Kỹ thuật mạng máy tính

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 153

KỸ THUẬT MẠNG

MÁY TÍNH
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ MẠNG MÁY TÍNH
1.1. Giới thiệu.
Mạng máy tính là một tập hợp nhiều máy tính và các thiết bị đầu cuối được kết nối
với nhau bằng các thiết bị trung gian theo giao thức được quy định nhằm trao đổi
thông tin, chia sẻ phần cứng, phần mềm và dữ liệu với nhau.
Mạng máy tính gồm các phần cứng, các giao thức mạng và các phần mềm mạng.
Khi nghiên cứu về mạng máy tính, các vấn đề quan trọng được xem xét là giao
thức mạng, cấu hình kết nối của mạng và các dịch vụ trên mạng.
Mạng máy tính mang lại những lợi ích sau:
 Tập trung tài nguyên tại một số máy và chia sẻ cho nhiều máy khác.
- Nhiều người có thể dùng chung một phần mềm tiện ích.
- Dữ liệu được quản lý tập trung nên an toàn hơn, trao đổi thông tin giữa
những người dùng thuận lợi hơn, nhanh chóng hơn.
- Mạng máy tính cho phép người quản trị ở một trung tâm này có thể sử dụng
các tiện ích của một trung tâm khác đang rỗi, nâng cao hiệu quả kinh tế của
hệ thống.
 Khắc phục sự trở ngại về mặt địa lý.
 Tăng chất lượng và hiệu quả khai thác thông tin.
 Cho phép thực hiện những ứng dụng tin học phân tán.
 Tăng độ an toàn, tin cậy của hệ thống nhờ khả năng thay thế khi có sự cố.
 Phát triển các công nghệ trên mạng.
Mạng máy tính gồm bốn thành phần cơ bản sau:
- Các luật hay giao thức (Rules or Protocols)
- Phương tiện truyền dẫn (Medium).
- Các gói tin (Message).
- Các thiết bị mạng (Devices).
1
Hình 1.1. Các thành phần cơ bản của mạng máy tính.
1.1.1. Giao thức mạng máy tính.
1.1.1.1. Khái niệm giao thức.
Các thực thể của mạng muốn trao đổi thông tin với nhau phải bắt tay, đàm phán về
một số thủ tục, quy tắc. Tập quy tắc hội thoại được gọi là giao thức mạng (Protocols).
Các thành phần chính của một giao thức bao gồm:
- Cú pháp: định dạng dữ liệu, phương thức mã hoá và các mức tín hiệu.
- Ngữ nghĩa: thông tin điều khiển, điều khiển lưu lượng và xử lý lỗi.
Trao đổi thông tin giữa hai thực thể có thể là trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong hệ
thống kết nối điểm - điểm, các thực thể có thể trao đổi thông tin trực tiếp không có sự
can thiệp của các thực thể trung gian. Trong hệ thống quảng bá, hai thực thể trao đổi
dữ liệu với nhau phải thông qua các thực thể trung gian. Phức tạp hơn khi các thực
thể không chia sẻ trên cùng một mạng chuyển mạch, kết nối gián tiếp phải qua nhiều
mạng con.
1.1.1.2. Chức năng giao thức.
 Đóng gói.
Trong quá trình trao đổi thông tin, các gói dữ liệu được thêm vào một số thông tin
điều khiển, bao gồm địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, mã phát hiện lỗi, điều khiển giao
thức... Việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu được gọi là quá trình đóng
gói (Encapsulation). Bên thu sẽ được thực hiện ngược lại, thông tin điều khiển sẽ
được gỡ bỏ khi gói tin được chuyển từ tầng dưới lên tầng trên.
 Phân đoạn và hợp lại.
Mạng truyền thông chỉ chấp nhận kích thước các gói dữ liệu cố định. Các giao

2
thức ở các tầng thấp cần phải cắt dữ liệu thành những gói có kích thước quy định.
Quá trình này gọi là quá trình phân đoạn. Ngược với quá trình phân đoạn bên phát là
quá trình hợp lại bên thu. Dữ liệu phân đoạn cần phải được hợp lại thành thông điệp
thích hợp ở tầng ứng dụng. Vì vậy vấn đề đảm bảo thứ tự các gói đến đích là rất quan
trọng. Gói dữ liệu trao đổi giữa hai thực thể qua giao thức gọi là đơn vị dữ liệu giao
thức PDU (Protocol Data Unit).
 Điều khiển liên kết.
Trao đổi thông tin giữa các thực thể có thể thực hiện theo hai phương thức: hướng
liên kết (Connection - Oriented) và không liên kết (Connectionless). Truyền không
liên kết không yêu cầu có độ tin cậy cao, không yêu cầu chất lượng dịch vụ và không
yêu cầu xác nhận. Ngược lại, truyền theo phương thức hướng liên kết, yêu cầu có độ
tin cậy cao, đảm bảo chất lượng dịch vụ và có xác nhận. Trước khi hai thực thể trao
đổi thông tin với nhau, giữa chúng một kết nối được thiết lập và sau khi trao đổi
xong, kết nối này sẽ được giải phóng.
 Giám sát.
Các gói tin PDU có thể lưu chuyển độc lập theo các con đường khác nhau, khi đến
đích có thể không theo thứ tự như khi phát. Trong phương thức hướng liên kết, các
gói tin phải được yêu cầu giám sát. Mỗi một PDU có một mã tập hợp duy nhất và
được đăng ký theo tuần tự. Các thực thể nhận sẽ khôi phục thứ tự các gói tin như thứ
tự bên phát.
 Điều khiển lưu lượng.
Liên quan đến khả năng tiếp nhận các gói tin của thực thể bên thu và số lượng
hoặc tốc độ của dữ liệu được truyền bởi thực thể bên phát sao cho bên thu không bị
tràn ngập, đảm bảo tốc độ cao nhất. Dạng đơn giản của của điều khiển lưu lượng là
thủ tục dừng và đợi (Stop-and Wait), trong đó mỗi PDU đã phát cần phải được xác
nhận trước khi truyền gói tin tiếp theo. Kỹ thuật cửa sổ trượt là thí dụ cơ chế này.
Điều khiển lưu lượng là một chức năng quan trọng cần phải được thực hiện trong một
số giao thức.
3
 Điều khiển lỗi.
Là kỹ thuật cần thiết nhằm bảo vệ dữ liệu không bị mất hoặc bị hỏng trong quá
trình trao đổi thông tin. Phát hiện và sửa lỗi bao gồm việc phát hiện lỗi trên cơ sở
kiểm tra khung và truyền lại các PDU khi có lỗi. Nếu một thực thể nhận xác nhận
PDU lỗi, thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại.
 Đồng bộ hoá.
Các thực thể giao thức có các tham số về các biến trạng thái và định nghĩa trạng
thái, đó là các tham số về kích thước cửa sổ, tham số liên kết và giá trị thời gian. Hai
thực thể truyền thông trong giao thức cần phải đồng thời trong cùng một trạng thái
xác định. Ví dụ cùng trạng thái khởi tạo, điểm kiểm tra và huỷ bỏ, được gọi là đồng
bộ hoá. Đồng bộ hoá sẽ khó khăn nếu một thực thể chỉ xác định được trạng thái của
thực thể khác khi nhận các gói tin. Các gói tin không đến ngay mà phải mất một
khoảng thời gian để lưu chuyển từ nguồn đến đích và các gói tin PDU cũng có thể bị
thất lạc trong quá trình truyền.
 Địa chỉ hoá.
Hai thực thể có thể truyền thông được với nhau, cần phải nhận dạng được nhau.
Trong mạng quảng bá, các thực thể phải nhận dạng định danh của nó trong gói tin.
Trong các mạng chuyển mạch, mạng cần nhận biết thực thể đích để định tuyến dữ
liệu trước khi thiết lập kết nối.

Hình 1.2. Một số giao thức cơ bản được dùng trong mạng máy tính.

4
1.1.2. Phương tiện truyền dẫn (Medium).
Để thực hiện chức năng truyền dữ liệu, các thiết bị phải được liên kết với nhau
thông qua các phương tiện truyền dẫn. Phương tiện truyền vật lý là vật truyền tải các
tín hiệu giữa các thành phần mạng với nhau. Có hai loại kết nối cơ bản như sau:
- Kết nối có dây: phương tiện truyền dẫn có thể là cáp đồng (cáp xoắn kép, cáp
đồng trục, cáp UTP …) truyền tín hiệu điện hoặc cáp sợi quang để truyền ánh sáng.
- Kết nối không dây: phương tiện truyền dẫn là bầu khí quyển hoặc không gian,
hoặc củng có thể là sóng vô tuyến.

Hình 1.3. Các kết nối mạng cơ bản.


1.2. Phân loại mạng.
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, mạng máy tính được chia thành các loại khác
nhau. Sau đây là ba tiêu chí cơ bản:
1.2.1. Dựa theo khoảng cách địa lý.
Mạng máy tính có thể được phân bổ trên một khu vực nhất định hoặc có thể trong
một quốc gia hay toàn cầu. Dựa vào phạm vi phân bố, có thể chia mạng máy tính
thành các loại mạng như sau:
5
1.2.1.1. Mạng cục bộ LAN (Local Area Network).
Mạng cục bộ LAN thực hiện kết nối các máy tính đơn lẻ thành một mạng, tạo khả
năng trao đổi thông tin và chia sẻ tài nguyên... Có hai loại mạng LAN: LAN có dây
(sử dụng các loại cáp) và LAN không dây – WLAN (sử dụng sóng cao tần hay hồng
ngoại). LAN có các đặc trưng cơ bản sau:
- Quy mô của mạng nhỏ, phạm vi hoạt động vào khoảng 1km. Các máy trong
một tòa nhà, một cơ quan hay xí nghiệp.. nối lại với nhau. Quản trị và bảo
dưỡng mạng đơn giản.
- Công nghệ truyền dẫn sử dụng trong mạng LAN thường là quảng bá
(Broadcast), bao gồm một cáp đơn nối tất cả các máy. Tốc độ truyền dữ liệu
cao, từ 10÷100 Mbps đến hàng trăm Gbps, thời gian trễ nhỏ (cỡ 10μs), độ
tin cậy cao, tỷ số lỗi bit từ 10-8 đến 10-11.
- Cấu trúc tôpô của mạng đa dạng. Ví dụ Mạng hình BUS, hình vòng (Ring),
hình sao (Star) và các loại mạng kết hợp, lai ghép ...

Hình 1.4. Mạng cục bộ LAN.


1.2.1.2. Mạng đô thị MAN (Metropolitan Area Network).
MAN được tạo nên từ nhiều mạng LAN kết nối với nhau trong phạm vi thành
phố hay đô thị. MANs ngày càng trở nên phổ biến như một giải pháp cho phép bộ
máy quản lý địa phương chia sẻ tài nguyên sẵn có và giao tiếp với nhau. MAN hoạt
động theo kiểu quảng bá, cung cấp các dịch vụ thoại và phi thoại và truyền hình cáp.

6
Hình 1.5. Mạng đô thị MAN.
MAN có thể hoạt động trong phạm vi vừa phải để kết nối các văn phòng lại với
nhau. Ngoài ra, MAN có thể mở rộng đến 50 hoặc 70 dặm và cung cấp khả năng truy
nhập mạng tốc độ cao giữa các sites.
Không như LAN thực hiện kết nối đến nhiều thiết bị, MAN thông thường chỉ có
một kết nối tới một site. MAN có các đặc trưng cơ bản sau:
- Các sites phân tán rộng khắp để bao phủ hết diện tích của khu vực đô thị.
- Cung cấp kết nối tốc độ cao đến hàng trăm Mbps, thậm chí là Gbps.
- Cung cấp kết nối đơn giữa các LAN.
1.2.1.3. Mạng diện rộng WAN (Wide Area Network).
Kết nối các máy tính trong nội bộ các quốc gia hay giữa các quốc gia trong
cùng châu lục. Thông thường các kết nối này được thực hiện thông qua mạng viễn
thông. Các WAN có thể được kết nối với nhau thành GAN hay tự nó đã là GAN. Cáp
quang biển và vệ tinh được dùng cho việc truyền dữ liệu trong mạng WAN.
WAN có các đặc trưng cơ bản sau:
- Có khả năng bao phủ vùng địa lý vi rộng lớn.
- Hoạt động với tốc độ thấp hơn LAN.
- Truy nhập tới WAN bị hạn chế - một LAN chỉ có một liên kết WAN được chia
sẻ bởi nhiều thiết bị.
- Lỗi truyền cao.

7
Hình 1.6. Mạng diện rộng WAN.
Một số mạng diện rộng điển hình
- Mạng tích số hợp đa dịch vụ ISDN (Integrated Services Digital Network).
- Mạng X25 và chuyển mạch khung Frame Relay.
- Phương thức truyền không đồng bộ ATM (Asynchronous Transfer Mode).
- Mạng hội tụ- mạng thế hệ sau NGN (Next Generation Network).
1.2.1.4. Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network) – Internet Conectivity.
Liên mạng (internet) là mạng của các mạng con, là một tập các mạng LAN, WAN,
MAN độc lập được kết nối lại với nhau. Kết nối liên mạng có một số lợi ích sau:
 Giảm lưu thông trên mạng.
Các gói tin thường được lưu chuyển trên các mạng con và các gói tin lưu thông
trên liên mạng khi các mạng con liên lạc với nhau.
 Tối ưu hoá hiệu năng.
Giảm lưu thông trên mạng là tối ưu hiệu năng của mạng, tuy nhiên máy chủ
(Server Load) sẽ phải tăng tải khi nó được sử dụng như một Router.
 Đơn giản hoá việc quản trị mạng.
Có thể xác định các sự cố kỹ thuật và cô lập dễ dàng hơn trong một mạng có quy
mô nhỏ, thường là trong một mạng cục bộ chẳng hạn.
 Hiệu quả hơn so với mạng WAN có phạm vi hoạt động lớn, chi phí giảm, hiệu
năng liên mạng tăng và độ phức tạp của việc quản lý nhỏ hơn.
Một trong những chức năng chủ yếu của các thiết bị kết nối liên mạng là chức
năng định tuyến (Routing). Có 3 phương thức kết nối liên mạng cơ bản:
8
- Kết nối các mạng LAN thuần nhất tại tầng vật lý tạo ra liên mạng có phạm vi
hoạt động rộng và tăng số lượng các node trên mạng, giảm bớt lưu lượng trên mỗi
mạng con, hạn chế tắc nghẽn và đụng độ. Các mạng con hoạt động hiệu quả hơn.
- Kết nối các mạng LAN không thuần nhất tại tầng 2 (Data Link) tạo ra một liên
mạng bao gồm một số mạng LAN cục bộ kết nối với nhau bằng các bộ chuyển mạch
đến các máy chủ cô lập với tốc độ cao.
- Kết nối các mạng LAN các kiểu khác nhau tại tầng 3 (Network Layer) tạo ra
một mạng WAN đơn. Các node chuyển mạch kết nối với nhau theo một cấu trúc lưới.
Mỗi node cung cấp dịch vụ cho tập hợp các thiết bị đầu cuối (DTE) của nó.
1.2.2. Cấu trúc mạng (Topology).
Topology là cấu trúc hình học không gian của mạng. Thực chất đây là cách bố trí
vị trí vật lý các node và cách thức kết nối chúng lại với nhau. Khi đề cập đến cấu trúc
mạng, thông thường sẽ đề cập đến hai khái niệm: cấu trúc vật lý (physical topology)
và cấu trúc logic (logical topology).
1.2.2.1. Cấu trúc vật lý (physical topology).
Được định nghĩa một cách thuần túy là cách thức phương tiện truyền dẫn kết nối
với các thiết bị. Sơ đồ cấu trúc vật lý của mạng thể hiện đường đi của phương tiện
truyền dẫn để đến được các thiết bị mạng.
Hiện nay, có 3 cấu trúc vật lý thường gặp nhất: bus, ring và star. Việc lựa loại cấu
hình nào cho mạng sẽ ảnh hưởng đến cách thức làm việc của các thiết bị mạng. Do
vậy, cần phải chú ý đến các nhân tố sau:
- Chi phí (Cost).
- Khả năng mở rộng (Scalability).
- Băng thông (Bandwidth).
- Khả năng lắp đặt và xử lý sự cố (Installation – Troubleshooting)
 Bus topology
Hoạt động theo kiểu quảng bá (Broadcast). Tất cả các node truy nhập chung trên
một đường truyền vật lý (gọi là trunk hoặc backbone) có điểm đầu và cuối (BUS).
9
Hình 1.7. Cấu trúc BUS.
Trong cấu trúc này, khi máy tính gửi tín hiệu ra, tín hiệu sẽ lan truyền theo cả hai
hướng. Khi đến được các điểm cuối, tín hiệu sẽ bật ngược lại theo hướng vừa đến 
signal bounce. Đây là vấn đề nghiêm trọng vì nếu có tín hiệu khác được gửi trên
đường truyền vào cùng thời điểm thì hai tín hiệu này sẽ va chạm và bị hủy, sau đó
phải thực hiện cơ chế truyền lại. Để khắc phục signal bounce, thường bố trí các
terminal ở hai đầu với nhiệm vụ hấp thu tín hiệu.
Chuẩn IEEE 802.3 gọi là Ethernet, là một mạng hình BUS quảng bá với cơ chế
điều khiển quảng bá động phân tán, trao đổi thông tin với tốc độ 10 Mbps hoặc 100
Mbps. Phương thức truy nhập đường truyền được sử dụng trong mạng hình BUS
hoặc TOKEN BUS, hoặc đa truy nhập sử dụng sóng mang với việc phát hiện xung
đột thông tin trên đường truyền CSMA/CD (Carrier Sense Multiple Access with
Collision Detection).
Cấu trúc dạng BUS có những ưu điểm sau:
- Các mạng BUS, đặc biệt là Thinnet có chi phí lắp đặt thấp (sử dụng ít cáp
hơn các cấu trúc khác: Star và Mesh và không cần thêm thiết bị khác như
Hub, Switch).
- Dễ dàng cài đặt (khi kết nối với backbone hoặc segment) và thêm các node.
- Phù hợp với các mạng có số lượng node nhỏ (2 – 10 nodes).
Tuy nhiên, cấu trúc này tồn tại một số nhược điểm:
- Khó xử lý sự cố (nếu backbones bị đứt, cả mạng sẽ ngừng hoạt động) và
khó cách ly khi sự cố xảy ra.

10
- Khả năng mở rộng thấp  hạn chế số lượng nodes tham gia vào mạng.
Không khuyến nghị cho việc lắp đặt mới.
 Ring topology.
Là cấu trúc mà trong đó các máy trạm được kết nối với nhau và cùng truy nhập
chung trên một đường truyền vật lý có dạng đường tròn (đường tròn vật lý) và dữ
liệu cũng được truyền đi theo đường tròn (đường tròn logic).

Hình 1.8. Cấu trúc RING.


Là mạng quảng bá (Broadcast). Cấu trúc này không có điểm đầu và cuối  không
cần Terminator. Tín hiệu được lưu chuyển trên vòng theo một chiều duy nhất, theo
liên kết điểm - điểm. Tại mỗi thời điểm chỉ có một node được truyền dữ liệu.
Có hai cấu trúc RING cơ bản:
- Vòng đơn (Single RING).
- Vòng kép (Dual RING).
Cấu trúc dạng RING có những ưu điểm sau:
- Mỗi máy trạm có nhiệm vụ tái tạo hoặc khuếch đại tín hiệu trước khi truyền
đến các nút khác. Các gói dữ liệu được truyền ở tốc độ cao.
- Không có sự xung đột  ít phải truyền lại.
- Dễ dàng cô lập các sự cố với thiết bị và cáp.
- Không cần các bộ terminator.
Tuy nhiên, cấu trúc này tồn tại một số nhược điểm:
- Khi cáp chính gặp sự cố  hệ thống ngừng hoạt động.
11
- Cần sử dụng nhiều cáp hơn dạng BUS.
- Khi bổ sung thiết bị mới, các thiết bị cũ sẽ bị treo tạm thời.
- Không phổ biến bằng dạng BUS  hạn chế về thiết bị.
 Star topology
Các trạm kết nối với một thiết bị trung tâm có chức năng điều khiển toàn bộ hoạt
động của mạng. Dữ liệu được truyền theo các liên kết điểm - điểm. Thiết bị trung tâm
có thể là một bộ chuyển mạch, một bộ chọn đường hoặc đơn giản là một HUB.

Hình 1.9. Cấu trúc STAR


Trung tâm của mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng với các chức năng:
- Xác định cặp địa chỉ gửi - nhận được phép chiếm đường truyền và trao đổi
thông tin với nhau.
- Theo dõi và xử lý sai trong quá trình trao đổi thông tin.
- Thông báo trạng thái của mạng.
Cấu trúc STAR có ưu điểm sau:
- Hoạt động theo nguyên lý nối song song nên nếu có một thiết bị nào đó ở
một node thông tin bị lỗi thì mạng vẫn hoạt động bình thường.
- Có thể mở rộng hoặc thu hẹp tùy theo yêu cầu sử sụng.
- Cấu trúc mạng đơn giản và các thuật toán điều khiển ổn định.
Tuy nhiên, khả năng mở rộng của mạng phụ thuộc vào khả năng của node trung
tâm. Khi trung tâm gặp sự cố thì cả hệ thống ngừng hoạt động. Chi phí lắp đặt cũng là
một vấn đề cần xem xét. Đồng thời, mạng yêu cầu nối độc lập từng thiết bị ở các
12
node thông tin đến node trung tâm và khoảng cách từ máy đến trung tâm rất hạn chế
(khoảng 100m).
 Hybrid topology

Hình 1.10. Cấu trúc Star – Bus topology


1.2.2.2. Cấu trúc logic (logical topology).
Cấu trúc logic định nghĩa cách thức để thiết bị có thể truyền các gói dữ liệu qua
mạng. Có hai kiểu cơ bản: RING và BUS.
Khi một mạng thực hiện kết nối vật lý dưới dạng BUS thì có thể hiểu rằng việc
truyền dữ liệu được thực hiện trong mạng sẽ là logical BUS (tức là dữ liệu được
truyền theo kiểu tuyến tính). Tương tự như vậy, khi kết nối vật lý dạng RING thì
cũng có thể hiểu ngay đến kiểu truyền dữ liệu dựa vào logical RING.

Hình 1.11. So sánh logical BUS và logical RING.


13
Khi kết nối mạng theo kiểu STAR, các máy trạm có thể truy nhập phương tiện
truyền dẫn và gửi dữ liệu theo cả logical RING và BUS.
 Logical BUS topology.
Cấu trúc logic này có ưu điểm:
- Khi một node hỏng thì sẽ không ảnh hưởng đến mạng.
- Được triển khai một cách rộng rãi.
- Việc bổ sung hay thay đổi thiết bị được thực hiện dễ dàng mà không ảnh
hưởng đến hệ thống.
Tuy nhiên, cấu trúc này cũng tồn tại một số nhược điểm:
- Dễ xảy ra xung đột khi có hai hoặc nhiều trạm gửi dữ liệu tại một thời điểm.
- Tại một thời điểm chỉ có 1 trạm được phép truyền dữ liệu.
 Logical RING topology.
Cấu trúc logic này có ưu điểm:
- Lượng tin được truyền trong một bản tin lớn hơn nhiều so với dạng BUS.
- Không xảy ra xung đột.
Tuy nhiên, cấu trúc này cũng tồn tại một số nhược điểm:
- Khi vòng hỏng sẽ làm toàn bộ hệ thống ngừng hoạt động.
- Máy trạm phải đợi thẻ bài (Token) mới được truyền dữ liệu.
1.2.3. Theo kiểu liên kết.
Có hai kiểu liên kết: điểm - điểm (Point to Point) và kiểu quảng bá (Multi Point).
1.2.3.1. Kiểu điểm – điểm.
Đường truyền nối từng cặp node lại với nhau theo một cấu trúc hình học xác định.
Một kênh truyền vật lý sẽ được thiết lập giữa 2 node có nhu cầu trao đổi thông tin.
Node trung gian sẽ tiếp nhận, lưu trữ tạm thời và gửi tiếp thông tin sang node tiếp
theo khi đường truyền rỗi. Cấu trúc này gọi là mạng lưu và gửi tiếp (Store - and -
Forward).
Ưu điểm của cấu hình này là ít khả năng đụng độ thông tin (Collision). Nhược
điểm của nó là hiệu suất sử dụng đường truyền thấp, chiếm dụng nhiều tài nguyên, độ
14
trễ lớn, tiêu tốn nhiều thời gian để thiết lập đường truyền và xử lý tại các node. Vì
vậy tốc độ trao đổi thông tin thấp.
1.2.3.2. Kiểu đa điểm hay quảng bá (Point to Multipoint, Broadcasting).
Tất cả các node cùng truy nhập chung trên một đường truyền vật lý. Một thông
điệp được truyền đi từ một node nào đó sẽ được tất cả các node còn lại tiếp nhận và
kiểm tra địa chỉ đích trong thông điệp có phải của nó hay không. Cần thiết phải có cơ
chế để giải quyết vấn đề đụng độ thông tin (Collision) hay tắc nghẽn (Congestion)
thông tin trên đường truyền trong các mạng hình BUS và hình RING.
Mạng Token Ring có thể hoạt động ở tốc độ 4Mbps hoặc 16Mbps. Phương pháp
truy nhập dùng trong mạng Token Ring gọi là Token passing. Token passing là
phương thức truy nhập xác định, trong đó các xung đột được ngăn ngừa bằng cách
chỉ cho một node truyền dữ liệu tại một thời điểm dựa trên tín hiệu đặc biệt gọi là
Token (thẻ bài). Token xoay vòng từ node này sang node khác.
Các mạng có cấu trúc quảng bá được phân chia thành hai loại: quảng bá tĩnh và
quảng bá động phụ thuộc vào việc cấp phát đường truyền cho các node. Trong quảng
bá động có quảng bá động tập trung và quảng bá động phân tán.
- Quảng bá tĩnh: Chia thời gian thành nhiều khoảng rời rạc và dùng cơ chế quay
vòng (Round Robin) để cấp phát đường truyền. Các node có quyền được truy
nhập khi đến cửa thời gian của nó.
- Quảng bá động tập trung: Một thiết bị trung gian có chức năng tiếp nhận yêu
cầu liên lạc và cấp phát đường truyền cho các node. Kiểu cấp phát này giảm
được tối đa thời gian chết của đường truyền, hiệu suất kênh truyền cao, nhưng
thiết kế phức tạp và khó khăn.
- Quảng bá động phân tán: Không có bộ trung gian, các node tự quyết định có
truy nhập đường truyền hay không, phụ thuộc vào trạng thái của mạng.
1.2.4. Theo phương pháp chuyển mạch.
1.2.4.1. Mạng chuyển mạch kênh (Circuit Switched Network).

15
- Trước khi trao đổi thông tin, hệ thống sẽ thiết lập kết nối giữa 2 thực thể bằng
một đường truyền vật lý. Thực thể đích nếu bận, kết nối này sẽ bị huỷ bỏ.
- Duy trì kết nối trong suốt quá trình 2 thực thể trao đổi thông tin.
- Giải phóng kết nối: Sau khi truyền xong dữ liệu, kết nối sẽ được huỷ bỏ, giải
phóng các tài nguyên để sẵn sàng phục vụ cho các yêu cầu kết nối khác.
Nhược điểm: cần nhiều thời gian để thiết lập kênh truyền, vì vậy thời gian thiết
lập kênh chậm và xác suất kết nối không thành công cao. Khi cả hai không còn thông
tin để truyền, kênh bị bỏ không trong khi các thực thể khác có nhu cầu.
1.2.4.2. Mạng chuyển mạch gói (Packet Switched Network).
 Nguyên lý chuyển mạch gói.
Thông điệp (Message) của người sử dụng được chia thành nhiều gói nhỏ
(Packet) có độ dài quy định. Độ dài gói tin cực đại (Maximum Transfer Unit - MTU)
trong các mạng khác nhau là khác nhau. Các gói tin của một thông điệp có thể truyền
độc lập trên nhiều tuyến hướng đích và các gói tin của nhiều thông điệp khác nhau có
thể cùng truyền trên một tuyến liên mạng. Tại mỗi node, các gói tin được tiếp nhận,
lưu trữ, xử lý tại bộ nhớ, không cần phải lưu trữ tạm thời trên bộ nhớ ngoài và được
chuyển tiếp đến node kế tiếp. Định tuyến gói tin qua mạng nhanh và hiệu quả hơn.
 Kỹ thuật chuyển mạch gói có nhiều ưu điểm hơn so với chuyển mạch kênh.
- Các gói tin lưu chuyển hướng đích độc lập, trên một đường có thể chia sẻ cho
nhiều gói tin. Vì vậy hiệu suất đường truyền cao hơn.
- Các gói tin được xếp hàng và truyền qua tuyến kết nối.
- Hai thực thể có tốc độ dữ liệu khác nhau có thể trao đổi gói với tốc độ phù hợp.
- Trong mạng chuyển mạch kênh, khi lưu lượng tăng thì mạng từ chối các yêu
cầu kết nối (do nghẽn) cho đến khi giảm xuống. Trong mạng chuyển mạch gói, các
gói tin vẫn được chấp nhận, nhưng trễ phân phát gói tin có thể tăng lên.
1.3. Kiến trúc phân tầng và chuẩn hóa mạng.
1.3.1. Các tổ chức tiêu chuẩn hóa mạng máy tính.
1.3.1.1. Cơ sở xuất hiện kiến trúc đa tầng.
16
Sự khác biệt về kiến trúc mạng đã gây trở ngại cho người sử dụng khi kết nối liên
mạng, ảnh hưởng đến sức sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm về mạng. Cần xây dựng
mô hình chuẩn làm cơ sở cho các nhà nghiên cứu và thiết kế mạng tạo ra các sản
phẩm mở về mạng và tạo điều kiện cho việc phát triển và sử dụng mạng. Vì vậy các
tổ chức tiêu chuẩn quốc tế đã ra đời. Các nhà sản xuất đã có tiếng nói chung cho các
sản phẩm của họ, đó là các chuẩn, các khuyến nghị quy định thiết kế và sản xuất các
sản phẩm mạng.
1.3.1.2. Các tổ chức tiêu chuẩn.
 ISO (International Standards Organization).
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế hoạt động dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc. Chia
thành nhiều ban kỹ thuật- Technical Commitee, trong đó ban TC97 đảm nhận việc
nghiên cứu chuẩn hoá xử lý thông tin. Các sản phẩm của nó gọi là các chuẩn. Mô
hình OSI (Open Systems Interconnection) là sản phẩm điển hình của tổ chức này.
 CCITT (International Telegraphand Telephone Consultative Commintte).
Uỷ ban tư vấn điện tín & điện thoại quốc tế nay là Hiệp hội Viễn thông quốc tế
ITU (International Telecommunication Union). Là tổ chức bao gồm các cơ quan Bưu
chính Viễn thông của các nước. Các sản phẩm được gọi là các khuyến nghị:
- Khuyến nghị loại V: Tập các tiêu chuẩn về truyền dữ liệu bằng Modem: V21
tốc độ 300 bps, V32 tốc độ 9600 - 14.400 bps, V90, V92 cho tốc độ 56 Kbps.
- Khuyến nghị loại X: Tập các tiêu chuẩn liên quan đến mạng truyền số liệu. Quy
định các thủ tục giao diện người sử dụng và giao diện mạng: X21, X25,...
 IEEE (Institute of Electronical And Electronic Engineers).
Tập các thủ tục tầng vật lý.
1.3.2. Mô hình kiến trúc đa tầng.
Các mạng máy tính được thiết kế và cài đặt theo quan điểm có cấu trúc đa tầng.
Mỗi thành phần của mạng được xem như một hệ thống gồm nhiều tầng và mỗi tầng
bao gồm một số chức năng truyền thông. Các tầng được chồng lên nhau, số lượng và
chức năng của các tầng phụ thuộc vào các nhà sản xuất và thiết kế. Tuy nhiên quan
17
điểm chung là trong mỗi tầng có nhiều thực thể (các tiến trình) thực hiện một số chức
năng nhằm cung cấp một số dịch vụ, thủ tục cho các thực thể tầng trên hoạt động.
1.3.2.1. Các quy tắc phân tầng.
Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO quy định các quy tắc phân tầng như sau:
- Không định nghĩa quá nhiều tầng, số lượng tầng, vai trò và chức năng của các
tầng trong mỗi hệ thống của mạng là như nhau, không quá phức tạp khi xác định và
ghép nối các tầng. Chức năng các tầng độc lập với nhau và có tính mở.
- Trong mỗi hệ thống, cần xác định rõ mối quan hệ giữa các tầng kề nhau, mối
quan hệ này gọi là giao diện (Interface). Quan hệ này quy định những thao tác và
dịch vụ cơ bản mà tầng kề dưới cung cấp cho tầng kề trên và số các tương tác qua lại
giữa hai tầng kề nhau là nhỏ nhất.
- Xác định mối quan hệ giữa các đồng tầng để thống nhất về các phương thức
hoạt động trong quá trình truyền thông, mối quan hệ đó là tập các quy tắc và các thoả
thuận trong hội thoại giữa các hệ thống, gọi là giao thức (protocol).
- Dữ liệu không được truyền trực tiếp từ tầng thứ i của hệ thống phát sang tầng
thứ i của hệ thống thu (trừ tầng thấp nhất- tầng vật lý) mà được chuyển từ tầng cao
xuống tầng thấp nhất bên hệ thống phát và qua đường truyền vật lý, đến tầng thấp
nhất của hệ thống nhận và từ đó dữ liệu được chuyển ngược lên các tầng trên. Giữa
các đồng tầng xác định liên kết logic, giữa các tầng vật lý có liên kết vật lý.
Như vậy, mỗi một tầng có hai quan hệ: quan hệ theo chiều ngang và theo chiều
dọc  số lượng các tầng và giao thức tầng được gọi là kiến trúc mạng (Network
Architecture):
- Theo chiều ngang phản ánh sự hoạt động của các đồng tầng thông qua các
tham số của các giao thức (hay là thủ tục), được gọi là giao thức tầng.
- Theo chiều dọc là quan hệ giữa các tầng kề nhau trong cùng một hệ thống
thông qua giao diện tầng để xác định các dịch vụ tầng dưới cung cấp cho tầng trên.
Trong mỗi một tầng có một hoặc nhiều thực thể (Entity) hoạt động. Các thực thể
có thể là một tiến trình (Process) trong một hệ đa xử lý, hoặc có thể là một chương
18
trình con. Mỗi thực thể giao tiếp với các thực thể tầng trên và tầng dưới nó thông qua
các điểm truy nhập dịch vụ trên các giao diện SAP (Service Access Point). Các thực
thể phải biết nó cung cấp dịch vụ nào cho các hoạt động tầng kề trên và các hoạt động
truyền thông của nó được sử dụng những dịch vụ gì do tầng kề dưới nó cung cấp
thông qua các lời gọi hàm qua các điểm truy nhập SAP trên giao diện các tầng.

Hình 1.12. Mô hình kiến trúc phân tầng.


1.3.2.2. Nguyên tắc truyền thông đồng tầng.
Để truyền thông đồng tầng, gói tin khi chuyển xuống qua các tầng sẽ được bổ
sung thêm vào phần đầu bằng thông tin điều khiển của tầng (gọi là Header). Quá trình
này được gọi là đóng gói (Encapsulation). Bên thu sẽ diễn ra quá trình ngược lại so
với phía phát. Đơn vị dữ liệu được sử dụng trong các tầng bao gồm:
- Thông tin điều khiển giao thức PCI (Protocol Control Information): Thông tin
được thêm vào đầu các gói tin trong quá trình hoạt động truyền thông của các
thực thể. Ký hiệu N_PCI là thông tin điều khiển tầng N.
- Đơn vị dữ liệu dịch vụ SDU (Service Data Unit): Là đơn vị dữ liệu truyền
thông giữa các tầng kề nhau. Ký hiệu N_SDU là đơn vị dữ liệu truyền từ tầng
(N+1) xuống tầng N chưa thêm thông tin điều khiển.
- Đơn vị dữ liệu giao thức PDU (Protocol Data Unit): Đơn vị dữ liệu giao thức
tầng. Ký hiệu PDU = PCI + SDU, nghĩa là đơn vị dữ liệu giao thức bao gồm
19
thông tin điều khiển PCI được thêm vào đầu đơn vị dữ liệu dịch vụ SDU.
1.3.2.3. Dịch vụ và chất lượng dịch vụ.
 Dịch vụ.
Dịch vụ là một tập các thao tác sơ cấp hay là các hàm nguyên thủy mà một tầng
cung cấp cho tầng trên nó. Dịch vụ liên quan đến 2 tầng kề nhau. Quá trình cung cấp
dịch vụ thông qua các điểm truy nhập SAP trên các giao diện tầng. Có hai loại dịch
vụ: dịch vụ hướng liên kết (Connection Oriented) và không liên kết (Connectionless).
- Dịch vụ định hướng liên kết.
Là dịch vụ theo mô hình điện thoại, trước khi truyền dữ liệu cần thiết lập một liên
kết logic giữa các thực thể đồng mức. Các dịch vụ và giao thức trong các mô hình
OSI thực hiện truyền thông 3 giai đoạn theo thứ tự thời gian như sau:
 Thiết lập liên kết: Một kênh logic được thiết lập giữa các thực thể đồng
tầng của hai hệ thống khác nhau. Chúng sẽ thương lượng với nhau về tập
các tham số và sử dụng các tham số này trong quá trình truyền số liệu.
 Truyền dữ liệu: Dữ liệu được truyền giữa hai tầng đồng tầng theo cơ chế
kiểm soát và quản lý quá trình truyền dữ liệu, thực hiện việc ghép kênh, cắt
hợp dữ liệu... bảo đảm được thứ tự truyền, phát hiện lỗi, kiểm soát luồng,
phát hiện tắc nghẽn, tăng cường độ tin cậy và nâng cao hiệu suất truyền.
 Giải phóng liên kết: Sau khi kết thúc quá trình truyền dữ liệu, các tài
nguyên của hệ thống sẽ được giải phóng và cấp phát cho liên kết khác.
- Dịch vụ không liên kết.
Loại dịch vụ này không cần thiết lập liên kết logic và một đơn vị dữ liệu được
truyền là độc lập với các đơn vị dữ liệu trước hoặc sau nó. Loại dịch vụ này theo mô
hình bưu điện: mỗi bản tin hay mỗi bức thư cần có một địa chỉ cụ thể bên nhận.
Dịch vụ không liên kết không cần tiêu tốn thời gian để thiết lập liên kết và giải
phóng liên kết giữa các thực thể đồng tầng. Không yêu cầu kiểm soát luồng dữ liệu,
dữ liệu được truyền với tốc độ cao độ nhưng độ tin cậy thấp. Không truyền lại trong

20
trường hợp xảy ra lỗi đường truyền. Các dịch vụ không liên kết phù hợp với các yêu
cầu truyền dung lượng không lớn, các cuộc trao đổi thông tin rải rác và độc lập.
 Chất lượng dịch vụ QoS.
Mỗi dịch vụ được đặc trưng bởi QoS. Một số dịch vụ yêu cầu có độ tin cậy cao,
bằng cách yêu cầu thực thể đích gửi xác nhận phản hồi sau khi nhận gói tin. Vì vậy
máy thu luôn bảo đảm gói tin đã đến đúng và không để mất dữ liệu. Xử lý xác nhận
phản hồi đòi hỏi phải chèn thêm vào gói tin một số thông tin điều khiển và làm tăng
thời gian trễ. Một loại dịch vụ hướng liên kết tin cậy là dịch vụ truyền file với yêu cầu
mọi bit gửi đến đều chính xác và đúng thứ tự như khi gửi đi. Một số loại dịch vụ chấp
nhận có một số lỗi nhưng yêu cầu yêu cầu độ trễ nhỏ như thoại số, video. Với dịch vụ
loại này thì không cần xác nhận có báo nhận, nhằm giảm thời gian trễ tại các node.
Ngoài dịch vụ hướng liên kết và không liên kết, còn có kiểu dịch vụ hỏi-đáp. Máy
gửi sẽ gửi các thông tin chứa yêu cầu xác nhận trong các gói tin và yêu cầu máy nhận
trả lời. Khi máy nhận nhận được gói tin, sẽ gửi các trả lời đến máy gửi. Dịch vụ hỏi-
đáp được sử dụng trong mô hình Client-Server. Máy khách (Client) gửi các yêu cầu
cho máy chủ (Server) và máy chủ trả lời kết quả cho máy khách.
1.3.3. Mô hình kết nối các hệ thống mở OSI (Open System Interconnection).
Khi thiết kế mạng máy tính, các nhà thiết kế tự do lựa chọn kiến trúc riêng của
mình. Từ đó dẫn đến tình trạng không tương thích giữa các mạng: phương pháp truy
nhập đường truyền khác nhau, sử dụng họ giao thức khác nhau v.v… Sự không tương
thích đó làm trở ngại cho người sử dụng các mạng khác nhau. Nhu cầu trao đổi thông
tin càng cao thì trở ngại đó càng lớn, đến mức không thể chấp nhận được đối với
người sử dụng  các nhà sản xuất và nhà nghiên cứu, thông qua các tổ chức chuẩn
hoá quốc gia và quốc tế phải xây dựng được một khung chuẩn về kiến trúc mạng để
làm căn cứ cho các nhà thiết kế và chế tạo các sản phẩm về mạng. Năm 1984, ISO đã
giới thiệu mô hình tham chiếu OSI (Open System Interconnection Reference Model).
Mô hình OSI là một tập các mô tả chuẩn cho phép các máy tính khác nhau giao
tiếp với nhau theo cách mở. Từ “mở” ở đây nói lên khả năng 2 hệ thống khác nhau
21
có thể kết nối để trao đổi thông tin với nhau nếu chúng tuân thủ mô hình tham chiếu
và các chuẩn liên quan.
Mô hình OSI là mô hình căn bản về các tiến trình truyền thông, là cơ sở chung để
các hệ thống khác nhau có thể liên kết và truyền thông được với nhau. Mô hình OSI
tổ chức các giao thức truyền thông thành 7 tầng, mỗi một tầng giải quyết một phần
hẹp của tiến trình truyền thông theo nhiều giao thức khác nhau (tùy vào nhu cầu).
1.3.3.1. Nguyên tắc định nghĩa các tầng hệ thống mở.
Mô hình OSI tuân theo các nguyên tắc phân tầng như sau:
- Mô hình gồm N =7 tầng. OSI là hệ thống mở, phải có khả năng kết nối với các
hệ thống khác nhau, tương thích với các chuẩn OSI.
- Quá trình xử lý các ứng dụng được thực hiện trong các hệ thống mở, trong khi
vẫn duy trì được các hoạt động kết nối giữa các hệ thống.
- Thiết lập kênh logic nhằm thực hiện việc trao đổi thông tin giữa các thực thể.

Hình 1.13. Mô hình tham chiếu OSI.


1.3.3.2. Các giao thức trong mô hình OSI.
Trong mô hình OSI sử dụng hai loại giao thức cơ bản:
 Giao thức hướng liên kết (Connection - Oriented).
Trước khi truyền dữ liệu, các thực thể đồng tầng trong hai hệ thống cần phải thiết
lập một liên kết logic. Dữ liệu được truyền với các cơ chế kiểm soát lỗi, kiểm soát
luồng dữ liệu, cắt/hợp dữ liệu, nhằm nâng cao độ tin cậy và hiệu quả của quá trình
22
truyền dữ liệu. Sau khi trao đổi dữ liệu, liên kết sẽ được hủy bỏ. Thiết lập liên kết
logic sẽ nâng cao độ tin cậy và an toàn trong quá trình trao đổi dữ liệu.
 Giao thức không liên kết (Connectionless).
Dữ liệu được truyền độc lập trên các tuyến khác nhau. Với các giao thức không
liên kết chỉ có giai đoạn duy nhất truyền dữ liệu.
1.3.3.3. Truyền dữ liệu trong mô hình OSI.

Hình 1.14. Quá trình truyền dữ liệu giữa các lớp trong mô hình OSI.
1.3.4. Vai trò và chức năng của các lớp.
1.3.4.1. Lớp ứng dụng (Application Layer).
Xác định giao diện giữa người sử dụng và môi trường OSI. Bao gồm nhiều giao
thức ứng dụng cung cấp các phương tiện cho người sử dụng truy cập vào môi trường
mạng và cung cấp các dịch vụ phân tán. Khi các thực thể ứng dụng AE (Application
Entity) được thiết lập, nó sẽ gọi đến các phần tử dịch vụ ứng dụng ASE (Application
Service Element). Các phần tử dịch vụ ứng dụng ASE được phối hợp trong môi
trường của thực thể ứng dụng thông qua các liên kết gọi là đối tượng liên kết đơn
SAO (Single Association Object). SAO điều khiển việc truyền thông và cho phép
tuần tự hóa các sự kiện truyền thông.
1.3.4.2. Lớp trình bày (Presentation Layer).
Tầng này giải quyết các vấn đề liên quan đến cú pháp và ngữ nghĩa của thông tin
23
được truyền. Biểu diễn thông tin người sử dụng phù hợp với thông tin làm việc của
mạng và ngược lại. Thông thường biểu diễn thông tin các ứng dụng nguồn và ứng
dụng đích có thể khác nhau bởi các ứng dụng được chạy trên các hệ thống có thể
khác nhau. Tầng trình bày phải chịu trách nhiệm chuyển đổi dữ liệu gửi đi trên mạng
từ một loại biểu diễn này sang một loại khác. Để đạt được điều đó nó cung cấp một
dạng biểu diễn truyền thông chung cho phép chuyển đổi từ dạng biểu diễn cục bộ
sang biểu diễn chung và ngược lại.
1.3.4.3. Lớp phiên (Session Layer).
Tầng phiên cho phép người sử dụng trên các máy khác nhau thiết lập, duy trì, huỷ
bỏ và đồng bộ phiên truyền thông giữa họ với nhau. Nói cách khác tầng phiên thiết
lập "các giao dịch" giữa các thực thể đầu cuối.
Dịch vụ phiên cung cấp liên kết giữa 2 đầu cuối sử dụng dịch vụ phiên sao cho dữ
liệu được trao đổi một cách đồng bộ và khi kết thúc sẽ giải phóng liên kết. Sử dụng
thẻ bài (Token) để thực hiện truyền dữ liệu, đồng bộ hóa và hủy bỏ liên kết trong các
phương thức truyền đồng thời hay luân phiên. Thiết lập các điểm đồng bộ hóa trong
hội thoại. Khi xảy ra sự cố có thể khôi phục hội thoại bắt đầu từ một điểm đồng bộ
hóa đã thỏa thuận.
1.3.4.4. Lớp vận chuyển (Transport Layer).
Là tầng cao nhất liên quan đến các giao thức trao đổi dữ liệu giữa các hệ thống
mở, kiểm soát việc truyền dữ liệu End- to -End. Thủ tục trong 3 tầng dưới chỉ phục
vụ việc truyền dữ liệu giữa các tầng kề nhau trong từng hệ thống.
Tầng vận chuyển thực hiện việc chia các gói tin lớn thành các gói tin nhỏ hơn
trước khi gửi đi và đánh số các gói tin và đảm bảo chúng chuyển theo đúng thứ tự. Là
tầng cuối cùng chịu trách nhiệm về mức độ an toàn trong truyền dữ liệu nên giao thức
tầng vận chuyển phụ thuộc nhiều vào bản chất của tầng mạng.
Lớp giao vận chủ yếu chịu trách nhiệm:
- Tracking phiên giao tiếp đơn giữa các ứng dụng trên hosts nguồn và đích.
Bất kỳ host nào cũng có thể có nhiều ứng dụng đang giao tiếp trên mạng. Mỗi ứng
24
dụng này sẽ được giao tiếp với một hoặc nhiều ứng dụng khác trên các hosts đích.
Lớp giao vận có trách nhiệm đảm bảo các dòng thông tin giữa các ứng dụng này.

Hình 1.15. Lớp giao vận trong mô hình OSI.


- Phân đoạn dữ liệu và quản lý các đoạn dữ liệu.
Vì mỗi một ứng dụng tạo ra một dòng dữ liệu để gửi đến đích, nên dữ liệu này
phải được chuẩn bị để gửi qua phương tiện truyền dẫn dưới dạng các phân đoạn dữ
liệu để thuận tiện cho khả năng quản lý. Các giao thức lớp giao vận mô tả các dịch vụ
để phân đoạn dữ liệu từ lớp ứng dụng. Quá trình này bao gồm quá trình đóng gói và
bổ sung các Header vào đầu mỗi đoạn dữ liệu để chỉ ra phiên giao tiếp tương ứng.
- Sắp xếp các đoạn dữ liệu này thành các dòng dữ liệu ứng dụng.
Tại phía thu, mỗi đoạn dữ liệu được đưa đến ứng dụng tương ứng. Các đoạn dữ
liệu này phải được xây dựng lại thành một dòng dữ liệu hoàn chỉnh để gửi đến lớp
ứng dụng. Các giao thức sẽ mô tả cách thức thông tin mào đầu lớp giao vận được sử
dụng để sắp xếp các mảnh dữ liệu thành các dòng để đến lớp ứng dụng.
- Nhận dạng các loại ứng dụng khác nhau.
Để chuyển các dòng dữ liệu đến được các ứng dụng tương ứng, lớp giao vận phải
nhận diện được ứng dụng đích. Để thực hiện điều này, lớp giao vận gán cho mỗi một
ứng dụng một số nhận dạng, đó chính là số hiệu cổng (Port number).

25
Các loại ứng dụng khác nhau sẽ có những yêu cầu khác nhau, vì vậy trong lớp
giao vận sẽ có nhiều giao thức khác nhau. Mỗi ứng dụng khác nhau lại có yêu cầu
khác nhau về độ tin cậy. Do vậy, trong môi trường mạng hội tụ như hiện nay, các
giao thức khác nhau của lớp giao vận cũng phải có quy định khác nhau để các thiết bị
có thể truyền dữ liệu theo yêu cầu.
- Điều khiển các cuộc hội thoại.
Thiết lập phiên.
Lớp giao vận có thể cung cấp các kết nối hướng đối tượng bằng cách tạo ra
một phiên giữa các ứng dụng. Các kết nối này đảm bảo các ứng dụng có thể
giao tiếp với nhau trước khi truyền dữ liệu. Trong những kết nối này, dữ liệu
cho việc thông tin giữa hai ứng dụng được quản lý chặt chẽ.
Giao nhận tin cậy.
Vì nhiều lý do mà các mảnh dữ liệu có thể bị gián đoạn hoặc bị mất khi truyền
trên mạng. Lớp giao vận có thể đảm bảo tất cả các mảnh dữ liệu đều đến được
đích bằng cách cho thiết bị nguồn truyền lại gói tin đã bị mất.
Giao nhận đúng trật tự.
Do mạng có nhiều đường để truyền dữ liệu, nên thời gian truyền dẫn theo các
đường khác nhau sẽ khác nhau, làm cho dữ liệu có thể đến đích nhưng sai thứ
tự. Bằng cách đánh số và đánh chuỗi các đoạn dữ liệu, lớp giao vận có thể đảm
bảo các đoạn dữ liệu này được sắp xếp theo một trật tự đúng tại phía thu.
Điều khiển luồng.
Các hosts trên mạng có nguồn tài nguyên rất hạn chế (hạn chế về bộ nhớ, băng
thông). Khi lớp giao vận nhận biết được những tài nguyên này đã vượt mức thì
một số giao thức của lớp sẽ yêu cầu phía gửi giảm tốc độ dòng dữ liệu  gọi là
điều khiển luồng. Điều khiển luồng có thể ngăn chặn mất mát dữ liệu và tránh
việc phải truyền lại dữ liệu tiết kiệm băng thông và nâng cao hiệu suất mạng.
1.3.4.5. Lớp mạng (Network Layer).
Đảm bảo truyền tin thông suốt giữa hai node đầu cuối trong mạng. Trên cơ sở cấu
26
hình của mạng, lớp mạng sẽ kiểm tra topology của toàn mạng để thực hiện các chức
năng chọn đường đi cho các gói tin từ nguồn tới đích (có thể trong cùng một mạng
hoặc khác mạng). Đường có thể là cố định, có thể thay đổi để phù hợp với từng gói
tin và trạng thái tải tức thời của mạng. Một chức năng quan trọng khác của tầng mạng
là chức năng điều khiển tắc nghẽn (Congestion Control).
Để thực hiện được các chức năng trên, lớp mạng sử dụng bốn quá trình cơ bản:

Hình 1.16. Lớp mạng trong mô hình OSI.


- Đánh địa chỉ (Addressing).
Lớp mạng cung cấp phương pháp để đánh địa chỉ cho những thiết bị cuối. Để các
mảnh dữ liệu riêng được gửi đến đúng đích, các thiết bị phải có một địa chỉ duy nhất.
Thiết bị gắn với địa chỉ này có thể được xem như một host. Lớp mạng sử dụng địa chỉ
mạng logic (Logical Network Address) để định danh một host cụ thể trên liên mạng
dưới dạng địa chỉ nguồn hoặc đích. Trong TCP/IP, địa chỉ này gọi là địa chỉ IP.
- Đóng gói (Encapsulation).
Lớp mạng phải cung cấp khả năng đóng gói dữ liệu. Không chỉ các thiết bị được
nhận diện với một địa chỉ duy nhất, mà các mảnh dữ liệu riêng biệt cũng phải chứa
các địa chỉ này. Trong suốt quá trình đóng gói, Lớp 3 nhận được đơn vị dữ liệu giao
thức (PDU – Protocol Data Unit) của lớp 4 và thêm vào header của lớp 3 để tạo
27
thành PDU lớp 3 (còn gọi là packet). Phần header trong packet sẽ chứa địa chỉ của
host nguồn (source address) và địa chỉ của host đích (destination address); sau đó
packet sẽ được đưa đến Data Link trước khi truyền trên phương tiện truyền dẫn.

Hình 1.17. Đóng gói dữ liệu tại lớp mạng trong mô hình TCP/IP.
- Định tuyến (Routing).
Đây là chức năng quan trọng nhất của lớp mạng. Để thực hiện chức năng này, các
giao thức trong lớp mạng sẽ sử dụng các thuật toán tìm đường để tìm ra đường đi tối
ưu cho gói tin. Các thuật toán tìm đường phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
 Chính xác, ổn định, đơn giản và tối ưu.
 Có khả năng cập nhật lại cấu hình và đường vận chuyển để không phải
khởi động lại mạng khi có một node gặp sự cố.
- Giải đóng gói (Decapsulation).
Các gói dữ liệu sau khi đi đến đích sẽ được xử lý tại lớp 3. Host đích sẽ kiểm tra
địa chỉ nguồn để xác nhận gói dữ liệu có đến đích chính xác không. Nếu địa chỉ chính
xác thì gói dữ liệu sẽ được giải đóng gói tại lớp mạng và PDU lớp 4 sẽ được tách ra
và chuyển đến dịch vụ tương ứng ở lớp 4.
1.3.4.6. Lớp liên kết dữ liệu (Data link Layer).
Chức năng chủ yếu của lớp liên kết dữ liệu là thực hiện thiết lập các liên kết, duy
trì và huỷ bỏ các liên kết dữ liệu. Kiểm soát lỗi và kiểm soát lưu lượng.
Chia thông tin thành các khung thông tin (Frame), truyền các khung tuần tự và xử
lý các thông điệp xác nhận (Acknowledgement Frame) từ bên máy thu gửi về. Tháo
gỡ các khung thành chuỗi bit và chuyển xuống lớp vật lý. Lớp 2 bên thu, tái tạo chuỗi
28
bít thành các khung thông tin. Đường truyền vật lý có thể gây lỗi, nên lớp này phải
kiểm soát lỗi, kiểm soát luồng, kiểm soát lưu lượng, ngăn không để node nguồn gây
“ngập lụt” dữ liệu cho bên thu có tốc độ thấp hơn. Trong các mạng quảng bá, lớp con
MAC (Medium Acces Sublayer) điều khiển việc truy nhập đường truyền.

Hình 1.18. Lớp liên kết dữ liệu và các thuật ngữ liên quan.
 Các lớp con của lớp liên kết dữ liệu.
Lớp liên kết dữ liệu được chia thành: lớp con dưới và lớp con trên. Hai lớp con
này trong Ethernet – LAN được mô tả trên hình 1.18:

Hình 1.19.Các lớp con của Data Link Layer trong LAN - Ethernet.
- Logical Link Control (LLC) – lớp con trên:
Định nghĩa các tiến trình phần mềm cung cấp các dịch vụ cho các giao thức lớp
29
mạng. Dựa vào thông tin trong frame để nhận biết giao thức lớp mạng nào đang được
sử dụng cho frame. Thông tin này cho phép nhiều loại giao thức lớp 3 (IP và IPX) để
sử dụng cùng giao diện mạng và phương tiện.
- Media Access Control (MAC) - lớp con dưới:
Định nghĩa các tiến trình truy nhập phương tiện được thực hiện bằng phần cứng.
Cung cấp chức năng địa chỉ hóa (addressing) lớp liên kết dữ liệu và phân biệt
(delimiting) dữ liệu theo các yêu cầu tín hiệu vật lý của phương tiện truyền dẫn và
loại giao thức lớp liên kết dữ liệu được dùng.
 Cấu trúc khung (frame).
Data Link sửa một packet để truyền trên phương tiện truyền dẫn bằng cách đóng
gói nó với với một header và một trailer để tạo thành một frame. Không giống các
PDUs khác, Data Link layer frame có cấu trúc như sau:

Hình 1.20. Cấu trúc frame của lớp liên kết dữ liệu.
 Các chuẩn của lớp liên kết dữ liệu.
Các dịch vụ và chỉ tiêu kỹ thuật của lớp liên kết dữ liệu được định nghĩa bởi nhiều
chuẩn dựa trên sự khác nhau về công nghệ và phương tiện truyền dẫn.
1.3.4.7. Lớp vật lý (Physical layer).
Lớp vật lý là lớp thấp nhất trong mô hình 7 lớp OSI. Các thực thể tầng giao tiếp
với nhau qua một đường truyền vật lý. Lớp vật lý xác định các chức năng, thủ tục về
điện, cơ, quang để kích hoạt, duy trì và giải phóng các kết nối vật lý giữa các hệ
30
thống mạng, đảm bảo cho các yêu cầu về chuyển mạch hoạt động nhằm tạo ra các
đường truyền thực cho các chuỗi bit thông tin. Các chuẩn trong lớp vật lý là các
chuẩn xác định giao diện người sử dụng và môi trường mạng.

Hình 1.21. Quá trình biến đổi thông tin thành bits trong mô hình OSI.
Lớp vật lý thực hiện 3 chức năng: phương tiện vật lý, mã hóa và tạo tín hiệu.
 Phương tiện vật lý.
Là các thiết bị phần cứng về điện, các loại cáp (cáp đồng, cáp quang), sóng vô
tuyến và các đầu nối (connector) để tạo và mang tín hiệu đặc trưng cho các bits.
Bảng 1.1. Thông số truyền dẫn của sóng siêu cao tần

31
Bảng 1.2. Thông số của các loại phương tiện truyền dẫn theo chuẩn Ethernet.

 Mã hóa và tín hiệu.

Hình 1.22. Mã hóa và tín hiệu tại lớp vật lý.


Bảng 1.3. Tóm tắt chức năng các lớp trong mô hình OSI.
Lớp Chức năng chủ yếu
7 Chuyển thông tin từ chương trình này tới chương trình khác.
6 Điều khiển định dạng văn bản và hiển thị chuyển đổi mã.
5 Thiết lập, duy trì và kết hợp các phiên truyền thông.
4 Đảm bảo phân phát chính xác dữ liệu
3 Thực hiện chọn đường và đảm bảo trao đổi thông tin trong liên mạng.
2 Mã hoá, định địa chỉ và truyền thông tin.
1 Đảm bảo các yêu cầu truyền/nhận chuỗi bít qua các phương tiện vật lý.

32
1.3.5. Các mô hình chuẩn hoá khác.
1.3.5.1. Systems Nework Architecture (SNA).
Kiến trúc mạng SNA được công ty IBM thiết kế, đặc tả kiến trúc mạng xử lý dữ
liệu phân tán. Giao thức định nghĩa các quy tắc, các tiến trình tương tác giữa các
thành phần trong mạng như máy tính, terminal và phần mềm. Mạng SNA gồm 6 tầng.
- Tầng 1: Physical Control (X21,RS-232).
- Tầng 2: Data Link Control (SDLC).
- Tầng 3: Path Control (chọn đường và kiểm soát dữ liệu).
- Tầng 4: Transmission Control (kiểm soát truyền).
- Tầng 5: Data Flow Control (kiểm soát luồng).
- Tầng 6: Function Management (quản trị).
1.3.5.2. Internetwork Packet Exchange/Sequenced Packet Exchange (IPX/SPX).
Giao thức IPX/SPX được công ty Novell thiết kế sử dụng cho các sản phẩm mạng
của chính hãng.
SPX hoạt động trên tầng Transport của OSI, có chức năng bảo đảm độ tin cậy của
liên kết truyền thông. Nó đảm bảo chuyển giao các gói tin đúng trình tự, đúng đích
nhưng không có vai trò trong định tuyến.
IPX tuân theo chuẩn OSI, hoạt động tầng mạng, chịu trách nhiệm thiết lập địa chỉ
cho các thiết bị. Nó là giao thức định tuyến, kết hợp với RIP và Netware Link
Services Protocol (NLSP) để trao đổi thông tin định tuyến với bộ định tuyến lân cận.
1.3.5.3. AppleTalk.
Là kiến trúc mạng do hãng Apple Computer phát triển cho họ các máy tính cá
nhân Macintosh. Giao thức AppleTalk cũng được phát triển dựa trên tầng vật lý của
Ethernet và Token Ring.
- Các vùng tối đa trên một phân mạng: Phase 1 là 1; Phase 2 là 255.
- Các node tối đa trên mỗi mạng: Phase 1: 254; Phase 2: khoảng 16 triệu.

33
- Địa chỉ động dựa trên các giao thức truy nhập : Phase 1: Node ID; Phase 2:
Network +, Node ID; Phase 1&2: LocalTalk , Phase 1: Ethernet; Phase 2: IEEE
802.2, IEEE 802.5.
- Định tuyến Split-horizon: Phase 1: không; Phase 2: có.
1.3.5.4. Digital Network Architectur (DNA).
Kiến trúc mạng DNA là sản phẩm của hãng Digital Equipment Corporation. Đặc
biệt Digital kết hợp với các hãng Intel và Xerox phát triển các phiên bản Ethernet,
trong đó có Ethernet Version 2.
1.3.5.5. Họ IEEE 802 (Institute of Electrical and Electronic Engineer).
Là chuẩn cho kiến trúc các mạng LAN, WAN và MAN:
- Chuẩn IEEE 802.2 định nghĩa một tầng con LLC được giao thức tầng dưới sử
dụng. Giao thức tầng mạng có thể thiết kế độc lập với tầng vật lý.
- Giao thức tầng dưới 802.3 (1Base5, 10Base5, 10Base2, 10Basef, 10BaseT,
10BaseX), 802.4 (TokenBus), 802.5 (Token Ring) , 802.6 , 802.9, 802.11, 802.12.
1.3.5.6. TCP/IP (Transmission Control Protocol/Internet Protocol).
Là họ các giao thức cùng làm việc với nhau để cung cấp phương tiện truyền thông
liên mạng. Vì lịch sử của TCP/IP gắn liền với Bộ quốc phòng Mỹ, nên việc phân lớp
giao thức TCP/IP được gọi là mô hình DOD. Đây là họ các giao thức được sử dụng
phổ biến trên mạng Internet, mang tính mở nhất , phổ dụng nhất và được hỗ trợ của
nhiều hãng kinh doanh. TCP/IP được cài đặt sẵn trong phần thực thi UNIX BSD.

Hình 1.23. So sánh giữa mô hình OSI và TCP/IP.


34
1.4. Các mô hình xử lý dữ liệu.
1.4.1. Mô hình Peer to Peer.
Trong mô hình ngang hàng không có các servers chỉ định trước. Thay vào đó, các
máy trạm (workstations) được kết nối với nhau để chia sẻ thông tin hoặc tài nguyên
phần cứng. Vì không có server nên các máy trạm có thể trở thành client hoặc server.
Thuật ngữ của Microsoft về peer to peer là Workgroup. Hệ điều hành Windows XP
và Windows Vista đều tích hợp sẵn tính năng này.
Mạng ngang hàng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu của một mạng gia đình hoặc
công ty nhỏ với chi phí thấp nhất (không cần tăng chi phí cho server nhưng vẫn đảm
bảo khả năng chia sẻ phần cứng và thông tin) và khả năng lắp đặt dễ dàng.

Hình 1.24. Mô hình Peer 2 Peer.


Mạng Peer to Peer bao gồm hai thành phần: thiết kế mạng ngang hàng (peer to
peer network design) và ứng dụng ngang hàng (peer to peer application).
Ứng dụng ngang hàng cho phép thiết bị có thể hoạt động như client và server cùng
phiên giao tiếp. Trong mô hình này, mỗi client là một server và mỗi server là một
client. Cả hai đều có khả năng khởi tạo và có vai trò như nhau trong phiên giao tiếp.
Tuy nhiên, các ứng dụng ngang hàng lại yêu cầu mỗi thiết bị cuối phải cung cấp một
giao diện người dung và chạy trên nền dịch vụ cơ bản.
Nhược điểm lớn nhất của mô hình P2P là sự hạn chế khả năng quản lý tập trung
(cần phải xây dựng tài khoản người dùng và cấu hình bảo mật cho mỗi thiết bị) và
quy mô của mạng theo mô hình P2P nhỏ (dưới 10 máy), không thể thực hiện thao tác
quản lý hàng ngày tại một địa điểm. Tài khoản người dùng được khởi tạo trên toàn hệ

35
thống; toàn bộ dữ liệu được lưu trên hệ thống  công tác quản trị trở nên phức tạp và
khó khăn hơn  đề xuất mô hình client – server (server – based network).
1.4.2. Mô hình Client-Server.

Hình 1.25. Client/Server Model.


Mô hình Client/Server mô tả các dịch vụ mạng và các ứng dụng được sử dụng để
truy nhập các dịch vụ. Là mô hình phân chia các thao tác thành hai phần: phía Client
cung cấp cho người sử dụng một giao diện để yêu cầu dịch vụ từ mạng và phía Server
tiếp nhận các yêu cầu từ phía Client và cung cấp các dịch vụ một cách thông suốt cho
người sử dụng.
Chương trình Server được khởi động trên một máy chủ và ở trạng thái sẵn sàng
nhận các yêu cầu từ phía Client. Chương trình Client cũng được khởi động một cách
độc lập với chương trình Server. Sau khi thực hiện các yêu cầu từ phía Client, Server
sẽ trở về trạng thái chờ các yêu cầu khác. Trong mô hình Client/Server, clients cung
cấp dịch vụ trình bày (Presentation Services), giao tiếp người sử dụng với lớp giao
dịch thông qua trình duyệt Browser hay trình ứng dụng để thao tác và xử lý dữ liệu,
ví dụ trình duyệt Internet Explorer.
Ưu điểm của mô hình này là nhiều người dùng có thể sử dụng các file dữ liệu
được lưu trên một server. Theo đó, người quản trị có thể thiết lập quyền ưu tiên cho
các người dùng để truy nhập các file dữ liệu này. Ngoài ra, có thể cấu hình cơ chế
khôi phục dữ liệu tại node trung tâm nhằm giải quyết tình trạng mất dữ liệu.
Server có thể cung cấp nhiều loại dịch vụ khác nhau:
36
- File and print servers: điều khiển, chia sẻ máy in và files giữa các clients có
nhu cầu trong mạng. File servers có các đặc điểm: bộ nhớ lớn, ổ cứng truy nhập
nhanh, nhiều CPUs, bus I/O nhanh, nguồn dự phòng,
- Application servers: chạy một vài chương trình đặc biệt trên server (email
servers, database servers, ….)
- Web servers (HTTP servers, Windows or Apache trên nều UNIX/Linux,
Novell NetWare và Windows) và Directory servers.
1.5. Hệ điều hành mạng.
1.5.1. Đặc điểm quy định chức năng của một hệ điều hành mạng.
Môi trường mạng có những đặc điểm riêng, khác với môi trường chỉ dùng máy
tính cá nhân (PC), thể hiện ở các đặc trưng sau:
- Trước hết đó là môi trường nhiều người dùng. Đặc điểm này dẫn đến các nhu
cầu liên lạc giữa những người sử dụng, nhu cầu bảo vệ dữ liệu và nói chung là bảo vệ
tính riêng tư của người sử dụng.
- Mạng còn là môi trường đa nhiệm, có nhiều công việc thực hiện trên mạng.
Đặc điểm này sẽ phát sinh các nhu nhu cầu chia sẻ tài nguyên, nhu cầu liên lạc giữa
các tiến trình như trao đổi dữ liệu, đồng bộ hoá.
- Là môi trường phân tán, tài nguyên (thông tin, thiết bị) nằm ở các vị trí khác
nhau, chỉ kết nối thông qua các đường truyền vật lý. Điều này phát sinh các nhu cầu
chia sẻ tài nguyên trên toàn mạng nhưng sự phân tán cần được trong suốt đối để nó
không gây khó khăn cho người sử dụng.
- Có nhiều quan niệm cũng như các giải pháp mạng khác nhau. Điều đó nảy sinh
nhu cầu giao tiếp giữa các mạng khác nhau.
1.5.2. Một số hệ điều hành mạng phổ biến.
1.5.2.1. Hệ điều hành mạng UNIX.
Là hệ điều hành do các nhà khoa học xây dựng và được dùng rất phổ biến trong
khoa học và giáo dục. Hệ điều hành mạng UNIX là hệ điều hành đa nhiệm, đa người
dùng, phục vụ cho truyền thông tốt. Nhược điểm của nó hiện nay là có rất nhiều
37
version khác nhau, không thống nhất, gây khó khăn cho người sử dụng.
1.5.2.2. Hệ điều hành Windows 2000.
Là hệ điều hành của hãng Microsoft, cũng là hệ điều hành đa nhiệm, đa người
dùng. Được xây dựng dựa trên công nghệ của hệ điều hành Windows NT. HĐH này
dễ sử dụng, hỗ trợ mạnh cho các phần mềm Windows. Windows 2000 có thể liên kết
tốt với máy chủ Novell Netware, UNIX. Tuy nhiên, để chạy hiệu quả, Windows
Server 2000 đòi hỏi cấu hình máy tương đối mạnh.
1.5.2.3. Hệ điều hành Netware của Novell.
Là hệ điều hành phổ biến trên thế giới dùng trong giai đoạn cuối, nó có thể dùng
cho các mạng nhỏ (từ 5 đến 25 máy tính) và cũng có thể dùng cho các mạng lớn gồm
hàng trăm máy tính. Netware là hệ điều hành LAN dùng cho các máy tính theo chuẩn
của IBM hay các máy Apple Macintosh.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. CCNA Exploration.
[2]. Cisco Networking Academy Program verion 3
[3]. Sách hướng dẫn học tập Mạng máy tính, TS Phạm Thế Quế, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội 2006.
[4]. Mạng máy tính, Ngạc Văn An, Đặng Hùng, Nguyễn Đăng Lâm, Đỗ Trung
Kiên, NXB Giáo Dục, 2005.

38
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN DẪN VÀ THIẾT BỊ
MẠNG
Dữ liệu người dùng sau khi được phân đoạn ở lớp Giao vận (Transport), được đặt
vào các gói ở lớp Mạng (Network) và được đóng gói thành các khung ở lớp Liên kết
dữ liệu sẽ được chuyển xuống lớp Vật lý (Physical). Mục đích của lớp Vật lý là tạo ra
các tín hiệu điện, quang, sóng ngắn để đặc trưng cho các bit trong mỗi khung. Đường
truyền vật lý có nhiều hình dạng và hình thức khác nhau, và không giống nhau trên
đường truyền xuyên suốt từ bên phát tới bên thu. Ví dụ kênh vật lý sẽ bao gồm cáp
xoắn đôi, cáp đồng, cáp đồng trục hoặc cáp quang. Do đó, cần phải đưa ra các đặc
điểm kỹ thuật cần thiết cho các phương tiện truyền dẫn nhằm đảm bảo độ tin cậy cho
quá trình truyền tin từ phía phát đến phía thu.
Trong chương này sẽ tập trung trình bày những vấn đề cơ bản sau:
- Đặc điểm kỹ thuật của các phương tiện truyền dẫn.
- Phân loại phương tiện truyền dẫn được sử dụng để kết nối mạng.
- Các thiết bị liên kết mạng và chức năng của chúng.
2.1. Phương tiện truyền dẫn
Để thực hiện chức năng truyền dữ liệu, các thiết bị phải được liên kết với nhau
thông qua các phương tiện truyền dẫn. Để hiểu rõ về phương tiện truyền dẫn, chúng
ta xem xét một bit dữ liệu được truyền từ hệ thống đầu cuối, thông qua các kết nối,
các bộ định tuyến, và đến một hệ thống đầu cuối khác. Đầu tiên, hệ thống đầu cuối
bên phát sẽ gửi bit dữ liệu này đến bộ định tuyến đầu tiên, và sau đó bộ định tuyến
đầu tiên sẽ nhận được bit dữ liệu và gởi tiếp đến bộ định tuyến thứ hai trên đường đi
của nó và quá trình tiếp tục cho đến khi bit này tới đích. Trên đường đi từ nguồn tới
đích, dữ liệu được gửi qua một loạt các cặp bộ phát- bộ nhận. Dữ liệu sẽ được truyền
đi thông qua sóng điện từ lan truyền, hay xung ánh sáng qua kênh truyền vật lý. Các
phương tiện vật lý có nhiều hình dạng khác nhau, và không giống nhau, có thể là cáp
xoắn đôi, cáp đồng, cáp đồng trục, cáp quang, sóng vô tuyến. Các phương tiện truyền
39
dẫn nhìn chung được chia thành hai loại: phương tiện truyền dẫn định hướng và
phương tiện truyền dẫn không định hướng. Phương tiện truyền dẫn định hướng
thường là các phương tiện có dây như cáp xoắn đôi, cáp đồng trục, cáp quang. Trong
khi đó các phương tiện truyền dẫn không định hướng, sóng được lan truyền trong
không khí và không gian, ví dụ như trong hệ thống WiFi, kênh truyền vệ tinh số.
Thêm vào đó, hiện nay, phương tiện truyền không dây có thể là sóng ánh sáng nhìn
thấy được như laser hay ánh sáng đèn.
Có hai loại kết nối cơ bản như sau:
Mạng có dây sử
dụng cáp để kết nối
các thiết bị

Mạng không dây sử dụng


sóng vô tuyến để liên lạc
giữa các thiết bị

Mạng không dây cũng có


thể kết nối đến các mạng
có dây

Hình 2.1. Các kết nối mạng cơ bản


2.1.1. Đặc trưng cơ bản của đường truyền
2.1.1.1. Băng thông (Bandwidth)
Băng thông của một đường truyền là miền tần số (giới hạn thấp và tần số giới
hạn cao) mà đường truyền đó có thể đáp ứng được. Ví dụ băng thông của cáp thoại từ
400 - 4000 Hz, tức là nó có thể truyền các tín hiệu với tần số từ 400 - 4000 chu
kỳ/giây. Nắm được khái niệm băng thông là rất cần thiết vì các lý do sau:
- Băng thông là hữu hạn.
- Băng thông không phải miễn phí.

40
- Băng thông là yếu tố chính để phân tích – đánh giá hiệu suất của mạng, thiết kế
mạng mới và kết nối Internet.
- Nhu cầu sử dụng băng thông ngày càng tăng.
Băng thông số (digital bandwidth) xác định bằng lượng thông tin truyền từ điểm
này sang điểm khác trong một khoảng thời gian cho trước. Băng thông thực tế của
một mạng được xác định dựa trên nhiều yếu tố: thuộc tính của phương tiện vật lý và
công nghệ được chọn để thực hiện quá trình báo hiệu và phát hiện tín hiệu mạng.
Băng thông của cáp phụ thuộc vào chiều dài của cáp. Cáp ngắn sẽ có băng thông
cao và ngược lại. Vì vậy khi thiết kế lắp đặt cáp, chiều dài cáp được tính toán sao cho
không vượt qua giới hạn cho phép, vì có thể xảy ra lỗi trong quá trình truyền.
Bảng 2.1. Đơn vị đo băng thông, thông lượng và goodput .
Đơn vị Viết tắt Quy đổi tương đương

Bits per second bps 1 bps= đơn vị băng thông cơ bản


Kilobits per second kbps 1 kbps= 103 bps
Megabits per second Mbps 1 Mbps= 106 bps
Gigabits per second Gbps 1 Gbps= 109 bps
Terabits per second Tbps 1 Tbps= 1012 bps

2.1.1.2. Thông lượng (Throughput)


Để định nghĩa về thông lượng, trước hết ta xét ví dụ sau đây. Giả sử rằng máy A
muốn gửi cho máy B một tập tin thông qua mạng máy tính. Nếu tập tin này có tất cả
là F bit, và thời gian mà máy B nhận được toàn bộ tập tin (F bit) là T giây, thì ta có
thông lượng trung bình của quá trình truyền tập tin này là bằng F/T bit/giây (bps). Do
đó, có thể hiểu thông lượng của đường truyền là số lượng các bit (chuỗi bit) được
truyền đi trong một giây hay là tốc độ truyền dữ liệu tức thời của kênh truyền tại một
thời điểm nào đó. Do đó, có thể thấy rằng thông lượng có giá trị nhỏ hơn so với băng
thông cực đại của phương tiện truyền dẫn được sử dụng trong mạng.

41
Để hiểu hơn nữa về thông lượng, ta tiếp tục xem xét mô hình mạng như hình bên
dưới. Ở đây, mô hình mạng gồm ba thiết bị là máy chủ và máy con kết nối với nhau
qua router. Có hai kết nối bao gồm một kết nối từ máy chủ đến router có tốc độ Rs ,
và một kết nối từ router tới máy con có tốc độ là Rc . Rõ ràng, máy chủ không thể đẩy
được thông tin qua router với tốc độ cao hơn Rs (bps), và router cũng không thể
truyền thông tin đến máy con với tốc độ nhanh hơn Rc (bps). Nếu Rs< Rc, thì tốc độ
dữ liệu từ máy chủ đến router và từ router đến máy con là Rs (bps). Tất nhiên, thông
lượng hệ thống cũng sẽ là Rs. Ngược lại, nếu Rs> Rc, thì router sẽ không thể gởi thông
tin đến máy con nhanh như tốc độ mà chúng nhận được từ máy chủ. Trong trường
hợp này, dữ liệu đến router với tốc độ Rs (bps), rời khỏi router với tốc độ là Rc (bps)
và tất nhiên thông lượng của cả hệ thống là Rc. Kết quả, dữ liệu sẽ bị dồn ứ tại router
và ngày càng nhiều thêm. Đây được xem là điểm “nút cổ chai” trong hệ thống. Do đó,
đối với hệ thống hai kết nối như hình thì thông lượng có thể được tính như là min{
Rc, Rs}. Và khi đó, thời gian để truyền hết tập tin có F bit sẽ được tính bằng F/min{
Rc, Rs}. Tương tự, ta cũng có thể áp dụng cách tính đối với hệ thống có N- kết nối.

Rs Rc

Máy chủ Máy con


Hình : Mô hình mạng có hai kết nối
Có thể thấy rằng, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thông lượng đường truyền
như các thiết bị liên mạng, loại dữ liệu được truyền, mô hình mạng, số lượng người
dùng trên mạng…. Do đó, một hệ thống mạng máy tính luôn mong muốn có thời gian
trễ thấp và thông lượng cao nhất có thể để đạt được hiệu quả kênh truyền cao nhất.
2.1.1.3. Goodput
Là đại lượng xác định dữ liệu có ích được truyền trên mạng trong một đơn vị thời
gian. Thông số goodput liên quan đến thời gian từ khi bit đầu tiên của gói tin đầu tiên
cho đến bit cuối cùng của gói tin cuối cùng được gửi tới đích, số bit được chèn thêm
42
vào (overhead) của mỗi giao thức và số lần gói tin được truyền lặp lại. Và goodput
cũng chính thông số đáng chú ý nhất đối với người sử dụng mạng, xác định chất
lượng của một mạng. Dựa theo định nghĩa ở trên ta có thể xác định goodput thông
qua phép tính ở dưới. Và chắc chắn rằng goodput luôn luôn nhỏ hơn thông lượng và
băng thông của mạng.
goodput = throughput - (overhead cho việc thiết lập phiên, ACK và đóng gói)
Thời gian truyền tin được xác định như sau:
S S
T hay T (2.1)
BW P
Trong đó: T là thời gian truyền thông tin, S là kích thước tập tin, P chính là thông
lượng thực tế, BW là băng thông cực đại của “slowest link” giữa nguồn và đích.

End Node Goodput End Node

Application Application

Presentation Presentation
Application Data
Session Session

Transport Data Data Data Transport


Network
Network Header Data Network
Frame Network Frame
Data Link Data Data Link
Header Header Trailer
Physical 1 0 0 1 0 1 0 1 0 0 0 1 1 Physical

Throughput

Hình 2.2. Throughput và Goodput


2.1.1.4. Suy hao (Attenuation)
Là đại lượng đo sự suy yếu của các tín hiệu trên đường truyền. Thông thường
suy hao được đo lường bằng đơn vị decibel (dB) hoặc điện áp và có thể xảy ra do
nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân là do tín hiệu bị méo hoặc bị yếu đi. Ví
dụ như tín hiệu WiFi sẽ bị yếu đi nếu thiết bị của bạn đặt ở xa bộ phát tín hiệu. Độ
suy hao của tín hiệu được tính như biểu thức (2.2).

43
Vout
A  20 log [dB] (2.2)
Vin
Trong đó, A phụ thuộc vào độ dài của cáp hay khoảng cách giữa bên phát và bên
thu, cáp càng dài hay khoảng cách càng lớn thì suy hao càng cao. Hiện tượng này có
thể khắc phục bằng cách thêm các bộ khuyến đại hoặc bộ lặp trên đường truyền. Tuy
nhiên, nhược điểm của phương pháp này là tín hiệu sẽ bị trễ. Ngoài ra, việc sử dụng
bộ khuyến đại sẽ làm cho tín hiệu bị nhiễu và làm giảm chất lượng của tín hiệu.
2.1.2. Các phương tiện truyền dẫn có dây
2.1.2.1. Cáp đồng
Cáp đồng được sử dụng trong hầu hết các mạng LAN. Có nhiều loại cáp đồng
khác nhau, mỗi loại có những ưu và nhược điểm khác nhau. Việc lựa chọn loại cáp
thích hợp là nhân tố quyết định đến hiệu suất hoạt động của mạng. Đồng thời, khi sử
dụng cáp cần phải xem xét ba vấn đề cơ bản:
- Tốc độ truyền dẫn của cáp.
- Phương pháp truyền dẫn: là số hay tương tự, là băng cơ sở (baseband) hay
băng thông rộng (broadband).
- Khoảng cách truyền dẫn tối đa để đảm bảo chất lượng tín hiệu.
Ba vấn đề trên được chỉ rõ trong cách biểu diễn tham số kỹ thuật sau:

Hình 2.3. Biểu diễn các tham số của cáp đồng.


Truyền dẫn băng cơ sở (Baseband) là phương pháp truyền thông, trong đó các
xung dòng điện một chiều (hoặc ánh sáng) được đưa trực tiếp vào cáp để truyền tín

44
hiệu số “0” và “1”. Ethernet là mạng băng cơ sở chia sẻ với nhiều trạm truyền tín
hiệu, nhưng mỗi lần chỉ có một trạm được truyền. Truyền dẫn băng cơ sở là song
hướng (một kênh tần số được sử dụng để truyền và nhận tín hiệu).
Truyền dẫn băng rộng (Broadband Transmission) là phương pháp truyền thông,
trong đó tín hiệu vô tuyến từ nhiều kênh được điều biến thành các tần số riêng và
băng thông được chia thành các kênh truyền thông riêng, mỗi kênh chiếm một phạm
vi tần số. Truyền thông băng rộng có thể đạt khoảng cách rất lớn với tốc độ truyền
dẫn cao. Là phương pháp truyền dẫn đơn hướng nên cần phải có đường thu và phát
riêng. Có thể ghép nhiều phiên truyền dẫn trong cùng một thời điểm bằng cách một
tần số để phát và một tần số để thu trên cùng một cáp truyền dẫn hoặc 2 cáp riêng lẻ
(dành cho thu và phát).
Tín hiệu một chiều trong hệ thống băng rộng có khuynh hướng giảm theo khoảng
cách do điện trở, điện dung và các yếu tốc khác. Tốc độ truyền dẫn càng cao thì tín
hiệu càng dễ suy giảm  các chuẩn mạng như Ethernet đặc tả các loại cáp, loại vỏ
bọc chống nhiễu, khoảng cách cáp, tốc độ truyền dẫn và các chi tiết khác để cung
cấp các dịch vụ không lỗi trong đa số các môi trường.
a. Cáp đồng trục (Coaxial cable)
Là phương tiện truyền các tín hiệu có phổ rộng và tốc độ cao. Băng thông của cáp
đồng trục từ 2,5 Mbps (ARCnet) đến 10 Mbps (Ethernet). Thường sử dụng để lắp đặt
mạng hình BUS (các loại mạng LAN cục bộ Thick Ethernet, Thin Ethernet) và mạng
hình sao (mạng ARCnet). Cấu trúc của cáp đồng trục được mô tả trên hình 2.4 bao
gồm: một dây dẫn trung tâm, một dây dẫn ngoài được bện lại tạo thành đường bao
quanh trục, lớp cách điện bằng nhựa giữa 2 dây dẫn và cáp vỏ bọc ngoài.

45
Cấu trúc cáp đồng trục

Lớp vỏ Lớp bện


chống nhiễu Dây đồng

Lớp cách nhiệt

Hình 2.3. Cấu trúc cáp đồng trục.


Các loại cáp đồng trục và ứng dụng:
- Cáp RG-8 và RCA-11, 50 Ohm dùng cho mạng Thick Ethernet.
- Cáp RG-58 , 50 Ohm dùng cho mạng Thin Ethernet.
- Cáp RG-59 , 75 Ohm dùng cho truyền hình cáp.
- Cáp RG-62, 93 Ohm dùng cho mạng ARCnet.
Bảng 2.2. So sánh cáp đồng trục Thicknet và Thinnet
Loại cáp Bậc cáp Độ dày Khoảng cách (max) Tốc độ truyền Connector
Thinnet RG-58 0.25” 185m 10Mbps BNC
Thicknet RG-8 0.5” 500m 10Mbps AUI

2.1.2.2. Cáp xoắn đôi (Twisted Pair cable).


Cáp xoắn đôi được sử dụng trong các mạng cục bộ. Giá thành rẻ, dễ cài đặt, có
vỏ bọc tránh nhiệt độ, độ ẩm và có loại có khả năng chống nhiễu. Cáp cơ bản có 2
dây đồng xoắn vào nhau, giảm độ nhạy của cáp với EMI, giảm bức xạ âm nhiễu tần
số radio gây nhiễu. Có hai loại cáp xoắn:
 Cáp xoắn có vỏ bọc cách điện (Shield Twisted Pair - STP).
Loại cáp STP thường có tốc độ truyền vào khoảng 16 Mbps trong loại mạng
Token Ring. Với chiều dài 100m tốc độ đạt 155 Mbps (lý thuyết là 500 Mbps). Suy
hao cho phép khoảng 100 m, khả năng chống nhiễu tốt hơn UTP. Giá thành cao hơn
cáp Thin Ethernet, cáp xoắn trần, nhưng lại rẻ hơn giá thành loại cáp Thick Ethernet

46
hay cáp sợi quang. Cài đặt đòi hỏi tay nghề và kỹ năng cao. Chuẩn 10Gb cho
Ethernet khuyến nghị sử dụng cáp STP.

Hình 2.4. Cấu trúc cáp STP.


 Loại cáp không có vỏ bọc UTP (Unshield Twisted Pair).

Hình 2.5. Cáp UTP.


Cáp UTP không có lớp cách điện bên ngoài nên rất nhạy cảm với EMI, khả năng
chống nhiễu bên ngoài kém hơn STP. Tốc độ truyền khoảng 100 Mbps. Đặc tính suy
hao như cáp đồng, giới hạn độ dài tối đa 100m. Được dùng phổ biến để kết nối các
thiết bị mạng (PC) với các thiết bị trung gian (Router, Switch, Hub…). Bảng 2.2 mô
tả các kiểu áp dụng cho cáp UTP và ứng dụng của nó.
Bảng 2.3. Phân loại cáp UTP
Loại cáp UTP (Cat) Mục đích Tốc độ truyền
Category 1 Voice
Category 2 Data 4 Mbps

47
Category 3 Data 10 Mbps
Category 4 Data 16 Mbps
Category 5 Data 100 Mbps
Category 5e Data 1 Gbps
Category 6 Data 10 Gbp

Hình 2.6. Chuẩn đi dây T568A và 568B cho cáp UTP với RJ-45 pinout.
Bảng 2.3. Các kiểu cáp Straight-through, Crossover và Rollover.

Bảng 2.4a. Tổng kết các loại cáp đồng thường dùng trong Ethernet.

48
Bảng 2.4b. Phạm vi ứng dụng của các loại cáp.

2.1.3. Cáp sợi quang (Fiber Optic Cable).


Cáp sợi quang rất lý tưởng cho việc truyền dữ liệu, băng thông có thể đạt 2
Gbps, tránh nhiễu tốt, tốc độ truyền 100 Mbps trên đoạn cáp dài vài km. Cáp sợi
quang gồm một hoặc nhiều sợi quang được bao bọc bởi một lớp vỏ nhựa phản xạ các
tín hiệu  hạn chế sự suy hao. Cấu trúc cáp sợi quang được mô tả trên hình 2.7.

Hình 2.7. Cấu trúc cáp sợi quang.

49
Cáp sợi quang chỉ truyền các tín hiệu quang. Các tín hiệu dữ liệu được biến đổi
thành các tín hiệu quang trên đường truyền và ở phía thu các tín hiệu quang chuyển
thành các tín hiệu dữ liệu. Cáp sợi quang có hai loại cơ bản: cáp sợi quang đơn mode
(Single Mode) và đa mode (Multi Mode).
 Sợi đơn mode.
Chỉ truyền một tia sáng được tạo ra từ laser. Do ánh sáng laser là đơn hướng và đi
theo trục của sợi quang nên loại sợi quanng này có thể truyền các xung quang với
khoảng cách lớn mà không cần trạm lặp.

Hình 2.8. Các loại cáp sợi quang: đơn mode và đa mode.
 Sợi đa mode.
Các sợi đa mode thường sử dụng ánh sáng từ LED nhằm mục đích không tạo ra
sóng ánh sáng coherent. Ánh sáng từ LED sẽ đi vào sợi quang đa mode theo nhiều
góc tới khác nhau. Vì các tia sáng đi theo nhiều góc khác nhau nên thời gian để đi hết
chiều dài sợi quang sẽ khác nhau và sợi quang càng dài thì khả năng biến dạng của
xung tại phía thu càng tăng lên. Và hiện tượng này gọi là hiện tượng tán xạ mode
(modal dispersion).
Bảng 2.5. Tổng kết các tham số cho các loại cáp sợi quang thường dùng.

50
2.1.4. Các phương tiện vô tuyến.
 Radio.
Phổ của sóng điện từ nằm trong khoảng 10 KHz - 1GHz. Có nhiều dải tần: sóng
ngắn (Short Wave), VHF (Very High Frequency) và UHF (Ultra Hight Frequency).
Đặc tính truyền: Tần số đơn, công suất thấp, không hỗ trợ tốc độ dữ liệu các
mạng cục bộ LAN theo yêu cầu. Tần số đơn, công suất cao dễ cài đặt, băng thông cao
từ 1 - 10 Mbps, suy hao chậm. Khả năng nhiễu từ thấp, bảo mật kém. Giá thành cao
trung bình. Băng thông cao, tốc độ truyền có thể đạt theo yêu cầu của các LAN.
 Viba.
Truyền thông viba có hai dạng: viba mặt đất và vệ tinh. Viba mặt đất sử dụng các
trạm thu và phát. Kỹ thuật truyền thông vệ tinh sử dụng các trạm thu mặt đất (các đĩa
vệ tinh) và các vệ tinh. Tín hiệu đến vệ tinh và từ vệ tinh đến trạm thu một lượt đi
hoặc về 23.000 dặm. Thời gian truyền một tín hiệu độc lập với khoảng cách. Thời
gian truyền tín hiệu từ vệ tinh đến các trạm nằm vòng tròn 1/3 chu vi quả đất là như
nhau, gọi là trễ lan truyền (Propagation Delay). Thông thường là 0.5 - 5 giây.
 Tia hồng ngoại (Infrared system).
Có 2 phương thức kết nối mạng Point - to - Point và Multi Point. Point - to – Point
tiếp sóng các tín hiệu hồng ngoại từ thiết bị này sang thiết bị khác. Dải tần từ 100
GHz đến 1000 THz, tốc độ truyền khoảng 100 Kbps - 16 Mbps. Multi Point truyền
đồng thời các tín hiệu hồng ngoại đến các thiết bị. Giải tần số từ 100 GHz đến 1000
THz, nhưng tốc độ truyền chỉ đạt tối đa 1 Mbps.
Bảng 2.6. Các đặc tính của một số chuẩn truyền dẫn không dây.

51
2.2. Thiết bị mạng
2.2.1. Card giao tiếp mạng (Network Interface Card – NIC).
2.2.1.1. Chức năng.
NIC là một card được cắm trực tiếp vào máy tính trên khe cắm mở rộng ISA hoặc
PCI hoặc tích hợp vào bo mạch chủ PC để kết nối giữa máy tính với phương tiện
truyền dẫn. Trên NIC có các mạch điện giúp cho việc thu (receiver) hoặc/và phát
(transmitter) tín hiệu lên mạng. Người ta thường dùng từ tranceiver để chỉ thiết bị
(mạch) có cả hai chức năng thu và phát. Hình 2.9 mô tả hình dạng của NIC.

Hình 2.9. Fast Ethenet NIC.


NIC thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nhận data packet từ Network Layer, gán MAC nguồn và đích rồi hoàn thiện
khung thông tin.
- Điều khiển truy nhập phương tiện truyền dẫn: sử dụng CSMA/CD, Token
Ring, Token Bus, CSMA/CA, FDDI …

52
- Mã hóa (giải mã) tín hiệu để truyền (nhận) khung thông tin sử dụng mã
Manchester, Differential Manchester, 4B/5B ….
- Đồng bộ bit (Preamble, Self-Clocking, DPLL …).
- Kiểm soát lỗi (CRC, Runt, Giant (Jabber), Range, Alignment, Ghost …).
- Các chức năng khác (Auto-negotiation, Boot ROM, Wake on LAN …).
2.2.1.2. Phân loại NIC.
 Theo cách kết nối với máy tính.
- On-board.
- Cardbus slot (ISA, PCI, PCI Express, PCMCIA …) và USB port.
 Theo phương tiện truyền dẫn.
- Cáp đồng: Thinnet (BNC port), Thicknet (AUI port), UTP (RJ45 port).
- Cáp quang: ST hoặc SC interface.
- Vô tuyến: Anten.
 Theo giao thức.
- Fast Ethernet 10Mbps, 100 Mbps, hoặc 10/100Mbps.
- Gigabit Ethernet 1000Mbps hoặc 10/100/1000/10000 Mbps.
- Token Ring (IEEE 802.5) 4Mbps, 16Mbps, 100Mbps.
- WLAN (WiFi) IEEE 802.11 a/b/g, MIMO.
- Token Bus (IEEE 802.4) và FDDI.
2.2.1.3. Sơ đồ khối của MAC trong NIC.

Hình 2.10. MAC-Block trong Fast Ethernet 10/100Mbps NIC.


2.2.2. Repeater.
53
Bất kỳ môi trường truyền dẫn nào cũng làm suy giảm tín hiệu truyền đi. Vì vậy,
mỗi loại môi trường truyền đều có một phạm vi tối đa nào đó mà trong đó môi trường
có thể truyền dữ liệu một cách đáng tin cậy. Chức năng của Repeater là mở rộng
phạm vi tối đa này để phục vụ cho việc chạy cáp và xây dựng mạng.
2.2.2.1. Hoạt động của Repeater.
Repeater có nhiệm vụ lặp lại tín hiệu từ cổng này đến các cổng khác mà nó kết
nối. Repeater hoạt động ở tầng vật lý trong mô hình OSI. Các Repeater không lọc hay
dịch tín hiệu mà chỉ đơn thuần lặp lại, tái tạo tín hiệu và cô lập các lỗi điện giữa các
đoạn cáp (segment). Repeater tái tạo tín hiệu theo các hướng sau:
 Tái tạo tín hiệu.
- Chuyển tiếp bit giữa hai hoặc nhiều transceivers (lớp PHY).
- Tái tạo tín hiệu baseband (LAN) hoặc broadband (WLAN, WAN).
- Duy trì hoạt động ở cùng một tốc độ.
 Tái tạo khung tin.
Ngoài việc tái tạo tín hiệu, Repeater còn tái tạo cả khung tin truyền dẫn:
- Xây dựng lại preamble đầy đủ (tái tạo khung Ethernet)  ảnh hưởng đến độ
trễ của Repeater.
- Mở rộng các chuỗi bit ngắn hơn 96bits (Runt Ethernet)
- Chuyển khung băng rộng (Ethernet )
- Phát hiện xung đột và tạo xung Jam (Ethernet).

Hình 2.11. Repeater trong mạng Ethernet.


2.2.2.2. Phân loại bộ lặp.
54
 Theo phương tiện truyền dẫn.
Thicknet, Thinnet, TP cable, Optic fiber, Microwave …
 Theo độ trễ.
Fast Ethernet định nghĩa hai loại Repeater:
- Class I repeater:
Có thể được sử dụng để liên kết các hệ thống Fast Ethernet khác nhau. Nó có thời
gian trễ lớn hơn Class II repeater vì phải dịch tín hiệu mã hóa từ hệ thống này sang hệ
thống khác. Quá trình giải mã và mã hóa trong Class I Repeater sử dụng nhiều thời
gian của bit (độ trễ 140 bits, tương ứng với 0.7μs).
Class I Repeater hoạt động bằng cách giải mã tín hiệu đường dây ở cổng vào, sau
đó mã hóa trở lại khi gửi ra các cổng khác. Loại này có thể được dùng để lặp tín hiệu
giữa các đoạn mạng sử dụng các kỹ thuật mã hóa tín hiệu khác nhau (100BASE-
TX/FX và 100BASE-T4).

I
100Base-TX/FX 100Base-T4

100m R 100m

Hình 2.12. Sơ đồ mạng sử dụng Class I Repeater.


- Class II repeater
II
100Base-TX

100m R

5m
Inter – repeater link

II
100Base-TX
R 100m

Hình 2.13. Sơ đồ mạng sử dụng Class II Repeater.

55
Class II Repeater không thực hiện quá trình dịch mã tín hiệu. Thay vào đó, tất cả
các cổng của Class II Repeater được yêu cầu sử dụng cùng một hệ thống mã hóa tín
hiệu. Loại Repeater này chỉ lặp lại tín hiệu đã được mã hóa đến các cổng còn lại 
trễ định thời nhỏ hơn Class I Repeater, chỉ trễ 92 bits (0.46μs). Do giới hạn trên,
Class II Repeater chỉ được sử dụng để kết nối các đoạn mạng có cùng kỹ thuật mã
hóa tín hiệu.
2.2.2.3. Độ trễ của Repeater.
Repeater không thể mở rộng mạng một cách vô hạn. Lý cho chủ yếu của giới hạn
này là do quá trình lan truyền tín hiệu. Mặc dù repeater có thể truyền tín hiệu đi xa
hơn nhưng độ trễ tối đa trong quá trình truyền tín hiệu vẫn đặt ra một giới hạn với
kích thước của mạng. Trên thực tế, khi triển khai các mạng LAN sử dụng Repeater,
cần tuân theo 5-4-3-2-1 rule (5 đoạn mạng, 4 repeater hoặc hub, 3 đoạn mạng có host
kết nối, 2 đoạn mạng không có host và 1 miền đụng độ), One class I, Two Class II.

Hình 2.14. 5-4-3-2-1 rule.


2.2.3. HUB.
Hub thực chất là Repeater nhiều cổng. Sự khác biệt giữa Hub và Repeater thể hiện
ở số lượng cổng mà thiết bị cung cấp. Hub còn được gọi là bộ tập trung dây dẫn, cung
cấp một điểm kết nối tập trung cho các cáp của mạng. Hub cung cấp khoảng từ 4 – 24
cổng. Hub được sử dụng phổ biến trong các mạng 10BaseT hoặc 100BaseT. Việc sử
dụng Hub sẽ chuyển topo mạng từ dạng tuyến tính thành dạng hình sao. Có 3 loại
Hub cơ bản: Hub bị động, hub chủ động và hub thông minh.
56
 Hub bị động.
Không chứa bất kỳ thành phần điện tử nào và nó cũng không xử lý dữ liệu dưới
bất kỳ hình thức nào. Mục đích duy nhất của việc sử dụng loại Hub này là phối hợp
tín hiệu từ các segments khác nhau của mạng. Tất cả các thiết bị kết nối với một Hub
bị động sẽ đều nhận được tất cả các gói tin truyền qua Hub này. Vì Hub bị động
không làm sạch và cũng không khuếch đại tín hiệu (thực tế nó còn hấp thụ một phần
nhỏ tín hiệu và do đó làm suy giảm tín hiệu), cho nên khoảng cách giữa một máy tính
và một Hub bị động không thể lớn hơn một nửa khoảng cách tối đa cho phép giữa hai
máy tính trong cùng một mạng. Vì hạn chế trên mà Hub bị động không đắt và dễ sử
dụng. Các mạng ARCNet sử dụng Hub bị động. Mạng Token ring cũng có thể sử
dụng các Hub bị động, tuy nhiên người ta có xu hướng sử dụng Hub chủ động để tận
dụng những đặc tính ưu việt hơn của loại Hub này.

Hình 2.15. 8 ports Hub.


 Hub chủ động.
Kết hợp các mạch điện tử có khả năng khuếch đại và làm sạch tín hiệu điện tử
truyền qua lại giữa các thiết bị trong mạng. Quá trình làm sạch các tín hiệu gọi là quá
trình tái tạo lại tín hiệu. Việc tái tạo tín hiệu có những lợi ích: mạng sẽ ổn định và
đáng tin cậy hơn, khoảng cách giữa các thiết bị mạng sẽ tăng lên. Vì Hub chủ động
hoạt động gần giống với Repeater nên còn gọi Hub chủ động là Repeater đa cổng.
 Hub thông minh.
Là Hub chủ động đã được nâng cấp. Hub này có một số chức năng đặc biệt:
57
- Quản lý Hub.
Các Hub thông minh hỗ trợ các giao thức quản lý mạng. Các giao thức này làm
cho các Hub thông minh có thể gửi gói tin đến console mạng trung tâm. Mặt khác,
các giao thức này cũng cho phép console điều khiển Hub thông minh (ví dụ, người
quản trị mạng có thể ra lênh cho Hub ngắt một kết nối nào đó đang gây ra lỗi mạng.
- Hub chuyển mạch.
Tiến bộ mới nhất của Hub thông minh là Hub chuyển mạch có chứa mạch định
tuyến một cách nhanh chóng các tín hiệu giữa các cổng của một Hub. Thay vì lặp lại
các gói tin ở tất cả các cổng của Hub, Hub chuyển mạch chỉ lặp lại gói tin ở cổng kết
nối với máy đích của gói tin này. Một số Hub chuyển mạch có khả năng chuyển mạch
các gói tin đến đường truyền nhanh nhất trong số các đường truyền có thể có. Các
mạng máy tính hiện nay, Hub chuyển mạch đang dần thay thế cho Bridge và Router.
2.2.4. Bridge.
2.2.4.1. Chức năng.
Bridge là thiết bị hoạt động ở lớp con MAC của Data Link trong mô hình OSI.
Bridge được sử dụng để mở rộng kích thước tối đa của một mạng và linh hoạt hơn
nhiều so với Repeater. Trong khi Repeater chuyển tất cả các tín hiệu mà nó nhận
được, thì Bridge lại lựa chọn và chỉ cho phép tín hiệu được yêu cầu đi qua (do mỗi
thiết bị trong mạng đều được xác định bởi một địa chỉ MAC duy nhất). Các Bridge sẽ
tự động xây dựng và cập nhật bảng ghi địa chỉ của các thiết bị trong mạng mỗi khi có
sự thay đổi trong mạng.
Bridge chia mạng thành các segment nhỏ hơn. Nhờ đó, lưu lượng truyền thông và
khả năng đụng độ trong mỗi segment mạng đơn lẻ giảm đi. Như vậy, Bridge sẽ chia
một miền xung đột đơn thành nhiều vùng xung đột nhỏ hơn nhưng không thêm vào
hoặc không làm ảnh hưởng đến phạm vi của miền quảng bá.
Khi bridge nhận được một frame trên mạng, nó sẽ đối chiếu địa chỉ MAC đích
trong frame với bảng tìm kiếm (lookup table) để xác định rằng cần lọc, gửi ra toàn bộ

58
các cổng hay copy và chuyển frame đó đến các vùng mạng khác. Quá trình thực hiện
quyết định này sẽ thực hiện như sau:
- Nếu thiết bị đích nằm trên cùng một đoạn mạng với thiết bị nguồn tạo ra frame,
thì Bridge sẽ chặn frame này lại và không cho nó đến các đoạn mạng khác.
Quá trình này được gọi là lọc gói tin.
- Nếu thiết bị đích nằm khác mạng với thiết bị nguồn tạo ra frame thì Bridge sẽ
chuyển frame này sang các đoạn mạng khác.
- Nếu cầu nối không biết được địa chỉ đích, nó sẽ gửi frame ra toàn bộ các đoạn
mạng. Quá trình này gọi là flooding.
2.2.4.2. Phân loại Bridge.
Có thể chia Bridge thành 3 loại: cầu nối trong suốt (Transparent Bridge), cầu nối
xác định đường đi từ nguồn (Source Routing Bridge) và cầu nối trộn lẫn (Mixed
Media Bridge).

Hình 2.16. Phân đoạn mạng sử dụng Bridge và nguyên lý hoạt động.
 Cầu nối trong suốt (Transparent Bridge).
Cầu nối trong suốt được phát triển lần đầu tiên bởi Digital Equipment Corporation
vào những năm đầu thập niên 80. Digital đệ trình phát minh của mình cho IEEE và
được đưa vào chuẩn IEEE 802.1. Cầu nối trong suốt được sử dụng để nối các mạng
59
Ethernet lại với nhau. Người ta gọi là cầu nối trong suốt bởi vì sự hiện diện và hoạt
động của nó thì trong suốt với các máy trạm. Khi liên mạng bằng cầu nối trong suốt,
các máy trạm không cần phải cấu hình gì thêm để truyền thông tin qua liên mạng.
Khi cầu nối trong suốt được mở điện, nó bắt đầu học vị trí của các máy tính trên
mạng bằng cách phân tích địa chỉ máy gởi của các khung mà nó nhận được từ các
cổng của mình. Dựa trên tiến trình này, cầu nối xây dựng được một Bảng địa chỉ cục
bộ (Local address table) mô tả địa chỉ của các máy tính so với các cổng của nó.
Bảng 2.7. Bảng địa chỉ cục bộ (Local address table)
Địa chỉ MAC Port
00-2C-A3-4F-EE-07 1
00-2C-A3-5D-5C-2F 2
Cầu nối sử dụng bảng địa chỉ cục bộ này làm cơ sở cho việc chuyển tiếp khung.
Khi khung đến một cổng của cầu nối, cầu nối sẽ đọc 6 bytes đầu tiên của khung để
xác định địa chỉ máy nhận khung. Nó sẽ tìm địa chỉ này trong bảng địa chỉ cục bộ và
sẽ ứng xử theo một trong các trường hợp sau:
- Nếu máy nhận nằm cùng một cổng với cổng đã nhận khung, cầu nối sẽ bỏ qua
khung vì biết rằng máy nhận đã nhận được khung.
- Nếu máy nhận nằm trên một cổng khác với cổng đã nhận khung, cầu nối sẽ
chuyển khung sang cổng có máy nhận.
- Nếu không tìm thấy địa chỉ máy nhận trong bảng địa chỉ, cầu nối sẽ gởi khung
đến tất cả các cổng còn lại của nó, trừ cổng đã nhận khung.
Trong mọi trường hợp, cầu nối đều cập nhật vị trí của máy gởi khung vào trong
bảng địa chỉ cục bộ.
Cầu nối trong suốt thành công trong việc phân chia mạng thành những vùng đụng
độ. Đặc biệt khi quá trình gởi dữ liệu diễn ra giữa hai máy tính nằm về cùng một
hướng cổng của cầu nối, cầu nối sẽ lọc không cho luồng giao thông này ảnh hưởng
đến các nhánh mạng trên các cổng còn lại  cải thiện băng thông trong liên mạng.

60
Tuy nhiên, cầu nối trong suốt sẽ hoạt động sai nếu mạng xuất hiện các vòng
(Loop). Để khắc phục hiện tượng Loop, Digital đã đưa ra giải thuật Spanning Tree
và được chuẩn hóa theo chuẩn IEEE 802.1d. Mục tiêu của giải thuật này là nhằm xác
định ra các cổng tạo nên hiện tượng Loop trên mạng và chuyển nó về trạng thái dự
phòng (Stand by) hay khóa (Blocked), đưa sơ đồ mạng về dạng hình cây (không còn
các vòng). Các cổng này được chuyển sang trạng thái hoạt động khi các cổng chính bị
sự cố. Giải thuật này dựa trên lý thuyết về đồ thị. Giải thuật yêu cầu các vấn đề sau:
- Mỗi cầu nối phải được gán một số hiệu nhận dạng duy nhất.
- Mỗi cổng cũng có một số nhận dạng duy nhất và được gán một giá trị.
Giải thuật trải qua 4 bước sau:
- Chọn cầu nối gốc (Root Bridge): Để đơn giản cầu nối gốc là cầu nối có số nhận
dạng nhỏ nhất.
- Trên các cầu nối còn lại, chọn Root Port. Đây là cổng mà cost đường đi từ cầu
nối hiện tại về cầu nối gốc thông qua nó là thấp nhất so với các cổng còn lại.
- Trên mỗi LAN, chọn cầu nối được chỉ định (Designated Bridge): Cầu nối được
chỉ định của một LAN là cầu nối mà thông qua nó, giá đường đi từ LAN hiện
tại về gốc là thấp nhất. Cổng nối LAN và cầu nối được chỉ định được gọi là
cổng được chỉ định (Designated Port).
- Đặt tất cả các cổng gốc, cổng chỉ định ở trạng thái hoạt động, các cổng còn lại
ở trạng thái khóa.
 Cầu nối xác định đường đi từ nguồn (Source Routing Bridge).
Cầu nối xác định đường đi từ nguồn (SRB-Source Route Bridge) được phát triển
bởi IBM và được đệ trình lên ủy ban IEEE 802.5 như là một giải pháp để nối các
mạng Token lại với nhau.
Cầu nối SRB được gọi tên như thế bởi vì chúng qui định rằng : đường đi đầy đủ từ
máy tính gởi đến máy nhận phải được đưa vào bên trong của khung dữ liệu gởi đi bởi
máy gởi (Source). Các cầu nối SRB chỉ có nhiệm vụ lưu và chuyển các khung như đã
được chỉ dẫn bởi đường đi được lưu trong trong khung.
61
 Cầu nối trộn lẫn (Mixed Media Bridge).
Cầu nối trong suốt được dùng để nối các mạng Ethernet lại với nhau. Cầu nối xác
định đường đi từ nguồn dùng để nối các mạng Token Ring. Để nối hai mạng Ethernet
và Token Ring lại với nhau, người ta dùng loại cầu nối thứ ba, đó là cầu nối trộn lẫn
đường truyền. Cầu nối trộn lẫn đường truyền có hai loại:
- Cầu nối dịch (Translational Bridge).
- Cầu nối xác định đường đi từ nguồn trong suốt (Source-Route-Transparence)
2.2.5. Switch.
2.2.5.1. Chức năng và đặc tính của Switch.
Switch là thiết bị hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI và được mô tả như một
Bridge đa ports. Một Bridge thường chỉ có hai ports liên kết với hai segments mạng,
trong khi Switch có thể có nhiều port (tùy thuộc vào số lượng segment được liên kết).
Switch phức tạp hơn Bridge và có đầy đủ tính năng của một cầu nối trong suốt:
- Switch học các thông tin từ các gói dữ liệu mà nó nhận được từ các máy tính
mạng. Các Switch dùng thông tin này để xây dựng bảng tìm đường để xác định
đích của mỗi số liệu đang được gửi bởi một máy tính này đến máy tính khác.
- Chuyển tiếp khung từ nhánh này sang nhánh khác một cách có chọn lọc.

Hình 2.17. Hoạt động của Switch.


Ngoài ra Switch còn hỗ trợ thêm nhiều tính năng mới như:
- Hỗ trợ đa giao tiếp đồng thời.
Cho phép nhiều cặp giao tiếp diễn ra một cách đồng thời nhờ đó tăng được
băng thông trên toàn mạng.
62
- Hỗ trợ giao tiếp song công (Full-duplex communication).
Tiến trình gởi khung và nhận khung có thể xảy ra đồng thời trên một cổng.
Điều này làm tăng gấp đôi thông lượng tổng của cổng.
- Điều hòa tốc độ kênh truyền.
Cho phép các kênh truyền có tốc độ khác nhau giao tiếp được với nhau. Ví dụ,
có thể hoán chuyển dữ liệu giữa một kênh truyền 10 Mbps và kênh 100 Mbps.
2.2.5.2. Kiến trúc của Switch và phương pháp Switching.
Switch được cấu tạo gồm hai thành phần cơ bản:
- Bộ nhớ làm bộ đệm và Bảng địa chỉ (BAT- Buffer and Address Table).
- Giàn hoán chuyển (Switching Fabric) tạo nối kết chéo đồng thời giữa các cổng.
Switching là một kỹ thuật làm giảm mức độ tắc nghẽn xảy ra trong các Ethernet
LAN bằng cách giảm lưu lượng và tăng băng thông. Các switch thay thế dễ dàng cho
các Hub bởi Switch làm việc dựa trên hạ tầng mạng có sẵn. Điều này cải thiện được
hiệu suất mạng chỉ với một tác động tối thiểu vào mạng đang tồn tại.
Việc chuyển tiếp khung từ segment này segment khác của switch có thể được thực
hiện theo một trong ba phương pháp sau:
 Store and forward.
Trong phương pháp chuyển mạch này, khi khung đến một cổng của Switch, toàn
bộ khung sẽ được lưu vào trong bộ nhớ đệm và được kiểm tra lỗi. Khung sẽ bị bỏ đi
nếu như có lỗi. Nếu khung không lỗi, switch sẽ xác định địa chỉ máy nhận khung và
dò tìm trong bảng địa chỉ để xác định cổng hướng đến máy nhận. Kế tiếp sẽ chuyển
tiếp khung ra cổng tương ứng. Giải thuật này có thời gian trì hoãn lớn do phải thực
hiện thao tác kiểm tra khung. Tuy nhiên nó cho phép giao tiếp giữa hai kênh truyền
khác tốc độ. Phương pháp này yêu cầu QoS.
 Cut-through.
Trong phương pháp cut-through, Switch đọc 6 bytes đầu tiên theo sau phần mào
đầu để xác định địa chỉ MAC đích. Switch tìm địa chỉ MAC đích trong bảng
switching của nó, xác định port giao tiếp và chuyển frame đến đích thông qua port đã
63
được xác định. Switch không thực hiện quá trình kiểm tra lỗi trên frame. Do Switch
không đợi cho đến khi frame vào bộ đệm hoàn toàn và cũng không kiểm tra lỗi nên
thời gian trì hoãn của phương pháp cut-through ngắn hơn phương pháp store-and-
forward và phương pháp này có độ tin cậy thấp hơn store-and-forward và có thể
chuyển các frame lỗi qua mạng lãng phí tài nguyên.
 Adaptive Switching.
Giải thuật hoán chuyển tương thích nhằm tận dụng tối đa ưu điểm của hai phương
pháp store-and-forward và cut-through. Trong phương pháp này, người ta định nghĩa
một ngưỡng lỗi cho phép. Đầu tiên, Switch sẽ hoạt động theo phương pháp cut-
through. Nếu tỉ lệ khung lỗi lớn hơn ngưỡng cho phép, switch sẽ chuyển sang chế độ
hoạt động theo phương pháp store-and-forward. Ngược lại khi tỷ lệ khung lỗi hạ
xuống nhỏ hơn ngưỡng, Switch lại hoạt động theo phương pháp cut-through.
2.2.5.3. Thông lượng tổng (Aggregation Throughput).
Thông lượng tổng (Aggregate throughput) là một đại lượng dùng để đo hiệu suất
của Switch. Nó được định nghĩa là lượng dữ liệu chuyển qua Switch trong một giây.
Nó có thể được tính bằng tích giữa số nối kết tối đa đồng thời trong một giây nhân
với băng thông của từng nối kết. Như vậy, thông lượng tổng của một switch có N
cổng sử dụng, mỗi cổng có băng thông là B được tính theo công thức sau:
Aggregate throughput = (N div 2) * (B*2) = N*B (2.3)
Ví dụ: Cho một mạng gồm 10 máy tính được nối lại với nhau bằng một switch có
các cổng 10 Base-T. Khi đó, số nối kết tối đa đồng thời là 10/2. Mỗi cặp nối kết trong
một giây có thể gởi và nhận dữ liệu với lưu lượng là 10Mbps*2 (do Full duplex). Như
vậy thông lượng tổng sẽ là: 10/2*10*2 = 100 Mbps.
 Symetric Switch.
Symetric switch là loại switch mà tất cả các cổng của nó đều có cùng tốc độ.
Thông thường workgroup switch thuộc loại này. Nhu cầu băng thông giữa các máy
tính là gần bằng nhau.
 Asymetric Switch.
64
Asymetric switch là loại switch có một hoặc hai cổng có tốc độ cao hơn so với các
cổng còn lại của nó. Thông thường các cổng này được thiết kế để dành cho các máy
chủ hay là cổng để nối lên một switch ở mức cao hơn.

Hình 2.18. Symetric và Asymmetric Switching.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1]. CCNA Exploration.
[2]. Cisco Networking Academy Program verion 3
[3]. Ethernet - The Definitive Guide, Charles E. Spurgeon, O'Reilly & Associates,
Inc, 2000.
[4]. Sách hướng dẫn học tập Mạng máy tính, TS Phạm Thế Quế, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội 2006.
[5]. Mạng máy tính, Ngạc Văn An, Đặng Hùng, Nguyễn Đăng Lâm, Đỗ Trung
Kiên, NXB Giáo Dục, 2005.

65
CHƯƠNG 3: KỸ THUẬT MẠNG CỤC BỘ
Mạng cục bộ LAN là hệ truyền thông tốc độ cao được thiết kế để kết nối các máy
tính và các thiết bị xử lý dữ liệu khác cùng hoạt động với nhau trong một khu vực địa
lý nhỏ (khoảng 100m đến vài km) với tốc độ truyền dữ liệu cao (có thể lên đến
100Mbps), tỷ lệ sai số nhỏ.
Nội dung của chương này sẽ trình bày các khái niệm cơ bản về kỹ thuật mạng cục
bộ LAN, các phương pháp truy nhập ngẫu nhiên và có điều khiển được sử dụng trong
các mạng quảng bá.
Nội dung của chương gồm các phần sau:
- Các phương thức truy nhập đường truyền.
- Mạng Ethernet và họ chuẩn IEEE 802.
- Mạng cục bộ Token Ring.
- Giao diện số liệu phân bố sử dụng cáp sợi quang FDDI.
3.1. Các phương thức truy nhập đường truyền
Trong bất kỳ một mạng quảng bá nào, thuật toán điều khiển quyền truy cập cũng
luôn là vấn đề then chốt và quyết định hiệu suất của một hệ thống mạng. Đối với
mạng hình sao, khi liên kết được thiết lập giữa hai trạm thì thiết bị trung tâm sẽ đảm
bảo đường truyền được dành riêng trong suốt quá trình truyền. Tuy nhiên, đối với
mạng hình vòng và bus thì chỉ có một đường truyền duy nhất nối tất cả các trạm với
nhau. Vì vậy, cần phải có một quy tắc chung cho tất cả các trạm kết nối vào mạng để
bảo đảm đường truyền vật lý được truy nhập và được sử dụng một cách hiệu quả, nhờ
đó nâng cao hiệu suất mạng.
Có nhiều phương pháp khác nhau để truy nhập đường truyền vật lý. Tuy nhiên,
một cách tổng quát có thể phân làm ba loại cơ bản như sau:
3.1.1. Phương pháp chia kênh
a. Chia tần số (FDMA – Frequency Division Multiple Access)

64
Power Time
Mỗi người
dùng sẽ
được phân
bổ một kênh
riêng

Frequency

Một phương thức truyền thống để chia sẻ một kênh truyền đơn cho nhiều người
dùng cạnh tranh là Chia tần số (FDMA). Phổ của kênh truyền được chia thành
nhiều băng tần (frequency bands) khác nhau. Mỗi trạm được gán cho một băng
tần cố định. Những trạm nào được cấp băng tần mà không có dữ liệu để truyền thì
ở trong trạng thái nhàn rỗi.
Do mỗi người dùng được cấp một băng tần riêng, nên không có xung đột xảy ra.
Vì thế, FDMA có thể là cơ chế điều khiển truy cập đường truyền hiệu quả khi số
lượng người dùng nhỏ và ổn định. Tuy nhiên, khi mà lượng người gởi dữ liệu là
lớn và liên tục thay đổi hoặc đường truyền vượt quá khả năng phục vụ thì FDMA
bộc lộ một số vấn đề. Nếu phổ đường truyền được chia làm N kênh và có ít hơn N
người dùng cần truy cập đường truyền, thì một phần lớn phổ đường truyền bị lãng
phí. Ngược lại, có nhiều hơn N người dùng có nhu cầu truyền dữ liệu thì một số
người dùng sẽ phải bị từ chối không có truy cập đường truyền vì thiếu băng
thông. Tuy nhiên, nếu lại giả sử rằng số lượng người được giữ ổn định ở con số
N, thì việc chia kênh truyền thành những kênh truyền con như thế là không hiệu
quả. Lý do cơ bản ở đây là nếu có vài người dùng rỗi, không truyền dữ liệu thì
những kênh truyền con cấp cho những người dùng này bị lãng phí.
b. Chia thời gian (TDMA – Time Division Multiple Access)
65
Trong phương pháp này, các trạm sẽ xoay vòng (round) để truy cập đường truyền. Vòng
ở đây có thể hiểu là vòng thời gian. Một vòng thời gian là khoảng thời gian đủ để cho tất
cả các trạm trong LAN đều được quyền truyền dữ liệu. Qui tắc xoay vòng như sau: một
vòng thời gian sẽ được chia đều thành các khe (slot) thời gian bằng nhau, mỗi trạm sẽ
được cấp một khe thời gian – đủ để nó có thể truyền hết một gói tin. Những trạm nào tới
lượt được cấp cho khe thời gian của mình mà không có dữ liệu để truyền thì vẫn chiếm
lấy khe thời gian đó, và khoảng thời gian bị chiếm này được gọi là thời gian nhàn rỗi.
Tập hợp tất cả các khe thời gian trong một vòng được gọi lại là khung (frame). Cũng
giống như FDMA, trong mạng TDMA mỗi người dùng được cấp phát một khe thời
gian. Và nếu người dùng không sử dụng khe thời gian này để truyền dữ liệu thì kênh
truyền sẽ bị lãng phí.
c. CDMA (viết đầy đủ là Code Division Multiple Access)
Khác với GSM phân phối tần số thành những kênh nhỏ, rồi chia sẻ thời gian các kênh ấy
cho người sử dụng. Trong khi đó thuê bao của mạng di động CDMA chia sẻ cùng một
dải tần chung. Mọi người dùng có thể gửi tín hiệu đi trên cùng một giải tần. Các kênh
thuê bao được tách biệt bằng cách sử dụng mã ngẫu nhiên. Các tín hiệu của nhiều thuê
bao khác nhau sẽ được mã hoá bằng các mã ngẫu nhiên khác nhau, sau đó được trộn lẫn
và phát đi trên cùng một dải tần chung và chỉ được phục hồi duy nhất ở thiết bị nhận với
mã ngẫu nhiên tương ứng. Áp dụng lý thuyết truyền thông trải phổ, CDMA đưa ra hàng
loạt các ưu điểm mà nhiều công nghệ khác chưa thể đạt được. Kỹ thuật CDMA thường
được sử dụng trong các kênh truyền quảng bá không dây (mạng điện thoại di động, vệ
tinh).
3.1.2. Phương pháp truy nhập ngẫu nhiên.
Các giao thức truy nhập ngẫu nhiên nhằm điều khiển các thiết bị truy cập vào các
phương tiện truyền dẫn trong mạng. Trong hầu hết các mạng hiện tại, số lượng các
nút (node) nhiều hơn nguồn tài nguyên mạng có sẵn, vì vậy các thiết bị truy cập
đường truyền vào cùng một thời điểm sẽ tạo ra các xung đột. Nếu xung đột xảy ra,
thông tin phải được truyền lại, do đó xung đột sẽ làm giảm hiệu suất của mạng về mặt
trễ kết nối, lãng phí tài nguyên mạng và lãng phí năng lượng. Vấn đề càng nghiêm

66
trọng hơn khi việc truyền dữ liệu từ các trạm là không được lập lịch. Trạm có thể truy
nhập phương tiện đường truyền tùy theo ý muốn ở bất kỳ thời điểm ngẫu nhiên nào.
Do đó, cần có các giao thức nhằm điều khiển quá trình truy cập đường truyền nhằm
nâng cao hiệu suất sử dụng mạng. Các giao thức truy cập ngẫu nhiên có thể kể đến ở
đây là Pure ALOHA, Slotted ALOHA, CSMA, CSMA/CD.
a. Pure ALOHA
ALOHA là một giao thức điều khiển truy nhập đường truyền nhằm truyền dữ liệu
qua một kênh truyền chia sẽ. Sử dụng giao thức này, dữ liệu từ nhiều máy trạm sẽ
được truyền đi thông qua kênh truyền đa điểm. Có hai loại của giao thức ALOHA là
Pure ALOHA và Slotted ALOHA.
Trong giao thức Pure ALOHA thời gian truyền là liên tục. Khi máy trạm có dữ
liệu nó sẽ truyền dữ liệu đi mà không có chế độ kiểm tra kênh truyền. Sau khi dữ liệu
được truyền đi, máy trạm sẽ đợi một khoảng thời gian xác định để nhận ACK
(Acknowledgement). Nếu máy trạm không nhận được dữ liệu trong khoảng thời gian
này, máy trạm cho rằng dữ liệu này đã bị loại bỏ do có xung đột sẽ đợi một thời gian
ngẫu nhiên trước khi truyền lại. Một xung đột xảy ra khi có hơn một gói tin được
truyền trên đường truyền trong cùng một thời điểm, như minh họa ở hình dưới. Theo
như tính toán, thông lượng tối đa mà Pure ALOHA đạt được là 18.4 %.

X X
X Thành công X
X
X
Xung đột Xung đột

67
Hình:
b. Slotted ALOHA
Slotted ALOHA được đề xuất vào năm 1972 bởi Robert nhằm cải thiện hiệu suất
của Pure ALOHA. Trong giao thức này, thời gian được chia thành các khe thời gian
có độ dài bằng nhau, và bằng thời gian để truyền được một khung. Các trạm cần
thống nhất với nhau về ranh giới của các khe thời gian. Các trạm chỉ gởi được một
khung tại một khe thời gian. Không giống như Pure ALOHA, các trạm không thể gởi
khi nó có dữ liệu mà phải đợi đến đầu khe thời gian kế tiếp mới được truyền. Tuy nhiên
vẫn có va chạm xảy ra nếu có nhiều hơn một trạm cũng truyền tại đầu mỗi khe thời gian.
Khoảng thời gian va chạm là một khe thời gian như được chỉ ra ở hình dưới. Với phương
pháp chia thành các khe thời gian, thông lượng tối đa mà Slotted ALOHA đạt được gấp đôi
Pure ALOHA là 36.8%.

X X
X Thành công
X X
X X
X X
Khe thời gian Xung đột

c. Phương pháp CSMA.


Còn được gọi là phương pháp LBT (Listen Before Transmitting - Nghe trước khi
truyền). Khi một trạm truyền dữ liệu, trước hết nó sẽ phải “nghe” xem đường truyền
“bận” hay “rỗi”. Nếu “rỗi” nó sẽ truyền dữ liệu đi (theo khuôn dạng chuẩn), nếu
đường truyền đang “bận” thì nó sẽ thực hiện 1 trong 3 giải thuật sau:

68
- Giải thuật Non persistent: Trạm tạm “rút lui” chờ đợi trong một thời gian ngẫu
nhiên, sau đó lại bắt đầu nghe đường truyền. Giải thuật này có hiệu quả tránh xung
đột nhưng có thời gian chết.
- Giải thuật “1 - persistent”: Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì
truyền dữ liệu đi với xác suất p = 1. Giải thuật này khắc phục nhược điểm có thời
gian chết bằng cách cho phép một trạm có thể truyền ngay sau khi một cuộc truyền
kết thúc, song nếu có nhiều trạm cùng chờ và tiến hành phát dữ liệu cùng lúc thì sẽ
gây ra xung đột.
- Giải thuật “p – persistent” : Trạm tiếp tục “nghe” đến khi đường truyền rỗi thì
truyền dữ liệu đi với xác suất p xác định trước (mỗi trạm có gắn một hệ số ưu tiên).
Ngược lại trạm rút lui trong một thời gian cố định rồi truyền với xác suất p hoặc
tiếp tục chờ đợi với xác suất 1 – p. Giải thuật này giảm được tối đa xung đột và
thời gian chết.
Phương pháp CSMA chỉ “Nghe trước khi truyền”, không có khả năng phát hiện
xung đột trong quá trình truyền nên gây ra lãng phí đường truyền.
3.1.3. Phương pháp CDMA/CD.
Phương pháp này có nguồn gốc từ hệ thống radio phát triển tại trường đại học
Hawai vào khoảng năm 1970 gọi là ALOHANET và còn được gọi là phương pháp
LWT (Listen While Transmitting - nghe trong khi truyền). Các va chạm luôn xảy ra tại
một cấp nào đó trên mạng với số lượng tăng tỷ lệ thuận khi các phiên truyền tăng.

69
1
1. Trạm muốn truyền Yes

2. Kiểm tra đường truyền 2


3. Chuẩn bị dữ liệu
4. Bắt đầu truyền dữ liệu 3
5. Kiểm tra có xung đột không?
6. Tiếp tục truyền dữ liệu 4
7. Truyền dữ liệu đã hoàn thành chưa?
Yes
8. Truyền dữ liệu hoàn thành 5 9
9. Quảng bá tín hiệu xung đột
10. Cố gắng truyền lại 6 10
11. Cố gắng truyền lại nhiều lần No
No
12. Hủy bỏ truyền dữ liệu 7 11 13
13. Thuật toán backoff Yes
14. Đợi một khoảng thời gian ngẫu nhiên 8 12 14

Hình 3.1. Lưu đồ thuật toán CSMA/CD.


Trong phương pháp CDMA/CD, ngoài các chức năng của CSMA còn bổ sung các
quy tắc sau:
- Khi một trạm đang truyền, nó vẫn tiếp tục nghe đường truyền. Nếu phát hiện
thấy xung đột thì nó ngừng ngay việc truyền nhưng vẫn tiếp tục gửi sóng mang
thêm một thời gian nữa để đảm bảo rằng tất cả các trạm trên mạng đều có thể
nghe được sự kiện xung đột đó.
- Sau đó trạm chờ đợi một thời gian ngẫu nhiên nào đó rồi thử truyền lại theo các
quy tắc của CSMA.
Rõ ràng, với CSMA/CD thời gian chiếm dụng đường truyền vô ích giảm xuống
bằng thời gian để phát hiện một xung đột. CSMA/CD cũng sử dụng một trong 3 giải
thuật ở trên, trong đó giải thuật “1 - persistent” được sử dụng trong mạng Ethernet
và trong cả chuẩn IEEE 802.
3.1.4. Phương pháp truy nhập có điều khiển
70
Phương pháp này thích hợp với các mạng có sự trao đổi dữ liệu không liên tục và
tương đối ít máy tính. Đây là dạng thông dụng trong cấu trúc mạng cục bộ.
- Kỹ thuật bus với thẻ bài Token Bus.
- Kỹ thuật vòng với thẻ bài Token Ring.
Kỹ thuật tránh xung đột Collision Avoidance (dùng cho LAN tốc độ cao).

a. Phương pháp Token Bus.


Để cấp phát quyền truy nhập đường truyền cho một trạm cần truyền dữ liệu, một
thẻ bài được lưu chuyển trên một vòng logic được thiết lập bởi các trạm có nhu cầu.
Khi một trạm nhận được thẻ bài nó có quyền truy nhập đường truyền trong một thời
gian xác định và có thể truyền một hoặc nhiều đơn vị dữ liệu. Khi đã hết dữ liệu hoặc
hết thời gian cho phép, nó chuyển thẻ bài cho trạm tiếp theo trên vòng logic. Thẻ bài
(Token) là một đơn vị dữ liệu đặc biệt, có kích thước và nội dung gồm các thông tin
điều khiển được quy định riêng cho mỗi phương pháp.
Thiết lập vòng logic
Vòng logic giữa các trạm có nhu cầu truyền, được xác định theo một chuỗi có thứ
tự mà trạm cuối cùng liền kề với trạm đầu tiên của vòng. Mỗi trạm được biết địa chỉ
của trạm liền kề trước và sau nó. Thứ tự của các trạm trên vòng logic độc lập với thứ
tự vật lý. Các trạm không hoặc chưa có nhu cầu truyền dữ liệu thì không đưa vào
vòng logic và chúng chỉ có thể tiếp nhận dữ liệu.
Duy trì trạng thái thực tế của mạng:
- Bổ sung định kỳ các trạm nằm ngoài vòng logic nếu có nhu cầu truyền dữ liệu.
- Loại bỏ một trạm không còn nhu cầu truyền dữ liệu ra khỏi vòng logic.
- Quản lý lỗi: Lỗi: có thể “đứt vòng” hoặc trùng địa chỉ.

71
Vòng ảo

Hình: Mô hình Token bus


Khởi tạo vòng logic
Khi cài đặt mạng hoặc đứt vòng cần phải khởi tạo lại vòng. Việc khởi tạo vòng
logic được thực hiện khi một hoặc nhiều trạm phát hiện Bus hoạt động vượt qua giá
trị ngưỡng thời gian (Time-out) hoặc thẻ bài bị mất. Có nhiều nguyên nhân, chẳng
hạn mạng mất nguồn hoặc trạm giữ thẻ bài hỏng. Lúc đó, trạm phát hiện sẽ gửi thông
báo “yêu cầu thẻ bài” tới một trạm được chỉ định trước có trách nhiệm sinh thẻ bài
mới và chuyển đi theo vòng logic.
b. Phương pháp Token Ring.
Trong phương pháp này, thẻ bài lưu chuyển trên đường vật lý để cấp phát truy
nhập đường truyền. Một trạm muốn truyền dữ liệu thì phải đợi đến khi nhận được
một thẻ bài “rỗi”. Khi đó trạm sẽ đổi trạng thái của thẻ bài sang trạng thái “bận” và
truyền một đơn vị dữ liệu cùng với thẻ bài đi theo chiều của vòng. Các trạm khác
muốn truyền dữ liệu phải đợi. Dữ liệu đến trạm đích phải được sao lại, sau đó cùng
với thẻ bài đi tiếp cho đến khi quay về trạm nguồn. Trạm nguồn sẽ xoá bỏ dữ liệu và

72
đổi thẻ bài thành “rỗi” và chuyển tiếp trên vòng để các trạm khác có thể nhận được
quyền truyền dữ liệu.
Sự quay về lại trạm nguồn của dữ liệu và thẻ bài nhằm tạo ra cơ chế báo nhận tự
nhiên: trạm đích có thể gửi vào đơn vị dữ liệu (phần header) các thông tin về kết quả
tiếp nhận dữ liệu của mình. Chẳng hạn, các thông tin đó có thể là: (1) trạm đích
không tồn tại hoặc không hoạt động; (2) trạm đích tồn tại nhưng dữ liệu không được
sao chép ; (3) dữ liệu đã được tiếp nhận; (4) có lỗi.

Thẻ bài

Hình : Cơ chế của giao thức Token ring


c. Các vấn đề liên quan.
Cần giải quyết hai vấn đề có thể dẫn đến phá vỡ hệ thống:
- Một là mất thẻ bài.
Để giải quyết vấn đề này, có thể quy định trước một trạm điều khiển chủ động
(Active Monitor), phát hiện mất thẻ bài bằng cách dùng cơ chế ngưỡng thời gian
Time-out. Sau khoảng thời gian đó, nếu không nhận lại được thẻ bài, trạm sẽ phát
hiện tình trạng phục hồi bằng cách phát lại thẻ bài mới.
- Hai là một thẻ bài “bận” lưu chuyển không dừng trên vòng.
Khi đó trạm Monitor sử dụng một bit trên thẻ bài đánh dấu (M=1) khi gặp một thẻ
bài bận đi qua nó. Nếu nó gặp lại một thẻ bài bận với bit đã đánh dấu đó thì có nghĩa

73
là trạm nguồn đã không nhận lại được đơn vị dữ liệu của mình và thẻ bài bận cứ quay
vòng mãi. Lúc đó, trạm Monitor sẽ đổi bit trạng thái của thẻ bài thành “rỗi” và
chuyển tiếp trên vòng. Tuy nhiên, cần chọn một giải thuật để chọn trạm thay thế cho
trạm monitor khi bị hỏng
3.1.5. So sánh CSMA/CD với các phương pháp dùng thẻ bài.
Độ phức tạp của phương pháp dùng thẻ bài lớn hơn nhiều so với phương pháp truy
nhập ngẫu nhiên CSMA/CD. Trong điều kiện tải nhẹ, phương pháp thẻ bài không
hiệu quả bằng CSMA/CDMA (do phải đi qua nhiều trạm, nên một trạm có thể đợi
khá lâu mới có thẻ bài để truyền dữ liệu). Ngược lại, trong điều kiện tải nặng, phương
pháp dùng thẻ bài hiệu quả hơn so với CSMA/CDMA (do không quy định độ dài tối
thiểu của gói tin và không cần lắng nghe trước khi truyền).
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp thẻ bài là khả năng điều hoà lưu thông trong
mạng bằng cách cho phép các trạm truyền số lượng đơn vị dữ liệu khác nhau khi
nhận được thẻ bài hoặc bằng cách lập chế độ ưu tiên cấp phát cho các trạm cho trước.
3.2. Các chuẩn LAN.
Mạng LAN cho phép các thiết bị độc lập truyền thông trực tiếp với nhau trong
không gian hẹp. Có 4 kỹ thuật LAN cơ bản là: Ethernet, Token Bus, Token Ring của
IEEE và FDDI của ANSI, được quy định và phân biệt tại lớp 2 của mô hình OSI.

Hình 3.2. Các kỹ thuật LAN cơ bản.


3.2.1. Lớp 2.
Lớp 2 cung cấp khả năng truy xuất vào môi trường mạng và truyền dẫn vật lý qua
môi trường, cho phép dữ liệu định vị được đích của mạng.

74
Trong khi lớp 1 chỉ liên quan đến các môi trường truyền tín hiệu, các luồng bit,
các thành phần đưa dữ liệu vào môi trường và các cấu hình khác thì lớp 2 có nhiệm
vụ chính là đưa ra các giải pháp để liên kết dữ liệu. Lớp 1 không thể thông tin được
với các lớp phía trên, lớp 2 làm nhiệm vụ này thông qua LLC (Logical Logic
Control). Lớp 1 không thể đặt tên hay nhận diện các máy tính trên mạng thì lớp 2 sử
dụng quá trình đánh địa chỉ hay đặt tên cho máy tính. Lớp 1 không quyết định được
máy tính nào sẽ truyền dữ liệu từ một nhóm muốn truyền tại cùng thời điểm thì lớp
này dùng hệ thống MAC (Media Access Control) để giải quyết việc này. Lớp 1 chỉ có
thể làm việc với các bit, còn lớp 2 có thể nhóm lại và tổ chức các bit thành các khung
số liệu.

Hình 3.3. So sánh chức năng của lớp 1 và lớp 2.


3.2.2. Một số chuẩn IEEE cho LAN.

75
Hình 3.4. Một số chuẩn IEEE 802.x
- Chuẩn IEEE 802.2: ở mức con LLC tương đương với chuẩn HDLC của ISO
hoặc X.25 của CCITT.
- Chuẩn IEEE 802.3: xác định phương pháp thâm nhập mạng tức thời có khả
năng phát hiện lỗi chồng chéo thông tin CSMA/CD. Phương pháp CSMA/CD
được đưa ra từ năm 1993 nhằm nâng cao hiệu quả mạng. Chuẩn này dùng cho
mạng Ethernet (CSMA/CD), gồm hai phiên bản: base band và broad band.
- Chuẩn IEEE 802.4: liên quan đến sự sắp xếp tuyến token, thực chất là phương
pháp đa truy nhập theo kiểu Token Bus.
- Chuẩn IEEE 802.5: dùng cho Token Ring.
- Chuẩn IEEE 802.11: dùng cho mạng không dây (Wireless).
3.3. Công nghệ Ethernet.
Ethernet là công nghệ của mạng LAN cho phép truyền tín hiệu giữa các máy tính
với tốc độ từ 10Mb/s đến 10 Gigabit/s. Trong công nghệ Ethernet, chủ yếu sử dụng
cáp xoắn đôi. Hiện nay có khoảng 85% mạng LAN sử dụng công nghệ Ethernet.
Năm 1980, Xerox, tập đoàn Intel và tập đoàn Digital Equipment đưa ra tiêu chuẩn
Ethernet 10 Mbps (Tiêu chuẩn DIX). IEEE đưa ra tiêu chuẩn về Ethernet đầu tiên vào

76
năm 1985 với tên gọi "IEEE 802.3 Carrier Sense Multiple Access with Collision
Detection (CSMA/CD) Access Method and Physical Layer Specifications"
Gần đây, với các phương tiện truyền dẫn và công nghệ mới, công nghệ Ethernet
đã ngày càng phát triển và đạt được tốc độ trao đổi số liệu đến 10 Gigabit trên giây.
3.3.1. Thành phần của Ethernet.
4. Ethernet bao gồm các thành phần cơ bản sau:
- Data Communication Equipment (DCE): Là các thiết bị kết nối mạng cho phép
nhận và chuyển khung trên mạng. DCE có thể là các thiết bị độc lập như
Repeter, Switch, Router hoặc các khối giao tiếp thông tin như Card mạng,
Modem ..
- Interconnecting Media: Cáp xoắn đôi, cáp đồng (mỏng/dày), cáp quang.
- Data terminal Equipment (DTE): Các thiết bị truyền và nhận dữ liệu DTEs
thường là PC, Workstation, File Server, Print Server ...
Ethernet có những đặc điểm cơ bản sau:
- Cấu hình truyền thống: Bus / Star, Star bus.
- Phương pháp truy nhập: CSMA/CD (phiên bản Baseband)
- Chuẩn: IEEE 802.3.
- Vận tốc truyền: 10Mbps, 100Mbps, ... 10Gbps.
- Loại cáp: Cáp đồng trục mỏng, cáp đồng trục dày, cáp xoắn đôi, cáp quang ..
4.1.1. Chức năng của các tầng trong IEEE 802.
Chuẩn IEEE 802 bao gồm chức năng tầng vật lý (Physical) và liên kết dữ liệu
(Data Link) trong mô hình OSI. Điều này tức là IEEE 802 nhấn mạnh tới việc tiêu
chuẩn hoá các công nghệ phần cứng sử dụng tại tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu.

77
Hình 3.5. Quan hệ của các chuẩn IEEE 802 với mô hình tham chiếu OSI.
Ethernet phân biệt chức năng của tầng liên kết dữ liệu (Data Link) trong mô hình
OSI thành hai lớp con phân biệt:

Hình 3.6. Các lớp con của Data Link Layer theo chuẩn IEEE .
 Tầng LLC (Logical Link Control).
Tất cả mạng LAN theo chuẩn IEEE có cùng lớp LLC được định nghĩa bởi 802.2.
Giao diện giữa tầng kề trên với LLC được định nghĩa bởi các điểm LSAP (Link
Service Access Points). LSAP là các địa chỉ liên kết logic.
LLC được thực hiện bằng phần mềm và hoàn toàn độc lập với các thiết bị vật lý.
LLC có thể được xem như NIC driver. NIC driver cho phép xử lý trực tiếp với phần
cứng trên NIC để chuyển dữ liệu giữa phương tiện vật lý và lớp con MAC.
78
LLC là lớp phụ tham gia vào quá trình đóng gói. LLC nhận các PDUs và thêm vào
các thông tin điều khiển để truyền gói dữ liệu đến đích. Nó thêm hai thành phần địa
chỉ của IEEE 802.2: điểm truy xuất dịch vụ đích DSAP (Destination SAP) và điểm
truy xuất dịch vụ nguồn SSAP (Source SAP).
LLC cung cấp các dịch vụ sau:
- Type 1: Dịch vụ Datagram không liên kết và không có cơ chế báo nhận biết
(Unacknowledgement). Cung cấp kết nối P2P, Multipoint và Broadcast.
- Type 2: Dịch vụ mạch ảo theo kiểu liên kết Connection - Oriented. Cung cấp
các dịch vụ tuần tự, kiểm soát luồng, không lỗi giữa các LSAP.
- Type 3: Dịch vụ Datagram kiểu không liên kết và có cơ chế báo nhận biết
(Acknowledgement).
 Tầng MAC (Media Access Control).
MAC là lớp con Ethernet dưới của lớp Data Link. MAC được thực hiện thuần túy
bằng phần cứng (chẳng hạn NIC). Ethernet MAC thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản:
đóng gói dữ liệu (Data encapsulation) và điều khiển truy nhập phương tiện (Media
Access Control).
- Data encapsulation.
Quá trình đóng gói dữ liệu bao gồm 3 giai đoạn cơ bản:
o Giới hạn khung dữ liệu (Frame delimiting): Trong quá trình định dạng
khung, lớp MAC thêm header và trailer vào PDU lớp 3.
o Đánh địa chỉ (Addressing): đặt trong Ethernet header
o Phát hiện lỗi (Error Detection): dựa trên chức năng kiểm ra độ dư vòng
CRC (Cycle Redundancy Check).
- Media Access Control.
Lớp con MAC điều khiển quá trình ghép/tách các frames lên/từ phương tiện
truyền dẫn. Có hai loại giao thức MAC cơ bản: MAC lấy lượt và không lấy lượt.
o Các giao thức MAC lấy lượt (Deterministic).

79
Tình huống này tương tự như giao thức liên kết dữ liệu Token Ring, các host
được sắp xếp theo một vòng tròn. Một thẻ (token) đặc biệt chạy trên vòng tròn.
Khi host muốn truyền dữ liệu, nó bắt token, truyền dữ liệu trong một thời gian
nhất định, sau đó đặt token trở lại vòng tròn để chuyển đi trên mạng.
o Các giao thức MAC không lấy lượt (Non- Deterministic).
Các giao thức kiểu này dùng tiếp cận first come first served (FCFS), cho phép
bất cứ trạm nào cũng có thể truyền dữ liệu vào bất kỳ lúc nào. Điều này dẫn
đến sự đụng độ. Có thể phát hiện bằng cách lắng nghe trong khi truyền, sử
dụng giao thức CSMA/CD.
4.1.2. Cấu trúc khung Ethernet.

Hình 3.7. So sánh cấu trúc khung và kích thước của IEEE 802.3 và Ethernet.
Chuẩn Ethernet ban đầu định nghĩa kích thước khung tối thiểu là 64 bytes và tối
đa là 1518 bytes. Kích thước này bao gồm tất cả các bytes từ trường địa chỉ MAC
đích đến trường FCS (chuỗi kiểm tra khung – Frame Check Sequence). Trường
Preamble và Start of frame delimiter không nằm trong mô tả kích trước khung ban
đầu này. Sau đó, chuẩn IEEE 802.3ac (ra đời năm 1998) mở rộng kích thước khung
lên đến 1522bytes (cho phù hợp với VLAN).
Nếu kích thước khung truyền dẫn nhỏ hơn giá trị tối thiểu và lớn hơn giá trị tối đa
thì phía thu sẽ loại bỏ khung đó. Khung bị loại bỏ này được xem như là kết quả của
quá trình xung đột dữ liệu hoặc là những tín hiệu không mong muốn.
80
- Trường Premable (mào đầu).
Preamable (7 bytes) là một mẫu chứa các bit 1 và 0 xen kẽ nhau, được dùng để
đồng bộ trong hoạt động truyền bất đồng bộ từ 10Mbps trở xuống. Các phiên bản
nhanh hơn của Ethernet là đồng bộ thì thông tin định thời này là dư thừa nhưng vẫn
được giữ lại nhằm mục đích tương thích.
- Start Frame Delimiter (1 byte).
Là một file dài một octet đánh dấu kết thúc phần thông tin định thời và chứa chuỗi
bit 10101011.
- Destination MAC Address Field (6 byte).
Chứa địa chỉ MAC đích, đây có thể là địa chỉ unicast, multicast hoặc broacast. Địa
chỉ này là địa chỉ lớp 2 để hỗ trợ các thiết bị xác định khung nào dành cho nó.
- Source MAC Address Field (6 byte).
Trường này cho phép xác định nguồn gốc của frame. Các switches sử dụng địa chỉ
này và đặt trong bảng tìm kiếm.
- Length/Type Field (2 byte).
Trường này định nghĩa chính xác độ dài của trường dữ liệu trong khung và được
sử dụng như một phần của FCS nhằm đảm bảo bản tin được thu nhận hoàn toàn. Cả
Length và Type có thể được đặt vào đây. Tuy nhiên, chỉ có trường Length hoặc Type
được sử dụng cho một ứng dụng cho trước.
Trường được gán nhãn Length/Type được liệt kê như là Length trong các phiên
bản IEEE ban đầu và như là Type trong phiên bản DIX. Trong các phiên bản IEEE về
sau đều sử dụng cả hai tham số này. Trường Type Ethernet II được tích hợp thành
định nghĩa frame 802.3 hiện tại. Ethernet II là định dạng khung được sử dụng trong
mạng TCP/IP. Khi một node nhận được frame, nó phải kiểm tra trường Length/Type
để xác định các giao thức lớp cao hơn. Nếu giá trị của hai octet này bằng hoặc lớn
hơn 0x600 (thập lục phân) hay 1536 (thập phân) sẽ chỉ ra loại và nội dung của trường
Data được giải mã trên từng giao thức chỉ định (ví dụ: 0x0800 = IPv4, 0x806 = ARP).
- Trường Data và Pad (46 – 1500 byte).
81
Bao gồm dữ liệu được mã hóa từ lớp cao hơn (là PDU lớp 3 và phổ biến hơn là
IPv4 packet). Tất cả các frame phải có độ dài tối thiểu là 46 bytes. Nếu một gói dữ
liệu nhỏ hơn 46 bytes, thì trường Pad được sử dụng (bổ sung các bit 0)để tăng kích
thước của frame đến giá trị tối thiểu này.
- Trường FCS (4 bytes).
Trường FCS chứa 4 bytes CRC (cycle redanduncy check - kiểm tra độ dư vòng) được
tạo ra bởi thiết bị truyền và được tính toán trở lại bởi thiết bị thu để kiểm tra lỗi của
frame. Vì sự sai sót bất cứ ở đâu từ đầu của địa chỉ nguồn đến kết thúc của FCS đều
gây ra sự sai khác giữa hai giá trị FCS được tính ở nguồn và đích, nên khả năng của
kiểm tra bao hàm cả FCS. Không dễ dàng phân biệt giữa sai sót trong chính bản thân
FCS hay trong các trường trước nó trong hoạt động kiểm tra. Một vài phương pháp
kiểm tra lỗi FEC có thể phân biệt được như phương pháp Hamming.
4.1.3. Địa chỉ Ethernet MAC.

Hình 3.8. Địa chỉ MAC – địa chỉ trong Ethernet.


Ban đầu, Ethernet được sử dụng theo dạng bus. Mỗi thiết bị mạng được kết nối
với phương tiện truyền dẫn chia sẻ. Khi lưu lượng mạng thấp và kích thước mạng nhỏ
thì cấu trúc này triển khai rất dễ dàng.Vấn đề chủ yếu cần thực hiện là xác định từng
thiết bị riêng rẽ sao cho xác định đúng thiết bị nào đang truyền tín hiệu.
Xuất phát từ yêu cầu đó, địa chỉ MAC ra đời, cho phép xác định địa chỉ nguồn và
đích trên mạng Ethernet dễ dàng (có thể áp dụng cho tất cả các phiên bản Ethernet).
82
Việc gán địa chỉ MAC được thực hiện ở PDU lớp 2. Một địa chỉ MAC bao gồm 48
bit nhị phân, được chia thành hai phần và được biểu diễn dưới dạng các cặp số thập
lục phân (hexadecimal).

Hình 3.9. Cấu trúc địa chỉ MAC Ethernet.


 Cấu trúc địa chỉ MAC.
Cấu trúc của địa chỉ MAC tuân theo quy định của của IEEE nhằm đảm bảo cho
các địa chỉ là duy nhất trên phạm vi toàn cầu. IEEE gán cho nhà sản xuất một từ mã
gồm 3 bytes gọi là OUI (Organizationally Unique Identifier).
Khi đánh địa chỉ MAC, IEEE yêu cầu nhà sản xuất tuân theo hai quy định sau:
- Tất cả các địa chỉ MAC được gán cho NIC hoặc thiết bị Ethernet phải sử dụng
3 bytes đầu tiên để dành cho OUI của nhà sản xuất.
- Tất cả các địa chỉ MAC có cùng OUI phải được gán giá trị duy nhất ở 3 bytes
cuối cùng.
Địa chỉ MAC còn được gọi là “địa chỉ đã được đốt” - BIA (burned-in address) vì
địa chỉ này được ghi cố định trên ROM của NIC và không thể thay đổi bằng phần
mềm. Khi máy tính hoạt động, NIC sẽ copy địa chỉ này vào RAM. Khi kiểm tra
khung, địa chỉa trong RAM này được sử dụng như địa chỉ nguồn để so sánh với địa
chỉ đích.
 Sự khác biệt giữa địa chỉ lớp 2 và lớp 3.
83
Địa chỉ MAC là địa chỉ lớp 2 (Data Link trong mô hình OSI), được sử dụng để
truyền các frames trên phương tiện (local media). Mặc dù cung cấp địa chỉ duy nhất
nhưng các địa chỉ vật lý (MAC) lại không có tính phân cấp, chúng chỉ được kết hợp
với một thiết bị cụ thể mà không phụ thuộc vào vị trí hay loại mạng mà nó được kết
nối. Các địa chỉ lớp 2 này không có ý nghĩa ở ngoài phương tiện mạng cục bộ.
Để đi đến đích chính xác, một packet phải đóng gói một địa chỉ lớp 3 (Network
Layer address), điển hình là IPv4. Địa chỉ này là một địa chỉ logic và được biết đến
khi gói tin di chuyển trên mạng. Packet phải mang địa chỉ đích lớp 3 từ nguồn của nó.

Hình 3.10. Phân biệt giữa địa chỉ lớp 2 và lớp 3.


 Ethernet unicast – multicast – broadcast.
Trong Ethernet, có 3 kiểu địa MAC khác nhau, đó là: địa chỉ unicast, multicast và
broadcast.
- Unicast.
Địa chỉ unicast là địa chỉ đơn nhất được sử dung khi một frame được gửi từ nguồn
đơn lẻ sang đích đơn lẻ.
- Multicast.
Cho phép một thiết bị nguồn gửi packet đến một nhóm các thiết bị khác. Các thiết
bị nằm trong nhóm multicast sẽ được gán một nhóm các địa chỉ IP multicast. Dải địa
84
chỉ multicast từ 224.0.0.0. đến 239.255.255.255. Địa chỉ nguồn luôn là địa chỉ
unicast. Địa chỉ IP multicast yêu cầu sự tương ứng địa chỉ MAC multicast. Địa chỉ
MAC multicast có giá trị đặc biệt, bắt đầu bằng 01-00-5E. Các giá trị còn lại được
chuyển đổi từ 23bits thấp từ nhóm địa chỉ IP multicast thành 6 ký tự hexa còn lại của
địa chỉ MAC.
- Broadcast.
Với địa chỉ broadcast, packets chứa địa chỉ IP đích gồm toàn các bit “1” trong
phần host. Tương tự multicast, địa chỉ broadcast yêu cầu địa chỉ MAC broadcast
trong khung Ethernet. Trên mạng Ethernet, địa chỉ MAC broadcast là địa chỉ bao gồm
48 bits “1” và được biểu diễn bằng FF-FF-FF-FF-FF-FF (dạng hexa).
4.1.4. Ethernet MAC.

Hình 3.11. Media Access Control trong Ethernet.


Trong môi trường phương tiện chia sẽ, tất cả các thiết bị đều có khả năng truy
nhập vào phương tiện truyền dẫn, nhưng chúng không có quyền ưu tiên trên phương
tiện truyền dẫn ấy. Khi nhiều trạm truy nhập vào một đường truyền tại một thời
điểm,các tín hiệu sẽ lấn át và phá hoại lẫn nhau. Hiện tượng này gọi là xung đột
(collision). Để giải quyết vần đề này, LAN phải sử dụng cơ cấu giảm thiểu xung đột,
tăng số lượng khung được truyền thành công, gọi là đa truy nhập cảm nhận sóng
mang có phát hiện xung đột CSMA/CD.

85
Hình 3.12. Các quá trình trong CSMA/CD.
Trong phương pháp truy nhập CSMA/CD, tất cả các node cần gửi bản tin phải
lắng nghe đường truyền trước khi gửi, xem môi trường có bận hay không. Điều này
được thực hiện bằng cách kiểm tra mức điện thế (nếu 0v là đường truyền rỗi và có thể
truyền dữ liệu). Sau khi kiểm tra lại, nếu không phát hiện lưu lượng trên đường
truyền, nó sẽ bắt đầu truyền bản tin. Trong quá trình truyền, node vẫn tiếp tục “lắng
nghe” đường truyền. Sau khi truyền xong, node quay lại trạng thái lắng nghe ban đầu.
Đụng độ được nhận biết khi biên độ của tín hiệu gia tăng. Khi đó, trạm đang
truyền sẽ tiếp tục truyền dữ liệu trong một thời gian ngắn để tất cả các trạm đều phát
hiện xung đột. Chúng sử dung giải thuật để quay lui trong thời gian ngắn. Các node
đều cố gắng đạt được truy nhập vào môi trường một lần nữa. Trong quá trình truyền,
các node sẽ không có mức ưu tiên.
4.1.5. Ethernet physics layer.
Sự khác nhau giữa Ethernet chuẩn, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet và 10Gb
Ethernet xuất hiện tại lớp vật lý, và thường được gọi là Ethernet PHY.

86
Ethernet được quy định trong chuẩn IEEE 802.3. Có bốn loại tốc độ được định
nghĩa cho hoạt động của Ethernet thông qua cáp sợi quang và cáp xoắn kép:
- 10Mps: 10BaseT Ethernet.
- 100Mbps: Fast Ethernet.
- 1000Mbps: Gigabit Ethernet.
- 10Gbps: 10 Gigabit Ethernet.
Bảng 3.1. Phân loại Ethernet PHY.

 10 Mbps Ethernet – 10BaseT.


- Là Ethernet cổ điển, sử dụng cấu trúc dạng sao (star topology).
- Độ dài cáp lên đến 100m (mà không cần sử dụng Hub hay Repeater).
- 10Base-T sử dụng mã Manchester. Truyền dữ liệu trên 2 trong 4 cặp cáp xoắn
kép không bọc Cat3/5 (cặp 1-2 để truyền và 3-6 để nhận), đầu nối RJ-45.

87
Hình 3.13. 10Base-T Ethernet RJ45 pinouts.
 100Mbps – Fast Ethernet.
Vào giữa những năm 90, các chuẩn 802.3 được thiết lập để mô tả các phương
phap truyền dữ liệu thông qua phương tiện Ethernet ở tốc độ 100Mbps. 100Mbps
Ethernet còn được biết đến là chuẩn Fast Ethernet có thể thực hiện trên cặp cáp đồng
xoắn có bọc hoặc trên cáp quang. Mạng Ethernet 100 Mbps được gồm 2 chuẩn :
- Fast Ethernet (IEEE 802.3u): 100Base-TX, 100Base-T và 100Base-FX.
Các loại cáp sử dụng:
 100BASE-T sử dụng bốn đôi dây cân bằng cáp UTP Cat-3 hoặc Cat-5.
 100BASE-TX sử dụng hai đôi UTP Cat-5 hoặc đôi dây cáp sợi quang, sử
dụng cấu trúc hình sao. 100BASE-TX sử dụng Switch thay vì sử dụng Hub
(10Base-T). Hiện nay, các công nghệ 100BASE-TX đang chiếm ưu thế trong
triển khai các mạng LAN switches.
 100BASE-FX sử dụng đôi dây cáp quang đa mode với Low Cost Fiber
Interface Connectors (hay còn gọi là duplex SC connector). Kết nối sợi
quang là kết nối điểm – điểm và được sử dụng để nối 2 thiết bị với nhau:
giữa hai PC, computers, between a computer and a switch, or between two
switches.
88
Mã hóa:
 100Base-TX và 100Base-FX sử dụng kỹ thuật mã hóa 4B/5B.
 100Base-T sử dụng kỹ thuật mã hóa 4B/5B.
Phương thức điều khiển truy nhập CSMA/CDMA:
 100Base-T4 sử dụng phương thức hoạt động bán song công.
 100Base-TX sử dụng phương thức hoạt động song công.
 100Base-FX sử dụng phương thức hoạt động song công và bán song công.
- 100VG-AnyLAN là công nghệ cạnh tranh với Fast Ethernet, ít được sử dụng.
 1000Mbps - Gigabit Ethernet.
Sự phát triển của các chuẩn Gigabit Ethernet được mô tả cho cáp đồng UTP, sợi
quang đơn – đa mode. Trên các mạng Gigabit Ethernet, các bit xuất hiện trong thời
gian rất ngắn (thời gian trong các mạng 10 Mbps và 100Mbps). Với sự xuất hiện như
vậy, các bits trở nên rất nhạy cảm với nhiễu và vì vậy, việc định thời là vấn đề hết sức
quan trọng.
Ở các tốc độ cao, việc mã hóa và giải mã dữ liệu cũng phức tạp hơn. Công nghệ
Gigabit Ethernet sự dụng hai bước mã hóa riêng biệt. Quá trình truyền dữ liệu sẽ hiệu
quả hơn khi các từ mã được sử dụng để đặc trưng cho dòng bit nhị phân. Quá trình
mã hóa dữ liệu cho phép thực hiện đồng bộ, sử dụng băng thông hiệu quả hơn và
tăng cường SNR.
Có 2 chuẩn Gigabit Ethernet:
- IEEE 802.3z.
Mạng Gigabit Ethernet trên cáp quang chuẩn hóa năm 1998. Phương tiện truyền
dẫn cơ bản là sợi quang đơn mode (SMF) với đường kính lõi là 10 μm, hay sợi quang
đa mode với đường kính lõi là 50 μm hoặc 62.5 μm. Tín hiệu được truyền dẫn chủ
yếu trên hai bước sóng là 850nm và 1310 nm. Nếu sử dụng cáp đồng thì đó là loại
cáp bốn đôi Cat-5 UTP, với khoảng cách có thể lên tới 100m.
Các phiên bản của Gigabit Ethernet trên cáp quang là: 1000BASE-SX và
1000BASE-LX với những ưu điểm vượt trội so với UTP: có khả năng kháng nhiễu,
89
kích thước vật lý nhỏ, khoảng cách truyền dẫn mà không cần lặp tín hiệu lớn và băng
thông sử dụng cao.
Tất cả các phiên bản của 1000BASE-SX and 1000BASE-LX hỗ trợ truyền tín hiệu
nhị phân song công ở tốc độ 1250 Mbps trên hai sợi quang. Mã hóa truyền dẫn là mã
hóa 8B/10B. Do có phần mào đầu này nên tốc độ truyền dẫn chỉ là 1000Mbps. Mỗi
khung dữ liệu được đóng gói tại lớp PHY trước khi truyền đi và sự đồng bộ kết nối
được duyu trì bằng cách gửi một chuỗi liên tục các nhóm từ IDLE giữa khoảng cách
liên khung.

Hình 3.14. 1000BASE-SX and 1000BASE-LX Ethernet sử dụng cáp sợi quang.
1000Base-SX: chuẩn cho cáp quang bước sóng ngắn.
 Với cáp quang đa mode 62.5μm, khoảng cách tối đa 220-275m.
 Với cáp quang đa mode 50μm, khoảng cách tối đa 500-550m.
1000Base-LX : chuẩn cho cáp quang bước sóng dài.
 Với cáp quang đa mode 62.5/50μm, khoảng cách tối đa 550m.
 Với cáp quang đơn mode 9μm, khoảng cách tối đa 5000m.
1000Base-CX : chuẩn cho cáp đồng tuyến ngắn.
- Chuẩn IEEE 802.3ab (Đặc trưng bởi 1000Base-T).
1000Base-T cho phép truyền dẫn song công trực tiếp trên cả 4 đôi dây loại Cat5
hay cáp UTP phiên bản sau. Gigabit Ethernet trên cáp đồng cho phép tăng tốc độ từ
100Mbps/1 đôi dây lên 125Mbps/1 đôi dây hay 500Mbps/4 đôi dây. Mỗi cặp dây
mang tín hiệu trong chế độ song công có thể gấp đôi từ 500Mbps lên 1000Mbps.
90
1000Base-T sử dụng mã đường dây 4D-PAM5 để đạt được 1Gbps thông lượng dữ
liệu. Kiểu mã hóa này cho phép truyền các tín hiệu trên cả 4 cặp dây đồng thời. Nó
chuyển byte dữ liệu 8 bits thành truyền dẫn đồng thời của 4 ký hiệu mã hóa (4D), mỗi
ký hiệu được truyền trên một cặp dây như các tín hiệu PAM mức 5 (PAM5). Điều
này có nghĩa là mỗi ký hiệu tương ứng với 2 bits dữ liệu. Và sơ đồ truyền dẫn này
được minh họa trên hình 3.15.

Hình 3.15. Sơ đồ mạch cho 1000Base-T


1000Base-T cho phép truyền và nhận dữ liệu theo cả hai hướng trên cùng một
đường dẫn tại một thời điểm. Lưu lượng này tạo ra các vùng xung đột cố định trên
các cặp dây. Những vùng xung đột này tạo ra các dạng điện áp phức tạp. Các mạch
lai ghép phát hiện tín hiệu sử dụng các kỹ thuật phức tạp, chẳng hạn khử echo.
1000Base-T sử dụng nhiều mức điện áp (trong giai đoạn Idle có đến 9 mức, trong
quá trình truyền có 17 mức), trong khi hầu hết các tín hiệu số thường sử dụng hai
mức điện áp rời rạc. Với nhiều trạng thái, kết hợp với những ảnh hưởng của nhiễu, tín
hiệu trên cáp giống tín hiệu tương tự hơn tín hiệu số.
- 10Gigabit Ethernet (10GbE).
Chuẩn 802.3ae chấp nhận cả cộng nghệ 10Gbps, song công trên cáp sợi quang.
Chuẩn 802.3ae và các chuẩn 802.3 cho Ethernet truyền thống. 10GbE đang được phát

91
triển không chỉ dành cho LAN mà còn áp dụng cho cả MAN và WAN. Do định dạng
khung và các đặc điểm kỹ thuật khác của Ethernet lớp 2 tương thích với các chuẩn
trước đó, nên 10GbE có thể tăng băng thông cho các mạng độc lập cho phù hợp với
cơ sở hạ tầng mạng hiện có.
Có thể so sánh 10GbE với các công nghệ Ethernet khác theo các tiêu chí sau:
- Định dạng khung giống nhau, cho phép tương kết giữa fast, gigabit Ethernet và
10GbE mà không cần khung hóa trở lại cũng như các giao thức chuyển đổi
khác.
- Thời gian bit là 0.1ns.
- Do truyền song công nên trên cáp quang nên không có tranh chấp đường
truyền và không cần sử dụng thuật toán CSMA/CD.
- Các lớp con IEEE 802.3 trong các lớp 1 và 2 của mô hình OSI vẫn được duy
trì, chỉ có một số thay đổi để phù hợp với các đường truyền sợi quang 40km và
tương kết với các công nghệ khác.

Hình 3.16. Định dạng khung Ethernet chung áp dụng cho các mạng khác nhau.

92
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. CCNA Exploration.
[2]. Cisco Networking Academy Program verion 3
[3]. Ethernet - The Definitive Guide, Charles E. Spurgeon, O'Reilly & Associates,
Inc, 2000.
[4]. Sách hướng dẫn học tập Mạng máy tính, TS Phạm Thế Quế, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội 2006.
[5]. Mạng máy tính, Ngạc Văn An, Đặng Hùng, Nguyễn Đăng Lâm, Đỗ Trung
Kiên, NXB Giáo Dục, 2005.

93
CHƯƠNG 4
BỘ GIAO THỨC TCP/IP
Do đặc tính của mô hình OSI là một mô hình tham chiếu, việc áp dụng mô hình OSI
vào thực tế thường có hiệu suất kém do thông tin phải đi qua tất cả các lớp của mô hình
OSI ở cả hai máy. Mô hình OSI là chuẩn để các nhà phát triển dựa vào để phát triển các
mô hình khác hiệu quả hơn. Có rất nhiều mô hình khác nhau như NetBIOS, IPX/SPX,
TCP/IP… Tuy nhiên, mô hình TCP/IP hiện nay đang được sử dụng phổ biến nhất.
Chương này giới thiệu tổng quát về mạng Internet và kiến trúc mô hình TCP/IP,
những kiến thức cơ bản về các thành phần giao thức cần thiết cho các ứng dụng TCP/IP
trên nền các hệ điều hành mạng. Phần cuối của chương sẽ trình bày những hạn chế của
IPv4 và sự cần thiết ra đời giao thức IPv6.
Nội dung của chương bao gồm:
- Giới thiệu mô hình kiến trúc TCP/IP và một số giao thức cơ bản của TCP/IP.
- Địa chỉ IPv4 và các phân bổ
- Hạn chế của giao thức IPv4 và sự ra đời IPv6.
- Địa chỉ IPv6
4.1. Sự ra đời của mô hình TCP/IP và Internet.
Vào cuối những năm 60, trung tâm nghiên cứu cấp cao ARPA thuộc bộ quốc phòng
Mỹ (DoD) được giao trách nhiệm phát triển mạng ARPANET bao gồm mạng của những
tổ chức quân đội, các trường đại học và các tổ chức nghiên cứu và được dùng để hỗ trợ
cho các dự án nghiên cứu khoa học và quân đội.
Đầu những năm 1980, một họ giao thức mới ra đời được đưa làm giao thức chuẩn
cho mạng ARPANET và các mạng của DoD mang tên DARPA Internet Protocol,
thường được gọi là họ giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet
Protocol ). ARPANET mau chóng trở thành mạng xương sống của Internet và được
dùng trong các thử nghiệm đầu tiên với TCP/IP. Việc chuyển đổi Internet hoàn tất năm

88
1983 khi Bộ quốc phòng Mỹ quyết định tất cả các máy tính nối mạng phải sử dụng bộ
giao thức TCP/IP. Cùng lúc đó ARPANET được tách làm hai, phần nghiên cứu vẫn
mang tên ARPANET, phần quân sự mang tên MILNET.
ARPANET nhanh chóng mở rộng thêm các nút mới và trở thành mạng quốc gia.
Cũng trong thời gian này, những công nghệ mới của mạng Ethernet cũng được phát
triển, TCP/IP được tích hợp vào môi trường hệ điều hành UNIX. Và dần dần TCP/IP
được sử dụng nhiều trong tất cả các mạng diện rộng lẫn các mạng cục bộ.
Thuật ngữ “Internet” xuất hiện vào khoảng năm 1974 nhưng mạng ARPANET vẫn
tồn tại chính thức đến đầu những năm 80. Năm 1987, NSFnet (mạng của Uỷ ban Khoa
học Quốc gia - National Science Foundation – NSF) liên kết các trung tâm siêu máy
tính của toàn liên bang ra đời với tốc độ 1.5Mbit/s thay vì 56Kbit/s của ARPANET. Sự
xuất hiện của mạng này và các mạng vùng thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của Internet.
Và dần dần, Internet nhanh chóng vượt ra khỏi nước Mỹ và trở thành một mạng toàn cầu
như ngày nay.
Đến năm 1981, TCP/IP phiên bản IPv4 mới hoàn tất và được phổ biến rộng rãi cho
toàn bộ những máy tính sử dụng hệ điều hành Unix. Sau này, Microsoft cũng đưa
TCP/IP trở thành một trong những giao thức cơ bản của hệ điều hành Windows 9x mà
hiện nay đang sử dụng.
Năm 1994, một bản thảo của phiên bản mới IPv6 được hình thành với sự cộng tác
của nhiều nhà khoa học thuộc các tổ chức Internet trên thế giới để cải tiến những hạn
chế của IPv4.
TCP/IP thực chất là một họ giao thức làm việc cùng với nhau, đảm bảo cho quá trình
truyền thông trên liên mạng. Mô hình TCP/IP có những tính chất sau:
- TCP/IP độc lập với phần cứng mạng vật lý, điều này cho phép TCP/IP hoạt động
trên nhiều mạng khác nhau như Ethernet, Token Ring, X25 ….

89
- TCP/IP sử dụng sơ đồ đánh địa chỉ toàn cục duy nhất. Mỗi máy tính trên mạng
TCP/IP có một địa chỉ xác định duy nhất. Mỗi gói tin gửi trên mạng có một tiêu
đề chứa địa chỉ nguồn và đích.
- TCP/IP là chuẩn giao thức mở, nó có thể thực hiện trên bất kỳ phần cứng hay hệ
điều hành nào.
- Hoạt động theo mô hình Client/Server.
- Cung cấp các giao thức lớp ứng dụng: truyền nhận mail, truyền file…
- TCP/IP hỗ trợ liên mạng và định tuyến, các giao thức mức cao được chuẩn hóa
thích hợp và cung cấp sẵn các dịch vụ người dùng.
TCP/IP được xem là giản lược của mô hình tham chiếu OSI với bốn lớp:
- Lớp ứng dụng (Application Layer).
- Lớp giao vận (Transport Layer).
- Lớp liên mạng (Internet Layer).
- Lớp truy cập mạng (Network Access Layer).

Hình 4.1. Tương quan giữa mô hình TCP/IP và mô hình OSI.


4.1.1. Tầng truy cập mạng (Network Access Layer).
90
Là lớp thấp nhất trong cấu trúc phân lớp của TCP/IP. Những giao thức ở lớp này
cung cấp cho hệ thống phương thức để truyền dữ liệu trên các tầng vật lý khác nhau của
mạng. Nó định nghĩa cách thức truyền các khối dữ liệu (datagram) IP. Các giao thức ở
lớp này phải biết chi tiết các phần cấu trúc vật lý mạng ở dưới nó (bao gồm cấu trúc gói
số liệu, cấu trúc địa chỉ …) để định dạng chính xác các gói dữ liệu sẽ được truyền trong
từng loại mạng cụ thể.
Chức năng định dạng dữ liệu được truyền ở lớp này bao gồm việc nhúng các gói dữ
liệu IP vào các frames sẽ được truyền trên mạng và việc ánh xạ các địa chỉ IP vào địa chỉ
vật lý được dùng cho mạng.
4.1.2. Tầng mạng (Internet Layer).
Là lớp ở ngay trên lớp Network Access trong cấu trúc phân lớp của TCP/IP. Các
giao thức của lớp này bao gồm: IP (Internet Protocol), ICMP (Internet Control Message
Protocol), IGMP (Internet Group Message Protocol), trong đó Internet Protocol là giao
thức trung tâm của TCP/IP và là giao thức quan trọng nhất của lớp Internet. IP cung cấp
các gói lưu chuyển cơ bản mà thông qua đó các mạng dùng TCP/IP được xây dựng.
Tầng mạng có các chức năng quan trọng sau:
- Ứng với tầng mạng (Network Layer) trong mô hình OSI, tầng mạng cung cấp một
địa chỉ logic cho giao diện vật lý mạng.
- Hỗ trợ các ánh xạ giữa địa chỉ vật lý (MAC) do Network Access Layer cung cấp
với địa chỉ logic bằng các giao thức phân giải địa chỉ ARP (Address Resolution
Protocol) và phân giải địa chỉ ngược RARP (Reverse Address Resolution Protocol).
- Các vấn đề có liên quan đến xác định lỗi và các tình huống bất thường liên quan
đến IP được giao thức ICMP (Internet Control Message Protocol) thống kê và báo cáo.
Tầng trên sử dụng các dịch vụ do tầng Liên mạng cung cấp.
4.1.3. Tầng vận chuyển (Transport Layer).
Ứng với tầng vận chuyển (Transport Layer) trong mô hình OSI, tầng Host to Host
thực hiện những kết nối giữa hai máy trên mạng bằng 2 giao thức: TCP (Transmission
91
Control Protocol) và UDP (User Datagram Protocol). Hai giao thức này thực hiện chức
năng cơ bản sau:
- TCP cung cấp một luồng dữ liệu tin cậy giữa hai trạm. Nó sử dụng các cơ chế như
chia nhỏ các gói tin của lớp trên thành các gói tin có kích thước thích hợp cho lớp
mạng bên dưới, báo nhận gói tin, đặt hạn chế time – out để bảo đảm bên nhận biết
được các gói tin đã gửi đi. Do lớp này đã bảo đảm khả năng tin cậy nên lớp trên
không cần quan tâm đến nữa.
- UDP cung cấp một dịch vụ đơn giản hơn cho lớp ứng dụng. Nó chỉ gửi các gói dữ
liệu từ trạm này đến trạm kia mà không đảm bảo các gói tin đến được đích. Do
vậy, lớp trên cần thực hiện các cơ chế tăng cường độ tin cậy.
4.1.4. Tầng ứng dụng (Application Layer).
Đây là lớp trên cùng của mô hình TCP/IP, bao gồm các tiến trình và các ứng dụng
nhằm cung cấp cho người sử dụng để truy cập mạng. Trong các ứng dụng mà lớp này
cung cấp, phổ biến nhất là Telnet, dịch vụ truyền file FTP, E-mail, Web …
Họ giao thức TCP/IP được mô tả trên hình 4.2.

Hình 4.2. Họ giao thức TCP/IP.


4.2. Xử lý dữ liệu trong TCP/IP.
92
4.2.1. Đóng gói dữ liệu (Data Encapsulation).
Cũng như mô hình OSI, trong mô hình kiến trúc TCP/IP mỗi tầng có một cấu trúc dữ
liệu riêng, độc lập với cấu trúc dữ liệu được dùng ở tầng trên hay tầng dưới kề nó. Khi
dữ liệu được truyền từ tầng ứng dụng cho đến tầng vật lý, qua mỗi tầng được thêm phần
thông tin điều khiển (Header) đặt trước phần dữ liệu được truyền, đảm bảo cho việc
truyền dữ liệu chính xác. Quá trình này được gọi là Encapsulation. Ở phía thu, việc nhận
dữ liệu sẽ diễn ra theo chiều ngược lại: khi qua mỗi tầng, các gói tin sẽ tách thông tin
điều khiển tương ứng của nó trước khi chuyển dữ liệu lên tầng trên.

Hình 4.3. Quá trình đóng gói dữ liệu.


4.2.2. Phân mảnh dữ liệu (Data Fragment).
Dữ liệu có thể được truyền qua nhiều mạng khác nhau, kích thước cho phép cũng
khác nhau. Kích thước lớn nhất của gói dữ liệu trong mạng gọi là đơn vị truyền cực đại
MTU (Maximum Transmission Unit). Trong quá trình đóng gói, nếu kích thước của một
gói lớn hơn kích thước cho phép, gói sẽ tự động chia thành nhiều gói nhỏ và thêm thông
tin điều khiển vào mỗi gói. Nếu một mạng nhận dữ liệu từ một mạng khác, kích thước
gói dữ liệu lớn hơn MTU của nó, dữ liệu sẽ được phân mảnh ra thành gói nhỏ hơn để
chuyển tiếp. Quá trình này gọi là quá trình phân mảnh dữ liệu.
93
Quá trình phân mảnh làm tăng thời gian xử lý, làm giảm tính năng của mạng và ảnh
hưởng đến tốc độ trao đổi dữ liệu trong mạng. Kết quả là các gói bị phân mảnh sẽ đến
đích chậm hơn so với các gói không bị phân mảnh. Mặt khác, vì IP là một giao thức
không liên kết, độ tin cậy không cao nên khi một gói dữ liệu bị phân mảnh bị mất thì tất
cả các mảnh sẽ phải truyền lại. Vì vậy, phần lớn các ứng dụng tránh không sử dụng kỹ
thuật phân mảnh và gửi các gói dữ liệu lớn nhất mà không bị phân mảnh, giá trị này là
Path MTU.
4.3. Một số giao thức cơ bản của họ giao thức TCP/IP
Từ mô hình kiến trúc của giao thức TCP/IP có thể thấy, họ giao thức này bao gồm
nhiều giao thức khác nhau nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau của người
dùng. Tuy nhiên, trong chương này chỉ xét đến những giao thức cơ bản có tính quyết
định đối với sự hoạt động của mạng, đó là các giao thức IP, TCP, UDP
4.3.1. Giao thức liên mạng IP.
Mục đích của giao thức liên mạng IP là cung cấp khả năng liên kết các mạng con
thành liên mạng để truyền dữ liệu. IP là giao thức cung cấp dịch vụ phân phát datagram
theo kiểu không liên kết, tức là giao thức IP cho phép cặp trạm truyền/nhận dữ liệu mà
không cần phải thiết lập liên kết trước khi truyền, không cần giải phóng liên kết khi
không còn nhu cầu. Giao thức này không có cơ chế phát hiện và khắc phục lỗi truyền.
Do vậy, độ tin cậy của phương thức này là không cao, đồng thời không duy trì bất kì
thông tin nào về những datagram đã gửi đi.
Các gói dữ liệu IP được định nghĩa là các packet. Mỗi packet có phần tiêu đề chứa
các thông tin cần thiết để chuyển dữ liệu. Cấu trúc của đơn vị dữ liệu dùng trong IP
được thể hiện như hình 4.4.

94
Hình 4.4. Cấu trúc đơn vị dữ liệu IP.
Ý nghĩa các tham số trong IPv4 packet:
- Total length (16 bit): chỉ độ dài toàn bộ gói dữ liệu kể cả phần tiêu đề.
- Indenfication (16 bit): định danh duy nhất một gói dữ liệu trong khoảng thời
gian nó tồn tại trên mạng.
- Flag (3 bit): liên quan đến sự phân đoạn các gói dữ liệu.
- Fragment Offset (13 bit): chỉ vị trí của đoạn trong gói dữ liệu, tính theo đơn vị
64 bit.
- Time to live (8 bit): quy định thời gian tồn tại tính bằng giây của gói dữ liệu
trong liên mạng để tránh tình trạng một gói dữ liệu quanh quẩn trên liên mạng.
- Protocol (8 bit): chỉ giao thức lớp kề trên sẽ nhận vùng dữ liệu ở trạm đích.
- Header checksum (16bit): mã kiểm soát lỗi 16 bit theo phương pháp CRC, chỉ
cho vùng tiêu đề.
- Source Address (32bit): địa chỉ trạm nguồn.
- Destination Address (32 bit ) địa chỉ trạm đích.
- Option (độ dài thay đổi): khai báo các tuỳ chọn do người gửi yêu cầu.

95
- Padding: vùng đệm, được dùng để đảm bảo cho phần tiêu đề luôn kết thúc ở
mốc 32 bit.
- Data: vùng dữ liệu, có độ dài là bội số của 8 bit và tối đa là 65536 byte ( tối
thiểu là 576 byte).
Hiện nay, mạng Internet dùng hệ thống địa chỉ IPv4 (32 bit) để địa chỉ hoá logic các
nút mạng. Hệ thống địa chỉ này được thiết kế mềm dẻo nhờ sự phân lớp. Có 5 lớp địa
chỉ IP: lớp A, B, C, D, E. Sự khác nhau cơ bản giữa các lớp địa chỉ này là ở khả năng tổ
chức các cấu trúc con của nó.
Các địa chỉ IP được dùng để định danh các host và mạng ở tầng mạng của mô hình
OSI và chúng không phải là các địa chỉ vật lý (hay địa chỉ MAC) của các trạm đó trên
LAN. Trên một LAN, các trạm chỉ có thể liên lạc với nhau nếu biết địa chỉ MAC của
nhau. Do vậy, cần thiết phải thực hiện ánh xạ giữa địa chỉ IP (32 bit) và địa chỉ MAC
(48 bit) của một trạm. Giao thức ARP (Address Resolution Protocol) được xây dựng
nhằm ánh xạ địa chỉ IP thành địa chỉ MAC khi cần thiết. Ngược lại, giao thức RARP
(Reverse Address Resolution Protocol) dùng để chuyển đổi từ MAC sang IP. Cả ARP và
RARP không phải là bộ phận của IP mà chỉ được IP sử dụng khi cần thiết.
Ngoài các giao thức ARP , RARP còn có một giao thức khác có liên quan đến IP, đó
là ICMP ( Internet Control Message Protocol). Giao thức này truyền các thông báo điều
khiển (tình trạng lỗi trên mạng...) giữa các GW hoặc trạm của liên mạng.
4.3.2. Giao thức điều khiển truyền TCP (Transmission Control Protocol).
TCP là một giao thức hướng liên kết (connection oriented), tức là cần phải thiết lập
một liên kết logic tạm thời giữa một cặp thực thể TCP trước khi chúng trao đổi dữ liệu
với nhau. TCP nhận thông tin từ lớp trên, chia dữ liệu thành nhiều gói theo độ dài quy
định và chuyển các gói tin xuống cho các giao thức lớp mạng để định tuyến. Bộ xử lý
TCP xác nhận từng gói, nếu không có xác nhận gói dữ liệu sẽ được truyền lại. Thực thể
TCP bên nhận sẽ khôi phục lại thông tin ban đầu dựa trên thứ tự gói và chuyển dữ liệu
lên lớp trên.
96
TCP cung cấp khả năng truyền dữ liệu một cách an toàn giữa các máy trạm trong hệ
thống các mạng. Ngoài ra, TCP còn cung cấp thêm một số chức năng khác:
- Thiết lập, duy trì và giải phóng liên kết giữa hai quá trình.
- Phân phát gói tin một cách tin cậy.
- Đánh số thứ tự các gói dữ liệu nhằm truyền dữ liệu một cách tin cậy.
- Cho phép điều khiển lỗi.
- Cung cấp khả năng đa kết nối với các quá trình khác nhau giữa trạm nguồn và
trạm đích nhất định thông qua việc sử dụng các cổng.
- Truyền dữ liệu sử dụng cơ chế song công.
4.3.2.1. Cấu trúc gói dữ liệu TCP.
Đơn vị dữ liệu trong giao thức TCP được gọi là segment ( đoạn dữ liệu), có khuôn
dạng như mô tả trên hình 4.5.

Hình 4.5. TCP/IP segment.


Ý nghĩa của các tham số trong khuôn dạng của TCP segment:
- Source port (16 bit ): số hiệu cổng của trạm nguồn.
- Destination port (16 bit ): số hiệu cổng của trạm đích.
- Sequence number (32 bit): số hiệu của byte đầu tiên của segment trừ khi bit
SYN được thiết lập. Nếu bit SYN được thiết lập thì Sequence Number là số
hiệu tuần tự khởi đầu ISN và byte dữ liệu đầu tiên là ISN +1.

97
- Data offset (4 bit): số lượng từ 32 bit trong tiêu đề TCP. Tham số này chỉ ra vị
trí bắt đầu của vùng dữ liệu.
- Acknowledgment Number (32 bit): vị trí tương đối của byte cuối cùng đã
nhận đúng bởi thực thể gửi gói ACK +1. Giá trị của trường này còn được gọi
là số tuần tự thu. Trường này chỉ được kiểm tra khi bit ACK =1.
- Reserved ( 6 bit ): dùng cho tương lai và phải được thiết lập là 0
- Control bit: các bit điều khiển.
- Window (16 bit): cấp phát cơ chế kiểm soát luồng dữ liệu. Đây chính là số
lượng các byte dữ liệu, bắt đầu từ byte được chỉ ra trong vùng ACK number,
mà trạm nguồn đã sẵn sàng để nhận.
- Checksum (16 bit ): Mã kiểm soát lỗi cho toàn bộ segment.
- Urgent pointer (16 bit ): con trỏ này trỏ tới số hiệu tuần tự của byte đi sau dữ
liệu khẩn, cho phép bên nhận biết được độ dài của dữ liệu khẩn.
- Option (độ dài thay đổi): khai báo các tuỳ chọn của TCP, trong đó có độ dài
tối đa của vùng dữ liệu TCP trong một segment.
- Padding (độ dài thay đổi): phần chèn thêm vào tiêu đề để đảm bảo phần tiêu
đề luôn kết thúc ở một mốc 32 bit. Phần thêm vào này toàn số 0.
- TCP data (độ dài thay đổi): chứa dữ liệu lớp trên, có độ dài tối đa ngầm định
là 65536 byte. Giá trị này có thẩ điều chỉnh bằng cách khai báo trong vùng tùy
chọn.
Một tiến trình ứng dụng trong một host truy nhập vào các dịch vụ của TCP cung cấp
thông qua một cổng (port) . Cổng này kết hợp với địa chỉ IP tạo thành một socket duy
nhất trong liên mạng. TCP được cung cấp nhờ một liên kết logic giữa một cặp socket.
Một socket có thể tham gia nhiều liên kết với các socket ở xa khác nhau. Trước khi
truyền dữ liệu, hai trạm cần phải thiết lập một liên kết TCP và khi kết thúc phiên truyền
dữ liệu thì liên kết đó sẽ được giải phóng. Cũng giống như các giao thức khác, các thực
98
thể ở tầng trên sử dụng TCP thông qua các hàm dịch vụ nguyên thuỷ (service primitives)
hay còn gọi là các lời gọi hàm (funtion call).
4.3.2.2. Thiết lập và giải phóng kết nối TCP.
 Thiết lập kết nối.
Quá trình thiết lập kết nối TCP được thực hiện theo quá trình bắt tay ba bước:

Hình 4.6. Quá trình thiết lập kết nối.


- Bước 1.
Yêu cầu kết nối luôn được tiến trình trạm khởi tạo bằng cách gửi một gói TCP với cờ
SYN =1 và chứa giá trị khởi tạo số tuần tự ISN (initial sequence number). Giá trị ISN
này dài 4 byte không dấu và tăng lên mỗi khi kết nối được yêu cầu. Thông điệp SYN
này chứa số hiệu cổng TCP của phần dịch vụ mà tiến trình trạm muốn kết nối.
- Bước 2.
Khi thực thể của phần mềm dịch vụ nhận được thông điệp SYN, nó gửi lại gói SYN
có cùng giá trị ISN và đặt cờ ACK =1 trong trường hợp sẵn sàng nhận kết nối. Thông
điệp này còn chứa giá trị ISN của tiến trình trạm trong trường hợp số tuần tự thu để báo
rằng thực thể dịch vụ đã nhận được ISN của tiến trình trạm.
- Bước 3.

99
Tiến trình trạm trả lời lại gói SYN của thực thể dịch vụ bằng một thông báo trả lời
ACK cuối cùng. Theo đó, các thực thể TCP trao đổi ISN với nhau một cách tin cậy và
có thể bắt đầu trao đổi dữ liệu.
 Giải phóng kết nối TCP.

Hình 4.7. Giải phóng kết nối TCP.


Khi muốn kết thúc kết nối TCP, thực thể TCP sẽ gửi thông điệp kết thúc kết nối với
FIN =1. Vì kết nối TCP là song công nên mặc dù nhận được yêu cầu kết thúc kết nối của
A ( A thông báo hết số liệu gửi ) thì B vẫn có thể tiếp tục truyền số liệu cho đến khi B
không còn số liệu để gửi và thông báo cho A bằng yêu cầu kết thúc kết nối với FIN = 1
của mình. Khi thực thể TCP đã nhận được thông điệp FIN và sau khi gửi thông điệp FIN
của chính mình thì kết nối TCP mới thức sự kết thúc.
 Truyền và nhận dữ liệu.
Sau khi liên kết được thiết lập, các thực thể TCP truyền dữ liệu. Trong liên kết TCP
dữ liệu có thể được truyền theo hai hướng. Khi nhận một khối dữ liệu cần chuyển đi từ
người sử dụng, TCP sẽ lưu trữ tại bộ đệm. Nếu cờ PUST được xác lập thì toàn bộ dữ
liệu trong bộ đệm sẽ được gửi đi dưới dạng TCP Segment. Nếu PUST không được xác
lập thì dữ liệu trong bộ đệm vẫn chờ gửi đi khi có cơ hội thích hợp.

100
Ở phía thu, dữ liệu sẽ được gửi vào bộ đệm. Nếu dữ liệu trong đệm đựợc đánh dấu
bởi cờ PUST thì toàn bộ dữ liệu trong bộ đệm sẽ được gửi lên cho người sử dụng.
Ngược lại, dữ liệu vẫn được lưu trong bộ đệm. Nếu dữ liệu khẩn cần phải chuyển gấp thì
cờ URGENT được xác lập và đánh dấu dữ liệu bằng bit URG để báo dữ liệu khẩn cần
được chuyển gấp.
4.3.2.3. Điều khiển lưu lượng và điều khiển tắc nghẽn trong TCP.
 Điều khiển lưu lượng.
- Cơ chế cửa sổ động.
Là một trong các phương pháp điều khiển thông tin trong mạng máy tính. Độ lớn của
cửa sổ bằng số lượng các gói dữ liệu được gửi liên tục mà không cần chờ thông báo trả
lời về kết quả nhận từng gói dữ liệu đó. Độ lớn cửa sổ quyết định hiệu suất trao đổi dữ
liệu trong mạng. Nếu chọn độ lớn của sổ cao thì có thể gửi được nhiều dữ liệu trong
cùng một đơn vị thời gian. Nếu truyền bị lỗi, dữ liệu phải gửi lại lớn thì hiệu quả sử
dụng đường truyền thấp. Giao thức TCP cho phép thay đổi độ lớn của sổ một cách động,
phụ thuộc vào độ lớn bộ đệm thu của thực thể TCP nhận.
- Cơ chế phát lại thích nghi.
Để đảm bảo kiểm tra và khắc phục lỗi trong việc trao đổi dữ liệu qua liên mạng, TCP
phải có cơ chế đồng hồ kiểm tra phát (Time Out) và cơ chế phát lại (Retransmission)
mềm dẻo, phụ thuộc vào thời gian trễ thực của môi trường truyền dẫn cụ thể. Thời gian
trễ toàn phần RTT (Round Trip Time) được xác định bắt đầu từ thời điểm phát gói dữ
liệu cho đến khi nhận được xác nhận của thực thể đối tác, là yếu tố quyết định giá trị của
đồng hồ kiểm tra phát Tout. Như vậy Tout ≥ RTT.
 Điều khiển tắc nghẽn.
Hiện tượng tắc nghẽn dữ liệu thể hiện ở việc gia tăng thời gian trễ của dữ liệu khi
chuyển qua mạng. Để hạn chế khả năng dẫn đến tắc nghẽn dữ liệu trong mạng, điều
khiển lưu lượng dựa trên việc thay đổi độ lớn của sổ phát.
4.3.3. Giao thức dữ liệu người dùng UDP (User Datagram Protocol).
101
Giao thức gói dữ liệu người dùng UDP (User Data Protocol) là giao thức không liên
kết được sử dụng thay thế cho giao thức TCP theo yêu cầu của ứng dụng. Khác với TCP,
UDP không có các chức năng thiết lập và giải phóng liên kết cũng như không có cơ chế
báo nhận (ACK), không sắp xếp tuần tự các đơn vị dữ liệu đến và có thể dẫn đến tình
trạng mất hoặc trùng dữ liệu mà không thông báo lỗi cho người gửi. Nói cách khác,
UDP cung cấp các dịch vụ giao vận không tin cậy như giao thứcTCP.
Ngoài ra, UDP cung cấp cơ chế gán và quản lý các số hiệu cổng để định danh duy
nhất các ứng dụng chạy trên một trạm của mạng. Do có ít chức năng phức tạp nên UDP
có xu thế hoạt động nhanh hơn so với TCP. Nó thường được dùng cho các ứng dụng
không đòi hỏi độ tin cậy cao trong giao vận. Cấu trúc của gói UDP được trình bày trong
hình 4.8, với các tham số đơn giản hơn nhiều so với TCP segment.

Hình 4.8. UDP datagram.


Chức năng và độ dài của các trường trong gói như sau:
- Source port (16 bit): là trường không bắt buộc, nó chỉ định cổng nguồn để
phía thu có thể gửi hồi đáp cho phía gửi trong trường hợp cần thiết.
- Destination port (16 bit): là cổng đích tại máy trạm IP.
- Length (16 bit): là chiều dài trong các octet của gói dữ liệu, gồm có phần tiêu
đề và dữ liệu, có giá trị nhỏ nhất là 8, do đó một gói dữ liệu UDP được giới
hạn chiều dài tối đa là 65535 octet, với 65527 octet dùng cho dữ liệu.
- Checksum (16 bit): khôi phục dữ liệu hoặc tiêu đề.

102
- Option (độ dài thay đổi): khai báo các tuỳ chọn của TCP, trong đó có độ dài
tối đa của vùng dữ liệu TCP trong một segment.
- Padding (độ dài thay đổi): phần chèn thêm vào tiêu đề để đảm bảo phần tiêu
đề luôn kết thúc ở một mốc 32 bit. Phần thêm vào này toàn số 0.
Trong quá trình lưu chuyển trong một liên mạng bao gồm nhiều mạng con khác nhau
(LAN, WAN), các đơn vị dữ liệu được cấu trúc theo phương thức gói/mở
(encapsulation/decapsulation) theo cả hai chiều: chiều dọc (trong mỗi hệ thống trạm của
mạng) và theo chiều ngang (qua mỗi mạng con của liên mạng).
Khi một máy khách kết nối vào máy chủ thì có thể yêu cầu nhiều dịch vụ khác nhau
trên máy chủ. Mỗi dịch vụ đều có cách gửi và nhận dữ liệu theo quy ước riêng. TCP và
UDP chỉ chịu trách nhiệm đưa dữ liệu từ máy tính này đến máy tính khác, còn dữ liệu đó
được gửi đến dịch vụ theo cách nào thì phải thông qua cổng dịch vụ.

Hình 4.9. Port Numbers trong TCP và UDP.


Port number được đặc trưng bởi một số có giá trị từ 0 đến 65535. Hình 4.9 mô tả
một số cổng điển hình trong TCP/IP và UDP. Các port này được gán theo nhiều cách
khác nhau phụ thuộc vào loại bản tin là yêu cầu hay đáp ứng.
4.3.4. Giao thức thông báo điều khiển mạng ICMP.

103
Giao thức IP không có cơ chế kiểm soát lỗi và kiểm soát luồng dữ liệu. Các nút mạng
cần biết tình trạng các nút khác, các gói dữ liệu phát đi có tới đích hay không. Để khắc
phục tình trạng này, bộ giao thức IP sử dụng giao thức ICMP để thông báo các thông tin
điều khiển cho mạng.
ICMP có chức năng chính sau:
- ICMP là giao thức điều khiển của tầng IP, sử dụng để trao đổi các thông tin điều
khiển dòng dữ liệu, thông báo lỗi và các thông tin trạng thái khác của bộ giao thức
TCP/IP.
- Điều khiển lưu lượng (Flow Control): Khi các gói dữ liệu đến quá nhanh, thiết bị
đích hoặc thiết bị định tuyến ở giữa sẽ gửi một thông điệp ICMP trở lại thiết bị gửi, yêu
cầu thiết bị gửi tạm thời ngừng việc gửi dữ liệu.
- Thông báo lỗi: Trong trường hợp không tới được địa chỉ đích thì hệ thống sẽ gửi
một thông báo lỗi "Destination Unreachable".
- Định hướng lại các tuyến (Redirect Router): Một Router gửi một thông điệp
ICMP cho một trạm thông báo nên sử dụng Router khác. Thông điệp này có thể chỉ
được dùng khi trạm nguồn ở trên cùng một mạng với hai thiết bị định tuyến.
- Kiểm tra các trạm ở xa: Một trạm có thể gửi một thông điệp ICMP "Echo" để
kiểm tra trạm có hoạt động hay không.
Các thông điệp ICMP được chia thành hai nhóm:
- Các thông điệp truy vấn giúp cho người quản trị mạng nhận các thông tin xác
định từ một node mạng khác.
- Các thông điệp thông báo lỗi liên quan đến các vấn đề mà bộ định tuyến hay
trạm phát hiện ra khi xử lý gói IP. ICMP sử dụng địa chỉ IP nguồn để gửi thông điệp
thông báo lỗi cho node nguồn của gói IP.
4.3.5. Giao thức phân giải địa chỉ ARP (Address Resolution Protocol).
Giao thức TCP/IP sử dụng ARP để tìm địa chỉ vật lý của trạm đích. Khi cần gửi một
gói dữ liệu IP cho một hệ thống khác trên cùng một mạng vật lý Ethernet, hệ thống gửi
104
cần biết địa chỉ Ethernet của hệ thống đích để tầng liên kết dữ liệu xây dựng khung gói
dữ liệu. Thông thường, mỗi hệ thống lưu giữ và cập nhật bảng thích ứng địa chỉ IP-
MAC tại chỗ (còn được gọi là bảng ARP Cache). Bảng thích ứng địa chỉ được cập nhật
bởi người quản trị hệ thống hoặc tự động bởi giao thức ARP sau mỗi lần ánh xạ được
một địa chỉ tương ứng mới.
Trước khi trao đổi thông tin với nhau, node nguồn cần phải xác định địa chỉ vật lý
MAC của node đích bằng cách tìm kiếm trong bảng địa chỉ IP. Nếu không tìm thấy,
node nguồn gửi quảng bá một gói yêu cầu ARP (ARP Request) có chứa địa chỉ IP
nguồn, địa chỉ IP đích cho tất cảc các máy trên mạng. Các máy nhận, đọc, phân tích và
so sánh địa chỉ IP của nó với địa chỉ IP của gói. Nếu cùng địa chỉ IP, nghĩa là node đích
tìm trong bảng thích ứng địa chỉ IP-MAC của nó và trả lời bằng một gói ARP Rely có
chứa địa chỉ MAC cho node nguồn. Nếu không cùng địa chỉ IP, nó chuyển tiếp gói yêu
cầu nhận được dưới dạng quảng bá cho tất cả các trạm trên mạng.
Tóm lại, tiến trình của ARP được mô tả như sau:
- IP yêu cầu địa chỉ MAC.
- Tìm kiếm trong bảng ARP.
- Nếu tìm thấy sẽ trả lại địa chỉ MAC.
- Nếu không tìm thấy, tạo gói ARP yêu cầu và gửi tới tất cả các trạm.
- Tuỳ theo gói tin trả lời, ARP cập nhật vào bảng ARP và gửi địa chỉ MAC.
4.3.6. Giao thức phân giải địa chỉ ngược (Reverse Address Resolution Protocol).
RARP là giao thức phân giải địa chỉ ngược. Quá trình này ngược lại với quá trình
ARP ở trên, nghĩa là cho trước địa chỉ mức liên kết, tìm địa chỉ IP tương ứng. Như vậy
RARP được sử dụng để phát hiện địa chỉ IP, khi biết địa chỉ vật lý MAC.
Nguyên tắc hoạt động của RARP ngược với ARP, nghĩa là máy đã biết trước địa chỉ
vật lý MAC tìm địa chỉ IP tương ứng của nó. Hình 3.12 minh họa hoạt động của giao
thức RARP. Máy A cần biết địa IP của nó, nó gửi gói tin RARP Request chứa địa chỉ

105
MAC cho tất cả các máy trong mạng LAN. Mọi máy trong mạng đều có thể nhận gói tin
này nhưng chỉ có Server mới trả lại RARP Reply chứa địa chỉ IP của nó.
4.4. Địa chỉ IP và phân chia mạng con.
4.4.1. Địa chỉ IP.
Mỗi thiết bị được nối vào mạng phải được định nghĩa bằng một địa chỉ duy nhất. Tại
lớp Internet, các gói dữ liệu của quá trình trao đổi thông tin giữa hai thực thể TCP/IP
phải chứa các thông tin xác định địa chỉ IP nguồn và IP đích.
4.4.1.1. Cấu trúc địa chỉ IP.
Địa chỉ IP bao gồm hai phần thông tin:
- Phần địa chỉ mạng (network address/network ID).
- Địa chỉ máy (host address/host ID).
Số lượng bits được sử dụng trong phần host cho phép xác định số lượng host có thể
có trong một mạng.
Với IPv4, địa chỉ IP gồm có 32 bits, chia làm 4 octet, mỗi octet có độ dài 1byte và
được phân cách với nhau bởi một dấu chấm.

Hình 4.11. Cấu trúc của địa chỉ IPv4.


4.4.1.2. Phân loại địa chỉ IPv4.
Trong dải địa chỉ của IPv4, có ba loại địa chỉ sau:
- Địa chỉ mạng (Network Address).
Là cách thức chuẩn để gán cho một mạng. Trong dải địa chỉ IPv4 của mạng, địa chỉ
nhỏ nhất chính là địa chỉ mạng (ví dụ: 10.0.0.0). Tất cả các hosts trong mạng 10.0.0.0 sẽ
có cùng số bit chỉ thị trong phần Network address. Địa chỉ này có giá trị 0
106
cho mỗi bit host trong phần host của địa chỉ.
- Địa chỉ quảng bá (Broadcast Address).
Là một địa chỉ đặc biệt cho phép giao tiếp với tất cả các host trong mỗi mạng. Để gửi
dữ liệu đến tất cả các hosts trong mạng, một host có thể gửi một packet đơn với địa chỉ
đích là địa chỉ broadcast của mạng. Địa chỉ broadcast sử dụng địa chỉ cao nhất trong dải
địa chỉ của mạng. Các bit trong Host ID của địa chỉ này đều là các bit “1”. Trong dải địa
chỉ của mạng 10.0.0.0 với 24 bits mạng, địa chỉ broadcast sẽ là địa 10.0.0.255. Địa chỉ
này còn được gọi là directed broadcast.
- Địa chỉ host (Host Address).
Là địa chỉ được gán cho các thiết bị cuối trong mạng. Dải địa chỉ host nằm giữa địa
chỉ mạng và địa chỉ quảng bá.

Hình 4.12. Phân lớp địa chỉ IPv4.


Việc phân bố không gian địa chỉ theo kiểu phân lớp thường gây lãng phí địa chỉ IPv4.
Để tránh sự lãng phí này, hiện nay các mạng thường sử dụng một số khái niệm prefix và
subnetmask. Khi đó, cấu trúc classful sẽ được thay thể bằng classless.

107
Để hiểu rõ về cách thức đánh địa chỉ IP và phân chia mạng con, cần thiết phải nắm rõ
phân chia mạng con theo quan điểm thiết kế và vận hành. Nhìn chung, quá trình lập kế
hoạch subneting cần theo các bước sau:

Hình 4.13. Quy trình subneting.


4.4.1.3. Network prefixes và subnet mask.
“Làm thế nào để biết được có bao nhiêu bits để biểu diễn phần host và bao nhiêu
bits cho phần mạng”
Có hai cách để xác định hai thông số này là sử dụng độ dài tiền tố (prefix length) và
subnet mask.
 Độ dài tiền tố.
Là số lượng bits trong địa chỉ cho phép xác định phần mạng (network portion).
Ví dụ: xét địa chỉ có dạng như sau 172.16.4.0 /24.
Trong địa chỉ trên, /24 chính là prefix length, độ dài này cho biết 24 bits đầu tiên là
địa chỉ mạng (network ID), 8 bits còn lại (tức là octet cuối cùng) cho biết phần host
(host ID). Cần chú ý rằng, các mạng không phải lúc nào cũng được gán tiền tố /24. Tùy
thuộc vào số lượng host trên một mạng mà prefix length sẽ được gán khác nhau. Khi đó,
dải địa chỉ host và địa chỉ broadcast cho mạng sẽ thay đổi.

108
Hình 4.14. Network prefix.
Trong mạng IPv4, các host có thể thông tin với nhau theo một trong ba cách sau:
- Unicast: quá trình gửi gói tin từ một host đến một host riêng biệt. Giao tiếp
unicast được sử dụng cho các phiên giao tiếp trong mạng.
- Multicast: quá trình gửi gói tin từ một host đến nhóm các hosts chọn trước.
- Broadcast: là quá trình gửi gói tin từ một host đến tất cả các hosts còn lại
trong mạng.
Mặc dù hầu hết các địa chỉ host IPv4 là public address được gán cho các thiết bị
mạng truy nhập vào Internet, nhưng vẫn còn tồn tại các nhóm địa chỉ chỉ được sử dụng
cho các phần tử trong mạng nhằm giới hạn hoặc không cho phép truy nhập vào Internet.
Những địa chỉ này gọi là private addresses:
- Lớp A: 0.0.0.0 to 10.255.255.255 (10.0.0.0 /8).
- Lớp B: 172.16.0.0 to 172.31.255.255 (172.16.0.0 /12).
- Lớp C: 192.168.0.0 to 192.168.255.255 (192.168.0.0 /16).
Bên cạnh những địa chỉ nêu trên, có một số địa chỉ không được sử dụng để gán cho
hosts với nhiều lý do. Đây là những địa chỉ đặc biệt và chỉ được gán cho hosts nhằm
thực hiện một số nhiệm vụ nhất định:

109
- Default route: có địa chỉ 0.0.0.0 và được sử dụng như một “catch all” (đường
hỗ trợ) khi đường đi thích hợp không có sẵn. Khối địa chỉ này được dự phòng
trong phạm vi 0.0.0.0 – 0.255.255.255.
- Loopback: có địa chỉ 127.0.0.1 để host sử dụng để gửi dữ liệu trực tiếp đến
chính nó. Địa chỉ loopback tạo ra phương pháp ngắn nhất cho các ứng dụng và
dịch vụ TCP/IP chạy trên cùng một thiết bị có thể giao tiếp với ứng dụng khác.
Bằng cách sử dụng địa chỉ loopback, hai dịch vụ trên cùng một host có thể di
chuyển xuống các lớp thấp hơn của mô hình TCP/IP. Có thể ping đia chỉ này
để kiểm tra bộ giao thức TCP/IP trên local host.
 Subnet mask.
Để định nghĩa phần mạng và phần host của địa chỉ, thiết bị sử dụng mẫu 32 bit riêng
gọi là subnet mask. Subnet mask cũng gồm 4 nhóm, mỗi nhóm có 8 bits. Subnet mask
được tạo ra bằng cách đặt giá trị nhị phân “1” cho mỗi vị trí bit biểu diễn cho phần
mạng và đặt giá trị “0” cho mỗi vị trí bit biểu diễn phần host.

Hình 4.15. Subnet mask để xác định phần mạng và phần host.
4.4.2. Phân chia mạng con (Subnetting).
110
Để thuận tiện cho việc quản lý và định hướng dữ liệu trên mạng, người ta thường tổ
chức mạng IP theo cơ chế địa chỉ phân cấp: mỗi mạng được chia nhỏ thành nhiều
mạng con, mỗi mạng thực hiện các dịch vụ về địa chỉ trong mạng đó. Sự phân cấp này
cho phép giảm khối lượng công việc định tuyến cho các gói tin trong liên mạng.
Mỗi mạng con chịu trách nhiệm định tuyến cho các gói IP trong mạng của mình, các
gói tin này được nhận ra nhờ địa chỉ mạng của nó. Trong các loại mạng A, B, C thì phần
địa chỉ này có độ dài cố định. Tuy nhiên, để có tính linh hoạt trong việc phân chia mạng
con thì địa chỉ mạng có thể mở rộng sang các bit địa chỉ máy. Đó là kỹ thuật phân chia
mạng con (Subnetting).
Subnetting cho phép tạo ra nhiều đoạn mạng logic từ một nhóm địa chỉ đơn. Vì sử
dụng router để liên kết các mạng này với nhau, nên mỗi một giao diện trên router phải
có network ID duy nhất. Các nodes trên đường truyền này đều nằm trên cùng một mạng.
Subneting cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
- Các host nào nên được nhóm lại với nhau vào một subnet?
Mỗi một thiết bị (computers; servers; mobile phones; laptops; IP phones;
tablets; thiết bị liên mạng: routers, switches, and firewalls) kết nối đến mạng
IP cần một địa chỉ IP.
Quy tắc nhóm địa chỉ IP (lấy ví dụ postal code): Các địa chỉ trong một subnet
không bị phân tách riêng rẻ bởi một router; Các địa chỉ trong các subnets
khác nhau là khác nhau và được phân tách bởi ít nhất một Router.
- Mạng yêu cầu bao nhiêu subnet?
Người quản trị căn cứ vào sơ đồ mạng (ví dụ: VLAN, Point to point serial
link, Frame Relay), nhu cầu hiện tại và khả năng mở rộng trong tương lai để
quyết định số lượng subnet cần thiết.
- Mỗi subnet yêu cầu bao nhiêu địa chỉ IP hosts?
Dựa vào dải địa chỉ IP có sẵn, việc phân chia mạng con có thể là:

111
Classful subnetting: phương pháp này đòi hỏi tất cả các subnets phải có cùng
subnet mask. Khi đánh địa chỉ classful, số lượng bit cho phần network luôn là
một số cố định (8 bits đối với lớp A, 16 bits đối với lớp B, 24 bits đối với lớp
C).
Classless subnetting: cho phép khởi tạo các subnets có kích thước khác nhau
và phụ thuộc vào số lượng hosts được yêu cầu bằng cách sử dụng các mặt nạ
mạng con có độ dài thay đổi VLSM (Variable Length Subnet Mask)  khắc
phục sự lãng phí về địa chỉ IP so với classful subnetting. Tuy nhiên, khi áp
dụng cần chú ý đến khả năng chồng lấn dải địa chỉ. Phương pháp này được
quy định trong CIDR (Classless Inter-Domain Routing).
4.4.3. Các kỹ thuật subneting.
4.4.3.1. Single size subnet.
Phương pháp này sử dụng một mask cho tất cả các subnets. Khi đó, tất cả các subnets
này sẽ có cùng số lượng địa chỉ IP để gán cho thiết bị.
Việc sử dụng một mask cho các subnets sẽ đơn giản trong quá trình quản lý địa chỉ
IP nhưng lại gây ra sự lãng phí về không gian địa chỉ vì mỗi một subnet lại có nhu cầu
về địa chỉ IP là khác nhau. Vì vậy, phương pháp này chỉ xuất hiện trong classful
subneting.
4.4.3.2. Kỹ thuật VLSM (Variable Length Subnet Masking).
Khi mạng IP phát triển lớn hơn, người quản trị mạng phải có cách sử dụng không
gian địa chỉ một cách hiệu quả hơn. Một trong những kỹ thuật thường được sử dụng là
VLSM. Với VLSM người quản trị mạng có thể chia địa chỉ mạng có subnet mask dài
cho mạng có ít host và địa chỉ mạng có subnet mask ngắn cho mạng nhiều host.

112
Hình 4.16. Hai phương pháp đánh địa chỉ IP: classful và classless
Khi sử dụng kỹ thuật VLSM để đánh địa chỉ IP, thì hệ thống mạng phải chạy giao
thức định tuyến có hỗ trợ CIDR và VLSM: OSPF, Intergrated IS – IS, EIGRP, RIPv2 và
định tuyến cố định Trong khi các giao thức định tuyến theo kiểu phân lớp (Classful
routing protocols) không gửi thông tin subnet mask hay prefix length trong quá trình cập
nhật định tuyến mà chỉ dựa vào các subnet masks mặc định để xác định phần mạng của
địa chỉ IP, thì các giao thức định tuyến không phân lớp (Classless routing protocols) gửi
prefix length vào thông tin định tuyến trong quá trình cập nhật định tuyến  cho phép
routers xác định phần mạng của địa chỉ mà không cần sử dụng default subnet mask.
Các subnets được tạo ra bằng cách sử dụng một hoặc nhiều host bits để tạo ra các bits
mạng. Việc sử dụng này được thực hiện bằng cách mở rộng mặt nạ để mượn một vài bits
từ phần host ID của địa chỉ. Số lượng bits host được mượn càng nhiều thì số lượng
subnetworks được tạo ra càng lớn. Với mỗi bit mượn, số lượng subnetworks sẽ tăng gấp
đôi.
Gọi số bits trong Host ID là n, số bits được mượn trong Host ID là m. Khi đó:
- Số lượng subnets được xác định bằng: 2m
- Số lượng hosts trong mỗi Subnets: 2(n – m) – 2.
4.5. Giao thức IPv6 (Internet Protocol Version Number 6).
113
Giao thức IPng (Next General Internet Protocol) là phiên bản mới của giao thức IP
được IETF (Internet Engineering Task Force) đề xướng và năm 1994, IESG (Internet
Engineering Steering Group) phê chuẩn với tên chính thức là IPv6. IPv6 là phiên bản kế
thừa phát triển từ IPv4.
4.5.1. Nguyên nhân ra đời của IPv6.
- Internet phát triển mạnh, nhu cầu sử dụng địa chỉ IP tăng không gian địa chỉ
ngày càng bị thu hẹp và tình trạng thiếu hụt địa chỉ sẽ xảy ra trong vài năm tới.
- Việc phát triển quá nhanh của mạng Internet dẫn đến kích thước các bảng định
tuyến trên mạng ngày càng lớn.
- Cài đăt IPv4 bằng thủ công hoặc bằng giao thức cấu hình địa chỉ trạng thái
DHCP, khi mà nhiều máy tính và các thiết bị kết nối vào mạng thì cần thiết phải có một
phương thức cấu hình địa chỉ tự động và đơn giản hơn.
- Trong quá trình hoạt động IPv4 đã phát sinh một số vấn đề về bảo mật và QoS.
Khi kết nối thành Intranet cần nhiều địa chỉ khác nhau và truyền thông qua môi trường
công cộng. Do vậy, cần phải có dịch vụ bảo mật để bảo vệ dữ liệu ở mức IP.
- Mặc dù có các chuẩn đảm bảo chất lượng dịch vụ QoS trong IPv4 trường IPv4
TOS (Type of Service), nhưng hạn chế về mặt chức năng, cần thiết hỗ trợ tốt hơn cho
các ứng dụng thời gian thực.
Vì vậy việc cần thiết phải thay thế giao thức IPv4 là tất yếu. Thiết kế IPv6 nhằm mục
đích tối thiểu hóa ảnh hưởng qua lại giữa các giao thức lớp trên và lớp dưới bằng cách
tránh việc bổ sung một cách ngẫu nhiên các chức năng mới.
4.5.2. Các đặc trưng của IPv6.
IPv6 được chọn thay thế cho giao thức IPv4 không chỉ do IPv4 không còn phù hợp
với yêu cầu phát triển hiện tại của mạng Internet mà còn vì những ưu điểm của giao thức
IPv6:
- Đơn giản hoá Header: Một số trường trong Header của IPv4 bị bỏ hoặc chuyển
thành các trường tuỳ chọn  giảm thời gian xử lý và tăng thời gian truyền.
114
- Không gian địa chỉ lớn: Độ dài địa chỉ IPv6 là 128 bit, gấp 4 lần độ dài địa chỉ
IPv4  không gian địa chỉ IPv6 không bị thiếu hụt trong tương lai.
- Khả năng địa chỉ hoá và chọn đường linh hoạt: IPv6 cho phép nhiều lớp địa chỉ
với số lượng các node. Cho phép các mạng đa mức và phân chia địa chỉ thành các mạng
con riêng lẻ. Có khả năng tự động trong việc đánh địa chỉ. Mở rộng khả năng chọn
đường bằng cách thêm trường “Scop” vào địa chỉ quảng bá (Multicast).
- Tự động cấu hình địa chỉ: Khả năng tự cấu hình của IPv6 được gọi là khả năng
cắm và chạy (Plug and Play). Tính năng này cho phép tự cấu hình địa chỉ cho giao diện
mà không cần sử dụng các giao thức DHCP.
- Khả năng bảo mật: IPsec bảo vệ và xác nhận các gói tin IP:
o Mã hóa dữ liệu: Phía gửi sẽ tiến hành mã hóa gói tin trước khi gửi.
o Toàn vẹn dữ liệu: Phía nhận có thể xác nhận gói tin nhận được để đảm bảo
rằng dữ liệu không bị thay đổi trong quá trình truyền.
o Xác nhận nguồn gốc dữ liệu: Phía nhận có thể biết được phía gửi gói tin. Dịch
vụ này phụ thuộc vào dịch vụ toàn vẹn dữ liệu.
o Antireplay: Phía nhận có thể phát hiện và từ chối gói tin gửi lại.
- Chất lượng dịch vụ QoS (Quanlity Of Service): Chất lượng dịch vụ QoS trong
IPv4 không cao.Trong Header IPv4 chứa địa chỉ nguồn và địa chỉ đích, truyền có độ tin
cậy không cao. IPv6 Header có thêm một số trường mới để xử lý và xác định lưu lượng
trên mạng. Do cơ chế xác nhận gói tin ngay trong Header nên việc hỗ trợ QoS có thể
thực hiện được ngay cả khi gói tin được mã hóa qua IPsec.
- Giao thức phát hiện lân cận NDP (Neighbor Discovery Protocol) của IPv6 là một
dãy các thông báo ICMPv6 cho phép quản lý tương tác giữa các node lân cận, thay thế
ARP trong IPv4. Các thông báo ICMPv4 Router Discovery và ICMPv4 Redirect được
thay bởi các thông báo Multicast, Unicast Neighbor Discovery.
- Khả năng mở rộng: Thêm vào trường Header mở rộng tiếp ngay sau Header, IPv6
có thể được mở rộng thêm các tính năng mới một cách dễ dàng.
115
- Tính di động: IPv4 không hỗ trợ cho tính di động, IPv6 cho phép nhiều thiết bị di
động kết nối vào Internet theo chuẩn của PCMCIA (Personal Computer Memory Card
International Association) qua mạng công cộng nhờ sóng vô tuyến.
5.4.3. So sánh IPv4 và IPv6.
Bảng 4.1. So sánh IPv4 và Iv6.
IPv4 IPv6 IPv4 IPv6
Độ dài địa chỉ là 32 bit (4 byte) Độ dài địa chỉ là 128 bit (16 byte)
IPsec chỉ là tùy chọn IPsec được gắn liền với IPv6.
Header của địa chỉ IPv4 không có trường Trường Flow Label cho phép xác định
xác định luồng dữ liệu của gói tin cho các luồng gói tin để các Router có thể đảm
Router để xử lý QoS. bảo chất lượng dịch vụ QoS
Việc phân đoạn được thực hiện bởi cả Phân đoạn được thực hiện bởi server phía
Router và máy chủ gửi gói tin gửi mà không có sự tham gia của Router
Header có chứa trường Checksum Không có trường Checksum trong Header
Header có chứa nhiều tùy chọn Tất cả tùy chọn có trong Header mở rộng
Giao thức ARP sử dụng ARP Request Khung ARP Request được thay thế bởi
quảng bá để xác định địa chỉ vật lý. các Multicast Neighbor Solicitation.
Sử dụng giao thức IGMP để quản lý IGMP được thay thế bởi các thông báo
thành viên các nhóm mạng con cục bộ MLD (Multicast Listener Discovery)
Sử dụng ICMP Router Discovery để xác Sử dụng Router Advertisement và ICMP
định địa chỉ cổng Gateway mặc định phù Router Solicitation thay cho ICMP
hợp nhất, là tùy chọn. Router Discovery, là bắt buộc.
Địa chỉ quảng bá truyền thông tin đến tất Trong IPv6 không tồn tại địa chỉ quảng
cả các node trong một mạng con bá, thay vào đó là địa chỉ Multicast
Thiết lập cấu hình bằng thủ công hoặc sử Cho phép cấu hình tự động, không sử
dụng DHCP dụng nhân công hay cấu hình qua DHCP

116
Địa chỉ máy chủ được lưu trong DNS với Địa chỉ máy chủ được lưu trong DNS với
mục đích ánh xạ sang địa chỉ IPv4 mục đích ánh xạ sang địa chỉ IPv6
Con trỏ địa chỉ được lưu trong IN – Con trỏ địa chỉ được lưu trong Ipv6 –
ADDR ARPA DNS để ánh xạ địa chỉ INT DNS để ánh xạ địa chỉ từ IPv4 sang
IPv4 sang tên máy chủ tên máy chủ
Hỗ trợ gói tin kích thước 576 bytes (có Hỗ trợ gói tin kích thước 1280 bytes
thể phân đoạn) (không cần phân đoạn)

4.5.4. Các lớp địa chỉ IPv6


4.5.4.1. Phương pháp biểu diễn địa chỉ IPv6.
Địa chỉ IPv6 được biểu diễn bằng chuỗi số Hexa được chia thành các nhóm 16 bit
tương ứng với bốn chữ số Hexa, ngăn cách nhau bởi dấu “:”. Ví dụ, xét một địa chỉ IPv6
như sau: 4021:0000:240E:0000:0000:0AC0:3428:121C. Có thể thu gọn bằng cách thay
các nhóm 0 liên tiếp bằng kí hiệu “::”. Ví dụ 12AB:0000:0000:CD30:
0000:0000:0000:0000/60 có thể viết là 12AB:0:0:CD30:0:0:0:0/60 hoặc 12AB::
CD30:0:0:0:0 /60 hoặc 12AB:0:0:CD30::/60. Không được viết 12AB::CD30/60 hay
12AB::CD30::/60.
4.5.4.2. Phân loại địa chỉ IPv6.
- Địa chỉ Unicast.
Là địa chỉ của một giao diện. Một gói tin được chuyển đến địa chỉ Unicast sẽ chỉ
được định tuyến đến giao diện gắn với địa chỉ đó.
- Địa chỉ Anycast.
Là địa chỉ của một tập giao diện thuộc của nhiều node khác nhau. Mỗi gói tin tới địa
chỉ Anycast được chuyển tới chỉ một trong tập giao diện gắn với địa chỉ đó (là giao diện
gần node gửi nhất và có Metrics nhỏ nhất).
- Địa chỉ Multicast.

117
Địa chỉ của tập các giao diện thuộc về nhiều node khác nhau. Một gói tin gửi tới địa
chỉ Multicast sẽ được gửi tất cả các giao diện trong nhóm.
4.5.4.3. So sánh địa chỉ IPv4 và địa chỉ IPv6.
Địa chỉ IPv6 và IPv4 có một số điểm chung, nhưng trong IPv6 có một số thay đổi thể
hiện trong sau.
Bảng 4.2. So sánh địa chỉ IPv4 và địa chỉ IPv6.
Địa chỉ IPv4 Địa chỉ IPv6
Phân lớp địa chỉ (Lớp A, B, C và D) Không phân lớp địa chỉ. Cấp phát theo
tiền tố
Lớp D là Multicast (224.0.0.0/4) Địa chỉ multicast có tiền tố FF00::/8
Sử dụng địa chỉ Broadcast Không có Broadcast, thay bằng Anycast
Địa chỉ unspecified là 0.0.0.0 Địa chỉ Unspecified là ::
Địa chỉ Loopback 127.0.0.1 Địa chỉ Loopback là ::1
Sử dụng địa chỉ Public Tương ứng là địa chỉ Unicast toàn cầu
Địa chỉ IP riêng (10.0.0.0/8, Địa chỉ Site-lLcal (FEC0::/48)
172.16.0.0/12, and 192.168.0.0/16)
Địa chỉ tự cấu hình (169.254.0.0/16) Địa chỉ Link-Local (FE80::/64)
Dạng biểu diễn: chuỗi số thập phân cách Dạng biểu diễn: chuỗi số Hexa cách nhau
nhau bởi dấu chấm bởi dấu hai chấm; có thể nhóm chuỗi số 0
liền nhau vào một kí tự
Sử dụng mặt nạ mạng con Chỉ sử dụng kí hiệu tiền tố để chỉ mạng
Phân giải tên miên DNS: bản ghi tài Phân giải tên miên DNS: bản ghi tài
nguyên địa chỉ máy chủ IPv4 (A) nguyên địa chỉ máy chủ IPv6 (AAAA)
Tên miền ngược: IN-ADDR.ARPA Tên miền ngược: IP6.INT domain

TÀI LIỆU THAM KHẢO


118
[1]. CCNA Exploration 4.0
[2]. CCNA Discovery 4.0
[3]. Cisco Networking Academy Program verion 3
[4]. Ethernet - The Definitive Guide, Charles E. Spurgeon, O'Reilly & Associates,
Inc, 2000.
[5]. Sách hướng dẫn học tập Mạng máy tính, TS Phạm Thế Quế, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội 2006.
[6]. Mạng máy tính, Ngạc Văn An, Đặng Hùng, Nguyễn Đăng Lâm, Đỗ Trung Kiên,
NXB Giáo Dục, 2005.

119
CHƯƠNG 5
WAN VÀ ROUTER
Bridge và Switch là các thiết bị mạng hoạt động ở lớp 2 của mô hình OSI. Switch
cho phép liên kết nhiều mạng cục bộ lại với nhau thành một liên mạng với băng
thông và hiệu suất mạng được cải thiện rất tốt. Nhiệm vụ của Switch là chuyển tiếp
các khung từ segment này sang segment khác một cách có chọn lọc dựa vào địa chỉ
MAC của các máy tính được lưu trữ trong bộ nhớ (với dung lượng giới hạn) của nó.
Chính vì vậy, không thể dùng switch đế nối quá nhiều mạng lại với nhau và các liên
mạng được tạo ra bằng cách sử dụng Switch cũng chỉ là các LAN, có phạm vi nhỏ.
Để hình thành các mạng diện rộng (WAN), cần sử dụng thiết bị hoạt động ở lớp 3 của
mô hình OSI, đó chính là Router.
Trong chương này, sẽ lần lượt trình bày tổng quan về mạng WAN cũng như kiến
thức cơ bản về Router. Ngoài ra, trong chương này cũng đề cập đến những lệnh cấu
hình cơ bản nhất để cấu hình Router trong quá trình định tuyến.
5.1. WAN.
5.1.1. Giới thiệu về WAN.
WAN là mạng truyền dữ liệu qua những vùng địa lý rất rộng lớn như các bang,
tỉnh, quốc gia… Các phương tiện truyền dữ liệu trên WAN được cung cấp bởi các
nhà cung cấp dịch vụ ISPs. WAN có một số đặc điểm sau:
- WAN dùng để kết nối các thiết bị ở khoảng cách địa lý lớn.
- WAN có một số điểm khác với LAN. LAN được sử dụng để kết nối các máy
tính đơn lẻ, các thiết bị ngoại vi, các thiết bị đầu cuối và nhiều loại thiết bị khác
trong cung một toà nhà hay một phạm vi địa lý nhỏ. Trong khi đó WAN được
sử dụng để kết nối các chi nhánh của mình, nhờ đó mà thông tin được trao đổi
dễ dàng giữa các trung tâm.
- Mạng WAN hoạt động chủ yếu ở lớp Vật lý và lớp Liên kết dữ liệu của mô
hình OSI. WAN kết nối các mạng LAN lại với nhau. Do đó, WAN thực hiện
118
chuyển đổi các gói dữ liệu giữa các Router, Switch và các mạng LAN mà nó
kết nối.
- Các giao thức ở lớp Liên kết dữ liệu của mạng WAN mô tả về cách thức mà
gói dữ liệu được vận chuyển giữa các hệ thống trên một đường truyền dữ liệu.
Các giao thức này được thiết kế cho các dịch vụ chuyển mạch điểm - điểm,
điểm - đa điểm, ví dụ như: FrameRelay.
Một số thiết thiết bị sử dụng trong WAN được mô tả trên hình 4.1.

Hình 5.1. Một số thiết bị sử dụng trong WAN.


5.1.2. Vai trò của Router trong WAN.

Hình 5.2. Phân đoạn mạng LAN sử dụng Router.


Router vừa được sử dụng để phân đoạn mạng LAN vừa là thiết bị chính trong
mạng WAN. Thực chất, các kỹ thuật WAN được sử dụng để kết nối các Router và
các Router này giao tiếp với nhau qua các kết nối WAN. Router là thiết bị xương
sống của mạng Intranet lớn và Internet. Router hoạt động ở Lớp 3 và thực hiện
chuyển gói dữ liệu dựa trên địa chỉ mạng. Router có hai chức năng chính là:
119
- Chọn đường đi tốt nhất.
- Chuyển mạch gói dữ liệu.
Để thực hiện chức năng này, mỗi router phải xây dựng một bảng định tuyến và
thực hiện sự trao đổi thông tin với nhau.

Hình 5.3. Kết nối các router bằng các công nghệ WAN.
WAN hoạt động chủ yếu ở lớp PHY và lớp Data Link nhưng không có nghĩa là 5
lớp còn lại của mô hình OSI không có trong mạng WAN. Lớp PHY trong WAN mô
tả các giao tiếp thiết bị dữ liệu đầu cuối DTE (Data Terminal Equipment) và thiết bị
đầu cuối mạch dữ liệu DCE (Data Circuit-terminal Equipment). Thông thường, DCE
là thiết bị ở phía nhà cung cấp dịch vụ và DTE là thiết bị kết nối vào DCE. Theo mô
hình này thì DCE có thể là modem hoặc CSU/DSU.
Hình 5.4 mô tả các chuẩn và giao thức WAN lớp vật lý: EIA/TIA-232,449, V24,
V35, X21, EIA-530, ISDN, T1, T3, E1, E3, Xdsl, sonet (oc-3, oc-12, oc-48, oc-192).

Hình 5.4. Các chuẩn và giao thức WAN lớp Phy.


120
Đối với từng loại dịch vụ WAN, thiết bị thuộc sở hữu của khách hàng (CPE –
Customer Premises Equipment), thông thường là router, được gọi là thiết bị dữ liệu
đầu cuối DTE (Data Terminal Equipment). DTE này được kết nối vào nhà cung cấp
dịch vụ thông qua thiết bị kết cuối mạch dữ liệu DCE (Data Circuit-terminating
Equipment), thông thường là modem hay CSU/DSU. Thiết bị DCE này được sử dụng
để chuyển đổi dữ liệu từ DTE sang dạng phù hợp với dịch vụ của ISPs.
Chức năng chủ yếu của router là định tuyến. Hoạt động định tuyến diễn ra ở lớp 3
- lớp Mạng trong khi WAN hoạt động ở lớp 1 và 2. Vậy router là thiết bị LAN hay
WAN? Câu trả lời là cả hai. Router có thể là thiết bị LAN, hoặc WAN, hoặc thiết bị
trung gian giữa LAN và WAN hoặc có thể là LAN và WAN cùng một lúc.
Các chuẩn và giao thức WAN lớp liên kết dữ liệu: HDLC, FrameRelay, PPP,
SDLC, SLIP, X25, ATM, LAMB, LAPD, LAPF được minh họa trên hình 5.5.

Hình 5.5. Các chuẩn và giao thức WAN lớp Data Link.
Một trong những nhiệm vụ của router trong mạng WAN là định tuyến gói dữ liệu
ở lớp 3, đây cũng là nhiệm vụ của router trong mạng LAN. Tuy nhiên, định tuyến
không phải là nhiệm vụ chính yếu của router trong mạng WAN. Khi router sử dụng
các chuẩn và giao thức của lớp Vật lý và lớp Liên kết dữ liệu để kết nối các mạng
WAN thì lúc này nhiệm vụ chính của router trong mạng WAN không phải là định
tuyến nữa mà là cung cấp kết nối giữa các mạng WAN với các chuẩn vật lý và liên
kết dữ liệu khác nhau.
121
5.2. Router.
5.2.1. Chức năng của Router.
Router là một máy tính chuyên dụng, đóng vai trò quan trọng trong điều khiển quá
trình truyền dữ liệu giữa các mạng với nhau. Router thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản:
- Xác định đường đi tốt nhất (best path) để gửi các gói dữ liệu  định tuyến.
- Chuyển tiếp các gói tin đến đúng đích của nó.
5.2.2. Các thành phần bên trong router.
Cũng giống như các loại máy tính khác (bao gồm cả PC), Router cũng có các
thành phần phần cứng và phần mềm. Cấu trúc chính xác của Router còn tuỳ theo từng
phiên bản Router. Tuy nhiên, về cơ bản, Router gồm các thành phần sau:

Hình 5.6. Cấu trúc bên trong của Router.


 CPU.
CPU thực thi các câu lệnh của hệ điều hành để thực hiện các nhiệm vụ: khởi động
hệ thống, định tuyến, điều khiển các cổng giao tiếp mạng. CPU là một bộ giao tiếp
mạng. CPU là một bộ vi xử lý. Trong các router lớn có thể có nhiều CPU.
 RAM.
Được sử dụng để lưu thông tin hướng dẫn và dữ liệu cần thiết được điều khiển bởi
CPU. RAM được sử dụng để lưu các thông tin quan trọng sau:
122
- Running Configuration file: là file cấu hình chứa các lệnh cấu hình mà router
đang sử dụng. Ngoài một số trường hợp ngoại lệ, tất cả các lệnh cấu hình cho
Router đều được lưu trong fie này, và còn gọi là running-config.
- Operating System: Cisco IOS được copy vào RAM trong quá trình bootup.
- Bảng định tuyến: thông tin về các kết nối trực tiếp và kết nối xa. Bảng định
tuyến được sử dụng để xác định đường đi ngắn nhất cho gói tin.
- ARP cache và packet buffer: Toàn bộ nội dung trên RAM sẽ bị xoá khi tắt
điện. Thông thường, RAM trên router là loại RAM động (DRAM – Dynamic
RAM) và có thể nâng thêm RAM bằng cách gắn thêm DIMM (Dual In-Line
Memory Module).
 ROM (Read Only Memory).
Là nơi lưu đoạn mã của chương trình kiểm tra khi khởi động. Nhiệm vụ chính của
ROM là kiểm tra phần cứng của router khi khởi động, sau đó chép phần mềm Cisco
IOS từ flash vào RAM. Một số router có thể có phiên bản IOS cũ dùng làm nguồn
khởi động dự phòng. Nội dung trong ROM không thể xoá được. Chỉ có thể nâng cấp
ROM bằng cách thay chip ROM mới.
 Flash.
Bộ nhớ Flash được sử dụng để lưu toàn bộ phần mềm hệ điều hành Cisco IOS.
Mặc định là router tìm IOS của nó trong flash. Có thể nâng cấp hệ điều hành bằng
cách chép phiên bản mới hơn vào flash. IOS có thể ở dưới dạng nén hoặc không nén.
Đối với hầu hết các router, IOS được chép lên RAM trong quá trình khởi động router.
Còn có một số router chạy trực tiếp IOS trên flash mà không cần chép lên RAM.
 NVRAM (Non-volative Random-access Memory).
Là bộ nhớ RAM không bị mất thông tin, được sử dụng để lưu tập tin cấu hình.
Trong một số thiết bị có NVRAM và flash riêng, NVRAM được thực thi nhờ flash
NVRAM là cùng một bộ nhớ. Trong cả hai trường hợp, nội dung của NVRAM vẫn
được lưu giữ khi tắt điện.

123
 Bus.
Phần lớn các router đều có bus hệ thống và CPU bus. Bus hệ thống được sử dụng
để thông tin liên lạc giữa CPU với các cổng giao tiếp và các khe mở rộng. Loại bus
này vận chuyển dữ liệu và các câu lệnh đi và đến các địa chỉ của ô nhớ tương ứng.
 Các cổng giao tiếp.
Là nơi router kết nối với bên ngoài. Router có 3 loại cổng: LAN, WAN và
console/AUX.

Hình 5.7a. Các cổng giao tiếp trên router.


- Cổng giao tiếp LAN có thể gắn cố định trên router hoặc card rời.
Trong môi trường mạng LAN hiện nay, router được kết nối vào LAN bằng cổng
Ethernet hoặc Fast Ethernet. Router giao tiếp với LAN thông qua hub hoặc switch.
- Cổng giao tiếp WAN có thể là cổng Serial, ISDN, cổng tích hợp đơn vị dịch vụ
kênh CSU (Chanel Service Unit). Tương tự như cổng giao tiếp LAN, các cổng giao
tiếp WAN cũng có chip điều khiển đặc biệt. Cổng giao tiếp WAN có thể định trên
router hoặc ở dạng card rời.
Kết nối WAN có nhiều dạng khác nhau. Một kết nối WAN sử dụng nhiều kỹ thuật
khác nhau để thực hiện truyền dữ liệu qua một vùng địa lý rộng lớn. Các dịch vụ
WAN thường được thuê từ nhà cung cấp dịch vụ. Có 3 loại kết nối WAN như sau:
thuê kênh riêng (lease line), chuyển mạch kênh và chuyển mạch gói.
- Cổng console/AUX là một cổng nối tiếp. Cổng console là loại cổng quản lý,
cung cấp đường kết nối riêng vào router. Cổng này được sử dụng để thiết lập cấu hình
cho router, theo dõi hoạt động mạng và khôi phục router khi gặp sự cố nghiêm trọng.

124
Dựa trên việc phân loại và đặc điểm kết nối của các cổng giao tiếp, có hai phương
pháp thực hiện giám sát và cấu hình thiết bị (Router) như mô tả trên hình 5.7b.

Hình 5.7b. Hai phương pháp kết nối phục vụ cho cấu hình Router.
5.2.3. Hệ điều hành Cisco IOS.
Tương tự như máy tính, Router và Switch không thể hoạt động được nếu không có
hệ điều hành. Cisco gọi hệ điều hành là hệ điều hành mạng Cisco IOS. Cisco tạo ra
nhiều phiên bản IOS khác nhau tùy thuộc vào model Router và các đặc điểm bên
trong IOS. Hệ điều hành được cài trên các Cisco router và Catalysst Switch. Cisco
IOS cung cấp các dịch vụ mạng như sau:
- Định tuyến và chuyển mạch.
- Bảo đảm và bảo mật cho việc truy cập vào tài nguyên mạng.
- Mở rộng hệ thống mạng.
Cũng giống các OS khác, Cisco IOS cũng có GUI riêng của nó. Tuy nhiên, giao
diện dòng lệnh CLI vẫn là phương pháp cấu hình Cisco Routers phổ biến hơn cả.
Trong quá trình bootup, startup-config file trong NVRAM được copy vào RAM
và được lưu thành running-config file. IOS thực thi các lệnh cấu hình trong running-
config file.
5.2.4. Quá trình boot-up Router.
Khi Router bật điện, quá trình Boot-up trong Router sẽ thực hiện 4 giai đoạn sau:

125
- Quá trình tự kiểm tra POST (Power-On Self Test).
Khi Router được bật, phần mềm trên ROM thực hiện POST. POST được sử dụng
để kiểm tra phần cứng của Router như: kiểm tra hoạt động của CPU, bộ nhớ và các
cổng giao tiếp mạng. Sau đó, Router bắt đầu thực hiện chương trình Bootrap.
- Nạp chương trình Bootstrap từ ROM vào RAM.
Bootstrap là một tập lệnh để thực hiện kiểm tra phần cứng và khởi động IOS.
- Tìm và tải IOS.
Giá trị khởi động trên thanh ghi cấu hình sẽ quyết định việc tim IOS ở đâu. Nếu
giá trị này cho biết là tải IOS từ flash hay từ mạng thì các câu lệnh boot system trong
tập tin cấu hình sẽ cho biết chính xác vị trí và tên của IOS.
Một số Cisco Routers cũ chạy IOS trực tiếp từ flash, nhưng các routers hiện nay
đều copy IOS vào RAM để CPU thực hiện nhiệm vụ xử lý.
- Tìm và tải Configuration file.
Sau khi tải IOS, chương trình Bootrap tiếp tục tìm file cấu hình trong NVRAM.
File này lưu một số thông tin quan trọng trước đó: các địa chỉ giao diện, thông tin
định tuyến, passwords và các thông tin cấu hình khác do người quản trị thực hiện.
Nếu startup-config file được lưu trên NVRAM, nó sẽ được copy vào RAM thành
running-config file và Router sẽ thực thi các câu lệnh trong file này. Nếu không tìm
thấy tập tin cấu hình trong NVRAM thì IOS sẽ đi tìm TFTP server. Nếu cũng không
tìm thấy một TFTP server thì chế độ cài đặt sẽ được khởi động.

Hình 5.8. Quá trình Bootup của Router.


126
5.3. Định tuyến
5.3.1. Một số khái niệm cơ bản.
5.3.1.1. Định tuyến.
Định tuyến là quá trình mà router thực hiện để chuyển gói dữ liệu tới mạng đích.
Tất cả các router dọc theo đường đi đều dựa vào địa chỉ IP đích của gói dữ liệu để
chuyển gói theo đúng hướng đến đích cuối cùng với hiệu suất cao nhất.
Có hai loại định tuyến: định tuyến tĩnh và định tuyến động.
- Định tuyến tĩnh.
Trong kiểu định tuyến này, Router không thể xác định được đường dẫn, thay vào
đó, người quản trị phải thiết lập bảng định tuyến chỉ rõ các tuyến cho các gói tin.
- Định tuyến động.
Trong kiểu định tuyến này, Router có khả năng tự xác định được các tuyến và tìm
ra đường dẫn tối ưu trong các đường dẫn khả dĩ dựa trên các thông tin của bản thân
gói tin và các thông tin thu được từ các Router khác.
5.3.1.2. Bảng định tuyến (Routing table).
Bảng định tuyến là một file dữ liệu trong RAM để lưu trữ thông tin về các mạng
kết nối trực tiếp và các mạng xa. Bảng định tuyến bao gồm các liên kết network/next
hop. Sự kết hợp này giúp cho Router xác định được đường đi đến đích tối ưu nhất
bằng cách gửi packet đến router riêng đặc trưng cho “next hop”. Kết hợp next hop có
thể là outgoing interface hoặc exit interface đến đích cuối cùng. Network/exit
interface cũng có thể đặc trưng cho địa chỉ mạng đích của IP packet. Trong bảng định
tuyến của Router, cần phân biệt hai: directly connected và remote networks.
- Directly connected networks là mạng được gắn trực tiếp với một trong những
giao diện của Router. Khi giao diện Router được cấu hình với một địa chỉ IP và
subnet mask thì giao diện trở thành một host trên mạng theo kiểu liên kết này.
- Remote network là một mạng không được kết nối trực tiếp với Router. Các
remote network được thêm vào bảng định tuyến theo các giao thức định tuyến
động hoặc được cấu hình các đường tĩnh.
127
Trong quá trình định tuyến, cần phân biệt các loại đường đi khác nhau, đó là
connected, static và dynamic routes:
- Connected routes: là những kết nối thực hiện trên các giao diện của Router.
- Static routes: là những đường được xác định trước cho Router gửi gói tin.
- Dynamic routes: là những đường do Router tự cập nhật từ các router lân cận
trong quá trình truyền gói.
5.3.2. Định tuyến tĩnh (Static Routing).
Trong định tuyến tĩnh, các thông tin về đường đi phải do người quản trị mạng
nhập cho router. Khi cấu trúc mạng có bất kỳ thay đổi nào thì chính người quản trị
mạng phải xoá hoặc thêm các thông tin về đường đi cho router  gọi là đường đi cố
định (static route). Static route bao gồm: địa chỉ mạng, subnet mask của remote
network và kèm theo địa chỉ IP của next-hop router.
Đối với hệ thống mạng lớn thì công việc bảo trì mạng định tuyến cho router như
trên tốn rất nhiều thời gian. Chính vì định tuyến tĩnh đòi hỏi người quản trị mạng phải
cấu hình mọi thông tin về đường đi cho Router nên nó không có được tính linh hoạt
như định tuyến động. Trong những hệ thống mạng lớn, định tuyến tĩnh thường được
sử dụng kết hợp với giao thức định tuyến động cho một số mục đích đặc biệt.
5.3.2.1. Nguyên tắc hoạt động.
Hoạt động của định tuyến tĩnh có thể chia ra làm 3 bước như sau:
- Cấu hình các đường cố định cho router.
- Router cài đặt các đường đi này vào bảng định tuyến.
- Gói dữ liệu được định tuyến theo các đường cố định này.
Trong trường hợp Router không tìm thấy đường đi phù hợp trong bảng định tuyến
để chuyển gói dữ liệu tới đích thì người quản trị cần phải cấu hình đường mặc định
(default route) cho đường ra Internet của router vì router không cần phải lưu thông
tin định tuyến tới từng mạng trên Internet.
5.3.2.2. Các trường hợp sử dụng static routes.
- Mạng chỉ có ít routers.
128
- Mạng lớn được cấu hình trong topo. Topo hub-and-spoke bao gồm một vị trí
trung tâm là Hub và nhiều nhánh con.
- Mạng được kết nối với Internet thông qua một nhà cung cấp dịch vụ ISP.
5.3.2.3. Cấu hình Static route.
Có hai cách cấu hình Static route như mô tả trên hình 5.11:
- Dựa vào next-hop IP address: cho router biết địa chỉ IP của router kế tiếp là gì
để đến được mạng đích.

Hình 5.11. Static Routing next hop IP address.

Hình 5.12. Ví dụ về Static Routing next hop IP address


- Dựa vào giao diện ra (outgoing interface): cho router biết được đường đến
mạng đích đi ra bằng cổng giao tiếp nào.

129
Hình 5.13. Static Routing outgoing interface

Hình 5.14. Ví dụ về Static Routing outgoing interface


Cả 2 câu lệnh đều cài đặt đường cố định vào bảng định tuyến của router. Điểm
khác nhau duy nhất giữa 2 cách cấu hình này là chỉ số tin cậy của 2 đường cố định
tương ứng trên bảng định tuyến của router sẽ khác nhau. Chỉ số tin cậy là một thông
số đo lường độ tin cậy của một đường đi. Chỉ số này càng thấp thì độ tin cậy càng
cao. Do đó, nếu đến cùng một đích thì con đường nào có chỉ số tin cậy thấp hơn thì
đường đó được vào bảng định tuyến của router trước.
5.3.2.4. Nguyên tắc định tuyến tĩnh của Alex Zinin.
Khi cấu hình định tuyến tĩnh cho Router, cần chú ý ba nguyên tắc cơ bản do Alex
Zinin đề xuất như sau:
- Mỗi router tự đưa ra quyết định dựa trên những thông tin chứa trong bảng định
tuyến của nó.
130
- Một router có thông tin đặc trưng trong bảng định tuyến của nó và các router
có thể sẽ không có cùng một thông tin như trên.
- Thông tin định tuyến về đường đi từ mạng này đến mạng khác không có tính
chất hai chiều.
5.3.2.5. Default Static route.
Default static route là đường đi phù hợp với tất cả các packets và được sử dụng
trong các trường hợp sau:
- Khi không có đường đi nào trong bảng định tuyến phù hợp với địa chỉ IP đích
của gói tin. Thông thường, đường đi này được dung khi kết nối Edge router của
công ty đến mạng của ISP.
- Khi router chỉ kết nối với một router khác. Trong trường hợp này, cả 2 router
tạo thành stub router.
Cú pháp:
Router(config)# ip route 0.0.0.0 0.0.0.0 [exit-interface | ip-address ]
5.3.2.6. Ưu điểm và nhược điểm của Static Routing
 Ưu điểm.
- Tối thiểu hóa khả năng xử lý của CPU.
- Dễ hiểu và dễ cấu hình.
 Nhược điểm
- Tốn thời gian cấu hình và bảo dưỡng.
- Cấu hình dễ bị lỗi, đặc biệt là các mạng có quy mô lớn  Khó mở rộng.
- Cần có sự can thiệp của người quản trị để đảm bảo thông tin thay đổi.
- Cần có kiến thức chung về toàn bộ hệ thống.
5.3.3. Định tuyến động (Dynamic Routing).
5.3.3.1. Giao thức định tuyến động.
 Giao thức định tuyến (Routing protocol).
Giao thức này được sử dụng để giao tiếp giữa các router với nhau. Giao thức định
tuyến cho phép router này chia sẻ các thông tin định tuyến mà nó biết cho các router
131
khác. Từ đó, các router có thể xây dựng và bảo trì bảng định tuyến của nó. Giao thức
định tuyến động được sử dụng nhằm:
- Phát hiện các mạng xa (Remote Network).
- Duy trì khả năng cập nhật bảng định tuyến.
- Lựa chọn đường đi tốt nhất đến các mạng đích.
- Tìm ra đường đi mới nếu đường đi cũ không sẵn sàng.
Giao thức định tuyến gồm ba thành phần:
- Cấu trúc dữ liệu.
- Thuật toán.
- Các bản tin giao thức định tuyến (Routing protocol message).
Một số giao thức định tuyến thường gặp: RIP (Routing information Protocol),
EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) và OSPF …
 Giao thức được định tuyến (Routed protocol).
Giao thức này được sử dụng để định hướng cho dữ liệu người dùng. Một giao thức
được định tuyến sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về địa chỉ lớp mạng để gói dữ liệu có
thể truyền đi từ host này đến host khác dựa trên cấu trúc địa chỉ đó. Một số giao
thức được định tuyến: IP (Internet Protocol), IPX (Internetwork Packet Exchange)….
5.3.3.2. Ưu và nhược điểm của định tuyến động.
 Ưu điểm.
- Người quản trị không cần can thiệp nhiều vào sự thay đổi của hệ thống.
- Các giao thức phát hiện ra sự thay đổi trong topo mạng một cách tự động.
- Ít lỗi cấu hình.
- Có khả năng mở rộng và phát triển mạng.
 Nhược điểm.
- Sử dụng nhiều tài nguyên của router: memory, RAM …
- Cần có nhiều kiến thức về quản trị, cấu hình, kiểm tra và xử lý sự cố.
5.3.3.3. Hệ thống tự quản Autonomous sytem (AS).
Hệ tự quản (AS) là một tập hợp các mạng hoạt động dưới cùng một cơ chế quản
132
trị về định tuyến. Từ bên ngoài nhìn vào, một AS được xem như một đơn vị.
Tổ chức Đăng ký số Internet của Mỹ (ARIN - American Regitry of Internet
Numbers) là nơi quản lý việc cấp số cho mỗi AS. Chỉ số này dài 16 bit .Một số giao
thức định tuyến như giao thức IRGP của Cisco, đòi hỏi phải có số AS duy nhất.

Hình 5.15. Một AS bao gồm các router hoạt động dưới cùng một cơ chế quản trị.
Hệ thống tự quản (AS) cho phép chia hệ thống mạng toàn cầu thành nhiều mạng
nhỏ hơn và dễ quản lý hơn. Mỗi AS có một tập các luật và chính sách quản trị riêng
của nó và có số AS duy nhất để phân biệt với AS khác trên phạm vi toàn cầu.

Hình 5.16. Hoạt động của định tuyến động.


5.3.4. Các thuật toán định tuyến.
Để xác định đường dẫn tốt nhất cho một gói tin, các Router sử dụng các thuật toán
định tuyến. Hầu hết các thuật toán định tuyến được chia thành hai loại:
- Thuật toán định tuyến theo vectơ khoảng cách (Distance Vector).
- Thuật toán định tuyến theo trạng thái liên kết (Link State).
5.3.4.1. Định tuyến theo vector khoảng cách.
Distance vector có nghĩa là các đường đi được xem xét như các vector của khoảng
cách (Distance) và hướng (Direction). Distance được định nghĩa theo metric, chẳng
133
hạn hop count và direction chỉ đơn giản là next-hop router hoặc giao diện ra. Metric
là một giá trị được các giao thức định tuyến sử dụng nhằm gán chi phí để đến được
các mạng xa (Remote network). Metric được sử dụng để xác định đường đi nào là
phù hợp nhất khi có nhiều đường cùng đi đến remote network. Mỗi giao thức định
tuyến sử dụng một metric khác nhau: RIP sử dụng hop count, EIRGP kết hợp
bandwidth và delay, OSPF sử dụng bandwidth …

Hình 5.17. Khái niệm Distance và Vector.


Giao thức định tuyến theo vector khoảng cách sử dụng thuật toán Bellman-Ford để
xác định đường đi tốt nhất. Thuật toán này chỉ cung cấp đủ thông tin để duy trì cơ sở
dữ liệu của các mạng có liên quan mà không cho phép router biết chính xác topo của
toàn mạng. Việc truyền bản sao của bảng định tuyến từ router này sang router khác
được tiến hành theo theo định kỳ và cho phép các router có thể trao đổi thông tin khi
cấu trúc mạng thay đổi. Mỗi router nhận được bảng định tuyến của những router láng
giềng kết nối trực tiếp với nó. Giao thức định tuyến vector khoảng cách làm việc hiệu
quả trong các trường hợp sau:
- Mạng đơn giản và phẳng, không yêu cầu thiết kế phân cấp đặc biệt.
- Người quản trị không đủ kiến thức để cấu hình và xử lý sự cố với giao thức
trạng thái liên kết (link – state protocols).
- Các mạng đặc biệt như hub and spoke network.
 Đặc điểm của giao thức định tuyến theo vector khoảng cách.
- Periodic updates được gửi theo chu kỳ (30s với RIP và 90s với IGRP).
- Neighbors.
- Broadcast updates: được gửi tới 255.255.255.255
134
- Gửi toàn bộ bản tin cập nhật.

Hình 5.18. Gửi bản tin cập nhật.


 Ưu – nhược điểm của giao thức định tuyến theo vector khoảng cách
- Đơn giản trong thực hiện và bảo trì.
- Yêu cầu ít tài nguyên của Router: cần ít bộ nhớ, công suất CPU thấp …
- Thời gian hội tụ chậm vì cơ chế truyền bản tin cập nhật định kỳ.
- Khả năng mở rộng hạn chế xuất phát từ sự hội tụ chậm cần nhiều thời
gian truyền thông tin cập nhật.
- Thường gặp phải Routing loops do: cấu hình định tuyến tĩnh không chính
xác, cấu hình tái phân phối (redistribution là quá trình chuyển thông tin
định tuyến từ giao thức này giao thức khác), truyền các bản cập nhật định
tuyến không đồng nhất chậm ….Để tránh thì sử dụng Holddown Timer
 Giao thức thông tin định tuyến RIP (Routing Information Prototcol)
RIP là một giao thức định tuyến theo vector khoảng cách và là classful routing
protocols định tuyến theo phân lớp  không gửi subnet mask trong bản tin cập nhật
 RIPv1 không hỗ trợ VLSM. RIP được mô tả theo RFC 1058 với đặc điểm sau:
- Hop count được sử dụng như một tham số metric để lựa chọn đường đi.
- RIPv1 không thể cung cấp đường đi đến mạng nếu hop count cho mạng đó
lớn hơn 16.
- Thông tin định tuyến được phát quảng bá theo định kỳ 30s.
- Dữ liệu của bản tin RIPv1 được đóng gói thành UDP segment với port 520.
135
Hình 5.19. Cấu hình RIPv1
 Giao thức RIP v2.
RIPv2 được định nghĩa trong RFC 1723 và là một trong số các giao thức định
tuyến không phân lớp (classless routing protocol). RIPv2 hỗ trợ VLSM nhờ vào khả
năng truyền các subnet mask vào thông tin định tuyến. RIPv2 bổ sung cho RIPv1 một
số điểm sau:
- Các địa chỉ của next-hop chứa trong các thông tin cập nhật định tuyến.
- Sử dụng các địa chỉ multicast để gửi cập nhật.

Hình 5.20. So sánh định dạng bản tin RIPv1 và RIPv2


5.3.4.2. Định tuyến theo trạng thái liên kết (Link – state routing protocol).
Giao thức định tuyến theo trạng thái liên kết còn được gọi là giao thức đường ngắn
nhất đầu tiên (shortest pat first), được xây dựng dựa vào thuật toán SPF (shortest
path first) của Edsger Dijkstra's. Thuật toán này sẽ tích lũy chi phí theo mỗi đường đi
từ nguồn đến đích. Trên cơ sở đó sẽ đưa ra quyết định chọn đường ngắn nhất.
136
Hình 5.21. Thuật toán SPF của Dijkstra
Link thực chất là một giao diện trên router. Thông tin về trạng thái của link được
gọi là link-state.

Hình 5.21. Thông tin về link state.


Thông tin về trạng thái liên kết bao gồm:
- Địa chỉ IP và subnet mak của giao diện.
- Kiểu mạng: Ethernet hoặc Serial point to point.
- Chi phí của link.
- Các router lân cận trên link.
Khác với các giao thức định tuyến theo vector khoảng cách, khi router được cấu
hình theo giao thức định tuyến theo trạng thái liên kết có thể tạo ra “cái nhìn tổng
137
quan” hoặc topo của mạng bằng cách thu thập thông tin từ các router khác. Link-state
Router sử dụng thông tin link – state để khởi tạo topo mạng và lựa chọn đường đi tốt
nhất đến tất cả các mạng đích trong topo đó.
 Nguyên tắc hoạt động.
- Mỗi router sẽ “học” về các liên kết riêng hoặc các mạng kết nối trực tiếp.
- Mỗi router chịu trách nhiệm gửi thông tin của nó đến các router lân cận trên
các mạng kết nối trực tiếp (connected network) của nó.
- Mỗi Router xây dựng LSP (Link – State Packet) chứa trạng thái của mỗi
liên kết trực tiếp của nó.
- Mỗi Router sẽ gửi LSP dưới dạng flood cho các router lân cận của nó để thu
thập thông tin.
- Mỗi router sử dụng các thông tin này để xây dựng topo mạng hoàn chỉnh và
tính toán đường đi tốt nhất để đến đích.
Các giao thức định tuyến theo trạng thái lien kết không thực hiện cập nhật theo
chu kỳ. Sau khi mạng hội tụ, một bản cập nhật trạng thái liên kết chỉ được gửi đi khi
có bất kỳ sự thay đổi nào đó trong topo mạng.
Các giao thức trang thái liên kết hoạt động hiệu quả trong những trường hợp sau:
- Mạng thiết kế theo kiểu phân cấp, thường là trong mạng lớn.
- Người quản trị phải có kiến thức toàn diện về việc thực hiện các giao thức định
tuyến theo trạng thái liên kết.
- Mạng hội tụ nhanh là điều quyết định.
 Ưu và nhược điểm của giao thức định tuyến theo trạng thái liên kết.
- Mỗi Router xây dựng bản đồ topo của mạng để chọn đường đi ngắn nhất.
- Flooding LSP ngay để mạng hội tụ nhanh.
- LSPs chỉ được gửi khi có sự thay đổi trong topo mạng và chỉ chứa thông tin
liên quan đến sự thay đổi đó.
- Thiết kế phân cấp được sử dụng khi thực hiện ở khu vực lớn.

138
- Yêu cầu nhiều bộ nhớ cho cơ sở dữ liệu về link – state, khả năng xử lý của
CPU cho thuật toán SPF và băng thông để flooding LSP.
 Giao thức OSPF (Open Shorted Path First)
OSPF là một giao thức định tuyến theo trạng thái liên kết, được phát triển để thay
thế cho giao thức định tuyến theo vector khoảng cách RIP. OSPF là giao thức định
tuyến không phân lớp (classless). Ưu điểm chính của OSPF so với RIP là khả năng
hội tụ nhanh và khả năng mở rộng tới các mạng lớn.

Hình 5.22. Thuật toán SPF trong OSPF


Cú pháp cấu hình OSPF:
Router (config-router)# network network-address wildcard-mask area area-id
Trong đó:
- wildcard-mask được xác định bằng cách đảo ngược subnet mask
- area area-id tham chiếu tới phạm vi OSPF. OSPF area là một nhóm các Router
chia sẽ thông tin link – state. OSPF có thể là single area hoặc multi area. Thông
thường, với single – area, giá trị area-id bằng 0.

139
Hình 5.23. Ví dụ về cấu hình OSPF.
The OSPF metric is called cost - "A cost is associated with the output side of each
router interface. This cost is configurable by the system administrator. The lower the
cost, the more likely the interface is to be used to forward data traffic." (RFC 2328).
Metric của OSPF là bandwidth.

Hình 5.24. Quy ước tính cost trong OSPF.


5.3. Cấu hình cơ bản cho Router.
Để cấu hình router cần phải truy cập vào giao diện người dùng của Router bằng
thiết bị đầu cuối hoặc truy cập từ xa. Vì lý do bảo mật nên router có 2 mức truy cập:
- User EXEC mode: chỉ có một số câu lệnh dùng để xem trạng thái của Router.
Ở mức này, người dùng không thể thay đổi được cấu hình của Router.
- Privileged EXEC mode: bao gồm tất cả các câu lệnh để cấu hình Router. Từ
chế độ này, có thể truy cập vào chế độ cấu hình toàn cục rồi sau đó là các chế
độ cấu hình riêng biệt hơn như: cấu hình cổng giao tiếp, cổng giao tiếp con,
đường truy cập, router và route-map.
140
Hình 5.9. Các chế độ cấu hình Router.
Khi cấu hình Router, cần thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản sau:
- Đặt tên cho router (Naming the router), mật mã cho router (Setting
passwords).

141
- Cấu hình các giao diện (Configuring interfaces).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. CCNA Exploration 4.0


[2]. CCNA Discovery 4.0
[3]. Cisco Networking Academy Program verion 3
[4]. Ethernet - The Definitive Guide, Charles E. Spurgeon, O'Reilly & Associates,
Inc, 2000.
[5]. Sách hướng dẫn học tập Mạng máy tính, TS Phạm Thế Quế, Học viện Công
nghệ Bưu chính Viễn thông, Hà Nội 2006.
[6]. Mạng máy tính, Ngạc Văn An, Đặng Hùng, Nguyễn Đăng Lâm, Đỗ Trung
Kiên, NXB Giáo Dục, 2005.

142

You might also like