Báo Cáo Cá Nhân Ly-thuyet-MPLS
Báo Cáo Cá Nhân Ly-thuyet-MPLS
Báo Cáo Cá Nhân Ly-thuyet-MPLS
Trong một vài năm gần đây, Internet đã phát triển thành một mạng lưới rộng khắp và tạo
ra một loạt các ứng dụng mới trong thương mại. Những ứng dụng này mang đến đòi hỏi
phải tăng và bảo đảm đượcyêu cầu băng thông trong mạng đường trục. Thêm vào đó,
ngoài các dịch vụ dữ liệu truyền thống đượccung cấp qua Internet, dịch vụ thoại (voice)
và các dịch vụ đa phương tiện đang được phát triển và triển khai. Internet đã làm nảy sinh
vấn đề hình thành một mạng hội tụ cung cấp đầy đủ các dịch vụ. Tuy nhiên vấn đề đặt ra
đối với mạng bởi các dịch vụ và ứng dụng mới là yêu cầu về băng thông và tốc độ lại đặt
gánh nặng cho nguồn tài nguyên trên cơ sở hạ tầng Internet có sẵn.
Bên cạnh vấn đề quá tải nguồn tài nguyên mạng. Một thách thức khác liên quan tới việc
truyền các byte và bit qua mạng đường trục để cung cấp các cấp độ dịch vụ khác nhau đối
với người dùng. Sự phát triển nhanh chóng của số người dùng và lưu lượng đã làm tăng
thêm sự phức tạp của vấn đề. Vấn đề cấp độ dịch vụ (CoS) và chất lượng dịch vụ (QoS)
phải được quan tâm để có thể đáp ứng được những yêu cầu khác nhau của lưu lượng
người dùng mạng.
Nhu cầu về một phương thức chuyển tiếp đơn giản mà các đặc tính quản lý lưu lượng và
chất lượng với phương thức định tuyến, chuyển tiếp thông minh là một yêu cầu cấp thiết.
Tất cả các yêu cầu đó có thể được đáp ứng bởi chuyển mạch nhãn đa giao thức (MPLS),
là một phương thức không bị hạn chế bởi các giao thứclớp 2 và lớp 3. Với các đặc tính đó
MPLS đóng một vai trò quan trọng trong việc định tuyến, chuyển mạchvà chuyển tiếp gói
thông qua các mạng thế hệ sau để đáp ứng các yêu cầu của người dùng mạng.
MPLS đó là viết tắt của Multi-Protocol Label Switching hay còn gọi là chuyển mạch
nhãn đa giao thức.
MPLS là một công nghệ lai kết hợp những đặc điểm tốt nhất giữa định tuyến lớp 3 (layer
3 routing), và chuyển mạch lớp 2 (layer 2 switching) cho phép chuyển tải các gói rất
nhanh trong mạng lõi (core) và định tuyến tốt ở các mạng biên (edge) bằng cách dựa vào
nhãn (label).
Giống như các mạng chuyển mạch. Nó là một biện pháp linh hoạt để giải quyết những
vấn để khó khăn trong mạng hiện nay như tốc độ, quy mô, chất lượng dịch vụ, quản trị và
kỹ thuật lưu lượng.
MPLS là cơ chế chuyển mạch nhãn do Cissco phát triển và được IETF chuẩn hóa trong
khuyến nghị RFC 3031.
Khi mạng Internet phát triển và mở rộng, lưu lượng Internet bùng nổ. Các ISP xử lý bằng
cách tăng dung lượng các kết nối và nâng cấp bộ định tuyến (router) nhưng vẫn không
tránh khỏi nghẽn mạch. Lý do là các giao thức định tuyến thường hướng lưu lượng vào
cùng một số các kết nối nhất định dẫn đến kết nối này bị quá tải trong khi một số tài
nguyên khác không được sử dụng. Đây là tình trạng phân bố tải không đồng đều và sử
dụng lãng phí tài nguyên mạng Internet.
Công nghệ MPLS ra đời trong bối cảnh này đáp ứng được nhu cầu của thị trường đúng
theo tiêu chí phát triển của Internet đã mang lại những lợi ích thiết thực, đánh dấu một
bước phát triển mới của mạng Internet trước xu thế tích hợp công nghệ thông tin và viễn
thông trong thời kỳ mới.
IP là chữ viết tắt của Internet Protocol (giao thức Internet). Là giao thức chuyển tiếp gói
tin. Việc chuyển tiếp thực hiện theo cơ chế phi kết nối.IP định nghĩa cơ cấu đánh số, cơ
cấu chuyển tin, cơ cấu định tuyến và các chức năng điều khiển ở mức thấp (giao thức bản
tin điều khiển Internet – ICMP).
Mỗi gói tin IP sẽ bao gồm một địa chỉ IP nguồn và một địa chỉ IP đích. Nó giống với việc
đánh số nhà vậy. Tất nhiên, hệ thống “số nhà” trên Internet phức tạp và thú vị hơn nhiều
so với nhà cửa trong thực tế ....
Mỗi thiết bị trong một mạng IP được chỉ định bằng một địa chỉ vĩnh viễn (IP tĩnh) bởi
nhà quản trị mạng hoặc một địa chỉ tạm thời, có thể thay đổi (IP động) thông qua công cụ
DHCP (giao thức cấu hình hoạt động sẽ tự động xác định địa chỉ IP tạm thời) ngay trên
Windows Server. Các Router (bộ định tuyến), Firewall (tường lửa) và máy chủ proxy
dùng địa chỉ IP tĩnh còn máy khách có thể dùng IP tĩnh hoặc động.
Cơ cấu định tuyến có nhiệm vụ tính toán đường đi tới các nút trong mạng. Do vậy,
cơ cấu định tuyến phải được cập nhật các thông tin về mô hình mạng và nó phải có khả
năng hoạt động trong môi trường mạng gồm nhiều nút. Kết quả tính toán của cơ cấu định
tuyến được lưu trong các bảng chuyển tin chứa thông tin về chặng tiếp theo để có thể gửi
gói tin tới hướng đích.
Dựa trên các bảng chuyển tin, cơ cấu chuyển tin chuyển mạch các gói IP hướng tới
đích. Phương thức chuyển tin truyền thống là theo từng chặng một. Ở cách này mỗi nút
mạng phải tính toán bảng chuyển tin một cách độc lập. Do vậy phương thức này yêu cầu
kết quả tính toán của phần định tuyến tại tất cả các nút phải nhất quán với nhau. Sự không
thống nhất của kết quả này đồng nghĩa với việc mất gói tin.
Kiểu chuyển tin theo từng chặng hạn chế khả năng của mạng. Ví dụ với phương
thức này, nếu các gói tin chuyển tới cùng một địa chỉ mà đi qua cùng một nút thì chúng
sẽ được quyền qua cùng một tuyến tới điểm đích. Điều này khiến mạng không thể thực
hiện một số chức năng khác như định tuyến theo đích, theo loại hình dịch vụ ….
Tuy nhiên, bên cạnh đó, phương thức định tuyến và chuyển tin này nâng cao độ tin
cậy cũng như khả năng mở rộng của mạng. Giao thức định tuyến mở rộng cho phép mạng
phản ứng lại với sự cố bằng việc thay đổi tuyến khi bộ định tuyến biết được sự thay đổi
về đồ hình mạng thông qua việc cập nhật thông tin về trạng thái kết nối. Với các phương
thức như định tuyến liên miền không phân cấp (Classless Interdomain Routing – CIDR),
kích thước của bảng chuyển tin được duy trì ở mức chấp nhận được và việc tính toán định
tuyến đều do các nút để thực hiện, mạng có thể được mở rộng mà không cần thực hiện
bất kỳ sự thay đổi nào.
Như vậy IP là một giao thức chuyển mạch gói có độ tin cậy và khả năng mở rộng
cao. Nhưng việc điều khiển lưu lượng rất khó thực hiện do phương thức định tuyến theo
từng chặng.
ATM là viết tắt của từ Asychronous Transfer Mode còn gọi là phương thức gọi là virtual
connection (VC). Do ATM sử dụng công nghệ truyền tin hiệu thoại, truyền tin không
đồng bộ. ATM là một kỹ thuật truyền tin tốc độ cao, nó có thể nhận thông tin ở nhiều
dạng khác nhau như thông tin thoại, số liệu video …, và cắt nhỏ tín hiệu này thành các
phần nhỏ riêng biệt gọi là tế bào, sau khi được chia nhỏ các tế bào này được chuyển qua
một kết nối ảo video, dữ liệu, … nên nó được coi là công nghệ chuyển mạch hàng đầu và
thu hút được sự quan tâm hàng đầu hiện nay.
Công nghệ chuyển mạch trong ATM đó là chuyển mạch hướng kết nối, kết nối từ
điểm đầu tới điểm cuối phải được thiết lập trước khi gói tin được chuyển đi. ATM yêu
cầu kết nối phải được thực hiện bằng công nhân hoặc thiết lập một cách tự động thông
qua báo hiệu. ATM không sử dụng định tuyến tại các nút trung gian như ở công nghệ IP.
Tuyến kết nối xuyên suốt được trước khi trao đổi dữ liệu và được giữ cố định trong thời
gian kết nối. Trong quá trình thiết lập kết nối, các tổng đài ATM trung gian cấp cho kết
nối một nhãn. Việc này thực hiện hai điều: Thứ nhất dành cho kết nối một số tài nguyên,
thứ hai xây dựng bảng chuyển tế bào tại mỗi tổng đài. Bảng chuyển tế bào này có tính
cục bộ và chỉ chứa thông tin về các kết nối đang hoạt động đi qua tổng đài. Điều này khác
với thông tin về toàn mạng chứa trong bảng chuyển tin của router dùng IP.
1.3.3 Công nghệ MPLS là sự kết hợp giữa hai công nghệ IP và ATM
Từ những ưu điểm và hạn chế của cả 2 công nghệ IP và MPLS các nhà khoa học đã tập
trung được nhưng mặt ưu của cả 2 công nghệ này và tạo nên một công nghê lai đó là
MPLS, MPLS ra đời có lẽ là giải pháp kỳ vọng cho mạng viễn thông tương lai- mạng thế
hệ sau NGN.
MPLS đáp ứng được nhu cầu mà mạng trước đó là IP và ATM không thể làm được như
sự linh hoạt cho việc giải quyết các vấn đề đó là tốc độ, khả năng mở rộng cấp độ mạng,
quản lí chất lượng dịch vụ (QoS) và kỹ thuật lưu lượng.
MPLS là kết quả phát triển của nhiều công nghệ chuyển mạch IP sử dụng công nghệ hoán
đổi nhãn như của ATM để tăng tốc độ truyền gói tin mà không cần thay đổi các giao thức
định tuyến của IP. Tư tưởng khi đưa ra MPLS là định tuyến tại biển chuyển mạch tại lõi.
Các gói được gián nhãn tại biên của mạng và chúng được định tuyến xuyên qua mạng
dựa trên các nhãn đơn giản.
Mô hình OSI (Open System Interconnection): là mô hình được tổ chức ISO đề xuất từ
1977 và công bố lần đầu vào 1984. Để các máy tính và các thiết bị mạng có thể truyền
thông với nhau phải có những qui tắc giao tiếp được các bên chấp nhận. Mô hình OSI là
một khuôn mẫu giúp chúng ta hiểu dữ liệu đi xuyên qua mạng như thế nào đồng thời
cũng giúp chúng ta hiểu được các chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp. Trong mô hình
OSI có bảy lớp, mỗi lớp mô tả một phần chức năng độc lập.
Mô hình tham chiếu OSI được chia thành bảy lớp với các chức năng sau:
- Application layer (lớp ứng dụng): Giao diện giữa ứng dụng và mạng.
- Presentation layer (Lớp trình bày): Thỏa thuận khuôn dnagj trao đổi dữ liệu.
- Session Layer (Lớp phiên): Cho phép người dùng thiết lập các kết nôi.
- Transport Layer (Lớp vận chuyển): Đảm bảo truyền thông giữa 2 hệ thống.
- Network Layer (Lớp mạng): Định hướng dữ liệu truyền trong môi trường liên
mạng
- Data link Layer (Lớp liên kết dữ liệu): Xác định việc truy suất đến các thiết bị.
- Physical Layer (Lớp vật lí): Chuyển đổi dữ liệu thành các bit và truyền đi.
Trong mô hình OSI MPLS nằm trên lớp 2 nhưng ở dưới lớp 3 nên đôi khi chúng ta có thể
gọi là lớp 2,5.
Lớp chuyển tiếp tương đương FEC (Forwarding Equivalence Class) là tập hợp các
gói tin được ưu tiên như nhau trong quá trình vận chuyển. Tất cả các gói trong một nhóm
được đối xử như nhau trên đường tới đích. Trong MPLS các gói tin riêng biệt được gán
vào các FEC riêng ngay sau khi chúng vào mạng.
Đường dẫn chuyển mạch nhãn LSP (Label Switch Path) là một đường nối giữa
router ngõ vào và router ngõ ra, được thiết lập bởi các nút MPLS để truyền các gói đi
xuyên qua mạng. Đường dẫn của một LSP qua mạng được định nghĩa bởi sự chuyển đổi
các giá trị nhãn ở các router dọc theo LSP bằng cách dùng thủ tục hoán đổi nhãn.
- LSR biên (hay LER: Label Edge Router): Cung cấp giao tiếp giữa mạng IP với LSP,
gồm có LER vào (ingress-LER) và LER ra (egress-LER).
- Router trung tâm(Core LSR): Cung cấp dịch vụ chuyển tiếp qua miền MPLS sử dụng
LSP được thiết lập trước.
Miền MPLS là tập các nút mạng thực hiện hoạt động định tuyến và chuyển tiếp
MPLS.
Miền MPLS được chia thành 2 phần : Phần mạng lõi (core) và phần mạng biên
(edge). Trên ngõ vào của miền MPLS, LER dán nhãn vào các gói IP và truyền trên LSP,
LER ngõ ra sẽ gỡ nhãn này để khôi phục lại gói IP ban đầu.
Nhãn là một bộ nhận dạng có độ dài ngắn và cố định, mạng ý nghĩa cục bộ dùng
để nhận biết một FEC. Nhãn sẽ được dán lên một gói để báo cho LSR biết gói này cần đi
đâu. Phần nội dung nhãn có độ dài 20 bit. Giá trị nhãn định nghĩa chỉ mục để dùng trong
bảng chuyển tiếp.
Một gói có thể được dán chồng nhiều nhãn, các nhãn này chứa trong một nơi gọi
là stack nhãn (label stack). Stack nhãn được tổ chức theo nguyên tắc LIFO (Last In First
Out). Tại mỗi hop trong mạng chỉ xử lý nhãn hiện hành trên đỉnh stack. Chính nhãn này
sẽ được LSR sử dụng để chuyển tiếp gói. Mỗi entry nhãn có thể được thêm vào (push)
hoặc lấy ra (pop) khỏi stack nhãn.
Upstrem và downstream là các khái niệm then chốt để hiểu hoạt động của sự phân
phối nhãn và chuyển tiếp dữ liệu trong MPLS. Dữ liệu mà router định gửi đi cho một
mạng xác định gọi là downstream, còn việc cập nhập thông tin (giao thức định tuyến hoặc
phân phối nhãn) từ một router khác gọi là upstream. Có thể hiểu là thông tin về nhãn của
một router được chính nó gửi đi cho các LSR kế cận được gọi là downstream. Còn thông
tin định tuyến thì gọi là upstream.
Bảng tra FIB (Forwarding Information Based): Bảng này sẽ ánh xạ từ một gói tin
IP không nhãn thành gói tin MPLS có nhãn ở ngõ vào của router biên hoặc từ gói tin IP
không nhãn thành gói tin IP không nhãn ở ngõ ra của router biên, bảng này được hình
thành từ bảng định tuyến, từ giao thức phân phối nhãn LDP và từ bảng tra LFIB.
Bảng tra LFIB (Label Forwarding Information Based): Là bảng chứa đựng thông
tin các nhãn đến các mạng đích, một gói tin có nhãn khi đi vào một router nó sẽ sử dụng
bảng tra LFIB để tìm ra hop kế tiếp, ngõ ra của gói tin này có thể là gói tin có nhãn cũng
có thể là gói tin không nhãn.
Mặt phẳng chuyển tiếp sử dụng một cơ sở thông tin chuyển tiếp nhãn LFIB để
chuyển tiếp các gói. Mỗi nút MPLS có hai bảng liên quan đến việc chuyển tiếp là cơ sở
thông tin nhãn LIB và LFIB. LIB chứa tất cả các nhãn được nút MPLS đánh dấu cục bộ
và ánh xạ của các nhãn này đến các nhãn được nhận từ láng giềng (MPLS Neighbor) của
nó. LFIB sử dụng một tập con các nhãn trong LIB để thực hiện chuyển tiếp gói.
Mặt phẳng điều khiển MPLS chịu trách nhiệm tạo ra và lưu trữ LIB (Label
Information Base). LIB lưu các nhãn được đăng ký bởi LSR và các ánh xạ FEC-to-label
mà LSR nhận được thông qua các giao thức phân phối nhãn. Khi một giao thức phân phối
nhãn muốn liên kết với một nhãn với FEC, nó sẽ yêu cầu nhãn ngõ vào từ LIB (tức là yêu
cầu các nhãn cục bộ). Tương tự khi một giao thức phân phối nhãn học được nhãn từ một
FEC nào đó, nó cung cấp nhãn ngõ ra cho LIB. LIB được xem là cơ sở dữ liệu nhãn cho
tất cả các giao thức phân phối nhãn.
Các giao thức định tuyến nội như OSPF, RIP điều khiển việc quảng bá thông tin
trong mạng để mỗi router mang thông tin về sơ đồ mạng. Quá trình này hình thành bảng
định tuyến, gọi là bảng RIB. Tương tự như việc cập nhập các giao thức định tuyến, các
giao thức phân phối nhãn như LDP làm công việc hình thành nên bảng LIB. Tóm lại RIB
và LIB chứa thông tin về định tuyến chung nhất cho mạng.
1.7.1 Ưu điểm
Mặc dù thực tế rằng MPLS ban đầu được phát triển với mục đích để giải quyết việc
chuyển tiếp gói tin, nhưng ưu điểm chính của MPLS trong môi trường mạng hiện tại lại
từ khả năng điều khiển lưu lượng của nó. Một số ưu điểm của MPLS là:
Mạng MPLS có nhiều ứng dụng trong đó có 3 ứng dụng chủ yếu sau:
Do chuyển mạch nhãn có thể thực hiện được bởi các chuyển mạch ATM, MPLS
tích hợp các dịch vụ IP trực tiếp trên chuyển mạch ATM. Sự tích hợp cần phải đặt định
tuyến IP và LDP trực tiếp trên chuyển mạch ATM. Do tích hợp hoàn toàn IP trên mạch
ATM, MPLS cho phép chuyển mạch ATM hỗ trợ tối ưu các dịch vụ IP như IP đa hướng
(multicast), lớp dịch vụ IP, RSVP (Resource Reservation Protocol) và mạng riêngảo.
VPN (Virtual Private Network) cho phép khách hảng thiết lập mạng riêng giống
như thuê kênh riêng nhưng với chi phí thấp hơn bằng cách sử dụng hạ tầng mạng công
cộng dùng chung. Kiến trúc MPLS đáp ứng tất cả các yêu cầu cần thiết để hỗ trợ VPN
bằng cách thiết lập các LSP sử dụng định tuyến tường minh. Điều này cho phép các nhà
khai thác cung cấp dịch vụ VPN theo cách tích hợp trên cùng hạ tầng mà họ cung cấp
dịch vụ Internet. Hơn nữa, cơ chế xếp chồng nhãn cho phép cấu hình nhiều VPN lồng
nhau trên hạ tầng mạng.
MPLS cung cấp khả năng thiết lập một hoặc nhiều đường đi để điều khiển lưu
lượng mạng và các đặc trưng thực thi cho một loại lưu lượng.