Wikipedia:Chống lại quyết định cấm
Trang này giải thích một quy định chính thức của Wikipedia tiếng Việt. Nó được đa số các thành viên chấp nhận và được xem là chuẩn mực mà tất cả các thành viên nên tuân thủ. Xin đừng sửa đổi trang này trừ khi sửa đổi của bạn đã được sự đồng thuận. Nếu bạn muốn đề nghị những sửa đổi hoặc hoài nghi về quy định nào đó, xin hãy sử dụng trang thảo luận. |
Trong quá trình làm việc hàng ngày, luôn có một số lượng thành viên và địa chỉ IP bị cấm sửa đổi, chủ yếu do liên tục phá hoại và gây bút chiến. Những thành viên như vậy thường muốn chấm dứt việc cấm.
Về việc cấm
Cũng giống như nhiều trang web khác, các bảo quản viên ở Wikipedia cũng thỉnh thoảng cấm các tài khoản và dải IP được cho là phải chịu trách nhiệm hoặc có liên quan đến các hoạt động có vấn đề. Bạn có thể là một nạn nhân vô tội do "ảnh hưởng phụ", nguyên do từ việc cấm một hành động nào khác vô tình khiến cho tài khoản của bạn không thể sử dụng được. Nói cách khác, tài khoản hoặc IP của bạn có thể đã bị một quản lý xác định là phải chịu trách nhiệm hay có liên quan đến việc lạm dụng, hoặc các dạng vi phạm quy định khác.
Nếu tài khoản của bạn đã bị cấm do nhầm lẫn, nó sẽ được kích hoạt lại nhanh chóng, ngay khi bạn cho một quản lý biết về vấn đề này. Ngược lại, có sẵn một quy trình nhanh gọn để chống lại việc cấm mà nhờ đó các quản lý độc lập khác có thể xem xét lại, và thảo luận ngắn gọn về trường hợp đó. Hộp ở trên cung cấp cho bạn thông tin mà bạn sẽ cần trong mỗi trường hợp đó, như thành viên cấm bạn đã cung cấp.
- Cấm là gì?
-
- Cấm là một phương cách được dùng để bảo vệ Wikipedia tránh khỏi việc sử dụng sai trái, hoặc sự sửa đổi vi phạm quy định về soạn thảo. Một khi hết hạn cấm, những lần cấm đó sẽ trở thành lịch sử trừ phi có vấn đề xảy ra. Lệnh cấm có thể áp dụng cho thành viên đã có tài khoản, một địa chỉ IP, hoặc một dải các IP. Một số tính năng tự động sẽ xác định các cách sử dụng chưa bị cấm mà rõ ràng nên bị cấm; điều này có thể nhanh chóng được sửa chữa nếu có sai sót.
Những câu hỏi thường gặp
Hỏi. Tôi chưa từng làm điều gì sai mà tôi lại bị cấm! Xin hãy cho tôi lời khuyên.
- Bạn có sử dụng một ISP hoặc chương trình tăng tốc web nào đó có liên quan đến các IP dùng chung? Những ví dụ đơn cử như AOL, Comcast, StarHub, trường học, trường đại học, hoặc Chương trình tăng tốc web Google. Nếu vậy, bạn có thể đã bị ảnh hưởng bởi "ảnh hưởng phụ". Nếu bạn đang ở Việt Nam (hoặc bất kỳ ISP nào được liệt kê ở trên), xin hãy xem lời khuyên cho thành viên từ Việt Nam. Nếu bạn đang sử dụng Chương trình tăng tốc web Google (hoặc bất kỳ chương trình tăng tốc web nào sử dụng IP dùng chung), xin hãy tắt chức năng đó đối với trang này theo hướng dẫn (tiếng Anh).
Hỏi. Tôi nhận được thông báo tôi đã bị "cấm tự động" vì lý do xuất phát từ một người tôi chưa từng biết! Tôi phải làm gì?
- Xin xem Wikipedia:Cấm tự động để có lời giải thích. Nếu bạn sử dụng một ISP dùng chung (như AOL, Comcast, StarHub, trường học, trường đại học, v.v.), bạn có thể bị ảnh hưởng bởi "ảnh hưởng phụ" từ những thành viên khác đã có hành động sửa đổi phá hoại. Một quản lý sẽ giải quyết điều này ngay khi họ biết - xin hãy theo hướng dẫn phía dưới đề mục "Cấm tự động?" tại trang thông báo cấm, hoặc tại đây.
Hỏi. Tôi muốn sửa đổi Wikipedia, nhưng cứ bị cấm do những người khác dùng cùng mạng với tôi. Tôi phải làm gì?
- Nếu bạn là thành viên chưa đăng ký, chúng tôi khuyến cáo bạn nên tạo tài khoản. Các địa chỉ IP dùng chung như mạng ở trường học hoặc công ty hoặc các máy chủ proxy thường bị cấm do phá hoại mà điều này thường ảnh hưởng đến những người viết bài vô tội dùng cùng mạng đó. Tuy nhiên, các thành viên đã đăng ký một cách nghiêm chỉnh có thể yêu cầu làm "mềm hóa" việc cấm hiện tại đối với địa chỉ IP của họ để chỉ tác động đến các thành viên vô danh trên mạng để họ có thể tiếp tục đóng góp. Xin xem thêm Wikipedia:Tại sao nên tạo một tài khoản?
- Ghi chú: Nếu địa chỉ IP của bạn bị cấm, bạn có thể phải tạo tài khoản của bạn ở nhà hoặc ở máy tính khác.
- Ghi chú: Nhiều địa chỉ IP xoay vòng của các ISP sử dụng các địa chỉ IP dùng chung bị cấm với lý do "proxy" hoặc "địa chỉ ma" vì con số quá lớn người dùng khác nhau đang dùng chung địa chỉ IP đó. Tại những máy đó, những thành viên đã đăng nhập sẽ bị cấm tự động ngay lập tức. Nếu bạn gặp phải trường hợp như vậy, xin hãy theo các bước yêu cầu bỏ cấm hoặc liên lạc với người quản lý.
Làm thế nào để yêu cầu bỏ cấm
Các hướng dẫn về làm thế nào để yêu cầu bỏ cấm được cung cấp tại trang thông báo cấm của bạn. Cách nhanh nhất để xem lại nó là hãy cố gắng sửa đổi tại Wikipedia:Chỗ thử bằng cách nhấn vào đây. Nếu bạn vẫn có thể sửa đổi tại trang thử nghiệm thì thời hạn cấm tài khoản của bạn đã hết hoặc đã được dỡ bỏ và bạn không cần phải làm gì thêm nữa.
Ghi chú đối với những người đang giúp đỡ các thành viên bị cấm: Mẫu thông điệp mà các thành viên bị cấm đọc được có ở MediaWiki:Blockedtext. Các hướng dẫn sau về việc yêu cầu bỏ cấm có tại Trợ giúp:Tôi đã bị cấm.
Điều gì sẽ xảy ra
Khi việc cấm bị phản bác, những thành viên khác - mà đa số trong số họ không liên quan đến sự việc - sẽ xem xét lại lịch sử sửa đổi của bạn, chúng đều được ghi lại vào nhật trình, cũng như xem lại lý do cấm và lịch sử dẫn đến việc cấm.
Các thành viên có quyền quản lý trong mọi trường hợp sẽ phải tránh tối đa chiến tranh đồng cấp, có nghĩa là, dẫm lên các quyết định của nhau, vì điều này bản thân nó cũng là một sự vi phạm nghiêm trọng quy định đối với quản lý. Vì lý do này, việc cấm thường sẽ không được phép trở thành nguồn gốc của mâu thuẫn; mà thay vào đó, sẽ phải tìm kiếm sự đồng thuận, bằng cách kiểm tra lại vấn đề một cách công bằng và khách quan, và đọc lại các quy định được cho là đã bị vi phạm.
Giải quyết vấn đề cấm thành viên phải xuất phát từ sự thỏa thuận với quản lý thi hành việc cấm, các quản lý khác chỉ đứng ra giải quyết thay chỉ khi (và rất hiếm khi) việc cấm đó rõ ràng là không công bằng, hoặc được kiện lên tới Hội đồng trọng tài để thực hiện một quy định chính thức về vấn đề đó.
- Nếu có đồng thuận rằng bạn đã bị cấm một cách bất công, bạn có thể được bỏ cấm trực tiếp (nếu việc cấm đó rõ ràng là nhầm lẫn), nhưng điều này rất hiếm khi xảy ra trừ phi không có bất cứ lý lẽ nào tồn tại để cấm. Thường quyết định của người quản lý thi hành cấm được tôn trọng nếu có thắc mắc nghi ngờ.
- Bạn có thể được bỏ cấm nếu người quản lý cấm bạn thay đổi quan điểm hoặc vắng mặt không thể liên lạc, và việc bỏ cấm là hợp lý.
- Sau khi bạn được bỏ cấm, bạn có thể thực thiện theo quy trình giải quyết mâu thuẫn nếu bạn tin rằng bạn đã bị đối xử bất công.
- Nếu việc bỏ cấm cần phải được thảo luận, có thể sẽ phải mất vài ngày để đạt đến sự đồng thuận.
- Chống án lên Hội đồng trọng tài
Về nguyên tắc, bất kỳ thành viên bị cấm nào cũng có chống án lên Hội đồng trọng tài như một phương sách cuối cùng, sau khi những nỗ lực dỡ bỏ việc cấm đều thất bại. Trên thực tế, Hội đồng trọng tài hiếm khi (hay chưa từng) nhận được trường hợp nào liên quan đến các lần cấm ngắn hạn, vì đa số các vụ cần đến trọng tài phải mất ít nhất 1 tháng mới có kết luận cuối cùng. Lý lẽ rằng một quản lý đã hành động sai trái khi thực hiện việc cấm có thể được giải quyết hiệu quả hơn thông qua quy trình giải quyết mâu thuẫn sau khi việc cấm đã hết hạn.
Cấm vĩnh viễn (đi cùng với lệnh cấm hẳn từ Wikipedia) có thể được chống án lên Hội đồng trọng tài. Những thành viên bị cấm hẳn không nên tạo tài khoản mới, hoặc tài khoản con rối để đâm đơn chống án. Thay vào đó, họ nên liên lạc với một thành viên của hội đồng hoặc một thư ký hội đồng qua thư điện tử và yêu cầu đâm đơn trên danh nghĩa của mình. Nói chung, thành viên bị cấm hẳn sẽ yêu cầu tại trang thảo luận của mình, rồi sau đó sẽ được chép sang Wikipedia:Yêu cầu hội đồng bởi người thư ký. Trong một số trường hợp, một thành viên bị cấm hẳn có thể được bỏ cấm chỉ vì mục đích duy nhất là để đâm đơn chống án. Trong trường hợp đó, sửa chữa các trang khác sẽ là chỗ dựa để ngay lập tức cấm lại thành viên đó.
Các bước chống án cấm khác
Trong những trường hợp cực kỳ hiếm hoi, bạn có thể sẽ muốn sử dụng quy trình giải quyết mâu thuẫn trong khi vẫn còn bị cấm. Để làm được điều đó, bạn có thể liên lạc với thành viên Wikipedia khác bằng email, hoặc sửa chữa tại trang thảo luận của bạn (điều bạn vẫn có thể làm khi bị cấm).
Lạm dụng quy trình bỏ cấm
Hình thức cấm bình thường sẽ hạn chế thành viên không cho sửa bài ở tất cả các trang trừ trang thảo luận thành viên của họ. Các thành viên được phép duy trì việc sử dụng trang thảo luận thành viên, với mục đích chính là để có cơ hội chống án, sao cho những người này không bị ngăn chặn hoàn toàn và có thể tham dự ở mức độ tối thiểu nào đó ở Wikipedia, trong khi việc cấm vẫn có hiệu lực.
Trong khi đang yêu cầu phân xử, khả năng sửa bài có thể được phục hồi đối với một số trang giới hạn (như những trang có liên quan đến đơn chống án) trong khi chờ quyết định chính thức, giúp cho vấn đề này (và bất kỳ bằng chứng, sự thật, tình huống giảm nhẹ, hoặc chuộc lỗi) có thể được trình bày rộng hơn.
Một số ít thành viên bị khóa sử dụng quyền lợi này một cách kém cỏi, để công kích cá nhân hoặc để ngụy biện và nêu ý kiến cá nhân. Kết quả chắc chắn của những hành động như vậy là rất đơn giản - cấm tất cả khả năng sửa đổi và không thảo luận thêm, trong khi nếu thành viên đó tỏ ra có trách nhiệm và biết điều, có thể một kết quả khác hoàn toàn sẽ xảy đến.
Việc cấm ở Wikipedia thường mang tính cảnh cáo, và một khi đã trải qua và có kinh nghiệm, trừ phi cố tình lặp lại, chúng sẽ trở thành quá khứ. Wikipedia cùng các quản lý và hội đồng trọng tài thực sự mong muốn mọi người đều có thể hành động có trách nhiệm để có thể sửa đổi một cách tự do và thoải mái.
Những thành viên bị cấm được yêu cầu xem điều này như một cơ hội để suy ngẫm, một cơ hội để chứng tỏ sự thấu hiểu và khả năng hành động có trách nhiệm của mình, và là khoảng thời gian để cho mọi việc trôi qua và cũng để học hỏi.