Vườn quốc gia Thái Lỗ Các
Vườn quốc gia Thái Lỗ Các | |
---|---|
IUCN loại II (Vườn quốc gia) | |
Vị trí | Đài Loan |
Thành phố gần nhất | Thành phố Hoa Liên |
Tọa độ | 24°10′B 121°20′Đ / 24,167°B 121,333°Đ |
Diện tích | 920 km2 (360 dặm vuông Anh) |
Thành lập | 28 tháng 11 năm 1986 |
Vườn quốc gia Thái Lỗ Các (tiếng Trung: 太魯閣國家公園; bính âm: Tàilǔgé Gúojiā Gōngyuán; Bạch thoại tự: Thài-ló͘-koh Kok-ka Kong-hn̂g) là một trong chín vườn quốc gia ở Đài Loan. Tên của nó được đặt theo tên của hẻm núi Thái Lỗ Các điển hình tại vườn quốc gia. Nó trải rộng qua các thành phố Đài Trung, Nam Đầu, và Hoa Liên.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Ban đầu nó được thành lập như là vườn quốc gia Tuyết Sơn-Thái Lỗ Các 次高タロコ国立公園 (Nhật: Tsugitaka Taroko kokuritsu kōen) bởi Tổng đốc Đài Loan vào ngày 12 tháng 12 năm 1937 khi Đài Loan con là một phần của Đế quốc Nhật Bản. Sau khi Nhật Bản thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Hoa Dân Quốc kiểm soát Đài Loan. Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc sau đó xóa bỏ vườn quốc gia này vào ngày 15 tháng 8 năm 1945. Mãi cho đến ngày 28 tháng 11 năm 1986 thì nó mới được tái lập.[1]
Nguồn gốc tên gọi
[sửa | sửa mã nguồn]Tên Taroko (chính thức là Truku), có nghĩa là "con người" trong ngôn ngữ Truku của người Truku bản địa.
Địa chất
[sửa | sửa mã nguồn]Hẻm núi Thái Lỗ Các và khu vực xung quanh của nó nổi tiếng khi là nguồn cung cấp dồi dào đá cẩm thạch, khiến nó được biết đến với biệt danh "The Gorge Marble" (có nghĩa là hẻm núi đá cẩm thạch). Địa chất ở Thái Lỗ Các bắt nguồn tư cách đây hơn 200 triệu năm trước đây từ lớp trầm tích dưới đáy đại dương. Khi các trầm tích tích tụ với số lượng ngày càng nhiều và cuối cùng cứng thành đá vôi. Trong 100 triệu năm qua, kiến tạo nén giữa các mảng địa chất ngầm Philippine và Á-Âu tăng thêm áp lực biến chất đá vôi thành đá cẩm thạch. Chúng va chạm và đẩy lớp đất đá này lên trên bề mặt đại dương mà chúng ta thấy ngày hôm nay. Trong thực tế, khu vực này vẫn còn đang được nâng lên khoảng 0,5 cm mỗi năm.[2] Hẻm núi đá cẩm thạch được bào mòn và chạm khắc bởi sự ăn mòn của sông Lạch Vụ (立霧溪).[3] Ngoài ra, trong hẻm núi này còn có sự xuất hiện của ngọc bích. Loại ngọc bích này chỉ được tìm thấy ở Đài Loan và được khai thác và cung cấp cho thị trường ngọc bích tại Hoa Liên. Những ngọn núi có thể được nhìn thấy từ hoạt động đi bè trên sông trong vườn quốc gia (một hoạt động phổ biến trong những tháng hè ở Hẻm núi Thái Lỗ Các).
Điểm tham quan nổi tiếng
[sửa | sửa mã nguồn]- Động Cửu Khúc (九曲洞) (hiện đang đóng cửa từ tháng 3 năm 2017)
- Miếu thờ Trường Xuân (長春祠)
- Yên Tử Khẩu (燕子 口)
- Công viên Cận Hành (靳珩 公園)
- Cầu Từ Mẫu (慈母 橋)
- Thiên Tường (台灣)
- Vách đá Chùy Lộc (錐麓 斷崖)
- Cầu Lưu Phương (流芳 橋)
- Đại Vũ Lĩnh (Đồi Đại Vũ, 大禹 嶺)
- Vịnh Bố Lạc (布洛 灣)
- Vách đá Thanh Thủy (清水斷崖)
- Thác nước Bạch Dương (白楊瀑布)
- Đường Quan Nguyên (關原)
- Hợp Hoan Sơn (合歡山)
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]-
Thái Lỗ Các
-
Đạp xe lên dốc
-
Người đi xe đạp và xe động cơ đi chung con đường
-
Hầm xuyên qua thác nước
-
Cảnh hẻm núi
-
Thái Lỗ Các
-
Đền thờ Trường Xuân, Vườn quốc gia Thái Lỗ Các, bờ biển phía đông của Hoa Liên
-
Cầu treo
-
Thần Bí Cốc với cây cầu bắc qua
-
Cầu Trường Xuân
-
Tháp chuông Thái Lỗ Các
-
Lễ hội âm nhạc tại Thái Lỗ Các
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Wei-han, Chen (ngày 15 tháng 6 năm 2017). “Mining companies to face make-up reviews: Cabinet”. Taipei Times. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2017.
- ^ “Landform and Geology”. Taroko National Park Official Website. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 7 năm 2007. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2007.
- ^ Petley, D.N. (1998). “Geomorphological mapping for hazard assessment in a neotectonic terrain”. The Geographical Journal. 164 (2): 183–201. doi:10.2307/3060369. JSTOR 3060369.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Taroko National Park Lưu trữ 2016-11-22 tại Wayback Machine
- Photo galleries of Taroko National Park Lưu trữ 2008-08-18 tại Wayback Machine