng máy tính Trang 44


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

Hình 4.31. Các lớp con trong tầng liên kết dữ liệu

Thuật ngữ Ethernet dùng để chỉ đến họ mạng cục bộ được xây dựng theo
chuẩn IEEE 802.3 sử dụng giao thức CSMA/CD để chia sẻ đường truyền chung.
Giao thức của nó có các đặc tính sau: Dễ hiểu, dễ cài đặt, quản trị và bảo
trì, cho phép chi phí xây dựng mạng thấp, cung cấp nhiều sơ đồ nối kết mềm dẽo
trong cài đặt. Đảm bảo thành công việc liên nối kết mạng và vận hành của mạng
cho dù các thiết bị được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau.
Các chuẩn mạng sử dụng giao thức CSMA/CD như sau:
Chuẩn mạng 802.3: Có tên là mạng Ethernet, tốc độ truyền tải dữ liệu là
10 Mbps. Hỗ trợ 4 chuẩn vật lý là 10Base-5 (cáp đồng trục béo), 10Base-2 (Cáp
đồng trục gầy), 10Base-T (Cáp xoắn đôi) và 10Base-F (Cáp quang).
Chuẩn mạng 802.3u: Có tên là mạng Fast Ethernet, tốc độ truyền tải dữ
liệu là 100 Mbps. Hỗ trợ 3 chuẩn vật lý là 100Base-TX (Cáp xoắn đôi),
100Base-T4 (Cáp xoắn đôi) và 100Base-FX (Cáp quang).
Chuẩn mạng 802.3z: Có tên là mạng Giga Ethernet, tốc độ truyền tải dữ
liệu là 1 Gbps. Hỗ trợ 3 chuẩn vật lý là 1000Base-LX, 1000Base-SX, 1000Base-
CX.1000Base-LX, 1000Base-SX sử dụng cáp quang. 1000Base-CX sử dụng dây
cáp đồng bọc kim.
Chuẩn mạng 802.3ab: Có tên là mạng Giga Ethernet over UTP, tốc độ
truyền tải dữ liệu là 1 Gbps. Hỗ trợ chuẩn vật lý 1000Base-TX sử dụng dây cáp
xoắn đôi không bọc kim.
Card giao tiếp mạng (NIC-Network Interface Card):
Chức năng của mạng Ethernet chỉ liên quan đến tầng một và tầng hai
trong mô hình tham khảo OSI, cho nên chúng thông thường được cài đặt trong
Card giao tiếp mạng (NIC-Network Interface Card) được cắm vào bản mạch
chính (motherboard) của máy tính.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 45


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
Các máy tính cá nhân hiện đại thông thường hỗ trợ loại khe cắm thiết bị
ngoại vi theo chuẩn PCI. Các máy tính đời cũ có hỗ trợ chuẩn ISA. Khe cắm
chuẩn ISA dài hơn so với khe cắm chuẩn PCI.

Hình 4.32. NIC theo chuẩn PCI và ISA

Mỗi card mạng có một địa chỉ vật lý là một dãy số 48 bits (thường được
viết dưới dạng 12 số thập lục phân), gọi là địa chỉ MAC. Mỗi card mạng có địa
chỉ MAC riêng, không trùng lắp lẫn nhau. Chúng được các nhà sản xuất cài vào
khi sản xuất.

Một số chuẩn mạng Ethernet phổ biến:


- Chuẩn mạng Ethernet 10BASE-5:
+/ Đây là chuẩn mạng Ethernet đầu tiên được phát triển.
+/ Sơ đồ mạng dạng BUS.
+/ Sử dụng dây cáp đồng trục béo (thich coaxial cable), chiều dài tối đa
của mỗi đoạn mạng (network segment) là 500 mét.
+/ Tốc độ truyền dữ liệu là 10 Mbps.
+/ Khoảng cách gần nhất giữa hai nút / máy tính trên mạng là 2,5 mét.
+/ Tối đa cho phép 100 nút / máy tính trên một đoạn mạng.
+/ Card mạng sử dụng đầu nối kiểu AUI.
+/ Chiều dài dây dẫn nối máy tính vào dây cáp đồng trục dài tối đa 50
mét.
+/ Sử dụng hai thiết bị đầu cuối (Terminator) trở kháng 50 Ώ để gắn vào
mỗi đầu của dây cáp. Một trong hai đầu cuối này phải nối tiếp đất vào vỏ của
máy tính.

- Chuẩn mạng Ethernet 10BASE-2:


+/ Sơ đồ mạng dạng Bus.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 46


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
+/ Sử dụng dây cáp đồng trục gầy (thin coaxial cable), chiều dài tối đa của
mỗi đoạn mạng (network segment) là 185 mét.
+/ Tốc độ truyền dữ liệu là 10 Mbps
+/ Tối đa cho phép 30 nút / máy tính trên một đoạn mạng.
+/Dây dẫn được cắt thành từng đoạn nhỏ để nối hai máy tính kế cận nhau
với chiều dài tối thiểu là 0,5 mét. Mỗi đầu dây có một đầu nối BNC bấm vào.
Card mạng sử dụng cần có đầu nối BNC để gắn đầu nối hình chữ T vào (T
connector).
+/ Sử dụng hai thiết bị đầu cuối (Terminator) trở kháng 50Ω để gắn vào
đầu nối hình chữ T của hai máy ở hai đầu dây mạng. Một trong hai đầu cuối này
phải nối tiếp đất vào vỏ của máy tính.
- Chuẩn mạng Ethernet 10BASE-T:
+/ Chuẩn 10BASE-T sử dụng cáp xoắn đôi (Twisted Pair Cable) để nối
máy tính vào HUB.
+/ Cáp xoắn đôi thường có hay loại là có vỏ bọc (STP - Shielded Twisted
Pair) và loại không có vỏ bọc (UTP - Unshielded Twisted Pair).

Các thiết bị sử dụng cho mạng Ethernet:


- Bridge: Bridge là một thiết bị hoạt động ở tầng 2 trong mô hình OSI.
Bridge làm nhiệm vụ chuyển tiếp các khung từ nhánh mạng này sang nhánh
mạng khác. Điều quan trọng là Bridge « thông minh », nó chuyển frame một
cách có chọn lọc dựa vào địa chỉ MAC của các máy tính.

Hình 4.33. Cầu nối (Bridge)

Hình 4.34. Hoạt động của Bridge

Giáo trình Mạng máy tính Trang 47


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

Bridge còn cho phép các mạng có tầng vật lý khác nhau có thể giao tiếp
được với nhau. Bridge chia liên mạng ra thành những vùng đụng độ nhỏ, nhờ đó
cải thiện được hiệu năng của liên mạng tốt hơn so với liên mạng bằng Repeater
hay Hub.
Cầu nối trong suốt (Transparent Bridge): Cho phép nối các mạng
Ethernet/ Fast Ethernet lại với nhau. Cầu nối xác định đường đi từ nguồn
(Source Routing Bridge): Cho phép nối các mạng Token Ring lại với nhau.
Cầu nối trộn lẫn (Mixed Media Bridge): Cho phép nối mạng Ethernet và
Token Ring lại với nhau.
Nguyên lý hoạt động của cầu nối trong suốt: Khi cầu nối trong suốt được
mở điện, nó bắt đầu học vị trí của các máy tính trên mạng bằng cách phân tích
địa chỉ máy gởi của các khung mà nó nhận được từ các cổng của mình.
Ví dụ, nếu cầu nối nhận được một khung từ cổng số 1 do máy A gởi, nó
sẽ kết luận rằng máy A có thể đến được nếu đi ra hướng cổng 1 của nó.
Dựa trên tiến trình này, cầu nối xây dựng được một Bảng địa chỉ cục bộ
(Local address table) mô tả địa chỉ của các máy tính so với các cổng của nó.
Bảng 4.2. Bảng làm việc của Bridge

Địa chỉ máy tính (Địa chỉ MAC) Cổng hƣớng đến máy tính

00-2C-A3-4F-EE-07 1
00-2C-A3-5D-5C-2F 2
… …

- LAN Switch: Làm việc ở tầng 2, có đầy đủ tất cả các tính năng của một
cầu nối trong suốt. Học vị trí các máy tính trên mạng, chuyển tiếp khung từ
nhánh mạng này sang nhánh mạng khác một cách có chọn lọc. Ngoài ra Switch
còn hỗ trợ thêm nhiều tính năng mới như hỗ trợ đa giao tiếp đồng thời, hỗ trợ
giao tiếp song công và điều hòa tốc độ kênh truyền.

Hình 3.35. Thiết bị Switch

Giáo trình Mạng máy tính Trang 48


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

Hình 3.36. Switch hỗ trợ chế độ giao tiếp song công

Hình 3.37. Switch hỗ trợ điều hòa tốc độ

- Các loại LAN Switch:


Bộ hoán chuyền nhóm làm việc (Workgroup Switch): Nhằm xây dựng
các mạng ngang hàng (workgroup). Tương ứng với một cổng của switch chỉ có
một địa chỉ máy tính trong bảng địa chỉ. Không có bộ nhớ đệm và tốc độ xử lý
không cao.

Hình 4.38. Bộ hoán chuyển nhóm làm việc

Giáo trình Mạng máy tính Trang 49


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
Bộ hoán chuyển nhánh mạng (Segment Switch):Mục đích nối các Hub
hay workgroup switch lại với nhau, hình thành một liên mạng ở tầng hai. Nhiều
máy tính, vì thế bộ nhớ cần thiết phải đủ lớn. Tốc độ xử lý đòi hỏi phải cao vì
lượng thông tin cần xử lý tại switch là lớn.

Hình 4.39. Bộ hoán chuyển nhánh mạng

Bộ hoán chuyển xương sống (Backbone Switch): Mục đích để nối kết
các Segment switch lại với nhau. Trong trường hợp này, bộ nhớ và tốc độ xử lý
của switch phải rất lớn hoán chuyển kịp thời dữ liệu giữa các nhánh.

Hình 4.40. Bộ hoán chuyển xƣơng sống

Bộ hoán chuyển đối xứng (Symetric Switch): Symetric switch là loại


switch mà tất cả các cổng của nó đều có cùng tốc độ. Thông thường workgroup
switch thuộc loại này, nhu cầu băng thông giữa các máy tính là gần bằng nhau.

Hình 4.41. Bộ hoán chuyển đối xứng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 50


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

Bộ hoán chuyển bất đối xứng (Asymetric Switch): Asymetric switch là


loại switch có một hoặc hai cổng có tốc độ cao hơn so với các cổng còn lại của
nó. Thông thường các cổng này được thiết kế để dành cho các máy chủ hay là
cổng để nối lên một switch ở mức cao hơn.

Hình 4.42. Bộ hoán chuyển bất đối xứng

4.5. Mạng LAN vô tuyến


WLAN là một loại mạng máy tính nhưng việc kết nối giữa các thành phần
trong mạng không sử dụng các loại cáp như một mạng thông thường, môi
trƣờng truyền thông của các thành phần thông qua sử dụng sóng điện từ lan
truyền trong không gian.
Cấu tạo: Mạng 802.11 linh hoạt về thiết kế, gồm 3 mô hình mạng sau:
Mô hình mạng độc lập(IBSSs) hay còn gọi là mạng Ad hoc
Mô hình mạng cơ sở (BSSs)
Mô hình mạng mở rộng(ESSs)
- Mô hình mạng cơ sở (BSSs -Basic service sets):
Bao gồm các điểm truy nhập AP (Access Point) gắn với mạng đường trục
hữu tuyến và giao tiếp với các thiết bị di động trong vùng phủ sóng của một cell.
AP đóng vai trò điều khiển cell và điều khiển lưu lượng tới mạng. Các thiết bị di
động không giao tiếp trực tiếp với nhau mà giao tiếp với các AP.Các cell có thể
chồng lấn lên nhau khoảng 10-15 % cho phép các trạm di động có thể di chuyển
mà không bị mất kết nối vô tuyến và cung cấp vùng phủ sóng với chi phí thấp
nhất. Các trạm di động sẽ chọn AP tốt nhất để kết nối. Một điểm truy nhập nằm
ở trung tâm có thể điều khiển và phân phối truy nhập cho các nút tranh chấp,
cung cấp truy nhập phù hợp với mạng đường trục, ấn định các địa chỉ và các
mức ưu tiên, giám sát lưu lượng mạng, quản lý chuyển đi các gói và duy trì theo
dõi cấu hình mạng. Tuy nhiên giao thức đa truy nhập tập trung không cho phép

Giáo trình Mạng máy tính Trang 51


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
các nút di động truyền trực tiếp tới nút khác nằm trong cùng vùng với điểm truy
nhập như trong cấu hình mạng WLAN độc lập. Trong trường hợp này, mỗi gói
sẽ phải được phát đi 2 lần (từ nút phát gốc và sau đó là điểm truy nhập) trước
khi nó tới nút đích, quá trình này sẽ làm giảm hiệu quả truyền dẫn và tăng trễ
truyền dẫn.

Hình 4.43. Mô hình mạng LAN vô tuyến cơ sở

- Mô hình mạng mở rộng ESS ( Extended Service Set):


Mạng 802.11 mở rộng phạm vi di động tới một phạm vi bất kì thông qua
ESS. Một ESSs là một tập hợp các BSSs nơi mà các Access Point giao tiếp với
nhau để chuyển lưu lượng từ một BSS này đến một BSS khác để làm cho việc di
chuyển dễ dàng của các trạm giữa các BSS, Access Point thực hiện việc giao
tiếp thông qua hệ thống phân phối. Hệ thống phân phối là một lớp mỏng trong
mỗi Access Point mà nó xác định đích đến cho một lưu lượng được nhận từ một
BSS. Hệ thống phân phối được tiếp sóng trở lại một đích trong cùng một BSS,
chuyển tiếp trên hệ thống phân phối tới một Access Point khác, hoặc gởi tới một
mạng có dây tới đích không nằm trong ESS. Các thông tin nhận bởi Access
Point từ hệ thống phân phối được truyền tới BSS sẽ được nhận bởi trạm đích.

Hình 4.44. Mô hình mạng LAN vô tuyến mở rộng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 52


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
Tiêu chuẩn kỹ thuật tầng vật lý của LAN vô tuyến:

Hình 4.45. Tầng vật lý của LAN vô tuyến


FHSS (Frequency hopping spread spectrum) và DSSS (Direct sequence
spread spectrum), cụ thể hơn là wireless LAN/MAN dùng các chuẩn dạng
802.11. Chuẩn này được ra đời vào năm 1997. Đây là chuẩn sơ khai của mạng
ko dây, nó mô tả cách truyền thông trong mạng ko dây sử dụng các phương thức
như DSSS (Direct Sequence Spread Spectrum), FHSS (Frequency Hopping
Spread Spectrum) và Infrared (hồng ngoại). Tốc độ hoạt động từ 1 - 2 Mbs, hoạt
động trong băng tần 2.4 GHz ISM.
OFDM (802.11a) : Chuẩn này sử dụng băng tần 5 GHz UNII nên nó sẽ
không giao tiếp được với chuẩn 802.11 và 802.11b. Tốc độ của nó lên đến 54
Mbps vì nó sử dụng công nghệ OFDM. Chuẩn này rất thích hợp khi muốn sử
dụng mạng không dây tốc độ cao trong môi trường có nhiều thiết bị hoạt động ở
băng tần 2.4 Ghz vì nó không gây nhiễu với các hệ thống này.
HR-DSSS (802.11b) : đây là một chuẩn mở rộng của chuẩn 802.11, nó
cải tiến DSSS để tăng băng thông lên 11 Mbps, cũng hoạt động ở băng tần 2.4
GHz và tương thích ngược với chuẩn 802.11. Chuẩn này trước đây được sử
dụng rộng rãi trong mạng WLAN nhưng hiện nay thì các chuẩn mới với tốc độ
cao hơn như 802.11a và 802.11g có giá thành ngày càng hạ đã dần thay thế
802.11b.
OFDM (802.11g) : chuẩn này hoạt động ở băng tần 2.4 GHz, sử dụng
công nghệ OFDM nên có tốc độ lên đến 54 Mbps (nhưng không giao tiếp được
với 802.11a vì khác tần số hoạt động). Nó cũng tương thích ngược với chuẩn
802.11b vì có hỗ trợ thêm DSSS (và hoạt động cùng tần số). Điều này làm cho
việc nâng cấp mạng không dây từ thiết bị 802.11b ít tốn kém hơn. Trong môi
trường vừa có cả thiết bị 802.11b lẫn 802.11g thì tốc độ sẽ bị giảm đáng kể vì
802.11b không hiểu được OFDM và chỉ hoạt động ở tốc độ thấp.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 53


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
4.7. Công nghệ Bluetooth
Bluetooth, là công nghệ truyền dữ liệu không dây dùng trong mạng vô
tuyến cá nhân WPAN, nhằm kết nối các thiết bị như điện thoại di động, máy
tính xách tay, máy in, máy ảnh số, và thậm chí cả tủ lạnh, lò viba, máy điều hòa
nhiệt độ.
Công nghệ Bluetooth sử dụng băng tần ISM, từ 2,402 GHz tới 2,480 GHz
(được chia thành 79 kênh). Bluetooth sử dụng kỹ thuật trải phổ nhảy tần FHSS
để tránh giao thoa. Bluetooth có thể phân thành 3 loại tùy theo tầm phủ sóng (1
mét, 10 mét và 100 mét) và năng lượng phát tối đa cho phép tương ứng (1 mW,
2,5 mW và 100 mW). Tốc độ truyền dữ liệu của Bluetooth đạt tầm 1 Mbps. Với
phiên bản 2.0 (Bluetooth 2.0 + EDR), tốc độ tăng lên được đến 3 Mbps. Đôi khi
UWB cũng được xem như là phiên bản 3.0 của Bluetooth với tốc độ có thể lên
đến 480 Mbps.
UWB (Ultra-Wide Band), tiếng Việt gọi là Công Nghệ Siêu Băng
Rộng, kỹ thuật truyền tín hiệu không dây bằng cách sử dụng các xung (pulse)
tần số rất cao. Môt kênh vô tuyến được gọi là siêu băng rộng khi băng thông của
nó lớn hơn 1/4 tần số trung tâm sóng mang của nó. Do xung tần số cao nên tín
hiệu chiếm một khỏang băng thông rộng nên công nghệ này được đặt tên là
Ultra-Wide Band (siêu băng rộng).
Lợi điểm của công nghệ UWB là cho phép truyền dữ liệu xung với tốc độ rất
cao từ vài trăm Mbps đến vài Gbps.

Hình 4.46. Mô hình kết nối Bluetooth Piconet

Giáo trình Mạng máy tính Trang 54


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

Hình 4.47. Mô hình kết nối Bluetooth với các Piconet

4.8. Chuyển mạch liên kết dữ liệu


Dữ liệu được phân thành các gói và được chuyển đi theo từng gói. Điểm
khác biệt chính giữa mạng chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói đó là các
đường truyền sau cùng được chia sẻ, phân kênh cho các đường truyền thông
khác nhau.
Chuyển mạch gói được sử dụng hai cách tiếp cận khác nhau: Tiếp cận theo
datagram và kênh ảo. Cách tiếp cận datagram thường được sử dụng trong lớp
mạng và cách tiếp cận theo kênh ảo là công nghệ được sử dụng trong lớp data
link.

Hình 4.48. Vị trí chuyển mạch liên kết dữ liệu

Giáo trình Mạng máy tính Trang 55


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu

Hình 4.49. Dữ liệu tầng liên kết dữ liệu

Tiếp cận theo kênh ảo:


Thực hiện thông qua các bộ nhận diện kênh ảo: Được sử dụng trong một
frame giữa hai chuyển mạch. Khi một frame đến một switch thì có một nhận
dạng VCI và khi rời khỏi switch thì cũng có VCI khác

Hình 4.50. Bộ nhận dạng kênh ảo

Tiếp cận theo Datagram: Trong cách tiếp cận này, mỗi gói dữ liệu được
xử lý độc lập với các gói khác. Nếu một gói chỉ chứa thông tin truyền dẫn của
nhiều gói, mạng sẽ xử lý nó như gói tồn tại một mình.

Hình 4.51. Chuyển mạch theo Datagram

Giáo trình Mạng máy tính Trang 56


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 4. Tầng liên kết dữ liệu
Frame relay được thiết kế cho mạng diện rộng với các đặc trưng sau:
Frame Relay hoạt động ở tốc độ cao hơn (1,544Mbps đến 44,376Mbps). Điều
này có nghĩa sẽ đơn giản hơn trong việc sử dụng để thay vì sử dụng lưới T1
hoặc T3. Frame Relay chỉ hoạt động ở lớp vật lý và lớp data link. Điều đó có
nghĩa đơn giản trong việc sử dụng để thực hiện các mạng đường trục để cung
cấp các dịch vụ đến các giao thức hiện có ở các giao thức lớp mạng, như
Internet. Frame Relay cho phép đột biến tốc độ truyền dữ liệu. Frame Relay cho
phép kích thước khung 9000 byte, điều đó phù hợp với tất cả các kích thước các
khung mạng cục bộ.

Hình 4.52. Mạng chuyển mạch sử dụng Frame Relay Network

4.9. Câu hỏi và bài tập


Câu 1: Hãy trình bày vai trò và chức năng của tầng liên kết dữ liệu?
Câu 2: Hãy trình bày chức năng lớp LLC và MAC?
Câu 3: Hãy trình bày ý nghĩa của phần dư (Redundancy) trong kỹ thuật phát
hiện lỗi và sửa lỗi?
Câu 4: Các mạng LAN sử dụng kỹ thuật phát hiện lỗi nào? Trình bày kỹ thuật
phát hiện lỗi sử dụng CRC?
Câu 5: Điều khiển luồng là gì? Trình bày các chức năng cơ bản của kỹ thuật
điều khiển luồng?
Câu 6: Các kỹ thuật phát hiện lỗi nào được sử dụng cho lỗi đa bit ?
Câu 7: Hãy nêu các thiết bị mạng LAN hoạt động ở tầng liên kết dữ liệu?
Câu 8: Giải thích nguyên tắc hoạt động của Switch và Bridge? So sánh?
Câu 8: Các công nghệ LAN vô tuyến nào được sử dụng phổ biến hiện nay?
Câu 9: Hãy trình bày các chuẩn mạng sử dụng giao thức CSMA/CD?
Câu 10: Hãy thiết kế lôgic một mạng LAN sử dụng cho công ty (cơ quan) của
bạn sẽ công tác? Giải thích việc chọn lựa các thiết bị ở tầng liên kết dữ liệu?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 57


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Chƣơng 5. TẦNG MẠNG

5.1. Vai trò và chức năng

Transport Layer
Cung cấp dịch vụ đến

Quảng bá
Hoạt động
Định tuyến
Liên mạng Phân giải
Ấn định địa chỉ
địa chỉ
Các giao thức Đóng gói Phân mảnh
định tuyến

Nhận dịch vụ từ

Data Link Layer

Hình 5.1. Vị trí và chức năng tầng mạng

Tầng này đảm bảo các gói tin dữ liệu (Packet) có thể truyền từ máy tính
này đến máy tính kia cho dù không có đường truyền vật lý trực tiếp giữa chúng.
Nó nhận nhiệm vụ tìm đường đi cho dữ liệu đến các đích khác nhau trong mạng.
Ấn định địa chỉ: Nếu bạn là những người đã đọc các phần trước của loạt
bài này thì có thể sẽ tò mò muốn tìm hiểu tại sao lớp 3 lại thi hành địa chỉ hóa
khi chúng tôi đã nói rằng nó diễn ra trong lớp 2. Để giải đáp cho sự tò mò này,
bạn hãy nhớ chúng tôi đã viết rằng, địa chỉ hóa của lớp 2 (địa chỉ MAC) tương
ứng với điểm truy cập mạng cụ thể, trái với việc địa chỉ hóa cho toàn bộ thiết bị
như một máy tính. Một số thứ cần xem xét ở đây là lớp 3 chỉ địa chỉ hóa logic
độc lập hoàn toàn với phần cứng; còn địa chỉ MAC được kết hợp với phần cứng
cụ thể và các nhà máy sản xuất phần cứng.
Phân mảnh (chia đoạn): Khi lớp mạng gửi dữ liệu xuống lớp liên kết dữ
liệu có thể xảy ra một số vấn đề. Những vấn đề có thể xảy ra ở đây là, phụ thuộc
vào kiểu dữ liệu của công nghệ lớp liên kết dữ liệu đang được sử dụng mà dữ
liệu có thể quá lớn. Điều này yêu cầu lớp mạng phải có khả năng phân chia dữ
liệu này ra thành các gói nhỏ hơn. Quá trình này được biết đến với tên gọi chia
đoạn.
Đóng gói: Khi router gửi một gói dữ liệu xuống lớp liên kết dữ liệu, lớp
sẽ thêm các header trước khi truyền tải gói dữ liệu đến điểm tiếp theo, đây là
một ví dụ về việc đóng gói cho lớp liên kết dữ liệu. Giống như lớp liên kết dữ
liệu, lớp mạng cũng có trách nhiệm đóng gói dữ liệu mà nó nhận được từ lớp

Giáo trình Mạng máy tính Trang 58


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
trên nó. Trong trường hợp này, nó sẽ nhận dữ liệu từ lớp 4, lớp truyền tải. Thực
sự mỗi lớp đều có trách nhiệm đóng gói dữ liệu mà nó nhận được từ lớp bên
trên. Thậm chí cả lớp cuối cùng, lớp ứng dụng, vì lớp ứng dụng cũng đóng gói
dữ liệu mà nó nhận được từ người dùng.
Định tuyến: Đây là công việc của lớp mạng nhằm chuyển dữ liệu từ một
điểm này tới được đích của nó. Để thực hiện công việc này, lớp mạng phải lập
kế hoạch cho một tuyến để dữ liệu truyền tải trên đó. Sự kết hợp của phần cứng
và phần mềm để thực hiện nhiệm vụ này được biết đến với tên gọi bộ đinh
tuyến. Khi bộ định tuyến nhận một gói dữ liệu từ một nguồn, nó cần xác định
địa chỉ đích và thực hiện công việc này bằng cách remove các header đã được
thêm vào trước đó bởi lớp liên kết dữ liệu và đọc địa chỉ từ một vị trí đã được
xác định trước bên trong các gói như đã được định nghĩa theo chuẩn (cho ví dụ
chuẩn IP).
Khi địa chỉ đích đã được xác định, router sẽ kiểm tra xem địa chỉ có nằm
trong mạng mà nó quản lý hay không. Nếu địa chỉ này nằm bên trong mạng của
chính nó quản lý thì router sẽ gửi gói này xuống lớp liên kết dữ liệu, lớp này sẽ
thêm phần header như chúng tôi đã giới thiệu trong phần trước và sẽ gửi gói này
đến đích của nó. Nếu địa chỉ không nằm bên trong mạng của nó thì router sẽ tra
cứu địa chỉ trong bảng định tuyến. Nếu địa chỉ có bên trong bảng định tuyến này
thì router sẽ đọc mạng đích tương ứng từ bảng và gửi gói dữ liệu này xuống lớp
liên kết dữ liệu và đến mạng đích đó. Nếu địa chỉ này không có trong bảng định
tuyến thì gói dữ liệu sẽ được gửi cho phần quản lý lỗi. Đây là lỗi có thể thấy
trong truyền dẫn trên các mạng, và là một ví dụ tuyệt vời về tại sao việc kiểm tra
lỗi và quản lý lỗi cần thiết đến vậy.
Hoạt động liên mạng tầng mạng:

Hình 5.2. Hoạt động liên mạng tầng mạng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 59


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Quá trình xử lý tại lớp mạng:

Dữ liệu từ
tầng giao vận

Bộ đóng gói

Bảng định tuyến

Khối xử lý
Khối định tuyến

Khối phân mảnh

Dữ liệu đến
tầng liên kết dữ liệu

Hình 5.3. Xử lý dữ liệu tầng mạng tại nguồn

Bảng định tuyến

Khối xử lý Khối định tuyến

Khối phân mảnh

Đến tầng Đến tầng


Liên kết dữ liệu Liên kết dữ liệu

Hình 5.4. Xử lý trong tầng mạng tại các router

Giáo trình Mạng máy tính Trang 60


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.5. Lớp mạng xử lý dữ liệu đến đích nhận

Địa chỉ IP: Địa chỉ IP dài 32 bit, chia thành 4 khối thập phân (thí dụ
203.162.44.162). Địa chỉ IP có hai phần: Địa chỉ mạng và địa chỉ máy.

Hình 5.6. Địa chỉ IP

Giáo trình Mạng máy tính Trang 61


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.7. Chuyển đổi thập phân ↔ nhị phân

Các bit phần mạng: Xác định phần địa chỉ mạng, xác định lớp địa chỉ IP.
Các bit phần mạng không được phép đồng thời là 0
Các bit phần máy: Xác định phần địa chỉ máy, các bit đồng thời là 0
dành riêng cho địa chỉ mạng.Các bit đồng thời là 1 dành riêng cho địa chỉ quảng
bá (broadcast).
Các lớp địa chỉ IP

Hình 5.8. Các lớp địa chỉ IP

Các lớp địa chỉ khác nhau có số bit phần mạng và số bit phần máy khác
nhau. Mỗi lớp địa chỉ thích hợp với kích thước tương ứng của tổ chức.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 62


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Các lớp địa chỉ IP: Lớp A

Hình 5.9. Địa chỉ IP lớp A

- Bit 0 là bit đầu tiên của một địa chỉ lớp A.


- 8 bit đầu tiên xác định địa chỉ mạng (bit mạng).
- 24 bit còn lại xác định máy (bit máy).
- Địa chỉ lớp A từ 1.0.0.0 đến 127.0.0.0, tức có 127 địa chỉ lớp A.
- Mỗi địa chỉ lớp A có 224-2=16.777.214 địa chỉ IP (tức có nghĩa là có
16.777.214 máy).

Các lớp địa chỉ IP: Lớp B

Hình 5.10. Địa chỉ IP lớp B

- Hai bit đầu tiên của địa chỉ lớp B có giá trị là 10
- 16 bit đầu tiên xác định địa chỉ mạng (bit mạng)
- 16 bit còn lại xác định máy (bit máy)

Giáo trình Mạng máy tính Trang 63


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
- Địa chỉ lớp B từ 128.0.0.0 đến 191.255.0.0, tức có 214 =16.384 địa chỉ
lớp B
- Mỗi địa chỉ lớp B có 216-2=65.534 địa chỉ IP (tức có nghĩa là có 65.534
máy)

Các lớp địa chỉ IP: Lớp C

Hình 5.11. Địa chỉ IP lớp C

- Ba bit đầu tiên của địa chỉ lớp C có giá trị là 110
- 24 bit đầu tiên xác định địa chỉ mạng (bit mạng)
- 8 bit còn lại xác định máy (bit máy)
- Địa chỉ lớp C từ 192.0.0.0 đến 223.255.255.0, tức có 221 =2.097.152 địa
chỉ lớp C
- Mỗi địa chỉ lớp C có 28-2=254 địa chỉ IP (tức có nghĩa là có 254 máy)

Các lớp địa chỉ IP


1.0.0.0 - 126.0.0.0 : Lớp A
127.0.0.0 : địa chỉ quay lui (loopback)
128.0.0.0 - 191.255.0.0 : Lớp B
192.0.0.0 - 223.255.255.0 : Lớp C
224.0.0.0 < 240.0.0.0 : Lớp D (multicast)
>= 240.0.0.0 : Lớp E (dành riêng)
Địa chỉ mạng: Địa chỉ mạng là địa chỉ của mạng mà một thiết bị nào đó
thuộc về. Địa chỉ mạng là địa chỉ mà các bit phần máy đồng thời là 0
Các máy có cùng địa chỉ mạng có thể giao tiếp trực tiếp với nhau mà
không cần thông qua thiết bị trung gian nào

Giáo trình Mạng máy tính Trang 64


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
Các máy có thể chia sẻ đường truyền chung nhưng nếu chúng có địa chỉ
mạng khác nhau thì không thể giao tiếp với nhau trực tiếp được mà phải thông
qua một thiết bị trung gian (thường là router)
Địa chỉ mạng tương tự mã tỉnh, thành phố trong số điện thoại. Địa chỉ
máy là phần còn lại của số điện thoại
Địa chỉ quảng bá (broadcast)
Muốn gởi dữ liệu đến tất cả các máy trong một mạng?
Địa chỉ quảng bá được sử dụng để gởi dữ liệu đến tất cả các máy trong
cùng một mạng
Địa chỉ quảng bá trực tiếp: các bit phần máy đồng thời là 1
Địa chỉ quảng bá nội bộ: tất cả các bit là 1

Hình 5.12. Ví dụ về địa chỉ IP

172.16.20.200 là địa chỉ lớp B


Phần mạng: 172.16
Phần máy: 20.200
Địa chỉ mạng: 172.16.0.0
Địa chỉ quảng bá: 172.16.255.255
Địa chỉ dùng được cho máy trong mạng: 172.16.0.1 - 172.16.255.254

100.0.0.0 là địa chỉ lớp A


Phần mạng: 100
Phần máy: 0.0.0
Địa chỉ mạng: 100.0.0.0
Địa chỉ quảng bá: 100.255.255.255
Địa chỉ dùng được cho máy trong mạng : 100.0.0.1 - 100.255.255.254

Giáo trình Mạng máy tính Trang 65


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

192.168.255.255 là địa chỉ lớp C


Phần mạng: 192.168.255
Phần máy: 255
Địa chỉ mạng: 192.168.255.0
Địa chỉ quảng bá: 192.168.255.255
Địa chỉ dùng được cho máy trong mạng: 192.168.255.1 - 192.168.255.254

Các địa chỉ dành riêng


Được mô tả trong RFC-1918.
Class A: 10.0.0.0
Class B: 172.16.0.0 - 172.31.0.0
Class C: 192.168.0.0 - 192.168.255.0
Các lớp địa chỉ này dành riêng để đặt cho các máy trong nội bộ tổ chức
Cần có một NATserver (network address translation: dịch địa chỉ mạng)
hoặc proxy server để cung cấp kết nối Internet cho các máy có địa chỉ dành
riêng

5.2. Các kỹ thuật định tuyến


Router : Muốn hình thành các mạng diện rộng ta cần sử dụng thiết bị liên
mạng ở tầng 3. Đó chính là bộ chọn đường (Router).
Nhiệm vụ của router là chuyển tiếp các gói tin từ mạng này đến mạng kia
để có thể đến được máy nhận. Mỗi một router thường tham gia
vào ít nhất là 2 mạng.

Hình 5.13. Kết nối liên mạng qua các Router

Giáo trình Mạng máy tính Trang 66


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Như vậy, hai chức năng chính router phải thực hiện là: Chọn đường đi
đến đích với “chi phí” (metric) thấp nhất , lưu và chuyển tiếp các gói tin từ
nhánh này sang nhánh khác.

Hình 5.14. Các đƣờng đi khác nhau trong liên mạng tầng 3

Nguyên tắc hoạt động của router :


- Bảng chọn đường.
- Đích là địa chỉ của các mạng
- Next Hop là một router láng giềng của router đang xét
- Đường đi của một gói tin liên mạng.

Hình 5.15. Liên mạng tầng mạng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 67


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Bảng 5.1. Định tuyến của Router


Destination Next Hop
1 Local
2 Local
3 Local
4 R2
5 R2
7 R3
11 R2

* Có 03 cách cập nhật bảng chọn đường Router:


- Cập nhật thủ công: Nhà quản trị mạng cập nhật, phù hợp mạng nhỏ, có
hình trạng đơn giản, ít bị thay đổi. Nhược điểm của loại này là không cập nhật
kịp thời bảng chọn đường khi hình trạng mạng bị thay đổi do gặp sự cố về
đường truyền.
- Cập nhật tự động: Tồn tại một chương trình chạy bên trong router tự
động tìm kiếm đường đi đến những điểm khác nhau trên mạng. Giải thuật này là
giải thuật chọn đường (Routing Algorithme). Phù hợp cho các mạng lớn, hình
trạng phức tạp, có thể ứng phó kịp thời với những thay đổi về hình trạng mạng.
- Cập nhật hỗn hợp: Vừa kết hợp cả hai phương pháp cập nhật bảng chọn
đường thủ công và cập nhật bảng chọn đường tự động. Đầu tiên, nhà quản trị
cung cấp cho router một số đường đi cơ bản, sau đó giải thuật chọn đường sẽ
giúp router tìm ra các đường đi mới đến các điểm còn lại trên mạng.
* Chức năng của bảng chọn đường: Chức năng của giải thuật chọn đường
là tìm ra đường đi đến những điểm khác nhau trên mạng. Giải thuật chọn đường
chỉ cập nhật vào bảng chọn đường một đường đi đến một đích đến mới hoặc
đường đi mới tốt hơn đường đi đã có trong bảng chọn đường.
Đại lượng đo lường (Metric):
- Chiều dài đường đi (length path): Là số lượng router phải đi qua trên
đường đi.
- Độ tin cậy (reliable) của đường truyền
- Độ trì hoãn (delay) của đường truyền
- Băng thông (bandwidth) kênh truyền
- Tải (load) của các router
- Cước phí (cost) kênh truyền

Giáo trình Mạng máy tính Trang 68


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
- Có thể phối hợp của nhiều tiêu chuẩn lại với nhau.
* Mục tiêu thiết kế giải thuật chọn đường:
- Tối ưu (optimality): phải là đường đi tối ưu trong số các đường đi đến
một đích đến nào đó. Đơn giản, ít tốn kém (Simplicity and overhead): Giải thuật
được thiết kế hiệu quả về mặt xử lý, ít đòi hỏi về mặt tài nguyên như bộ nhớ, tốc
độ xử lý của router.
- Tính ổn định (stability): Giải thuật có khả năng ứng phó được với các sự
cố về đường truyền.
- Hội tụ nhanh (rapid convergence): Quá trình thống nhất giữa các router
về một đường đi tốt phải nhanh chóng.
- Tính linh hoạt (Flexibility): Đáp ứng được mọi thay đổi về môi trường
vận hành của giải thuật như băng thông, kích thước bộ nhớ, độ trì hoãn của
đường truyền.
*Phân loại các giải thuật chọn đường:
- Giải thuật chọn đường tĩnh - chọn đường động
- Giải thuật chọn đường bên trong - chọn đường bên ngoài khu vực
- Giải thuật chọn đường trạng thái nối kết - véctơ khoảng cách.
* Giải thuật chọn đường tĩnh - chọn đường động:
- Giải thuật chọn đường tĩnh (static routing): Bảng chọn đường được cập
nhật bởi nhà quản trị mạng.
- Giải thuật chọn đường động (dynamic routing): Router tự động tìm kiếm
đường đi đến những điểm khác nhau trên mạng.
* Giải thuật chọn đường một đường-nhiều đường:
- Giải thuật chọn đường một đường (single path): Tồn tại một đường đi
đến một đích đến trong bảng chọn đường.
- Giải thuật chọn đường nhiều đường (multi path): Hỗ trợ nhiều đường đi
đến cùng một đích đến, nhờ đó tăng được thông lượng và độ tin cậy trên mạng.
* Giải thuật chọn đường bên trong khu vực - Giải thuật chọn đường liên
khu vực:
- Autonomous system là một tập hợp các mạng và các router chịu sự quản
lý duy nhất của một nhà quản trị mạng.
- Giải thuật chọn đường bên trong vùng (Intradomain hay Interior
Protocol).
- RIP: Routing Information Protocol
- OSPF: Open Shortest Path First
- IGRP: Interior Gateway Routing Protocol

Giáo trình Mạng máy tính Trang 69


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
* Giải thuật liên vùng (Interdomain hay Exterior protocol):
- EGP: Exterior Gateway Protocol
- BGP: Boder Gateway Protocol

Hình 5.16. Các giao thức bên trong và bên ngoài

* Giải thuật Link State Routing và Distance vector:

- Giải thuật vạch đường theo kiểu trạng thái nối kết: Mỗi router sẽ gởi
thông tin về trạng thái nối kết của mình (các mạng nối kết trực tiếp và các router
láng giềng) cho tất cả các router trên toàn mạng. Các router sẽ thu thập thông tin
về trạng thái nối kết của các router khác, từ đó xây dựng lại hình trạng mạng,
chạy các giải thuật tìm đường đi ngắn nhất trên hình trạng mạng có được. Từ đó
xây dựng bảng chọn đường cho mình. Khi một router phát hiện trạng thái nối kết
của mình bị thay đổi, nó sẽ gởi một thông điệp yêu cầu cập nhật trạng thái nối
kết cho tất các các router trên toàn mạng. Nhận được thông điệp này, các router
sẽ xây dựng lại hình trạng mạng, tính toán lại đường đi tối ưu và cập nhật lại
bảng chọn đường của mình. Giải thuật chọn đường trạng thái nối kết tạo ra ít
thông tin trên mạng. Tuy nhiên nó đòi hỏi router phải có bộ nhớ lớn, tốc độ tính
toán của CPU phải cao.
- Chọn đường theo kiểu vectơ khoảng cách: Đầu tiên mỗi router sẽ cập
nhật đường đi đến các mạng nối kết trực tiếp với mình vào bảng chọn đường.
Theo định kỳ, một router phải gởi bảng chọn đường của mình cho các router
láng giềng. Khi nhận được bảng chọn đường của một láng giềng gởi sang, router
sẽ tìm xem láng giềng của mình có đường đi đến một mạng nào mà mình chưa
có hay một đường đi nào tốt hơn đường đi mình đã có hay không. Nếu có sẽ đưa
đường đi mới này vào bảng chọn đường của mình với Next hop để đến đích
chính là láng giềng này.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 70


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.17. Hoạt động của Router

Giáo trình Mạng máy tính Trang 71


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
- Các giao thức tầng mạng : Hình 5.19.

Hình 5.19. Các giao thức tầng mạng


+/ ARP (Address Resolution Protocol): Phương thức tìm địa chỉ vật lý khi
biết địa chỉ IP. ARP thường được dùng để chuyển địa chỉ IP sang địa chỉ MAC.
Sử dụng trên các mạng: Ethernet, Token Ring, FDDI, IEEE 802.11 (wireless) và
IP trên ATM.
Hai trạm trong cùng một mạng và một trạm muốn gửi một gói cho trạm
kia. Hai trạm nằm trên hai mạng khác nhau và phải thông qua
gateway/router.Khi một router cần chuyển tiếp một gói từ một trạm đến một
router khác.Khi một router cần chuyển tiếp một gói từ một trạm đến trạm khác
trong cùng một mạng.
+/ Cấu trúc IP datagram

Hình 5.20 . Định dạng IP Datagram

+/ Quá trình ghép nối (Multiplexing):

Hình 5.21. Multiplexing

Giáo trình Mạng máy tính Trang 72


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
5.3. Thực hành mạng máy tính
5.3.1. Thiết lập mạng LAN
a. Các loại cáp
- Cáp Rollover:
+/ Kết nối Router hoặc Switch sử dụng cáp Rollover. Hình 5.22: Hiển thị
phương pháp kết nối từ PC đến switch hoặc router thông qua cáp Rollover.

Hình 5.22. Kết nối bằng cáp Rollover

+/ Xác định các thông số cài đặt trên PC để thực hiện kết nối Router hoặc
Switch. Hình 5.23 hiển thị mô tả phương pháp cấu hình trên PC để kết nối đến
router hoặc switch thông qua cáp Rollover.

Hình 5.23. Thiết lập các thông số để cấu hình thiết bị qua cáp Rollover
- Các loại cáp Serial: Dùng để kết nối đến các router, một số loại cáp
Serial như Hình 5.24.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 73


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.24. Một số loại cáp Serial

- Cáp UTP và các chuẩn đấu nối:


+/ Cáp mạng UTP có tám dây, chia làm bốn cặp, mỗi cặp hai dây xoắn lại với
nhau (nhằm chống nhiễu). Xem Hình 5.25

Hình 5.25. Cáp UTP và đầu bấm RJ45

 Chuẩn T568A qui định:  Chuẩn T568B qui định:


• Pin 1: White Green / Tx+ • Pin 1: White Orange / Tx +
• Pin 2: Green / Tx- • Pin 2: Orange / Tx-
• Pin 3: White Orange / Rx+ • Pin 3: White Green / Rx+
• Pin4: Blue • Pin4: Blue
• Pin5: White Blue • Pin5: White Blue
• Pin 6: Orange / Rx-
• Pin 6: Green / Rx-
• Pin 7: White Brown
• Pin 7: White Brown
• Pin 8: Brown
• Pin 8: Brown

Giáo trình Mạng máy tính Trang 74


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
Dây được bấm theo sơ đồ thẳng (hai đầu nối cùng sử dụng một tiêu
chuẩn) dùng để nối hai thiết bị khác loại lại với nhau: Nối máy tính 
Hub,Switch.
Dây được bấm theo sơ đồ chéo (hai đầu nối sử dụng khác tiêu chuẩn)
dùng để nối hai thiết bị cùng loại lại với nhau và nối máy tính  Router.
b. Các chuẩn mạng Ethernet
Thuật ngữ Ethernet dùng để chỉ đến họ mạng cục bộ được xây dựng theo
chuẩn IEEE 802.3 sử dụng giao thức CSMA/CD để chia sẻ đường truyền chung.
Giao thức của nó có các đặc tính sau: Dễ hiểu, dễ cài đặt, quản trị và bảo
trì, cho phép chi phí xây dựng mạng thấp, cung cấp nhiều sơ đồ nối kết mềm dẽo
trong cài đặt. Đảm bảo thành công trong việc liên nối kết mạng và vận hành
của mạng cho dù các thiết bị được cung cấp bởi nhiều nhà sản xuất khác nhau.
Các chuẩn mạng sử dụng giao thức CSMA/CD như sau:
Chuẩn mạng 802.3: Có tên là mạng Ethernet, tốc độ truyền tải dữ liệu là
10 Mbps. Hỗ trợ 4 chuẩn vật lý là 10Base-5 (cáp đồng trục béo), 10Base-2 (Cáp
đồng trục gầy), 10Base-T (Cáp xoắn đôi) và 10Base-F (Cáp quang).
Chuẩn mạng 802.3u: Có tên là mạng Fast Ethernet, tốc độ truyền tải dữ
liệu là 100 Mbps. Hỗ trợ 3 chuẩn vật lý là 100Base-TX (Cáp xoắn đôi),
100Base-T4 (Cápxoắn đôi) và 100Base-FX (Cáp quang).
Chuẩn mạng 802.3z: Có tên là mạng Giga Ethernet, tốc độ truyền tải dữ
liệu là 1Gbps. Hỗ trợ 3 chuẩn vật lý là 1000Base-LX, 1000Base-SX, 1000Base-
CX.1000Base-LX, 1000Base-SX sử dụng cáp quang. 1000Base-CX sử dụng dây
cáp đồng bọc kim.
Chuẩn mạng 802.3ab: Có tên là mạng Giga Ethernet over UTP, tốc độ
truyền tải dữ liệu là 1 Gbps. Hỗ trợ chuẩn vật lý 1000Base-TX sử dụng dây cáp
xoắn đôi không bọc kim.
c. Thiết lập mạng
Thực hiện mạng theo sơ đồ Hình 1.5 sau đây.

Hình 5.26. Triển khai sơ đồ mạng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 75


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

- Lắp card mạng vào máy tính bằng cách:


+/ Tắt máy tính, tháo vỏ của máy tính.
+/ Tìm khe (slot) trống để cắm card mạng vào.
+/ Vặn ốc lại. Sau đó đóng vỏ máy lại.
Với những máy tính có card mạng được tích hợp sẵn trên mainboard, thì bỏ
qua các thao tác trên.
- Nối kết cáp mạng: Trong mô hình này, chúng ta dùng cáp xoắn để nối kết.
+/ Đo khoảng cách từ nút (từ máy tính) muốn kết nối vào mạng tới thiết bị
trung tâm (có thể Hub hay Switch), sau đó cắt một đoạn cáp xoắn theo kích
thước mới đo rồi ta bấm hai đầu cáp với chuẩn RJ_45.
+/ Cắm một đầu cáp mạng này vào card mạng, và đầu kia vào một port của
thiết bị trung tâm (Hub hay Switch). Sau khi nối kết cáp mạng nếu chúng ta thấy
đèn ngay port (Hub hay Switch) mới cắm sáng lên tức là về liên kết vật lý giữa
thiết bị trung tâm và nút là tốt. Nếu không thì chúng ta phải kiểm tra lại cáp mạng
đã bấm tốt chưa, hay card mạng đã cài tốt chưa.
- Cách bấm cáp UTP với RJ-45:
Để bấm dây chạy với mạng tốc độ 10/100Mbps, chúng ta chỉ dùng 2 cặp dây
(một cặp truyền, một cặp nhận). Đối với mạng tốc độ 100Mbps với chế độ Full-
Duplex (truyền và nhận đồng thời), cần dùng tất cả 4 cặp. Vì tất cả các cặp dây
đều hoàn toàn giống nhau nên chúng ta có thể sử dụng bất kỳ cặp nào cho từng
chức năng (truyền/nhận).
Tuyệt đối không sử dụng 1 dây ở cặp này + 1 dây ở cặp khác để dùngcùng
một chức năng. Dùng sai như vậy hai dây truyền nhận sẽ gây nhiễu lẫn nhau,
mạng vẫn chạy được, nhưng không đạt được tốc độ đỉnh 10/100Mbps.
Với dây mạng RJ-45, về lý thuyết, chúng ta có thể dùng với độ dài đến 100
mét, nhưng thực tế, nó chỉ có thể truyền tốt trong phạm vi dưới 85 mét.
Bấm dây 10/100Mbps, chúng ta chỉ cần 2 cặp, 2 cặp còn lại chúng ta phải bỏ
ra hoặc sắp đặt đúng theo quy cách bấm dây mạng 100Mbps Full-Duplex. Trên
thực tế, nếu chúng ta sắp đặt loạn xạ 2 cặp dư này có thể sẽ làm cho card mạng
không thể nhận biết chính xác là nó có thể dùng tốc độ nào cho loại dây này.
Hiện nay tất cả các loại card mạng đều hỗ trợ tốc độ 10/100Mbps (có loại chỉ
hỗ trợ 100Mbps mà không hỗ trợ 10Mbps ). Nối qua Hub hay trực tiếp PC-PC
đều có thể đạt tốc độ 100Mbps.
- Cài driver cho card mạng:
+/ Sau khi lắp card mạng vào trong máy, khi khởi động máy tính lên, nó sẽ tự
nhận biết có thiết bị mới và yêu cầu cung cấp driver.
+/ Đưa đĩa driver vào và chỉ đúng đường dẫn nơi lưu chứa driver ( có thể làm
theo tờ hướng dẫn cài đặt kèm theo khi mua card mạng) .
+/ Sau khi cài đặt hoàn tất , có thể tiến hành thiết lập nối dây cáp mạng.
- Bước tiếp theo thực hiện theo các bước của phần sau.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 76


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

5.3.2.Cài đặt và cấu hình LAN


a. Nhận diện Card mạng
Trong trường hợp máy tính đã có sẵn Card mạng, ta vào System trong
Control Panel, chọn tab Device Manager để kiểm tra card mạng như Hình 5.27.

Hình 5.27. Kiểm tra card mạng

Card mạng cũng như các thành phần phần cứng khác khi gắn kết vào máy
tính đều cần đến phần mềm điều khiển hoạt động gọi là Driver Softwave. Trong
trường hợp, phần cứng hoạt động tốt, thì biểu tượng có xanh đặc trưng, trong
các trường hợp ngược lại thì có màu vàng hoặc đỏ. Tham khảo Hình 5.28.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 77


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.28. Nhận diện qua màu đặc trƣng

b. Định cấu hình mạng:


Sau khi đã thiết lập mạng, hay nói cách khác là đã thiết lập nối kết về phần
cứng giữa thiết bị trung tâm và nút thì các nút vẫn chưa thể thông tin với nhau
được. Ðể giữa các nút có thể thông tin với nhau được thì ta phải thiết lập các nút
(các máy tính) trong LAN theo một chuẩn nhất định.
Chuẩn là một giao thức (Protocol) nhằm để trao đổi thông tin giữa hai hệ
thống máy tính, hay hai thiết bị máy tính. Giao thức (Protocol) còn được gọi là
giao thức hay định ước của mạng máy tính. Trong một mạng ngang hàng (Peer to
Peer) các máy tính sử dụng hệ điều hành của Microsoft thông thường sử dụng
giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol).
Cài đặt TCP/IP: Ðể cài đặt TCP/IP cho từng máy, chúng ta tiến hành: Vào My
Computer  Control Panel  Network , nếu tại đây chúng ta đã thấy có giao
thức TCP/IP rồi thì chúng ta khỏi cần cài thêm nếu chưa có thì chúng ta tiến hành
cài đặt.
Cụ thể ta thực hiện : My computer /Control Panel /Network Chọn Tab
Configuration, tham khảo Hình 5.29.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 78


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.29. Cài đặt giao thức TCP/IP

Tiếp theo chọn Add và cài đặt giao thức TCP/IP theo các bước sau (Hình
5.30).

Hình 5.30. Các bƣớc cài đặt giao thức TCP/IP


Gán IP cho mạng: Khi định cấu hình và gán IP cho mạng ta có thể thực hiện
theo hai cách thức sau đây:
- Gán IP theo dạng động (Dynamic): Thông thường sau khi chúng ta đã nối
kết vật lý thành công, sau đó thiết lập một máy thực hiện dịch vụ DHCP thì việc

Giáo trình Mạng máy tính Trang 79


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
gán đầy đủ bộ địa chỉ IP sẽ được thực hiện một cách tự động cho toàn bộ các
máy tính còn lại trên mạng. Lúc này các máy đã có thể liên lạc được với nhau.
- Gán IP theo dạng tĩnh (Static): Nếu ta có nhu cầu là thiết lập các máy chủ,
chia sẻ tài nguyên trên mạng như, máy in, chia sẻ file, cài đặt mail offline, hay
chúng ta sẽ cài share internet trên một máy bất kỳ, sau đó định cấu hình cho các
máy khác đều kết nối ra được internet thì chúng ta nên thiết lập gán IP theo dạng
tĩnh.
Ðể thực hiện chúng ta vào My computer  Control Panel Network  nếu
tại đây chúng ta đã thấy có giao thức TCP/IP rồi thì chúng ta khỏi cần add thêm
nếu chưa có thì chúng ta hãy add thêm vào ( xem hướng dẫn phần trên)  chọn
TCP/IP sau đó chọn Properties..  chúng ta gán IP theo như hình sau đó chọn
OK. Xem Hình 5.31.

Hình 5.31. Gán địa chỉ IP cho các máy tính

Các địa chỉ IP được ấn định một cách chính xác và hiệu quả. Trong trường
hợp mạng LAN đã được thiết lập sẵn thì cần sử dụng một máy tính khác đã kết
nối và lệnh IPCONFIG/ALL để kiểm tra cấu hình mạng hiện tại (hoặc tham khảo
ý kiến của người quản trị mạng) nhằm xác định được các địa chỉ mạng, địa chỉ

Giáo trình Mạng máy tính Trang 80


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
Defaultgateway đó việc gán địa chỉ IP cho các máy tính mới được thực hiện dễ
dàng. Hình 5.32.

Hình 5.32. Đọc cấu hình mạng LAN có sẵn

Sau khi cấu hình địa chỉ IP cho các máy tính trên một mạng, ta tiến hành kiểm
tra hoạt động nối thông mạng từng bước như mục c

c. Kiểm tra nối thông mạng:


Việc kiểm tra nối thông mạng LAN để xác định máy tính, các thiết bị mạng
đã liên thông (truyền dữ liệu) cho nhau trên một mạng LAN và kết nối Internet
thông qua cổng (Defaultgateway) hay chưa. Tuỳ thuộc vào hệ điều hành máy
tính đang sử dụng mà ta có cách kiểm tra hiệu quả.
Đối với Windows 7 chúng ta có thể sử dụng trực tiếp trên giao diện đồ hoạ để
biết mạng đảm bảo nối thông. Xem Hình 5.33.

Kích phải chuột trên biểu tượng


Network Properties, sau đó xem biểu
tượng kết nối trong mạng LAN và kết nối
Internet.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 81


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.33. Kiểm tra nối thông mạng qua giao diện đồ hoạ của HĐH

Tuy nhiên, để kiểm tra một cách chính xác, xác định từng bước nối thông
mạng nhằm kiểm tra các thiết bị mạng có hoạt động tốt hay không, chúng ta sử
dụng lệnh PING và TRACERT. Trình tự các bước thực hiện như sau:
- Từ cửa sổ MSDOS thực hiện lệnh PING đến địa chỉ IP của một máy tính
khác trong mạng (kiểm tra vượt HUB/SW)  Xác định thiết bị kết nối các máy
tính(HUB/SW) hoạt động tốt.
- Tương tự có bao nhiêu HUB/SW, chúng ta đều phải thực hiện kiểm tra vượt
qua từng thiết bị đó.
- Kiểm tra cổng kết nối ra ngoài bằng cách PING trực tiếp địa chỉ cổng
(Defaultgateway).
- Kiểm tra nối thông đến DNS thông qua PING đến địa chỉ IP của máy chủ
DNS ta đã chỉ ra.
- Kiểm tra vượt qua Router để đi đến mạng ngoài thông qua việc PING đến
địa chỉ IP hoặc một số máy chủ trên mạng Internet.
Lưu ý: Trong trường hợp firewall có thể lệnh ping không đạt đến đích.
Ngoài ra, ta sử dụng lệnh Tracert để kiểm tra xem quá trình định tuyến gói tin
của mạng có phù hợp với mục đích của người quản trị mạng.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 82


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

5.3.3. Triển khai mô hình mạng

a. Yêu cầu:
Sử dụng phần mềm Packet Tracer xây dựng, cấu hình và thực hiện kiểm
tra nối thông một mạng hoàn chỉnh theo Hình 5.34.
Sinh viên nắm vững kiến thức về địa chỉ IP, cách ấn định địa chỉ IP một
cách hiệu quả.

Hình 5.34. Sơ đồ mạng thực nghiệm

b. Trình tự các bƣớc thực hiện


- Chạy chương trình Packet Tracer, sau đó lựa chọn các thiết bị và cáp
phù hợp như. Xem Hình vẽ 5.34.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 83


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.34. Lựa chọn thiết bị và cáp đấu nối thiết bị

- Lưu ý chọn cáp phù hợp để đấu nối từng thiết bị với nhau, trong đó sử
dụng cáp thẳng để PCs với SW, SW với Router và sử dụng cáp chéo để kết nối
trực tiếp PCs với Router.
- Để bắt đầu cấu hình cho từng thiết bị mạng, người quản trị cần hoạch
định trước các địa chỉ mạng. Sau đó, xác định các địa chỉ IP, Subnet Mask,
DefaultGateway, DNS cho các nút mạng.
- Ấn định địa chỉ IP cho từng máy tính trong mạng. Cách ấn định đã được
thực hiện trong Bài thực hành 2. Tuy nhiên, ở mô hình này chỉ cần kích chuột
vào biểu tượng PC, sau đó gán các địa chỉ cụ thể.

- Cấu hình Wireless Router Linksys theo Hình 5.35.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 84


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.35. Giao diện cấu hình cho thiết bị Wireless Router Linksys

- Cấu hình cho Router 1:


+/ Kích đúp chuột trên Router cần cấu hình, sau đó chuyển sang tab CLI để thực
hiện vào lệnh cấu hình trực tiếp chó Router (Xem Hình 5.36)

Giáo trình Mạng máy tính Trang 85


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Hình 5.36. Giao diện cấu hình Router1 ở giao diện CLI

+/ Tiếp tục thực hiện các lệnh gán địa chỉ IP cho các giao tiếp của Router như
sau:
R1>enable
R1#config terminal
R1(config)#interface serial 0/2/1
R1(config-if)#ip address 17.0.0.2 255.0.0.0
Ctrl +z
Write me

+/ Tương tự ta thực hiện cho tất cả các giao tiếp của Router 1 như sau:
interface FastEthernet0/0
ip address 192.168.1.3 255.255.255.0
shutdown
interface FastEthernet0/1
ip address 203.100.60.1 255.255.255.240
no shutdown
interface Serial0/2/0
ip address 18.0.0.1 255.0.0.0
interface Serial0/2/1
ip address 17.0.0.2 255.0.0.0
interface Serial0/3/0
ip address 14.0.0.1 255.0.0.0
+/ Sau khi ấn định địa chỉ IP cho các giao tiếp Serial, ta lưu ý ở từng giao tiếp
cần thực các lệnh
Clock rate 64000: Thiết lập băng thông truyền qua giao tiếp đó.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 86


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
No shutdown : Chuyển trạng thái của giao tiếp sang trạng thái hoạt động.
+/ Lưu lại cấu hình bằng tổ hợp phím ctrl +z và lệnh write me.
+/ Bước cuối cùng ta cần thiết lập định tuyến cho các Router ( ở bài thực hành
này ta sử dụng giao thức định tuyến RIP).
R1#config terminal
R1(config)# router rip
network 9.0.0.0
network 12.0.0.0
network 17.0.0.0
network 18.0.0.0
network 192.168.1.0
network 203.100.60.0
Đây là địa chỉ mạng của các mạng có kết nối với Router. Kết thúc, lưu ý
thực hiện lưu lại cấu hình cho thiết bị bằng tổ hợp phím ctrl +z và lệnh write
me.
Để kiểm tra quá trình thiết lập bảng định tuyến của Router, ta sử dụng
lệnh show ip route ( xem Hình 5.37).

Hình 5.37. Giao diện kiểm tra bảng định tuyến của Router1
- Cấu hình Router 2, Router3 tương tự như Router1. Kết quả thực hiện được như
sau:
+/ Router2:
interface FastEthernet0/0
ip address 172.10.1.1 255.255.0.0
interface FastEthernet0/1

Giáo trình Mạng máy tính Trang 87


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
interface Serial0/0
ip address 17.0.0.1 255.0.0.0
clock rate 64000
interface Serial0/1
ip address 16.0.0.1 255.0.0.0
router rip
network 9.0.0.0
network 10.0.0.0
network 16.0.0.0
network 17.0.0.0
network 172.10.0.0
network 192.168.1.0
+/ Router3:
interface FastEthernet0/0
ip address 11.0.0.1 255.0.0.0
interface FastEthernet0/1
ip address 192.168.1.2 255.255.255.0
interface Serial0/1/0
ip address 18.0.0.2 255.0.0.0
clock rate 64000
interface Serial0/1/1
ip address 16.0.0.2 255.0.0.0
clock rate 64000
router rip
network 10.0.0.0
network 11.0.0.0
network 12.0.0.0
network 13.0.0.0
network 16.0.0.0
network 18.0.0.0
network 192.168.1.0

5.4. Câu hỏi và bài tập:

Câu 1: Hãy trình bày vai trò và chức năng tầng liên kết dữ liệu?
Câu 2: Các kỹ thuật định danh nào được sử dụng trong mạng LAN?
Câu 3: Hãy trình bày địa chỉ IP, địa chỉ mạng, địa chỉ subnetmask, địa chỉ
default gateway?
Câu 4: Cách thức xác định địa chỉ mạng và trình bày hoạt động liên mạng thông
qua bộ giao thức liên mạng TCP/IP?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 88


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng
Câu 5: Hãy trình bày các giao thức cơ bản được sử dụng ở tầng mạng?
Câu 6: Hãy trình bày cách thức hoạt động của Router?
Câu 7: Các giải thuật chọn đường cơ bản nào được sử dụng để định tuyến các
gói tin trên mạng?
Câu 8: Hãy trình bày giao thức phân giải địa chỉ ARP và nêu ý nghĩa của nó?
Câu 9: Hãy nêu cách thức kiểm tra hoạt động mạng từng bước để đảm bảo hoạt
động liên mạng có kết nối Internet?
Câu 10: Thiết kế một mạng máy tính có kết nối Internet và trình bày hoạt động
mạng và các thiết bị sử dụng ở tầng mạng?

Bài tập 1. Cấu hình mạng sau đây đảm bảo hoạt động thông suốt? Và tìm hiểu
quá trình truyền dữ liệu đi qua giữa các nút.

Bài tập 2. Hãy cấu hình mạng sau đây và thực hiện kiểm tra nối thông từng
bước?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 89


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Bài tập 3. Hãy cấu hình mạng sau đây và thực hiện các chức năng truy cập web
giả lập có sẵn của Packet Tracer kiểm tra các máy chủ webserver?

Bài tập 4. Hãy cho biết điểm khác biệt cơ bản nào giữa cấu hình kết nối các
Router của Bài tập 3 với sơ đồ mạng sau đây? Giải thích?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 90


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 5. Tầng mạng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 91


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận

Chương 6: TẦNG GIAO VẬN

6.1. Vai trò và chức năng

Cung cấp dịch vụ tới

Đóng gói Ấn định địa chỉ

Chất lƣợng
Điều khiển
dịch vụ Độ tin cậy
Điều khiển kết nối nghẽn

Nhận dịch vụ từ

Hình 6.1. Vị trí và chức năng của tầng giao vận

Tầng này đảm bảo truyền tải dữ liệu giữa các quá trình. Dữ liệu gởi đi
được đảm bảo không có lỗi, theo đúng trình tự, không bị mất mát, trùng lắp. Đối
với các gói tin có kích thước lớn, tầng này sẽ phân chia chúng thành các phần
nhỏ trước khi gởi đi, cũng như tập hợp lại chúng khi nhận được.

6.2. Các dịch vụ cung cấp


- Xử lý tiến trình (Process – to – Process):
+/ Mô hình Client/Server
+/ Ấn định địa chỉ
+/ Ghép và tách
+/ Dịch vụ kết nối có định hướng và không kết nối
+/ Độ tin cậy và không tin cậy

Giáo trình Mạng máy tính Trang 92


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận

Hình 6.2. Hoạt động tiến trình tầng giao vận

- Số hiệu cổng trong quá trình truyền:

Hình 6.3. Sử dụng số hiệu cổng

- Địa chỉ IP và số hiệu cổng:

Số hiệu cổng đƣợc


chọn cho tiến trình

Địa chỉ IP của Host

Hình 6.4. Địa chỉ IP và số hiệu cổng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 93


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận

- Địa chỉ Socket:


Địa chỉ IP Số hiệu cổng

Địa chỉ Socket


Hình 6.5. Địa chỉ Socket

- Quá trình ghép/tách dữ liệu tại tầng giao vận:

Hình 6.6. Tách và ghép dữ liệu tầng giao vận

- Thiết lập kết nối:

Hình 6.7. Quá trình thiết lập kết nối tầng giao vận

Giáo trình Mạng máy tính Trang 94


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận
- Kết thúc kết nối:

Hình 6.8. Thiết lập kết nối tầng giao vận

- Điều khiển lỗi:

Lỗi được kiểm tra theo đường này ở tầng liên kết dữ liệu
Lỗi Không được kiểm tra theo đường này

Hình 6.9. Điều khiển lỗi liên quan đến Datalink

6.3. UDP (User Datagram Protocol)


UDP là dịch vụ không kết nối, giao thức không có độ tin cậy nó không
thực hiện điều khiển luồng và lỗi.
UDP (User Datagram Protocol) là một trong những giao thức cốt lõi của
giao thức TCP/IP. Dùng UDP, chương trình trên mạng máy tính có thể gởi
những dữ liệu ngắn được gọi là datagram tới máy khác. UDP không cung cấp sự
tin cậy và thứ tự truyền nhận mà TCP làm; các gói dữ liệu có thể đến không
đúng thứ tự hoặc bị mất mà không có thông báo. Tuy nhiên UDP nhanh và hiệu
quả hơn đối với các mục tiêu như kích thước nhỏ và yêu cầu khắt khe về thời
gian. Do bản chất không trạng thái của nó nên nó hữu dụng đối với việc trả lời
các truy vấn nhỏ với số lượng lớn người yêu cầu.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 95


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận
Bảng 6.1. Các cổng sử dụng giao thức UDP
Port Protocol Description
Echoes a received datagram back to the
7 Echo
sender
9 Discard Discards any datagram that is received
11 Users Active users
13 Daytime Returns the date and the time
17 Quote Returns a quote of the day
19 Chargen Returns a string of characters
53 Nameserver Domain Name Service
Server port to download bootstrap
67 Bootps
information
68 Bootpc Client port to download bootstrap information
69 TFTP Trivial File Transfer Protocol
111 RPC Remote Procedure Call
123 NTP Network Time Protocol
161 SNMP Simple Network Management Protocol
162 SNMP Simple Network Management Protocol (trap)

6.4. TCP (Transmission Control Protocol)


Giao thức TCP (Transmission Control Protocol - "Giao thức điều khiển
truyền vận") là một trong các giao thức cốt lõi của bộ giao thức TCP/IP. Sử
dụng TCP, các ứng dụng trên các máy chủ được nối mạng có thể tạo các "kết
nối" với nhau, mà qua đó chúng có thể trao đổi dữ liệu hoặc các gói tin. Giao
thức này đảm bảo chuyển giao dữ liệu tới nơi nhận một cách đáng tin cậy và
đúng thứ tự. TCP còn phân biệt giữa dữ liệu của nhiều ứng dụng (chẳng hạn,
dịch vụ Web và dịch vụ thư điện tử) đồng thời chạy trên cùng một máy chủ.
TCP hỗ trợ nhiều giao thức ứng dụng phổ biến nhất trên Internet và các
ứng dụng kết quả, trong đó có WWW, thư điện tử và Secure Shell.
Trong bộ giao thức TCP/IP, TCP là tầng trung gian giữa giao thức IP bên
dưới và một ứng dụng bên trên. Các ứng dụng thường cần các kết nối đáng tin
cậy kiểu đường ống để liên lạc với nhau, trong khi đó, giao thức IP không cung
cấp những dòng kiểu đó, mà chỉ cung cấp dịch vụ chuyển gói tin không đáng tin
cậy.
Thiết lập kết nối: Để thiết lập một kết nối, TCP sử dụng một quy trình bắt
tay 3 bước (3-way handshake) Trước khi client thử kết nối với một server, server
phải đăng ký một cổng và mở cổng đó cho các kết nối: đây được gọi là mở bị
động. Một khi mở bị động đã được thiết lập thì một client có thể bắt đầu mở chủ
động. Để thiết lập một kết nối, quy trình bắt tay 3 bước xảy ra như sau:

Giáo trình Mạng máy tính Trang 96


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận
- Client yêu cầu mở cổng dịch vụ bằng cách gửi gói tin SYN (gói tin
TCP) tới server, trong gói tin này, tham số sequence number được gán cho một
giá trị ngẫu nhiên X.
- Server hồi đáp bằng cách gửi lại phía client bản tin SYN-ACK, trong gói
tin này, tham số acknowledgment number được gán giá trị bằng X + 1, tham
số sequence number được gán ngẫu nhiên một giá trị Y
- Để hoàn tất quá trình bắt tay ba bƣớc, client tiếp tục gửi tới server bản
tin ACK, trong bản tin này, tham số sequence number được gán cho giá trị
bằng X + 1 còn tham số acknowledgment number được gán giá trị bằng Y + 1.
Tại thời điểm này, cả client và server đều được xác nhận rằng, một kết nối
đã được thiết lập.
Truyền dữ liệu: Một số đặc điểm cơ bản của TCP để phân biệt với UDP:
- Truyền dữ liệu không lỗi (do có cơ chế sửa lỗi/truyền lại)
- Truyền các gói dữ liệu theo đúng thứ tự
- Truyền lại các gói dữ liệu mất trên đường truyền
- Loại bỏ các gói dữ liệu trùng lặp
- Cơ chế hạn chế tắc nghẽn đường truyền

Hình 6.10. Quá trình truyền dữ liệu qua giao thức TCP

Số hiệu cổng: TCP sử dụng khái niệm số hiệu cổng (port number) để
định danh các ứng dụng gửi và nhận dữ liệu. Mỗi đầu của một kết nối TCP có
một số hiệu cổng (là số không dấu 16-bit) được gán cho ứng dụng đang nhận
hoặc gửi dữ liệu. Các cổng được phân thành ba loại cơ bản: nổi tiếng, được đăng
ký và động/cá nhân. Các cổng nổi tiếng đã được gán bởi tổ chức Internet
Assigned Numbers Authority(IANA) và thường được sử dụng bởi các tiến trình
mức hệ thống hoặc các tiến trình của root. Ví dụ: FTP (21), TELNET(23),
SMTP (25) và HTTP (80). Các cổng được đăng ký thường được sử dụng bởi các
ứng dụng người dùng đầu cuối (end user application) với vai trò các cổng phát
tạm thời (khi dùng xong thì hủy đăng ký) khi kết nối với server, nhưng chúng
cũng có thể định danh các dịch vụ có tên đã được đăng ký bởi một bên thứ ba.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 97


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận
Các cổng động/cá nhân cũng có thể được sử dụng bởi các ứng dụng người dùng
đầu cuối, nhưng không thông dụng bằng. Các cổng động/cá nhân không có ý
nghĩa gì nếu không đặt trong một kết nối TCP. Có 65535 cổng được chính thức
thừa nhận.
Bảng 6.2. Số hiệu cổng sử dụng giao thức TCP
Port Protocol Description
Echoes a received datagram back to the
7 Echo
sender
9 Discard Discards any datagram that is received
11 Users Active users
13 Daytime Returns the date and the time
17 Quote Returns a quote of the day
19 Chargen Returns a string of characters
20 FTP, Data File Transfer Protocol (data connection)
21 FTP, Control File Transfer Protocol (control connection)
23 TELNET Terminal Network
25 SMTP Simple Mail Transfer Protocol
53 DNS Domain Name Server
67 BOOTP Bootstrap Protocol
79 Finger Finger
80 HTTP Hypertext Transfer Protocol
111 RPC Remote Procedure Call

6.5. Điều khiển nghẽn và chất lượng dịch vụ


6.5.1. Điều khiển nghẽn
Bất cứ thiết bị mạng nào cũng đều có một giới hạn trên đối với số lượng
thông lượng mà thiết bị có thể quản lý. Giới hạn trên này luôn tăng dần dần
nhưng đôi khi có một số lần có quá nhiều dữ liệu được gửi đến thiết bị. Điều này
đặt ra cần biện pháp điều khiển tắc nghẽn.
Có nhiều lý thuyết về cách thực hiện tốt nhất vấn đề điều khiển tắc nghẽn,
hầu hết trong số các phương pháp đều khá phức tạp. Ý tưởng cơ bản trong tất cả
các phương pháp này là bạn muốn làm cho người gửi dữ liệu ganh đua đối với
các thông báo của họ để nó là những thông báo sẽ được chấp nhận trong thông
lượng. Thiết bị điều khiển tắc nghẽn muốn thực hiện điều này theo cách hạ thấp
số lượng toàn bộ dữ liệu mà nó đang nhận.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 98


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận

Tốc độ truyền
dữ liệu Độ dài vùng tốc
độ truyền cực đại

Tốc độ đỉnh

Tốc độ trung bình

Hình 6.11. Khả năng nghẽn có thể xảy ra trong quá trình truyền

Tốc độ truyền
dữ liệu

Hình 6.12. Truyền với tốc độ truyền thay đổi

Tốc độ truyền
dữ liệu

Hình 6.13. Truyền với tốc độ truyền thay đổi


Điều hòa tốc độ chống nghẽn qua bộ nhớ đệm:

Vào
Giao tiếp

Ra
Vào
Giao tiếp

Hàng đợi

Vào Ra
Giao tiếp

Hàng đợi

Ra
Hàng đợi

Giáo trình Mạng máy tính Trang 99


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận
Hình 6.14. Sử dụng bộ nhớ đệm

6.5.2. Chất lƣợng dịch vụ


- Chất lượng dịch vụ QoS cung cấp cho mạng được đề cập liên quan đến
các đòi hỏi thời gian thực với các lưu lượng có độ trễ, mất mát hay độ biến động
trễ (jitter). Băng thông sẽ được quản lý và sử dụng hiệu quả để có thể đáp ứng
những yêu cầu về chất lượng của các luồng lưu lượng. Mục tiêu của QoS là
cung cấp một số mức dự báo và điều khiển lưu lượng. Trong mạng máy tính,
QoS được đánh giá qua các tham số chính sau: Độ sẵn sàng của dịch vụ, độ trễ,
độ biến động trễ, thông lượng đường truyền và tỷ lệ tổn thất gói (packet loss
rate): tỷ lệ các gói bị mất, bị hủy, và bị lỗi khi đi trong mạng.
- Chất lượng dịch vụ được áp dụng cho từng luồng dữ liệu riêng biệt hoặc
một nhóm luồng Luồng được xác định dựa vào 5 thông tin: giao thức lớp vận
chuyển, địa chỉ IP nguồn, địa chỉ IP đích, chỉ số cổng nguồn, chỉ số cổng đích
- Sử dụng hàng đợi FIFO nâng cao chất lượng xử lý dữ liệu, chống nghẽn
và cải thiện chất lượng dịch vụ.

Xử lý
Dữ liệu đến Chuyển tiếp
Hàng đợi

Loại bỏ

Hình 6.15. Hàng đợi

- Độ ưu tiên giữa các hàng đợi liên quan đến loại dịch vụ (Type of
Services)
Bộ chuyển
giữa các
hàng đợi
Hàng đợi ưu tiên cao

Dữ liệu đến
Bộ phân loại Loại bỏ Xử lý
Chuyển tiếp

Hàng đợi ưu tiên thấp

Loại bỏ

Hình 6.16. Độ ƣu tiên của hàng đợi

Giáo trình Mạng máy tính Trang 100


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 6. Tầng giao vận

6.6. Câu hỏi và bài tập


Câu 1: Hãy trình bày vai trò và chức năng của tầng giao vận?
Câu 2: Các dịch vụ nào được cung cấp tại tầng giao vận?
Câu 3: Hãy trình bày số hiệu cổng và việc sử dụng cổng trong các tiến trình của
tầng giao vận?
Câu 4: Hãy trình bày quá trình thiết lập kết nối tầng giao vận?
Câu 5: Hãy trình bày các dịch vụ UDP, TCP được sử dụng phổ biến hiện nay?
Câu 6: Điều khiển nghẽn là gì?
Câu 7: Trình bày kỹ thuật điều khiển chất lượng dịch vụ thông qua việc sử dụng
hàng đợi?
Câu 8: Hiện tượng “cổ chai” xảy ra trong mạng là gì? Giải thích.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 101


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 7. Tầng ứng dụng

Chương 7. TẦNG ỨNG DỤNG

7.1. Hệ thống tên miền DNS


- Hệ thống tên miền DNS (Domain Name System): Cho phép thiết lập
một ánh xạ tương ứng giữa địa chỉ IP và một tên miền.
- Tên miền là một địa chỉ Internet, được cung cấp và quản lý bởi các hệ
thống đăng kí tên miền (Registrar) như InterNIC, VNNIC…
- Tên miền được tập hợp từ các mức, phân cách nhau bởi dấu chấm, ví dụ:
donga.edu.vn được tập hợp từ 3 mức donga; edu; vn. Trong đó mức đứng sau là
cha của mức đứng trước.
- Mỗi mức được quản lý và điều hành bởi một server phân giải tên miền
(DNS Server).

Hình 7.1. Kiến trúc hệ thống tên miền

- Kiến trúc hệ thống tên miền


+/ Server Gốc (root).
+/ Server quản lý tên miền cấp 1: Tên miền quốc gia, tên miền tổ chức
+/ Server quản lý tên miền cấp thấp hơn.
- DNS: nhớ tên thay vì địa chỉ IP

Giáo trình Mạng máy tính Trang 102


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 7. Tầng ứng dụng

Hình 7.2. Ví dụ về một số tên miền

- Cấu trúc CSDL tên miền:


+/ Kiến trúc tên miền không bắt buộc các tên miền phải tuân theo quy
cách đặt tên, tuy nhiên, chúng được quản lý một cách tập trung.
+/ Cú pháp của tên không cho biết đối tượng được đặt tên là gì: ví dụ
www.ptithcm.edu.vn là một máy tính, trong khi ptithcm.edu.vn lại là tên miền.

Hình 7.3. Cú pháp tên miền

- Nguyên tắc hoạt động của DNS Server


+/ DNS server đáp trả các yêu cầu xác định địa chỉ hoặc tên miền.
+/ Theo nguyên tắc, mỗi một yêu cầu phải được thực hiện theo chiều từ
trên xuống trong cấu trúc phân cấp của các DNS, tuy nhiên, làm như thế sẽ
khiến cho đường truyền bị chiếm dụng rất nhiều.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 103


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 7. Tầng ứng dụng
+/ Mỗi một máy tính phân giải tên/địa chỉ (ví dụ: gateway, router) phải có
khả năng liên lạc được với ít nhất một DNS.
+/ Nếu một DNS không phân giải được một tên hoặc địa chỉ, nó sẽ
chuyển địa chỉ ấy lên DNS ở mức cao hơn cho đến khi nào địa chỉ này được
phân giải thì thôi.

Hình 7.4. Ví dụ về phân giải tên miền www.yahoo.com

7.2. Hệ thống thư điện tử


- Email là các thông điệp điện tử được truyền đi trên mạng máy tính giữa
các thiết bị với nhau. Các thiết bị có thể là máy tính, điện thoại di động, PDAs,
và các thiết bị cầm tay khác. Ngoài ra, email cho phép đính kèm các tập tin văn
bản, hình ảnh, âm nhạc, video …
- Thuận tiện:
+/ Tiết kiệm thời gian hơn nhiều so với các hình thức thư truyền thống
+/ Đơn giản, dễ sử dụng
+/ Rẻ tiền, hỗ trợ nhiều người nhận đồng thời
- So sánh các hình thức truyền thông khác:
+/ Tin nhắn nhanh
+/ Web, blog, diễn đàn, nhóm tin tức
+/ Voice over IP, video conference
- Các thành phần : Mail Server và Mail Client.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 104


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 7. Tầng ứng dụng

Hình 7.5. Các giao thức Mail Client và mail Server

- Quá trình gửi và email: Người gử, Mail server của người gửi, Mail
server của người nhận và người nhận.

Hình 7.6. Quá trình gửi và nhận email

Giáo trình Mạng máy tính Trang 105


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 7. Tầng ứng dụng
+/ Gửi thư:
 To
 CC – Carbon Copy:
 BCC – Blind Carbon Copy:
 Tiêu đề
 Nội dung thư
 Đính kèm
 Chữ ký
+/ Nhận thư:
 Nhận
 Phúc đáp
 Chuyển tiếp
 Đánh dấu mở thư/chưa mở thư
 Spam mail

7.3. Hệ thống WWW


World Wide Web (www, Web rộng khắp thế giới, hay mạng toàn cầu),
còn được gọi tắt là Web, là một hệ thống các máy chủ Internet hỗ trợ các tài liệu
được định dạng một cách đặc biệt bằng một ngôn ngữ đánh dấu (markup) gọi là
HTML (HyperText Markup Language, ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản), hỗ trợ
các liên kết (link) tới các tài liệu khác, cũng như tới các file đồ họa, âm thanh và
video. Nghĩa là, các trang Web có tính tương tác, không chỉ có chữ mà còn chứa
đựng cả âm thanh, hình ảnh, phim,.. Bạn có thể nhảy phóc từ tài liệu này sang
tài liệu khác chỉ bằng động tác click chuột lên các điểm nóng (hot spot) trên tài
liệu đang mở.

Hình 7.7. Hệ thống WWW

Giáo trình Mạng máy tính Trang 106


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 7. Tầng ứng dụng
- Được phát minh bởi Tim Berners Lee (1989, CERN, CH) “cho phép
xem bất kì thông tin nào có thể truy cập được trên mạng bằng định danh tài
nguyên toàn cầu đơn duy nhất”. 1990 – Trình soạn thảo siêu văn bản. 1991 -
Máy chủ Web server (info.cern.ch), và trình duyệt web văn bản ra đời. 1993 –
Trình duyệt Mosaic phát triển bởi NCSA. 1994 – Hội đồng World Wide Web
(W3C) được sáng lập.
- WWW là hệ thống các website toàn cầu, trong đó các web site liên kết
với nhau thông qua các siêu liên kết. Một hay nhiều web site được đặt tại các
web server, xác định thông qua địa chỉ IP hay tên miền của web server đó (sử
dụng DNS để phân giải tên miền thành IP tương ứng).
- Mục đích: Cung cấp truy cập đến các tài nguyên mạng. Các tài nguyên
Web cũng như FTP, News,…Kết hợp nhiều dịch vụ với nhau.
- Tính chất: Là dịch vụ thông tin đa phương tiện, phân tán dựa trên nền
tảng siêu văn bản.
+/ Phân tán: Thông tin được đặt trên nhiều host khắp thế giới.
+/ Đa phương tiện: văn bản, hình ảnh, âm thanh, video
+/ Siêu văn bản: Các kỹ thuật siêu văn bản cho phép truy cập thông tin
thông qua các định danh tài nguyên.
- Tổ chức website:
+/ Cách bố trí các tài liệu, trang web
+/ Cung cấp cái nhìn tổng thể, rõ ràng về trang web
+/ Kết hợp trang web thành một chủ đề
- Cách thức tổ chức website:
+/ Thông qua thư mục con
+/ Thông qua các liên kết để kết nối các trang hợp lý

Hình 7.8. Tổ chức Website


- Thành phần chính: clients, servers, proxies

Giáo trình Mạng máy tính Trang 107


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 7. Tầng ứng dụng
+/ Client: gửi các yêu cầu, thể hiện các đáp ứng.
+/ Server: xử lý các yêu cầu và gửi các tài nguyên được yêu cầu
+/ Proxy: đóng vai trò trung gian cho server và client
- Thành phần khác: gateways, caches, …

Hình 7.9. Hoạt động của web

Hình 7.10. Hoạt động với proxy

- Client:
+/ Phần mềm người dùng
+/ Đảm nhận việc thiết lập kết nối đến server để gửi các yêu cầu và xử lý
các đáp ứng
+/Phân loại: Trình duyệt (MS IE, Mozilla, Chrome, Amaya, ...),
spider/robot hay các chương trình khác có thể liên lạc với server.
- Server:

Giáo trình Mạng máy tính Trang 108


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 7. Tầng ứng dụng
+/Được sử dụng để đặt các website, truy cập thông qua địa chỉ IP hay tên
miền/
+/ Một chương trình có nhiệm vụ: Phản hồi cho một kết nối TCP đến và
cung cấp tài nguyên, dịch vụ cho client. Kết nối đến các server cơ sở dữ liệu,
server ứng dụng khác.
+/ Web site = host + Web server + các tài liệu (được truy cập qua hệ
thống tập tin)
Ví dụ: IIS, Apache, Tomcat…
- Proxy:
+/ Đóng vai trò trung gian giữa client và server
+/ Thực hiện các truy vấn cho client
+/ Thường được tích hợp chức năng cache
+/ Chức năng: Gửi các yêu cầu từ nhiều client đến server, lưu trữ đệm,
Chuyển đổi các yêu cầu/ đáp ứng, lọc các yêu cầu/ đáp ứng.
- URL – Định danh tài nguyên Internet
+/ URL là định danh duy nhất cho các tài nguyên trên Internet
+/ Xác định: Các thức truy cập tài nguyên  giao thức và xác định vị trí
chứa tài nguyên  máy tính + tài liệu
+/ Cú pháp: protocol://host_name[:port_num][/path][/file_name]
Ví dụ: http://www.donga.edu.vn/index.php
- Thủ tục kết nối trên WWW

Hình 7.11. Phƣơng thức kết nối WWW

Giáo trình Mạng máy tính Trang 109


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 7. Tầng ứng dụng
7.4. Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Hãy trình bày kiến trúc của hệ thống tên miền?
Câu 2: Hãy trình bày nguyên tắc hoạt động của máy chủ tên miền DNS Server?
Câu 3: Hãy trình bày các thành phần cơ bản của hệ thống thư điện tử?
Câu 4: Hãy trình bày nguyên tắc hoạt động gửi và nhận thư điện tử?
Câu 5: Hệ thống WWW là gì? Cách thức tổ chức website?
Câu 6: Định danh URL là gì? URL có duy nhất hay không?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 110


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 8. Đa phƣơng tiện

Chương 8. ĐA PHƢƠNG TIỆN


8.1. Các khái niệm về đa phương tiện (Multimedia)
Trên môi trường mạng Internet, audio và video phải được chuyển sang
dạng dữ liệu số. Quá trình số hóa tạo ra luồng dữ liệu số có dung lượng số, để
đảm bảo chất lượng các dịch vụ audio/video trên mạng Internet thì yêu cầu kênh
truyền phải có tốc độ tương đối lớn.
Ví dụ nếu ta sử dụng video có độ phân giải 1024x768pixels và sử dụng
24bit để đại diện cho các pixel trong TV màu thì chúng ta cần đường truyền có
tốc độ: 2 x 5 x 1024 x 768 x 24 = 944 Mbps.
Điều đó cho ta thấy rằng, để truyền được các dịch vụ audio/video trên
kênh truyền tốc độ thấp ta phải thực hiện các kỹ thuật nén audio và video.
Để nén audio, ta có kỹ thuật nén MP3 cho các tốc độ dữ liệu 96Kbps,
128Kps và 160Kbps. Nén video ta có các kỹ thuật nén JPEG (Joint Photographic
Experts Group) và MPEG ( Moving Picture Experts Group) được dùng phổ
biến.
Ta có thể phân chia các dịch vụ video và audio trên Internet thành 03
nhóm như Hình 8.1 như sau:

Hình 8.1. Các nhóm Internet Audio/Video

8.2. Streaming Stored Audio/Video


Đối với Streaming Stored Audio/Video ta có bốn cách tiếp cận khác nhau:
Sử dụng Webserver, Webserver với Metafile, Media Server và Media Server với
RTSP (Real-Time Streaming Protocol).
- Sử dụng Webserver:
Các file audio/video được nén có thể tải về như các loại file khác. Client
(browser) có thể sử dụng các dịch vụ của HTTP gửi thông điệp GET yêu cầu tải
về các file này. Các máy chủ Webserver thực hiện gửi các file đến trình duyệt
của client. Trình duyệt client sử dụng các trình ứng dụng như media player để
thực hiện file.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 111


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 8. Đa phƣơng tiện

Hình 8.2. Sử dụng Webserver

- Sử dụng Webserver với Metafile: Sử dụng các chương trình media


player kết nối trực tiếp đến máy chủ Webserver để tải về các file audio/video.
Máy chủ lưu trữ hai dạng file: File audio/video và File metafile chứa các thông
tin về file audio/video. Quá trình được thực hiện qua năm bước như hình vẽ 8.3.

Hình 8.3. Sử dụng Web server cùng metafile


- Sử dụng Media Server: Theo cách tiếp cận sử dụng Webserver với
Metafile thì trình duyệt và Media player cùng sử dụng các dịch vụ HTTP. HTTP
được thiết kế thực hiện trên nền TCP, TCP sẽ truyền lại các segment bị lỗi hoặc
bị phá huỷ trên đường truyền làm giảm tốc độ và tính liên tục của dòng dữ liệu

Giáo trình Mạng máy tính Trang 112


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 8. Đa phƣơng tiện
audio/video. Do đó cần có Media server riêng biệt thực hiện tren nền UDP. Xem
hình 8.4

Hình 8.4. Sử dụng Media server

Quá trình truy cập được diễn ra qua 5 bước như sau:
 Bước 1: HTTP Client truy cập Webserver thông qua thông điệp GET
 Bước 2: Thông tin Metafile được đáp ứng từ Webserver
 Bước 3: Metafile được chuyển tiếp đến chương trình Media player
 Bước 4: Chương trinh Media player sử dụng URL có trong Metafile để
truy cập đến Media server thực hiện tải file. Quá trình tải file được thực
hiện trên nền UDP
 Bước 5: Media server đáp ứng yêu cầu của Media player
- Sử dụng Media server với RTSP: RTSP (Real_Time Streaming Protocol)
được thiết kế bổ sung thêm các chức năng xử lý luồng. Sử dụng RTSP, chúng ta
có thể điều khiển chạy chương trình audio/video. Quá trình truy cập Media
server được thực hiện qua 9 bước theo hình 8.5.
 Bước 1: HTTP Client truy cập Webserver thông qua thông điệp GET
 Bước 2: Thông tin Metafile được đáp ứng từ Webserver
 Bước 3: Metafile được chuyển tiếp đến chương trình Media player
 Bước 4: Chương trinh Media player gửi thông điệp SETUP để thiết lập
kết nối với Media server.
 Bước 5: Media server đáp ứng yêu cầu của Media player

Giáo trình Mạng máy tính Trang 113


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 8. Đa phƣơng tiện
 Bước 6: Chương trình Media player gửi thông điệp PLAY để bắt đầu thực
hiện và tải về.
 Bước 7: File audio/video được tải về trên nền giao thức UDP
 Bước 8: Kết nối được huỷ thông qua thông điệp TEADOWN từ Media
player
 Bước 9: Media server đáp ứng yêu cầu của Media player

Hình 8.5. Sử dụng Media server và RTSP (Real-Time Streaming Protocol)

8.3. Streaming live audio/video


Streaming live audio/video tương tự với các chương trình vô tuyến, truyền
hình , thực hiện trên môi trường Internet thay vì phát quảng bá thông qua môi
trường không khí. Sử dụng Streaming live audio/video cũng tương tự với
Streaming stored audio/video. Cả hai hình thức trên đều chấp nhận độ trễ và
không phát lại. Tuy nhiên có sự khác biệt. Trong cách tiếp cận Streaming stored
audio/video sử dụng phương thức truyền unicast và theo yêu cầu. Còn đối với
Streaming live audio/video sử dụng phương thức truyền multicast và trực tiếp.
Streaming live audio/video phù hợp với các dịch vụ multicast trên nền IP,
sử dụng các giao thức UDP và RTP (Real-Time Transport Protocol).

Giáo trình Mạng máy tính Trang 114


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 8. Đa phƣơng tiện
8.4. Real-Time interactive audio/video
Một số dịch vụ yêu cầu thời gian thực như điện thoại Internet hoặc Voice
trên trên nền IP và nhiều loại ứng dụng khác nhau trên môi trường mạng như hội
nghị truyền hình…Do đó giao thức RTP được xây dựng để xử lý lưu lượng với
thời gian thực và nó cũng được sử dụng trên nền UDP và sử dụng kỹ thuật đóng
dấu thời gian (Timestamp). Xem hình 8.6 và 8.7.

Hình 8.6. Timestamp

Hình 8.7. Giao thức RTP

8.5. Câu hỏi và bài tập


Câu 1: Đa phương tiện là gì? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 2: Các ứng dụng đa phương tiện trên nền Internet có những đặc thù khác
biệt nào so với vô tuyến truyền hình?
Câu 3: Vì sao sử dụng đa phương tiện trên nền Internet, các dữ liệu audio/video
phải được nén?
Câu 4: Hãy trình bày các kỹ thuật nén dữ liệu audio/video?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 115


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 8. Đa phƣơng tiện
Câu 5: Các anh (chị) đã tiếp cận với những dịch vụ đa phương tiện trên môi
trường mạng Internet? Cho ví dụ minh hoạ?
Câu 6: Hãy so sánh sự khác biệt cơ bản của các giao thức RTP và RTSP?
Câu 7: Hãy so sánh dịch vụ Streaming stored audio/video với Streaming live
audio/video?
Câu 8: Các dịch vụ hội nghị truyền hình và Voice over IP được thực hiện trên
những kỹ thuật cơ bản nào?
Câu 9: Hãy nêu một số dịch vụ đa phương tiện yêu cầu về thời gian thực? cho
ví dụ minh hoạ?
Câu 10: Theo anh (chị) dịch vụ Streaming live audio/video có thực hiện được
trên nền TCP không?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 116


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 9. Mã khoá công khai (PKI)

Chương 9. MÃ KHOÁ CÔNG KHAI

9.1. Các kỹ thuật mã hoá


Trong hầu hết lịch sử mật mã học, khóa dùng trong các quá trình mã hóa và giải
mã phải được giữ bí mật và cần được trao đổi bằng một phương pháp an toàn
khác (không dùng mật mã) như gặp nhau trực tiếp hay thông qua một người đưa
thư tin cậy. Vì vậy quá trình phân phối khóa trong thực tế gặp rất nhiều khó
khăn, đặc biệt là khi số lượng người sử dụng rất lớn.
Mã khóa công khai đã giải quyết được vấn đề này vì nó cho phép người dùng
gửi thông tin mật trên đường truyền không an toàn mà không cần thỏa thuận
khóa từ trước. Thuật toán mã khóa công khai được thiết kế đầu tiên bởi James
H. Ellis, Clifford Cocks, và Malcolm Williamson tại Anh vào đầu thập kỷ 1970.
Thuật toán sau này được phát triển và biết đến dưới tên Diffie-Hellman, và là
một trường hợp đặc biệt của RSA. Năm 1976, Whitfield Diffie và Martin
Hellman công bố một hệ thống mật mã hóa khóa bất đối xứng trong đó nêu ra
phương pháp trao đổi khóa công khai. Thuật toán đầu tiên cũng được Rivest,
Shamir và Adleman tìm ra vào năm 1977 tại MIT, được công bố vào năm 1978
và có tên là RSA. RSA sử dụng phép toán tính hàm mũ môđun (môđun được
tính bằng tích số của 2 số nguyên tố lớn) để mã hóa và giải mã cũng như tạo ra
chữ ký số. An toàn của thuật toán được đảm bảo với điều kiện là không tồn tại
kỹ thuật hiệu quả để phân tích một số rất lớn thành thừa số nguyên tố.
Kể từ thập kỷ 1970, đã có rất nhiều thuật toán mã hóa, tạo chữ ký số, thỏa thuận
khóa.. được phát triển. Các thuật toán như ElGamal do Netscape phát triển hay
DSA do NSA và NIST cũng dựa trên các bài toán lôgarit rời rạc tương tự như
RSA. Vào giữa thập kỷ 1980, Neal Koblitz bắt đầu cho một dòng thuật toán mới
phức tạp hơn nhưng lại giúp làm giảm khối lượng tính toán đặc biệt khi khóa có
độ dài lớn.

9.2. Mã hoá và giải mã PKI


9.2.1. Cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI)
Public Key Infrastructure (PKI) là một hệ thống cung cấp việc tạo và quản
lý khóa công khai cho người sử dụng để mã hoá, xác định danh tính, sự riêng tư,
và tính không chối bỏ của các thông điệp dữ liệu. Do đó PKI cung cấp một
phương pháp bảo mật để trao đổi các thông tin nhậy cảm qua một mạng không
bảo mật.
PKI sử dụng công nghệ là mã khoá công khai trong đó khoá công khai
được công bố với một chứng thực dạng số, gọi là chứng thư số, chứa các thông
tin xác định duy nhất một cá nhân hay tổ chức nào đó (ví dụ như tên, e-mail,
ngày chứng thực, tên của cơ quan chứng thực). Một chứng thư tiêu biểu gồm các
thành phần sau:

Giáo trình Mạng máy tính Trang 117


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 9. Mã khoá công khai (PKI)
- Khóa công khai;
- Tên: có thể là tên người, máy chủ hoặc tổ chức;
- Thời hạn sử dụng;
- Địa chỉ URL của trung tâm thu hồi chứng thực (để kiểm tra).
Sử dụng chứng thư số, chúng ta có thể ký điện tử các bản tin để bảo vệ
tính toàn vẹn cho thông tin trong bản tin đó và đạt được sự công nhận tham gia
khởi tạo mang tính pháp lý của người gửi.
9.2.2. Các thành phần cơ bản PKI
Khung PKI bao gồm các chính sách về bảo mật, chính sách hoạt động, các
dịch vụ bảo mật, các giao thức tương tác hỗ trợ việc sử dụng mã hoá khoá công
khai cho việc quản lý khoá và chứng chỉ số. Các thành phần cơ bản của một Cơ
sở hạ tầng khóa công khai bao gồm:
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số gốc (RootCA)
- Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số (CA)
- Tổ chức đăng ký (RA)
- Thuê bao
- Người dùng cuối
Trong một hệ thống PKI, các chứng thư số được cung cấp bởi các CA. Hỗ
trợ cho các tổ chức này có các tổ chức đăng ký RA để thực hiện các giao dịch
giấy tờ với người đăng ký sử dụng chứng thư số. Các hoạt động của CA và RA
được quản lý bởi các chính sách phù hợp gọi là Chính sách chứng thực (CP) và
Quy chế chứng thực (CPS).
RootCA cung cấp chứng thư số cho các CA dưới quyền. Quy trình này
được thực hiện qua các bước chính sau:
- Kiểm tra khả năng và sự đáng tin cậy của nhà cung cấp
- Thông qua các Chính sách chứng thực và Quy chế chứng thực của các tổ
chức đăng ký cung cấp chứng thư số.
- Tạo cặp khóa và chứng thư số cho các tổ chức đăng ký cung cấp chứng
thư số.
- Thực hiện dịch vụ thư mục đăng danh sách các chứng chỉ để truy nhập
và kiểm tra.
Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số khi có được chứng thư số
của hệ thống RootCA cấp phát và quản lý các chứng thư số cho người sử dụng.
Trong một giao dịch điện tử, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số
đóng vai trò là bên thứ ba, được cả hai tham gia giao dịch tin tưởng là quá trình
trao đổi thông tin an toàn. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số có
các chức năng sau:

Giáo trình Mạng máy tính Trang 118


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 9. Mã khoá công khai (PKI)
- Tạo cặp khóa cho thuê bao.
- Tạo chứng thư của thuê bao.
- Ký chứng thư.
- Duy trì trực tuyến CSDL chứng thư số.
9.2.3. Một số kiến trúc PKI
Kiến trúc PKI thường được hiểu là mô hình tổ chức các CA để tạo nên sự
tin tưởng của người sử dụng. Có một số kiểu kiến trúc PKI chính như kiến trúc
đơn, kiến trúc phân cấp và kiến trúc hỗn tạp. Mỗi một kiến trúc khác biệt với các
kiến trúc loại khác theo số các CA trong hệ thống PKI, và mối quan hệ giữa các
cơ quan trong một PKI có nhiều CA
- Kiến trúc đơn là mô hình cơ bản nhất của KPI chứa chỉ một CA duy
nhất. Tất cả các người sử dụng của Cơ sở hạ tầng khoá công khai để đặt sự tin
tưởng của họ vào CA này. CA này có trách nhiệm xử lý mọi yêu cầu về chứng
chỉ số.
- Kiến trúc CA phân cấp được thiết kế với các quan hệ CA trực thuộc, tất
cả người dùng tin một CA gốc duy nhất hay còn gọi là RootCA. CA gốc này chỉ
cấp chứng chỉ cho các CA dưới quyền còn các CA dưới quyền có thể cấp cho
người dùng hay các CA dưới quyền khác. Trong kiến trúc này mọi đường dẫn
chứng thực bắt đầu bởi khóa công khai của Root CA này.
- Kiến trúc hỗn tạp có các CA có thể được kết nối với các chứng thực
giao chéo tạo thành một mạng tin tưởng (web of trust) trong đó các thực thể cuối
có thể chọn để tin bất cứ CA nào trong PKI này. Mô hình tin tưởng này không
hoạt động tốt trong môi trường thương mại điện tử dựa trên Internet vì mỗi thực
thể phải tự xác định xem bên giao dịch với mình có đáng tin cậy hay không.
9.2.4. Mã hoá và giải mã PKI
- Thông tin có thể được mã hoá và giải mã thông qua mã khoá đối xứng.
Xem hình 9.1.

Hình 9.1. Mã khoá đối xứng

Giáo trình Mạng máy tính Trang 119


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 9. Mã khoá công khai (PKI)
- Thông tin cũng có thể được mã hoá thông qua mã khoá công khai. Có
hai khoá được sử dụng: Một khoá riêng và một khoá công khai. Khoá riêng được
giữ bởi người nhận, khoá công khai được công bố công khai.

Hình 9.2. Mã khoá công khai


Khoá công khai có thể được sử dụng ký xác nhận trong văn bản. Tuy
nhiên, vai trò của khoá riêng và khoá công khai khác nhau ở đây. Bộ phát thực
hiện mã khoá riêng của nó (ký xác nhận) như chữ ký của người gửi vào văn bản.
Ngược lại, bộ nhận sử dụng khóa công khai của bộ phát để giải mã thông tin
giống như người nhận kiểm tra bộ nhớ về chữ kỹ của người gửi. Xem hình 9.3.

Hình 9.3. Ký xác nhận văn bản


Quá trình mã khoá và giải mã được thực hiện thông qua hình 9.4.

Hình 9.4. Tiến trình mã hoá thông tin


Bộ phát thực hiện gửi thông tin đã mã hoá theo hình 9.5.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 120


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 9. Mã khoá công khai (PKI)

Hình 9.5. Thông tin mã hoá thực hiện bên bộ phát

Bộ thu thực hiện quá trình giải mã thông tin theo hình 9.6

Hình 9.6. Giải mã thông tin bên nhận

9.3. Ứng dụng của PKI


Mã khóa công khai được ứng dụng hiệu quả trong việc đảm bảo an ninh
thông tin cho các giáo dịch điện tử. Mã khóa công khai cho phép người sử dụng
trao đổi các thông tin mật mà không cần phải trao đổi các khóa chung bí mật
trước đó. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một cặp khóa có quan hệ
toán học với nhau. Một khoá được gọi là khoá công khai, một được gọi là khoá
bí mật. Khoá công khai được công bố rộng rãi, trong đó khoá bí mật được giữ
bởi cá nhân được cung cấp khoá. Trong hai khóa, một dùng có thể được dùng để
mã hóa bản tin và khóa còn lại dùng để giải mã. Điều quan trọng đối với hệ
thống là không thể tìm ra khóa bí mật nếu chỉ biết khóa công khai.

Giáo trình Mạng máy tính Trang 121


Trƣờng Đại học Đông Á Chƣơng 9. Mã khoá công khai (PKI)
Thuật ngữ mã khóa bất đối xứng thường được dùng đồng nghĩa với mã
khóa công khai mặc dù hai khái niệm không hoàn toàn tương đương. Có những
thuật toán mã khóa bất đối xứng không có tính chất khóa công khai và khóa bí
mật như đề cập ở trên mà cả hai khóa (cho mã hóa và giải mã) đều cần phải giữ
bí mật.
Hệ thống mã hóa khóa công khai có thể sử dụng với các mục đích:
- Mã hóa: giữ bí mật thông tin và chỉ có người có khóa bí mật mới giải
mã được.
- Tạo chữ ký số: cho phép kiểm tra một văn bản có phải đã được tạo với
một khóa bí mật nào đó hay không.
- Thỏa thuận khóa: cho phép thiết lập khóa dùng để trao đổi thông tin
mật giữa hai bên.
Thông thường, các kỹ thuật mật mã hóa khóa công khai đòi hỏi khối
lượng tính toán nhiều hơn các kỹ thuật mã hóa khóa đối xứng nhưng những lợi
điểm mà chúng mang lại khiến cho chúng được áp dụng trong nhiều ứng dụng.
- Ứng dụng của mã khóa công khai trong bảo mật: một văn bản được
mã hóa bằng khóa công khai của một người sử dụng thì chỉ có thể giải mã với
khóa bí mật của người đó.
- Ứng dụng của mã khóa công khai trong chứng thực: Một người sử
dụng có thể mã hóa văn bản với khóa bí mật của mình. Nếu một người khác có
thể giải mã với khóa công khai của người gửi thì có thể tin rằng văn bản thực sự
xuất phát từ người gắn với khóa công khai đó.
Mã khoá đối xứng cần có một đơn vị thứ ba phân phối khoá bí mật, do đó
mất đi tính bảo mật.

9.4. Câu hỏi và bài tập


Câu 1: Hãy trình bày vai trò và chức năng của mã khoá công khai PKI?
Câu 2: Các lĩnh vực ứng dụng PKI mà các anh (chị) đã biết? cho ví dụ minh
hoạ?
Câu 3: Hãy tìm kiếm thông tin trên Internet về các nhà cung cấp các dịch vụ
chứng thực PKI?
Câu 4: Vì sao mã khoá đối xứng mất đi tính bảo mật? giải thích?
Câu 5: hãy trình bày quá trình mã hoá và giải mã khoá công khai?

Giáo trình Mạng máy tính Trang 122


Trƣờng Đại học Đông Á Danh mục các hình vẽ

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ


Hình 1.1. Các sơ đồ mạng LAN ................................................................................................. 3
Hình 1.2. Sơ đồ mạng hình sao (Star Topology) ........................................................................ 3
Hình 1.3. Sơ đồ mạng hình BUS (BUS Topology) .................................................................... 4
Hình 1.4. Sơ đồ mạng vòng (Ring Topology) ............................................................................ 5
Hình 1.5. Sơ đồ một mạng MAN điển hình ............................................................................... 6
Hình 1.6. Sơ đồ mạng WAN điển hình ...................................................................................... 6
Hình 1.7. Các dịch vụ mạng Internet .......................................................................................... 7
Hình 2.1. Các tầng trong mô hình OSI ..................................................................................... 10
Hình 2.2. Mô hình TCP/IP........................................................................................................ 12
Hình 2.3. Giao thức tương ứng giữa các tầng trong mô hình TCP/IP ...................................... 13
Hình 2.4. Đóng gói dữ liệu trong mô hình TCP/IP .................................................................. 13
Hình 2.5. Biểu diễn liên mạng sử dụng repeater ...................................................................... 15
Hình 2.6. Biểu diễn liên mạng sử dụng Bridge ........................................................................ 15
Hình 2.7. Biểu diễn liên mạng sử dụng Router ........................................................................ 16
Hình 3.1. Mô hình truyền dữ liệu tầng vật lý ........................................................................... 17
Hình 3.2. Tín hiệu tương tự và tín hiệu số................................................................................ 18
Hình 3.3. Truyền đơn công ....................................................................................................... 18
Hình 3.4. Truyền bán song công............................................................................................... 19
Hình 3.5. Truyền song công ..................................................................................................... 19
Hình 3.6. Kiểu kết nối điểm – điểm ......................................................................................... 19
Hình 3.7. Kiểu kết nối đa điểm ................................................................................................. 20
Hình 3.8. Cáp đồng trục............................................................................................................ 20
Hình 3.9. Các họ cáp đồng trục ................................................................................................ 21
Hình 3.10. Đầu nối cáp đồng trục loại nhỏ .............................................................................. 21
Hình 3.11. Đầu nối cáp đồng trục loại lớn ............................................................................... 22
Hình 3.12. Đầu nối cáp xoắn đôi .............................................................................................. 22
Hình 3.13. Cáp sợi quang ......................................................................................................... 23
Hình 3.14. Các đầu nối cáp sợi quang ...................................................................................... 24
Hình 3.15. Truyền vô tuyến có hướng ...................................................................................... 24
Hình 3.16. Truyền vô tuyến vô hướng ..................................................................................... 24
Hình 3.17. Truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin vệ tinh ....................................................... 25
Hình 3.18. Cấu trúc mạng PSTN .............................................................................................. 25
Hình 3.19. Thiết lập kênh truyền qua mạng điện thoại công cộng ........................................... 25
Hình 3.20. Truyền dữ liệu qua mạng điện thoại ....................................................................... 26
Hình 3.21. Sử dụng băng tần trong đường dây điện thoại ........................................................ 26
Hình 3.22. Phân chia tín hiệu trên đường dây điện thoại ......................................................... 27
Hình 3.23. Tín hiệu ADSL truyền qua đường dây điện thoại .................................................. 27
Hình 4.1. Vị trí và chức năng của tầng liên kết dữ liệu ............................................................ 29
Hình 4.2. Phân chia tầng Liên kết dữ liệu theo IEEE ............................................................... 29
Hình 4.3. Sử dụng địa chỉ MAC trong tầng liên kết dữ liệu..................................................... 30
Hình 4.4. Các tiêu chuẩn mạng LAN theo IEEE ...................................................................... 30
Hình 4.5. Lỗi đơn bit ................................................................................................................ 31
Hình 4.6. Lỗi đa bit ................................................................................................................... 31
Hình 4.7. Sử dụng phần dư trong xác định lỗi tầng 2 ............................................................... 31
Hình 4.8. Các phương thức phát hiện lỗi .................................................................................. 32
Hình 4.9. Kiểm tra parity đơn giản ........................................................................................... 32
Hình 4.10. Kiểm tra parity hai chiều ........................................................................................ 32

Giáo trình Mạng máy tính Trang 123


Trƣờng Đại học Đông Á Danh mục các hình vẽ
Hình 4.11. Bộ tạo lập và bộ kiểm tra CRC ............................................................................... 33
Hình 4.12. Bộ tạo lập CRC ....................................................................................................... 34
Hình 4.13. Bộ kiểm tra CRC .................................................................................................... 34
Hình 4.14. Bộ chia theo hàm đa thức ....................................................................................... 35
Hình 4.15. Kiểm tra tổng .......................................................................................................... 35
Hình 4.16. Đơn vị dữ liệu và Checksum .................................................................................. 36
Hình 4.17. Sử dụng mã Hamming trong sử lỗi dữ liệu 7 bit .................................................... 37
Hình 4.18. Tính toán các bit trong mã Hamming ..................................................................... 37
Hình 4.19. Sửa lỗi theo Hamming ............................................................................................ 37
Hình 4.20. Sửa lỗi đa bit sử dụng mã Hamming ...................................................................... 38
Hình 4.21. Giao thức truyền STOP-AND-WAIT ARQ ........................................................... 38
Hình 4.22. Trong trường hợp khung bị phá hủy hoặc mất ....................................................... 39
Hình 4.23. Cửa sổ trượt bên phát.............................................................................................. 40
Hình 4.24. Cửa sổ trượt bên thu ............................................................................................... 40
Hình 4.25. Go-Back-N ARQ, hoạt động bình thường .............................................................. 40
Hình 4.26. Go-Back-N ARQ, trong trương hợp mất khung ..................................................... 41
Hình 2.27. Các giao thức truy cập ............................................................................................ 41
Hình 4.28. Quá trình phát triển của các phương pháp truy cập ngẫu nhiên ............................. 42
Hình 4.29. Mạng ALOHA ........................................................................................................ 42
Hình 4.30. Xung đột trong CSMA ........................................................................................... 43
Hình 4.31. Các lớp con trong tầng liên kết dữ liệu ................................................................... 45
Hình 4.32. NIC theo chuẩn PCI và ISA .................................................................................. 46
Hình 4.33. Cầu nối (Bridge) ..................................................................................................... 47
Hình 4.34. Hoạt động của Bridge ............................................................................................. 47
Hình 3.35. Thiết bị Switch....................................................................................................... 48
Hình 3.36. Switch hỗ trợ chế độ giao tiếp song công ............................................................... 49
Hình 3.37. Switch hỗ trợ điều hòa tốc độ ................................................................................. 49
Hình 4.38. Bộ hoán chuyển nhóm làm việc ............................................................................. 49
Hình 4.39. Bộ hoán chuyển nhánh mạng.................................................................................. 50
Hình 4.40. Bộ hoán chuyển xương sống .................................................................................. 50
Hình 4.41. Bộ hoán chuyển đối xứng ....................................................................................... 50
Hình 4.42. Bộ hoán chuyển bất đối xứng ................................................................................ 51
Hình 4.43. Mô hình mạng LAN vô tuyến cơ sở ....................................................................... 52
Hình 4.44. Mô hình mạng LAN vô tuyến mở rộng .................................................................. 52
Hình 4.45. Tầng vật lý của LAN vô tuyến ............................................................................... 53
Hình 4.46. Mô hình kết nối Bluetooth Piconet ......................................................................... 54
Hình 4.47. Mô hình kết nối Bluetooth với các Piconet ............................................................ 55
Hình 4.48. Vị trí chuyển mạch liên kết dữ liệu ........................................................................ 55
Hình 4.49. Dữ liệu tầng liên kết dữ liệu ................................................................................... 56
Hình 4.50. Bộ nhận dạng kênh ảo ............................................................................................ 56
Hình 4.51. Chuyển mạch theo Datagram ................................................................................. 56
Hình 4.52. Mạng chuyển mạch sử dụng Frame Relay Network .............................................. 57
Hình 5.1. Vị trí và chức năng tầng mạng.................................................................................. 58
Hình 5.2. Hoạt động liên mạng tầng mạng ............................................................................... 59
Hình 5.3. Xử lý dữ liệu tầng mạng tại nguồn ........................................................................... 60
Hình 5.4. Xử lý trong tầng mạng tại các router ........................................................................ 60
Hình 5.5. Lớp mạng xử lý dữ liệu đến đích nhận ..................................................................... 61
Hình 5.6. Địa chỉ IP .................................................................................................................. 61
Hình 5.7. Chuyển đổi thập phân ↔ nhị phân ........................................................................... 62
Hình 5.8. Các lớp địa chỉ IP ..................................................................................................... 62
Hình 5.9. Địa chỉ IP lớp A ........................................................................................................ 63

Giáo trình Mạng máy tính Trang 124


Trƣờng Đại học Đông Á Danh mục các hình vẽ
Hình 5.10. Địa chỉ IP lớp B ...................................................................................................... 63
Hình 5.11. Địa chỉ IP lớp C ...................................................................................................... 64
Hình 5.12. Ví dụ về địa chỉ IP ................................................................................................. 65
Hình 5.13. Kết nối liên mạng qua các Router .......................................................................... 66
Hình 5.14. Các đường đi khác nhau trong liên mạng tầng 3 .................................................... 67
Hình 5.15. Liên mạng tầng mạng ............................................................................................. 67
Hình 5.16. Các giao thức bên trong và bên ngoài .................................................................... 70
Hình 5.17. Hoạt động của Router ............................................................................................. 71
Hình 5.19. Các giao thức tầng mạng ........................................................................................ 72
Hình 5.20 . Định dạng IP Datagram ......................................................................................... 72
Hình 5.21. Multiplexing ........................................................................................................... 72
Hình 5.22. Kết nối bằng cáp Rollover ...................................................................................... 73
Hình 5.23. Thiết lập các thông số để cấu hình thiết bị qua cáp Rollover ................................. 73
Hình 5.24. Một số loại cáp Serial ............................................................................................. 74
Hình 5.25. Cáp UTP và đầu bấm RJ45..................................................................................... 74
Hình 5.26. Triển khai sơ đồ mạng ............................................................................................ 75
Hình 5.27. Kiểm tra card mạng ................................................................................................ 77
Hình 5.28. Nhận diện qua màu đặc trưng ................................................................................. 78
Hình 5.29. Cài đặt giao thức TCP/IP ........................................................................................ 79
Hình 5.30. Các bước cài đặt giao thức TCP/IP ........................................................................ 79
Hình 5.31. Gán địa chỉ IP cho các máy tính ............................................................................. 80
Hình 5.32. Đọc cấu hình mạng LAN có sẵn ............................................................................. 81
Hình 5.33. Kiểm tra nối thông mạng qua giao diện đồ hoạ của HĐH ..................................... 82
Hình 5.34. Sơ đồ mạng thực nghiệm ........................................................................................ 83
Hình 5.34. Lựa chọn thiết bị và cáp đấu nối thiết bị ................................................................ 84
Hình 5.35. Giao diện cấu hình cho thiết bị Wireless Router Linksys ...................................... 85
Hình 5.36. Giao diện cấu hình Router1 ở giao diện CLI .......................................................... 86
Hình 5.37. Giao diện kiểm tra bảng định tuyến của Router1 ................................................... 87
Hình 6.1. Vị trí và chức năng của tầng giao vận ...................................................................... 92
Hình 6.2. Hoạt động tiến trình tầng giao vận .......................................................................... 93
Hình 6.3. Sử dụng số hiệu cổng................................................................................................ 93
Hình 6.4. Địa chỉ IP và số hiệu cổng ........................................................................................ 93
Hình 6.5. Địa chỉ Socket ........................................................................................................... 94
Hình 6.6. Tách và ghép dữ liệu tầng giao vận .......................................................................... 94
Hình 6.7. Quá trình thiết lập kết nối tầng giao vận .................................................................. 94
Hình 6.8. Thiết lập kết nối tầng giao vận ................................................................................. 95
Hình 6.9. Điều khiển lỗi liên quan đến Datalink ...................................................................... 95
Hình 6.10. Quá trình truyền dữ liệu qua giao thức TCP........................................................... 97
Hình 6.11. Khả năng nghẽn có thể xảy ra trong quá trình truyền ............................................ 99
Hình 6.12. Truyền với tốc độ truyền thay đổi .......................................................................... 99
Hình 6.13. Truyền với tốc độ truyền thay đổi .......................................................................... 99
Hình 6.14. Sử dụng bộ nhớ đệm ............................................................................................. 100
Hình 6.15. Hàng đợi ............................................................................................................... 100
Hình 6.16. Độ ưu tiên của hàng đợi........................................................................................ 100
Hình 7.1. Kiến trúc hệ thống tên miền ................................................................................... 102
Hình 7.2. Ví dụ về một số tên miền ........................................................................................ 103
Hình 7.3. Cú pháp tên miền .................................................................................................... 103
Hình 7.4. Ví dụ về phân giải tên miền www.yahoo.com ....................................................... 104
Hình 7.5. Các giao thức Mail Client và mail Server .............................................................. 105
Hình 7.6. Quá trình gửi và nhận email ................................................................................... 105
Hình 7.7. Hệ thống WWW ..................................................................................................... 106

Giáo trình Mạng máy tính Trang 125


Trƣờng Đại học Đông Á Danh mục các hình vẽ
Hình 7.8. Tổ chức Website ..................................................................................................... 107
Hình 7.9. Hoạt động của web ................................................................................................. 108
Hình 7.10. Hoạt động với proxy ............................................................................................. 108
Hình 7.11. Phương thức kết nối WWW ................................................................................. 109
Hình 8.1. Các nhóm Internet Audio/Video............................................................................. 111
Hình 8.2. Sử dụng Webserver ................................................................................................ 112
Hình 8.3. Sử dụng Web server cùng metafile ........................................................................ 112
Hình 8.4. Sử dụng Media server ............................................................................................. 113
Hình 8.5. Sử dụng Media server và RTSP (Real-Time Streaming Protocol) ....................... 114
Hình 8.6. Timestamp .............................................................................................................. 115
Hình 8.7. Giao thức RTP ........................................................................................................ 115
Hình 9.1. Mã khoá đối xứng ................................................................................................... 119
Hình 9.2. Mã khoá công khai ................................................................................................. 120
Hình 9.3. Ký xác nhận văn bản .............................................................................................. 120
Hình 9.4. Tiến trình mã hoá thông tin .................................................................................... 120
Hình 9.5. Thông tin mã hoá thực hiện bên bộ phát ................................................................ 121
Hình 9.6. Giải mã thông tin bên nhận..................................................................................... 121

Giáo trình Mạng máy tính Trang 126


Trƣờng Đại học Đông Á Mục lục

MỤC LỤC
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH ......................................... 1
1.1. Lịch sử mạng máy tính .........................................................................................1
1.2. Khái niệm mạng máy tính .....................................................................................1
1.3. Lợi ích mạng máy tính ..........................................................................................2
1.4. Phân loại mạng máy tính ......................................................................................2
1.4.1. Mạng cục bộ LAN (Local Area Network) ................................................................. 2
1.4.2. Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network) ..................................................... 5
1.4.3. Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network) ............................................................ 6
1.4.4. Mạng Internet ........................................................................................................... 7
1.4.5. Các mô hình xử lý mạng ........................................................................................... 7
1.5. Câu hỏi và bài tập ....................................................................................................... 8
Chƣơng 2. MÔ HÌNH THAM CHIẾU OSI ................................................... 10
VÀ MÔ HÌNH TCP/IP ..................................................................................... 10
2.1. Mô hình tham chiếu OSI .....................................................................................10
2.1.1. Khái niệm giao thức (protocol) .............................................................................. 10
2.1.2. Mô hình OSI (Open System Interconnection): ....................................................... 10
2.1.3. Chức năng các tầng trong mô hình OSI ................................................................. 10
2.2. Quá trình xử lý và vận chuyển dữ liệu ................................................................12
2.2.1. Quá trình đóng gói dữ liệu ..................................................................................... 12
2.2.2. Quá trình truyền dữ liệu từ máy gửi đến máy nhận ............................................... 12
2.3. Mô hình TCP/IP ..................................................................................................12
2.4. Hoạt động liên mạng (Internetworking) .............................................................14
2.4.1. Các khái niệm ......................................................................................................... 14
2.4.2. Hoạt động liên mạng .............................................................................................. 14
2.5. Câu hỏi và bài tập ..................................................................................................... 16
Chƣơng 3. TẦNG VẬT LÝ .............................................................................. 17
3.1. Các khái niệm liên quan......................................................................................17
3.1.1. Mô hình truyền dẫn tầng vật lý ............................................................................... 17
3.1.2. Tín hiệu và băng thông ........................................................................................... 17
3.1.3. Các cách thức truyền ở tầng vật lý:........................................................................ 18
3.1.4. Các kiểu kết nối tầng vật lý .................................................................................... 19
3.2. Truyền dẫn hữu tuyến .........................................................................................20
3.3. Truyền dẫn vô tuyến ...........................................................................................24
3.4. Thông tin vệ tinh .................................................................................................25
3.5. Mạng điện thoại công cộng .................................................................................25
3.6. Câu hỏi và bài tập ..................................................................................................... 27
Chƣơng 4. TẦNG LIÊN KẾT DỮ LIỆU ........................................................ 29
4.1. Vai trò, chức năng ...............................................................................................29
4.2. Phát hiện và sửa lỗi .............................................................................................31
4.2.1. Các loại lỗi ............................................................................................................. 31
4.2.2. Kỹ thuật phát hiện lỗi ............................................................................................. 31
4.3. Điều khiển luồng và lỗi .......................................................................................38
4.4. Các phương thức đa truy cập ..............................................................................41
4.5. Mạng LAN vô tuyến ...........................................................................................51
4.7. Công nghệ Bluetooth ..........................................................................................54

Giáo trình Mạng máy tính Trang 127


Trƣờng Đại học Đông Á Mục lục
4.8. Chuyển mạch liên kết dữ liệu .............................................................................55
4.9. Câu hỏi và bài tập ..................................................................................................... 57
Chƣơng 5. TẦNG MẠNG ................................................................................. 58
5.1. Vai trò và chức năng ...........................................................................................58
5.2. Các kỹ thuật định tuyến ......................................................................................66
5.3. Thực hành mạng máy tính ..................................................................................73
5.3.1. Thiết lập mạng LAN ................................................................................................ 73
5.4. Câu hỏi và bài tập: ..............................................................................................88
Chương 6: TẦNG GIAO VẬN ......................................................................... 92
6.1. Vai trò và chức năng ...........................................................................................92
6.2. Các dịch vụ cung cấp ..........................................................................................92
6.3. UDP (User Datagram Protocol) ..........................................................................95
6.4. TCP (Transmission Control Protocol) ................................................................96
6.5. Điều khiển nghẽn và chất lượng dịch vụ ............................................................98
6.5.1. Điều khiển nghẽn .................................................................................................... 98
6.5.2. Chất lượng dịch vụ .............................................................................................. 100
6.6. Câu hỏi và bài tập ................................................................................................... 101
Chương 7. TẦNG ỨNG DỤNG ...................................................................... 102
7.1. Hệ thống tên miền DNS ....................................................................................102
7.2. Hệ thống thư điện tử .........................................................................................104
7.3. Hệ thống WWW ...............................................................................................106
7.4. Câu hỏi và bài tập ................................................................................................... 110
Chương 8. ĐA PHƢƠNG TIỆN .................................................................... 111
8.1. Các khái niệm về đa phương tiện (Multimedia) ...............................................111
8.2. Streaming Stored Audio/Video .........................................................................111
8.3. Streaming live audio/video ...............................................................................114
8.4. Real-Time interactive audio/video....................................................................115
8.5. Câu hỏi và bài tập .............................................................................................115
Chương 9. MÃ KHOÁ CÔNG KHAI............................................................ 117
9.1. Các kỹ thuật mã hoá..........................................................................................117
9.2. Mã hoá và giải mã PKI .....................................................................................117
9.2.1. Cơ sở hạ tầng khóa công khai (PKI) .................................................................... 117
9.2.2. Các thành phần cơ bản PKI ................................................................................. 118
9.2.3. Một số kiến trúc PKI ............................................................................................. 119
9.2.4. Mã hoá và giải mã PKI......................................................................................... 119
9.3. Ứng dụng của PKI ............................................................................................121
9.4. Câu hỏi và bài tập .............................................................................................122
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ......................................................................... 123
MỤC LỤC ........................................................................................................ 127

Giáo trình Mạng máy tính Trang 128

You might also like