Valeria Messalina
Valeria Messalina | |
---|---|
Hoàng hậu của Đế quốc La Mã | |
Tenure | 24 tháng 1 năm 41 – 48 |
Thông tin chung | |
Sinh | 25 tháng 1 năm 17 hoặc 20 Roma, Đế quốc La Mã |
Mất | 48 (31 hoặc 28 tuổi) Vườn Lucullus, Roma, Đế quốc La Mã |
Phối ngẫu | Claudius |
Hậu duệ | Claudia Octavia, Hoàng hậu La Mã Tiberius Claudius Caesar Britannicus |
Hoàng tộc | Julia-Claudia (qua họ chồng) gens Valeria (sinh) |
Thân phụ | Marcus Valerius Messalla Barbatus |
Thân mẫu | Domitia Lepida Trẻ |
Valeria Messalina,[1] đôi khi được gọi cách ngắn gọn là Messallina, (kh. 17/20–48) là người vợ thứ ba của Hoàng đế La Mã Claudius. Bà là một người chị em họ bên nội của Hoàng đế Nero, chị em họ của Caligula, và chút của hoàng đế Augustus. Dù là một người phụ nữ có quyền lực nhưng bà lại bị mang tiếng là tạp hôn, người ta cho rằng bà đã âm mưu chống lại chồng mình và bị xử tử sau khi âm mưu bại lộ. Tiếng xấu của bà được cho là được hình thành từ những lời buộc tội mang tính công kích chính trị.[2] Nó đã được lưu truyền bởi các tác phẩm nghệ thuật và văn học vào thời hiện đại.
Thiếu thời
[sửa | sửa mã nguồn]Messalina là con gái đầu tiên và đứa con thứ hai của Domitia Lepida Trẻ cùng với người anh em họ của bà Marcus Valerius Messalla Barbatus. Mẹ cô là con út của Chấp chính quan Lucius Domitius Ahenobarbus và Antonia Già. Domitius là người chồng đầu tiên của Hoàng hậu tương lai Agrippina Trẻ và cha đẻ của Hoàng đế Nero tương lai, điều này đã khiến Nero trở thành anh họ của Messalina bất chấp việc Messalina hơn ông tới mười bảy tuổi. Gia đình của Messalina khá phức tạp. Bà Claudia Marcella Messalina và Antonia Già là chị em cùng mẹ khác cha. Claudia Marcella, bà nội của Messalina, là con gái của chị gái Augustus, Octavia Trẻ với Gaius Claudius Marcellus nhỏ. Antonia Già, bà ngoại của Messalina, là con gái cả của Octavia với Marcus Antonius, và là dì của hoàng đế Claudius. Do đó, một số lượng lớn thành viên trong gia đình có quan hệ cận huyết.
Có rất ít thông tin về cuộc sống của Messalina trước khi kết hôn với người anh em họ hai đời Claudius vào năm 38, lúc đó ông khoảng 48 tuổi. Hai đứa trẻ được sinh ra như một kết quả của sự kết hợp của họ: một cô con gái tên là Claudia Octavia (sinh năm 39 hoặc 40), là một hoàng hậu tương lai, chị gái và người vợ cả của hoàng đế Nero, và một con trai, Britannicus. Khi Hoàng đế Caligula đã bị sát hại năm 41, thuộc Đội Cận vệ của Hoàng đế tuyên bố Claudius trở thành hoàng đế mới và Messalina trở thành hoàng hậu.
Tai tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]Các ví dụ và quan điểm trong bài viết này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề này. |
Messalina đi vào lịch sử với tai tiếng là vô tình và dâm loạn. Khi trở thành hoàng hậu, Messalina đã cho mở nhiều căn phòng bí mật để có thể quan hệ với tất cả những người đàn ông khác. Sau khi những vị khách ấy đi, bà thường lấy của họ 1 đồng xu để đếm số lượng người mình phục vụ.[3] Không chỉ như vậy, hàng đêm, bà ăn mặc như gái mại dâm và ẩn danh, bà bán dâm như một gái điếm - tìm kiếm tình dục vô độ của mình với nam giới.[4][5] Bà đã từng thách thức cô gái điếm La Mã nổi tiếng nhất thời bấy giờ, Scylla, quan hệ tình dục-tập thể hết đêm, theo đó người chiến thắng là người có thể quan hệ với nhiều người đàn ông hơn. Và kết quả là Messalina thắng khi Scylla đã từ bỏ vào lúc bình minh vì kiệt sức, trong khi Messalina vẫn còn làm tiếp cả trong buổi sáng.[6]
Một trong những tình nhân của bà là Gaius Silius. Thông qua ảnh hưởng của Messalina, Silius được chỉ định làm Nguyên lão vào năm 48. Silius đã bắt đầu quan hệ với Messalina, và ông đã ly dị vợ mình là Iunia Silana, mặc dù ông thừa nhận sự nguy hiểm của mối quan hệ này. Rõ ràng, ông đã nhiều lần chủ động từ chối quan hệ với Hoàng hậu để ít bị đe dọa hơn và hy vọng sẽ vẫn giữ mối quan hệ bí mật của mình. Như một phần thưởng, Messalina đã tắm với ông và đã tặng nhiều tiền và danh dự, đã có rất nhiều người làm công trong cung đi theo Silius và những lúc đến thăm ông thì họ tụ tập lại đi với nhau rất đông. Tuy nhiên, Claudius đã không biết gì về điều này.[7]
Sau khoảng một năm quan hệ, Silius đã tỏ ý rằng muốn cưới Messalina, và điều này đồng nghĩa bà sẽ ly dị Claudius. Và khi hoàng đế có việc phải tuần du đến Ostia,[8] Messalina đã tổ chức một đám cưới bí mật với Silius trong sự hiện diện của nhiều vị khách mời.[9] Một số nhà sử học nghi ngờ liệu điều này có thực sự là một cuộc hôn nhân hợp pháp mới của Messalina hay chỉ là một cuộc hôn nhân giả, mục đích cơ bản của cả hai bên là một buổi lễ.
Bà đã âm mưu ám sát chồng mình để đưa người tình lên ngôi. Tuy nhiên, một trong những cố vấn thân cận của Claudius, Narcissus, đã tiếp xúc với âm mưu của bà. Narcissus đã tiết lộ chuyện này với Claudius, Claudius đau khổ và khó có thể tin vào tai của mình, ông đã hạ lệnh giết chết Silius. Hoàng đế ra lệnh bắt Messalina chết và cho phép tự xử. Bà không đủ can đảm để cầm dao đâm vào người mình, và cuối cùng bị những binh sĩ được sai đến bắt giết chết. Viện nguyên lão La Mã sau đó ra lệnh xóa bỏ tên của Messalina bỏ khỏi tất cả những nơi công cộng hay tư nhân và tất cả các bức tượng của bà (damnatio memoriae) đều bị lệnh gỡ xuống.
Sử gia Tacitus thường liên kết Messalina với bạo lực. Thật vậy, một trong những diễn giả trường phái Tacitus vô danh đời sau gọi bà là một "con điếm dã man" (saevienti impudicae).[10]
Phả hệ
[sửa | sửa mã nguồn]Tổ tiên của Valeria Messalina | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
Ảnh hưởng của Messalina trong văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Hội họa
[sửa | sửa mã nguồn]Điêu khắc
[sửa | sửa mã nguồn]-
Tượng của Eugène Cyrille Brunet tại Musée des beaux-arts de Rennes
-
Messalina ôm con Tiberio Claudio Cesare Britannico, Bảo tàng Louvre
Văn học
[sửa | sửa mã nguồn]Điện ảnh và kịch trường
[sửa | sửa mã nguồn]- Messalina, phim câm 1910 của đạo diễn Enrico Guazzoni, Maria Caserini (1884-1969) thủ vai[11]
- Messalina phim 1924 vẫn của đạo diễn Enrico Guazzoni, Rina De Liguoro thủ vai
- Messalina, Messalina! phim năm 1977 của đạo diễn Bruno Corbucci (1931-1996), với diễn xuất của Anneka Di Lorenzo (1952-2011)
Nguồn
[sửa | sửa mã nguồn]- Cassius Dio, Lịch sử La Mã, LX. 14–18, 27–31
- Josephus, Phong tục của người Do Thái XX. 8; Cuộc chiến tranh của người Do Thái II. 12
- Juvenal, Satires 6, 10, 14
- Pliny Già, Lịch sử tự nhiên 10
- Plutarch, Cuộc đời
- Seneca Trẻ, Apocolocyntosis divi Claudii; Octavia, 257–261
- Suetonius, Tiểu sử 12 hoàng đế: Claudius 17, 26, 27, 29, 36, 37, 39; Nero 6; Vitellius 2
- Tacitus, Biên niên sử, XI. 1, 2, 12, 26–38
- Sextus Aurelius Victor, bản thu nhỏ của Cuốn sách của các Caesar, 4
Trích dẫn
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Prosopographia Imperii Romani V 161
- ^ Thomas A. J. McGinn, Prostitution, Sexuality, and the Law in Ancient Rome, Oxford University 1998 p 170
- ^ Vân Thanh. “Chuyện ngoại tình dâm đãng của hoàng hậu La Mã Valeria Messalina”. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2013.
- ^ Hallett, Judith P. (1997). Roman Sexualities: Classical gender studies. Nhà in Đại học Princeton. tr. 231. ISBN 0691011788.
- ^ Sheldon, Natasha. “The Empress Messalina: Politician or Whore?”. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2013.
- ^ Jan Stradling, Bad Girls & Wicked Women, mục Messalina
- ^ Tacitus, Biên niên sử 11, 12, 2 – 13, 1.
- ^ Cassius Dio 60, 31, 4.
- ^ Tacitus, Biên niên sử 11, 26f.
- ^ Hallett, Judith P. (1997). Roman Sexualities: Classical gender studies. Nhà in Đại học Princeton. tr. 232. ISBN 0691011788.
- ^ Messalina (1910) trên Internet Movie Database
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- (tiếng Pháp) Minaud, Gérard, Les vies de 12 femmes d’empereur romain - Devoirs, Intrigues & Voluptés , Paris, L’Harmattan, 2012, ch. 2, La vie de Messaline, femme de Claude, p. 39-64.
- Barrett, Anthony A. (1996). Agrippina: Sex, Power and Politics in the Early Roman Empire. New Haven: Yale University Press.
- Klebs, E. (1897–1898). Prosopographia Imperii Romani. H. Dessau, P. Von Rohden (ed.). Berlin.
- Levick, Barbara (1990). Claudius. New Haven: Yale University Press.
- Dina Sahyouni, « Le pouvoir critique des modèles féminins dans les Mémoires secrets: le cas de Messaline », in Le règne de la critique. L’imaginaire culturel des Mémoires secrets, sous la direction de Christophe Cave, Paris, Honoré Champion, 2010, p. 151–160.