Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Vanuatu
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Port-Vila
Chính phủ Cộng hòa nghị viện
Tiền tệ vatu (VUV)
Diện tích 12.200 km2
Dân số 196.178 (ước tính tháng 7 năm 2002)
Ngôn ngữ Tiếng Anh, tiếng Pháp, creole (gọi là Bislama và Bichelama) chính thức; cộng 100+ ngôn ngữ địa phương
Tôn giáo Trưởng lão 36,7%, Anh giáo 15%, Công giáo Rôma 15%, các tín ngưỡng bản địa 7.6%, Seventh-Day Adventist 6.2%, Church of Christ 3,8%, khác 15,7% (bao gồm Jon Frum Cargo cult)
Mã số điện thoại +678
Internet TLD .vu
Múi giờ UTC+11

Vanuatu , tên chính thức Cộng hòa Vanuatu, là đảo quốc gồm nhóm quần đảo vùng Melanesia, tây nam Thái Bình Dương. Quần đảo này nằm phía đông Úc cách 1.750 km, phía đông bắc Nouvelle-Calédonie cách 500 km, phía tây Fiji, và phía nam quần đảo Solomon.

Trước năm 1980, Vanuatu có tên là New Hebrides thuộc sự đồng trị của cả hai nước Anh và Pháp. Người Việt thời đó gọi Vanuatu là Tân Đảo vì thực dân Pháp thường mộ phu chân đăng ở Đông Dương để đi khai phá và canh tác đồn điền ở đó.

Tổng quan

[sửa]

Lịch sử

[sửa]

Theo chứng tích khảo cổ thì con người có mặt trên đảo Vanuatu từ khoảng 1300 năm trước Công nguyên.

Năm 1606, người Tây Ban Nha dưới sự chỉ huy của Luis Váez de Torres và Pedro Fernández de Quirós đến đảo thám hiểm và cho rằng Vanuatu là một phần của lục địa Châu Úc. Mãi đến thế kỷ 18 sau chuyến hải hành thứ hai của nhà thám hiểm người Anh James Cook và đảo được đặt tên "New Hebrides" người Châu Âu mới đến định cư vùng đảo.

Trong thời gian ngắn ngủi sau năm 1879, đảo Efate thành lập thể chế cộng hòa dưới tên "Franceville" với đặc điểm là quốc gia độc lập đầu tiên với quyền đầu phiếu phổ thông không phân biệt sắc tộc hay giới tính. Tuy nhiên riêng người da trắng được nhậm chức. Năm 1887, đảo được đặt dưới quyền cai trị quân đội của hai nước Anh và Pháp. Về sau được xác định thông qua nghị định thư năm 1914, chính thức phê chuẩn năm 1923.

Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quần đảo New Hebrides được hưởng thể chế sau này đưa đến quyền tự trị năm 1975. Từ đó những bất đồng giữa cộng đồng Anh ngữ (đa số) và cộng đồng Pháp ngữ lại gia tăng. Việc tạm ngừng đấu tranh cho phép thông qua một dự án hiến pháp. Tháng 11 năm 1979, đảng thuộc cộng đồng Anh ngữ giành thắng lợi trong cuộc tuyển cử, Mục sư Walter Lini trở thành Thủ tướng. Cộng đồng Pháp ngữ ở hai đảo Espíritu Santo và Tanna dự định tiến hành li khai. Một lực lượng gồm đội quân của Anh và Pháp phải can thiệp nhằm ngăn cản ý định li khai. Độc lập được tuyên bố ngày 30 tháng 7 năm 1980. Quần đảo New Hebrides đổi tên thành Cộng hòa Vanuatu. Georges Ati Sokomanu được bầu làm Tổng thống.

Năm 1983, đảng của Walter Lini đắc cử. Năm 1984, Sokomanu phải đương đầu với Lini, từ chức và tái đắc cử. Năm 1987, Lini lại giành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Tháng 9 năm 1991, Lini rút khỏi chính trường và Maxime Carlot Korman thuộc cộng đồng Pháp ngữ trở thành Thủ tướng. Năm 1994, Jean-Marc Leyé được bầu làm Tổng thống. Năm 1999, John Bani giữ chức Tổng thống và bổ nhiệm Donald Kalpokas vào chức Thủ tướng.

Địa lý

[sửa]

Đồng bằng của núi Yasur trên đảo TannaVanuatu là một quần đảo san hô và núi lửa gồm 83 đảo lớn nhỏ, thuộc quần đảo Melanesia, gồm một quần đảo trải dài từ Bắc đến Nam trên 850 km ở Tây Nam Thái Bình Dương, nằm về phía Đông Bắc New Caledonia. Khoảng 75% diện tích đất đai bao phủ bởi các khu rừng nhiệt đới. Tabwemasana là đỉnh núi cao nhất (1.879 m) thuộc đảo Espíritu Santo (4.860 km²), đảo lớn nhất của quần đảo này. Nhiều ngọn núi lửa thuộc quần đảo này nằm trong "vành đai lửa Thái Bình Dương" hiện vẫn còn hoạt động, nhất là đảo Tanna, Ambrym, Aoba và Gaua.

Khí hậu

[sửa]

Vuanuatu nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới. Thời tiết ôn hòa nhờ gió mậu dịch thổi theo hướng Đông Nam. Mùa khô từ tháng 5 đến tháng 10, mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 4, lượng mưa trung bình tương đối cao.

Đa số những hải đảo là núi non, địa chất phún thạch của những ngọn núi lửa xưa với khí hậu nhiệt đới và bán nhiệt đới. Vũ lượng tại Vanuatu tính trung bình là 2.360 mm nhưng có năm lên đến 4.000 mm ở những đảo miền bắc.

Có vài ngọn núi lửa còn hoạt động tại Vanuatu như ngọn Lopevi. Thiên tai địa chấn và núi lửa thường đe dọa quần đảo. Ngọn núi cao nhất Vanuatu là đỉnh Tabwemasana, đo được 1879 m trên đảo Espiritu Santo.

Thành phố lớn nhất là thủ đô Port Vila trên đảo Efate. Thị trấn thứ nhì là Luganville trên đảo Espiritu Santo. Vanuatu được công nhận là vùng địa sinh thái đặc biệt (distinct terrestial ecoregion) thuộc phân khu sinh thái (ecozone) Australasia.

Chính trị

[sửa]

Vanuatu là một nước dân chủ nghị viện. Đứng đầu là Tổng thống với nhiệm kỳ năm năm nắm vai trò lễ nghi. Cử tri đoàn gồm các đại biểu quốc hội và tổng thống tỉnh bang bỏ phiếu bầu tổng thống toàn quốc.

Thủ tướng điều hành chính phủ thì do Quốc hội bầu nếu đạt được hơn nửa số phiếu của ¾ đại biểu. Thủ tướng có nhiệm vụ lập nội các, tức hội đồng bộ trưởng để điều hành ngành hành pháp Vanuatu.

Quốc hội Vanuatu là viện lập pháp đơn viện (unicameral) với 52 đại biểu nhiệm kỳ bốn năm do cử tri trực tiếp bầu ra. Quốc hội có thể tự giải tán hay do lệnh Tổng thống với sự cố vấn của Thủ tướng. Song song với Quốc hội là Hội đồng tộc trưởng Malvatu Mauri để cố vấn chính phủ trong những lãnh vực văn hóa và ngôn ngữ Vanuatu.

Các Đảng chính trị chính: Vanuaaku Pati, Đảng thống nhất Dân tộc (NUP) và một số đảng khác.

Kinh tế

[sửa]

Một ngôi chợ ở thủ đô Port Vila.Vanuatu có nền kinh tế còn chưa phát triển, chủ yếu là nông nghiệp với quy mô nhỏ, công nghiệp còn khiêm tốn; ngoài ra còn một số ngành khác như đánh bắt hải sản, khai khoáng và du lịch. Tốc độ tăng GDP trung bình khoảng 2,9%. Vanuatu nhập khẩu nhiều máy móc, phương tiện vận tải, thực phẩm, dầu mỏ, hoá chất trong khi xuất khẩu khiêm tốn chủ yếu là cùi dừa, ca cao, thịt bò, gỗ. Bạn hàng và cũng là nước cung cấp viện trợ chính là Úc, Anh, Pháp, Liên minh Châu Âu (EU), Nhật Bản, New Zealand. Nhập khẩu của Vanuatu từ Úc chiếm khoảng 40% - 50%, New Zealand: 11%, New Caledonia: 8%, Nhật: 10%, Fiji và Pháp: 6%. Thu nhập bình quân đầu người của Vanuatu đạt 2442 USD năm 2008 (số liệu của IMF).

Vùng

[sửa]
Bản đồ Vanuatu

Quần đảo Vanuatu được chia thành 6 tỉnh địa lý, tên được hình thành bằng cách kết hợp các âm tiết đầu tiên hoặc chữ của hòn đảo lớn trong mỗi.

Torba
Các đảo Torres và các đảo Banks
Sanma (Luganville)
Espiritu Santo và Malo
Penama
Pentecost/Pentecote, Ambae và Maewo
Malampa
Malakula, Ambrym và Paama
Shefa (Port-Vila)
Nhóm Shepherd và Efate
Tafea
Tanna, Aniwa, Futuna, Erromango và Aneityum/Anatom

Thành phố

[sửa]

Các điểm đến khác

[sửa]

Đến

[sửa]

Bằng đường hàng không

[sửa]

Sân bay quốc tế chính nằm ở Port-Vila với các tuyến bay:

  • Australia
    • Brisbane - Air Vanuatu (Qantas thỏa thuận chia chỗ ) và Pacific Blue
    • Sydney - Air Vanuatu (Qantas thỏa thuận chia chỗ)
    • Melbourne - Air Vanuatu (Qantas thỏa thuận chia chỗ)
  • New Zealand
    • Auckland - Air Vanuatu và Air New Zealand
  • Fiji
    • Nadi - Air Vanuatu và Fiji Airways
  • New Caledonia
    • Nouméa - Air Vanuatu và Aircalin
  • Quần đảo Solomon - Solomon Airlines

Tuyến bay thẳng từ cả SydneyBrisbane đến Luganville với Air Vanuatu .

Bằng tàu hỏa

[sửa]

Bằng ô-tô

[sửa]

Bằng buýt

[sửa]

Bằng tàu thuyền

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Ngôn ngữ

[sửa]

Mua sắm

[sửa]

Chi phí

[sửa]

Thức ăn

[sửa]

Đồ uống

[sửa]

Chỗ nghỉ

[sửa]

Học

[sửa]

Làm

[sửa]

An toàn

[sửa]

Y tế

[sửa]

Tôn trọng

[sửa]

Liên hệ

[sửa]
Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!