Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Nhấp để xem trên bản đồ toàn màn hình
Từ Wikivoyage

Cảm báo du lịch CẢNH BÁO: Một số chính phủ phương Tây đã ban hành cảnh báo du lịch đến nhiều khu vực ở Ai Cập. Văn phòng Ngoại giao Vương quốc Anh khuyến cáo tránh mọi chuyến du lịch đến miền bắc Sinai và tránh những chuyến du lịch không cần thiết đến miền nam Sinai (mặc dù Sharm el-Sheikh vẫn ổn) và đến vùng Tây Sa mạc. Ở một số nơi, du lịch bằng đường bộ bị cấm đối với những công dân không phải là người Ai Cập, và ở những nơi khác, quân đội hoặc cảnh sát có lực lượng hộ tống an ninh cho các phương tiện chở khách du lịch.
Cảnh báo Thông báo COVID-19: Ai Cập yêu cầu tất cả khách du lịch nước ngoài phải có giấy chứng nhận xét nghiệm PCR âm tính COVID-19 trong vòng 72 giờ trước khi đến Ai Cập.
(Lần cuối cập nhật thông tin: 15 tháng 8 2020)
Kim tự tháp Giza, gần Cairo.
Vị trí
Quốc kỳ
Thông tin cơ bản
Thủ đô Cairo
Chính phủ Cộng hoà
Tiền tệ Bảng Ai Cập (EGP) (LE / £E)
Diện tích tổng cộng: 1.001.450 km2
đất: 995.450 km2
nước: 6,000 km2
Dân số 78.887.007 (ước tháng 7/2006)
Ngôn ngữ Tiếng Ả Rập (chính thức), tiếng Anh và tiếng Pháp được nhiều người có giáo dục hiểu
Tôn giáo Hồi giáo (chủ yếu Sunni) 90%, Thiên chúa giáo Coptic và tôn giáo khác 10%
Mã số điện thoại +20
Internet TLD .eg
Múi giờ UTC +2

Ai Cập quốc danh chính thức là Cộng hòa Ả Rập Ai Cập là một nước cộng hòa nằm ở Bắc Phi, Trung Đông và Tây Nam Á. Nước này còn được người Việt trước thế kỷ 20 phiên âm là Y Diệp như trong sách Tây hành nhật ký của Phạm Phú Thứ. Những trận lụt đều đặn hàng năm mang theo nhiều phù sa của sông Nile, cùng với tình trạng bán cô lập do sự ngăn cách của sa mạc phía đông và phía tây, dẫn tới sự phát triển của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới.

Tổng quan

[sửa]

Lịch sử

[sửa]

Những trận lụt đều đặn hàng năm mang theo nhiều phù sa của sông Nile, cùng với tình trạng bán cô lập do sự ngăn cách của sa mạc phía đông và phía tây, dẫn tới sự phát triển của một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thế giới. Nước Ai Cập được coi là lập quốc vào khoảng năm 3100 trước Công Nguyên bởi pharaoh huyền thoại Menes, người đã cho xây thành Memphis và chọn đây làm kinh đô. Triều đại có nguồn gốc địa phương cuối cùng, được gọi là Vương triều thứ 30, đã sụp đổ trước sức tấn công của người Ba Tư năm 343 TCN và vị pharaong người Ai Cập cuối cùng là Nectanebo II phải thoái vị. Lúc ấy người Ai Cập đã đào nên nền móng đầu tiên của kênh Suez và nối liền Biển Đỏ với Địa Trung Hải. Sau đó, Ai Cập lần lượt bị cai trị bởi người Hy Lạp, La Mã, Đông La Mã (Byzantine) và một lần nữa bởi người Ba Tư.

Chính người Ả Rập Hồi giáo đã đưa Đạo Hồi và tiếng Ả Rập tới Ai Cập trong thế kỷ thứ 7, và người Ai Cập dần tiếp nhận cả hai ảnh hưởng đó. Những vị quan cai trị Hồi giáo do khalip chỉ định ra nắm quyền kiểm soát Ai Cập trong ba thế kỷ tiếp sau. Những triều đại tự chủ bắt đầu với những tổng đốc cha truyền con nối từ năm 868. Ai Cập đạt đến tột đỉnh hùng mạnh với ba triều đại Fatimid (trải từ Maroc đến Syria), Ayyubid (thắng được liên quân các nước Tây Âu), và Mamluk (thắng được Mông Cổ và Tây Âu). Từ năm 1517 Ai Cập bị lệ thuộc vào đế quốc Ottoman của người Thổ Nhĩ Kỳ, rồi lại thêm ảnh hưởng của Pháp và Anh cho đến thế kỷ 20.

Sau khi kênh đào Suez hoàn thành năm 1869, Ai Cập trở thành một đầu mối vận chuyển quan trọng của thế giới; tuy nhiên, nước này cũng có một gánh nặng nợ nần to lớn. Với lý do bảo vệ các khoản đầu tư của mình, Anh Quốc đã chiếm quyền kiểm soát chính phủ Ai Cập năm 1882, nhưng trên danh nghĩa vẫn nó vẫn thuộc Đế chế Ottoman cho đến tận năm 1914.

Sau khi giành lại độc lập hoàn toàn từ tay Anh Quốc năm 1922, Nghị viện Ai Cập phác thảo và áp dụng một hiến pháp năm 1923 dưới sự lãnh đạo của nhà cách mạng nhân dân Saad Zaghlul. Từ 1924 đến 1936, người Ai Cập đã thành công trong việc lập ra một chính phủ hành pháp theo kiểu chính phủ Châu Âu hiện đại; được gọi là Cuộc thử nghiệm tự do Ai Cập. Tuy nhiên, người Anh, vẫn giữ một số quyền kiểm soát khiến chính phủ không có độ ổn định cần thiết. Năm 1952, một cuộc đảo chính quân sự buộc vua Farouk, của chính thể quân chủ lập hiến, thoái vị nhường ngôi cho con trai là vua Ahmed Fuad II.

Cuối cùng, nước Cộng hòa Ai Cập được tuyên bố thành lập ngày 18 tháng 6 năm 1953 với Tướng Muhammad Naguib là Tổng thống của nền cộng hoà. Sau đó Naguib cũng bị Gamal Abdel Nasser, kiến trúc sư của phong trào 1952 buộc phải từ chức năm 1954, Nasser lên nắm quyền Tổng thống và quốc hữu hoá kênh Suez dẫn tới cuộc khủng hoảng Suez năm 1956. Nasser ra khỏi chiến tranh với tư cách một anh hùng Ả Rập, và chủ nghĩa Nasser đã lan rộng ảnh hưởng trong vùng dù có gặp phải sự phản ứng từ phía một số người Ai Cập, đa số họ trước đó không hề quan tâm tới chủ nghĩa quốc gia Ả Rập.

Từ 1958 đến 1961, Nasser tiến hành xây dựng một liên minh giữa Ai Cập và Syria được gọi là Cộng hòa Ả Rập Thống nhất. Nỗ lực này cũng gặp phải một số chống đối, và rõ ràng rằng nhiều người Ai Cập không bằng lòng khi thấy rằng cái tên của tổ quốc mình, vốn đã có từ hàng nghìn năm, bỗng nhiên biến mất. Ba năm sau cuộc Chiến tranh sáu ngày năm 1967, trong đó Ai Cập mất bán đảo Sinai vào tay Israel, Nasser chết và được Anwar Sadat kế vị. Sadat bỏ liên minh với Liên Xô từ thời Chiến tranh Lạnh để quay sang Hoa Kỳ, trục xuất các cố vấn Liên Xô năm 1972, và tung ra cuộc cải cách kinh tế Infitah, trong khi tăng cường hành động đàn áp bạo lực đối với các hành động chống đối tôn giáo. Cái tên Ai Cập vẫn được giữ lại.

Năm 1973, Ai Cập cùng với Syria tung ra một cuộc tấn công bất ngờ vào Israel trong cuộc Chiến tranh tháng 10 (cũng được gọi là Chiến tranh Yom Kippur), dù nó hoàn toàn là một thắng lợi quân sự, nhưng về mặt chính trị lại không mang lại kết quả. Cả Hoa Kỳ và Liên Xô đều can thiệp vào, và đạt tới một thỏa thuận ngừng bắn giữa Ai Cập và Israel. Năm 1979, Sadat ký hiệp ước hòa bình với Israel để đổi lấy bán đảo Sinai, một hành động đã làm nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong thế giới Ả Rập dẫn tới việc Ai Cập bị loại trừ khỏi Liên đoàn Ả Rập (Ai Cập đã tái gia nhập năm 1989). Sadat bị những kẻ theo tôn giáo chính thống ám sát năm 1981, người kế tục ông là Hosni Mubarak.

Địa lý

[sửa]

Ai Cập có biên giới với Libya ở phía tây, Sudan ở phía nam, với Israel ở đông bắc. Vai trò địa chính trị quan trọng của Ai Cập xuất phát từ vị trí chiến lược của nó: là một quốc gia liên lục địa, họ sở hữu một cầu nối lục địa (Eo đất Suez) giữa Châu PhiChâu Á, và một cầu nối đường thuỷ (Kênh Suez) nối giữa Biển Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương thông qua Biển Đỏ.

Các thành phố và thị trấn gồm Alexandria, một trong những thành phố cổ vĩ đại nhất, Aswan, Asyut, Cairo, thủ đô Ai Cập hiện đại, El-Mahalla El-Kubra, Giza, nơi có Kim tự tháp Khufu, Hurghada, Luxor, Kom Ombo, Port Safaga, Port Said, Sharm el Sheikh, Shubra-El-Khema, Suez,nơi có Kênh Suez, Zagazig, và Al-Minya.

Các sa mạc: Ai Cập chiếm một phần Sa mạc Sahara và Sa mạc Libya. Các sa mạc này được coi là "vùng đất đỏ" trong thời Ai Cập cổ đại và nó bảo vệ Vương quốc của các Pharaohs tránh khỏi các mối đe dọa từ phía tây.

Ốc đảo gồm: Ốc đảo Bahariya, Ốc đảo Dakhleh, Ốc đảo Farafra, Ốc đảo Kharga, Ốc đảo Siwa. Một ốc đảo là một vùng đất xanh tươi và màu mỡ ở giữa sa mạc.

Chính trị

[sửa]

Ai Cập đã là một nước cộng hòa từ ngày 18 tháng 6, 1953. Tổng thống Mohamed Hosni Mubarak đã làm Tổng thống nền Cộng hoà từ 14 tháng 10, 1981, sau vụ ám sát cựu Tổng thống Mohammed Anwar El-Sadat. Ông ta là lãnh đạo đảng cầm quyền Đảng Dân chủ Quốc gia. Mubarak giữ chức vụ cho đến nhiệm kỳ thứ năm thì bị nhân dân Cairo nổi dậy lật đổ vào tháng 2 năm 2011. Thủ tướng Ahmed Nazif lên cầm quyền ngày 9 tháng 7, 2004, sau khi Atef Ebeid từ chức.

Chính quyền Ai Cập bị nhiều nước coi là độc tài quân sự. Dù quyền lực trên danh nghĩa được tổ chức theo hệ thống bán tổng thống đa đảng, theo đó quyền hành pháp trên lý thuyết được phân chia giữa Tổng thống và Thủ tướng, trên thực tế hầu như chỉ một mình Tổng thống được bầu ra trong những cuộc bầu cử chỉ có một ứng cử viên trong vòng hơn năm mươi năm qua. Ai Cập cũng có những cuộc bầu cử nghị viện đa đảng thường xuyên. Cuộc bầu cử tổng thống gần đây nhất, trong đó Mubarak thắng cử nhiệm kỳ thứ năm liên tiếp, được tổ chức vào tháng 9 năm 2005 (xem dưới đây).

Các khu vực

[sửa]
Bản đồ Ai Cập với các khu vực
Hạ Ai Cập
có đồng bằng châu thổ sông Nile, và bờ biển Địa Trung Hải; Cairo, Alexandria
Trung Ai Cập
khu vực dọc theo sông Nile, nơi các vương quốc Thượng và Hạ lịch sử gặp nhau
Thượng Ai Cập
một chuỗi các đô thị đền tuyệt vời nằm trên đoạn phía nam của sông Nile
Sa mạc Tây
vị trí của các ốc đảo Tây: năm túi màu xanh lá cây, mỗi điểm tham quan độc đáo của riêng mình
Bờ Biển Đỏ
Các khu nghỉ mát biển xa xỉ, lặn biển
Sinai
Bán đỏ gồ ghề và bị cô lập, có di tích hấp dẫn của quá khứ, núi cao và lặn biển tuyệt vời

Thành phố

[sửa]
  • (Đại đô thị) Cairo - thủ đô của Ai Cập, quê hương của Kim tự tháp Giza, các Bảo tàng Ai Cập và kiến trúc Hồi giáo tuyệt vời
  • Alexandria - cửa sổ của Ai Cập trên Địa Trung Hải, nơi còn lưu lại nhiều công trình cổ xưa
  • Port Said - thành phố thứ ba của Ai Cập, có một di sản quốc tế, giáp với Địa Trung Hải, nơi có ngọn hải đăng Port Said
  • Aswan - một lựa chọn thoải mái hơn, đầy đủ các điểm tham quan tuyệt vời
  • Luxor - cửa ngõ vào Thung lũng của các vị vua, trong số những điểm tham quan tuyệt vời khác
  • Hurghada - một thành phố bên Biển Đỏ, nhiều khu nghỉ mát nơi cung cấp cả môn lặn thể thao

Các điểm đến khác

[sửa]
  • Abu Simbel - một thị xã xa xôi hẻo lánh cực nam, với một số ngôi đền cổ đẹp.
  • Dahab - trung tâm khách ba lô, với hoạt động lặn biển tuyệt vời.
  • Karnak - ngôi đền được xây dựng rải rác với trọng tâm về kích thước, một đại lộ ấn tượng của Nhân sư ram đầu chạy từ trung lộ.
  • MemphisSaqqara - cả hai đầy di tích và di tích của Ai Cập cổ đại, họ thường được kết hợp như một chuyến đi trong ngày từ Cairo.
  • Sharm el-Sheikh - một thị xã nghỉ mát rất phổ biến trên bán đảo Sinai, với một số các lặn tốt nhất trên thế giới.
  • Siwa - một ốc đảo xa tuyệt đẹp gần biên giới Libya.
  • Thánh Katherine nhà của tu viện lâu đời nhất liên tục có người ở, núi Sinai và Núi Katherine (ngọn núi cao nhất ở Ai Cập) và văn hóa thực sự Bedouin.
  • Taba Heights - mục đích nghỉ dưỡng được xây dựng với tầm nhìn Israel, JordanSaudi Arabia.
  • Thung lũng của các vị vua.

Nên đi khi nào?

[sửa]

Miền Bắc Cairo lúc nào cũng nóng như lửa từ tháng 6 đến tháng 8, nhất là Luxor và Aswan, có khi nhiệt độ lên đến 40 độ. Ở Cairo thì đầy nắng, bụi, ô nhiễm, tiếng ồn… khiến bất cứ ai đi dạo cảm thấy chẳng khác nào bị tra tấn. Mặc khác, mặt trời như thiêu đốt sẽ khiến mọi người muốn đi tránh nóng ở bãi biển Nam Sinai, mũi Alexandrian của Biển Đỏ - lúc này ai muốn đến đây thì đều vất vả khi tìm phòng nghỉ.

Khi đến tham quan những nơi như Luxor, mùa đông là thời gian thoải mái nhất. Cairo không mấy dễ chịu, trời lúc nào cũng u ám và giá lạnh vào ban đêm, trong khi đó ở bờ biển Alexandria, vùng Địa Trung Hải thì mưa nhiều, gây lũ lụt, đường phố bị lún. Ngay cả bãi biển Sinai hơi lạnh nếu tắm nắng vào tháng 1. Từ tháng 3 đến tháng 5 hay tháng 9 đến tháng 11 là thời gian tốt nhất để thụ hưởng ấm áp.

Phần lớn những ngày lễ tôn giáo hay lễ quốc gia của Ai Cập không làm gián đoạn kế hoạch du lịch một cách nghiêm trọng. Vào lễ Ramadan của người Hồi giáo, rất nhiều quán hàng đóng cửa, các quán bar thì nghỉ hoàn toàn. Nhiều công ty, văn phòng cũng làm việc cầm chừng.

Đến

[sửa]

Ngày Ramadan

  • 2013 (1434 AH): 9 tháng 7 – 7 tháng 8
  • 2014 (1435 AH): 28 tháng 6 – 27 tháng 7
  • 2015 (1436 AH): 18 tháng 6 – 16 tháng 7

Lễ hội Eid ul-Fitr được tổ chức sau khi kết thúc tháng Ramadan và có thể kéo dài vài ngày. Ngày chính xác phụ thuộc vào quan sát thiên văn và có thể thay đổi từ nước này sang nước.

Là một điểm đến du lịch lớn có nền kinh tế phụ thuộc vào tiền du lịch, Ai Cập tương đối dễ dàng để nhập cảnh và / hoặc cấp visa nếu cần thiết. Có ba loại visa Ai Cập:

  • Visa Du lịch- thường có giá trị trong thời hạn không quá 3 tháng và được cấp trên hoặc cơ sở nhập cảnh một lần hoặc nhập cảnh nhiều lần.
  • Visa nhập cảnh - cần thiết cho bất kỳ người nước ngoài khi đến Ai Cập cho các mục đích khác ngoài du lịch, ví dụ như làm việc, học tập, vv sở hữu một thị thực nhập hợp lệ là cần thiết để hoàn thành các thủ tục cư trú tại Ai Cập.
  • Visa quá cảnh - hiếm khi cần thiết và chỉ cho quốc gia nhất định

Thị thực nhập cảnh có thể được lấy từ cơ quan ngoại giao và lãnh sự Ai Cập ở nước ngoài hoặc từ Phòng Visa nhập cảnh tại Cơ quan tài liệu du lịch, xuất nhập cảnh và Quản trị Quốc tịch (TDINA). Du khách không Ai Cập được yêu cầu phải có hộ chiếu hợp lệ.

Công dân của nhiều quốc gia có thể có được một visa khi nhập cảnh tại các điểm chính của nhập cảnh; lệ phí được yêu cầu khi đến và nó là tốn kém để đổi tiền và sau đó nộp lệ phí. Tại sân bay, bạn phải đổi tiền từ một văn phòng ngân hàng trước khi kiểm tra hộ chiếu, bề ngoài là để xác minh rằng đồng tiền là có thật, tuy nhiên, bạn sẽ không có vấn đề có được một visa. Kiểm tra ở cơ quan lãnh sự Ai Cập gần nhất để biết thêm chi tiết liên quan đến các quy định thị thực áp dụng cho công dân của mình. Lệ phí thị thực nhập cảnh đơn như sau:

  • Công dân Vương quốc Anh: £ 15
  • Công dân Mỹ: US $ 15
  • Công dân Ai Len: € 15/US $ 15
  • Công dân Úc: $ 45
  • Công dân Canada: 26 C $
  • Các nước khác: US $ 15

Công dân của Bahrain, Guinea, Hàn Quốc, Libya, Oman, Ả Rập Saudi, UAE và Yemen nhận được thị thực 3 tháng khi đến. Công dân của Cô-oét có thể có được trong 6 tháng giấy phép cư trú khi đến nơi. Trung Quốc và công dân Malaysia nhận được thị thực 15 ngày khi đến. Công dân của Trung Quốc (chỉ Hong Kong và Macau) có thể có một chuyến thăm 30 ngày mà không cần thị thực.

Công dân của các nước sau đây hiện đang được yêu cầu phải có thị thực trước khi đến, mà phải được áp dụng cho thông qua một lãnh sự quán Ai Cập hoặc đại sứ quán bên ngoài Ai Cập:

Afghanistan, Algeria, Armenia, Azerbaijan, Bangladesh, Bosnia-Herzegovina, Croatia, Georgia, Ấn Độ, Indonesia, Iraq, Iran, Israel, Kazakhstan, Kirghizia, Lebanon, Macedonia, Malaysia (nếu bạn có ý định ở lại quá 15 ngày), Moldova, Montenegro, Morocco, Pakistan, Palestine, Philippines, Nga, Serbia, Sri Lanka, Tajikistan, Thái Lan, Tunisia, Turkmenistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine, Uzbekistan, Việt Nam và tất cả các quốc gia châu Phi (ngoại trừ công dân của Guinea và Libya, những người không yêu cầu thị thực).

Bằng đường hàng không

[sửa]

Ai Cập có một số sân bay quốc tế:

  • Sân bay quốc tế Cairo (trang web của sân bay) - cửa ngõ hàng không hàng đầu và trung tâm của các hãng hàng không quốc gia EgyptAir.
  • Alexandria Nozha
  • sân bay quốc tế Luxor - bây giờ nhận được một số lượng ngày càng tăng của các chuyến bay theo lịch trình quốc tế, chủ yếu là từ châu Âu, ngoài các chuyến bay thu
  • Sân bay quốc tế Aswan
  • Hurghada Sân bay quốc tế - nhận được một số chuyến bay thuê bao
  • Sân bay quốc tế Sharm El-Sheikh - nhận được một số chuyến bay thuê chyến.
  • Sân bay quốc tế Burg Al-Arab
  • Sân bay quốc tế Marsa Alam

Bằng thuyền

[sửa]
Xem thêm: Phà trong Biển Đỏ

Phà chạy thường xuyên từ Aqaba trên đi Nuweiba trên bán đảo Sinai, bỏ qua Israel và các thỏa thuận biên giới đôi khi phức tạp. Nói chung là không có lệ phí thị thực nhập cảnh Jordan thông qua Aqaba vì nó là một phần của khu vực thương mại tự do. Tuyến đi Nuweiba được điều hành bởi ABMaritime. Dịch vụ phà hàng tuần mới từ Venice đi Alexandria, thông qua Tartus ở Syria, bởi Visemar Lines được bắt đầu vào mùa hè năm 2010. Hiện xuất bến mỗi thứ tư tại 16:00, đến ngày chủ nhật sau tại 2:00, đây là cách duy nhất để đến Ai Cập trực tiếp từ châu Âu. Tuy nhiên, do tình hình chính trị tại Syria phà đã bị hủy bỏ. Một phà hàng tuần cũng chạy giữa Wadi Halfa trong SudanAswan. Chiếc phà còn giữa các bờ Biển Đỏ đến các cảng ở Saudi ArabiaJordan.

Đi lại

[sửa]

Hệ thống giao thông công cộng và tư nhân ở Ai Cập khá tốt. Các hãng hàng không trong nước bảo đảm bay khá nhanh, mặc dù bạn cần có nhiều tiền và một ít thời gian. Những hệ thống giao thông khác như xe bus, tàu lửa, tàu thủy hay thậm chí là lạc đà, lừa và ngựa.

Nếu bạn yếu sức khỏe, có thể không thích hợp đi xe bus hay xe lửa, nhưng đó là những cách tốt nhất để gặp gỡ người bản xứ, cảm giác được văn hóa Ai Cập. Dịch vụ xe bus hầu như có mặt khắp mọi tỉnh thành ở Ai Cập và 5000 km đường ray xe lửa cũng kết nối mọi thành phố từ Aswan đến Alexandria.

Bạn cũng có thể đón taxi đi lại từ ngoại ô đến thành thị. Những loại xe truyền thống như Peugeot 504s, tuy nhiên xe bus nhỏ của Toyota cũng nổi tiếng, họ tập trung đón khách ở các trạm xe lửa hay xe bus. Tài xế đợi đến khi đủ người mới khởi hành. Nếu bạn muốn gia nhập vào dân chúng và tự lái xe, có thể dễ dàng thuê xe ở khách sạn và sân bay. Nhưng những ai quá nhát gan thì khuyên đừng bao giờ chọn cách này.

Tham quan

[sửa]

Điểm nổi bật của bất kỳ chuyến thăm Ai Cập bao gồm địa điểm khảo cổ nổi tiếng của cả hai thấp hơn (miền Bắc) và Thượng (Nam) Ai Cập. Nổi tiếng nhất là:

Cairo:

Alexandria: Alexandria, với một số điểm tham quan lịch sử và cảnh quan tuyệt đẹp mới Bibliotheca Alexandrina, là điểm thu hút mùa hè chính của đất nước Ai Cập thoát khỏi cái nóng mùa hè và tìm kiếm một nơi để dành kỳ nghỉ hè. Các điểm du lịch bao gồm La Mã và Hy Lạp di tích, Bibliotheca Alexandria, Lâu đài Qa'edbay, và Qasr El Montaza (cung điện El Montaza).

Luxor:

Các ngôi đền Luxor và Bờ Tây trên sông Nile

Aswan:

Trong Aswan, bạn có thể nhìn thấy nhiều hơn đền thờ và di tích cổ. Bạn cũng có thể nhìn thấy Geziret El Nabatat (Đảo cây). Đây là một hòn đảo ở sông Nile Aswan được trồng các loài quý hiếm của cây, cây và hoa.

Có lẽ là hoạt động phổ biến nhất ở Luxor và Aswan là để làm Cruise sông Nile trên một con tàu từ Aswan đến Luxor. Nó cho phép bạn dừng lại ở mỗi địa điểm dọc theo sông Nile, nơi bạn có thể xem tất cả các di tích cổ nổi tiếng cũng như kinh nghiệm là trong sông Nile trong một khách sạn có thuyền năm sao.

  • Các khu nghỉ mát Biển Đỏ tại Sinai bán đảo, bao gồm Dahab, HurghadaThành phố Sharm el Sheikh. Biển Đỏ cung cấp một số các địa điểm lặn tốt nhất trên thế giới.
  • Các điểm tham quan của bán đảo Sinai, bao gồm Tu viện Saint CatherineNúi Sinai.
  • Các sa mạc phía tây và các ốc đảo ở đó, bao gồm cả Siwa,
  • Memphis, với một số di tích của Ai Cập cổ đại - trong đó có một bức tượng khổng lồ của Ramesses II, gợi lên hình ảnh mà lấy cảm hứng từ bài thơ Percy Bysshe Shelley của Ozymandias

Lưu ý

[sửa]
  • Ai Cập là thiên đường mua sắm, nhất là khi bạn có hứng thú với các món quà lưu niệm hay vật trưng bày mang phong cách Ai Cập. Ghi nhớ dù hàng hóa cao cấp cũng nên mặc cả. Những món hàng nên mua tại đây: đồ cổ, thảm, chăn mền, vải sợi và quần áo, đồ khảm, trang sức, hàng da, nước hoa, gia vị...
  • Vệ sinh ở Ai Cập không mấy đạt tiêu chuẩn, tùy vào từng nơi. Số du khách bị nhiễm khuẩn khá cao, nhớ đem theo thuốc trong thời gian du lịch để phòng ngừa trước.
  • Ai Cập là quốc gia an toàn và thân thiện để du lịch. Đàn ông Ai Cập hay khen tặng phụ nữ, đừng quá phòng thủ họ vì họ chỉ đơn giản là khen tặng mà thôi..

Bản mẫu:Guide