Bước tới nội dung

Vương tộc Vasa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương tộc Vasa
Vasaätten

Wazowie
Vazos
Vương tộc
Vương gia huy của Vương tộc Vasa miêu tả một bó hoa, cái tên Vasa bắt nguồn từ vase (có nghĩa là "cái bình" trong tiếng Anh)[1]
Quốc giaThụy Điển Thụy Điển
Liên bang Ba Lan và Lietuva
Thành lập năm1523 (1523)
Thành lập bởiGustav I của Thụy Điển
Cai trị cuối cùngThụy Điển: Kristina (1632–1654)
Ba Lan và Lietuva: Jan II Kazimierz (1648–1668)
Tước hiệu
Giải thể1672 (1672) (nhánh nam kết thúc)
Phế truấtThụy Điển: 1654 (1654) (thoái vị)
Ba Lan và Lietuva: 1668 (1668) (thoái vị)
Nhánh phụGia tộc Vasaborg (không hợp pháp)

Vương tộc Vasa hoặc Wasa[2] (tiếng Thụy Điển: Vasaätten, tiếng Ba Lan: Wazowie, tiếng Litva: Vazos) là một Vương tộc thuộc thời kỳ cận đại được thành lập vào năm 1523 tại Thụy Điển. Các thành viên của gia tộc là người cai trị Vương quốc Thụy Điển từ năm 1523 đến năm 1654, Khối thịnh vượng chung Ba Lan-Lietuva từ năm 1587 đến năm 1668, và nhánh nam của vương tộc đã kết thúc sau cái chết của Jan II Kazimierz của Ba Lan vào năm 1672.

Thành viên

[sửa | sửa mã nguồn]

Quý tộc Thụy Điển

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiếp chính Thụy Điển

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Kettil Karlsson (k. 1433–1465), Giám mục Linköping, trị vì với tư cách là Lãnh chúa Bảo hộ và Nhiếp chính của Thụy Điển từ 1464–1465

Quân chủ Thụy Điển

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào năm 1654, Kristina của Thụy Điển (con gái của Gustavus Adolphus, người giành chiến thắng trong Chiến tranh Ba mươi năm) thoái vị, cải đạo sang Công giáo La Mã và rời khỏi đất nước. Ngai vàng Thụy Điển sau đó được trao cho người anh họ cùng cha khác mẹ của Christina là Karl X thuộc Vương tộc Pfalz-Zweibrücken, một nhánh phụ của Vương tộc Wittelsbach.

Các vị vua của Vương tộc Holstein-Gottorp, trị vì từ năm 1751 đến năm 1818, đã nhấn mạnh dòng dõi Vasa của họ thông qua một dòng dõi nữ. Quốc vương hiện tại của Vương tộc Bernadotte cũng tuyên bố về nguồn gốc Vasa, rằng Karl XIV là con nuôi của Karl XIII; con trai ông là Oscar I kết hôn với một hậu duệ Vasa là Joséphine xứ Leuchtenberg; cháu trai là Gustaf V kết hôn với Viktoria xứ Baden, chắt của Gustav IV Adolf thuộc vương tộc Holstein-Gottorp.

Quân chủ Ba Lan và Lietuva

[sửa | sửa mã nguồn]

Johan III của Thụy Điển kết hôn với Katarzyna Jagiellonka, em gái Zygmunt II August của Ba Lan. Khi Zygmunt II qua đời mà không có con, con trai của Johan III và Katarzyna Jagiellonka được bầu làm Vua Ba Lan và Đại vương công Lietuva vào năm 1587 với tên gọi Zygmunt III, và ông cũng giành được ngai vàng Thụy Điển sau khi Johan qua đời.

Tuy nhiên, việc Zygmunt theo Công giáo đã khiến ông mất đi ngai vàng Thụy Điển, sau đó người chú theo đạo Luther của Zygmunt là Karl IX đã kế vị ngai vàng. Từ thời điểm này trở đi tồn tại hai Vương tộc Vasa, một là nhánh chính theo Công giáo cai trị tại Ba Lan và Litva, hai là nhánh phụ theo Tin lành cai trị tại Thụy Điển, và việc này đã dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh giữa hai vương quốc. Triều đại Vasa của Ba Lan kết thúc sau cái chết của Jan II Kazimierz.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ [a b c d] Larsson, Lars-Olof (2002). Gustav Vasa – landsfader eller tyrann?. Stockholm: Prisma. Libris länk. ISBN 91-518-3904-0
  2. ^ Georg Starbäck in Berättelser ur Sweriges Medeltid, Tredje Bandet pp 264, 275, 278, 291–296 & 321

Tài liệu

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gillingstam, Hans (1952). Ätterna Oxenstierna och Vasa under medeltiden (PDF). Stockholm.
  • Harrison, Dick; Eriksson, Bo (2010). Sveriges historia: 1350–1600. Stockholm: Norstedt. ISBN 978-91-1-302439-4.
  • Kristina; Rodén, Marie-Louise; Huldt, Cecilia; Melander, Viveca (2006). Brev och skrifter (PDF). Svenska klassiker / utgivna av Svenska akademien. Stockholm: Svenska akademien i samverkan med Atlantis. ISBN 9173531421.
  • Larsson, Lars-Olof (2002). Gustav Vasa – landsfader eller tyrann?. Stockholm: Prisma. ISBN 91-518-3904-0.
  • Louda, Jiri; Maclagan, Michael (1981). Lines of Succession. London: Orbis Publishing Ltd. ISBN 0-460-04519-9.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Vương tộc Vasa
Tiền nhiệm
Vương tộc Oldenburg
Vương tộc cầm quyền của Vương quốc Thụy Điển
1523–1654
Kế nhiệm
Vương tộc Pfalz-Zweibrücken
Tiền nhiệm
Triều đại Jagiellon
Vương tộc cầm quyền của Vương quốc Ba Lan
1587–1668
Kế nhiệm
Gia tộc Wiśniowiecki
Vương tộc cầm quyền của Đại công quốc Lietuva
1587–1668
Tiền nhiệm
Vương tộc Shuya
Vương tộc cầm quyền của Sa quốc Nga
1610–1612
Kế nhiệm
Vương tộc Romanov