Vương tộc Savoia-Carignano
Vương tộc Savoia-Carignano (tiếng Ý: Savoia-Carignano; tiếng Pháp: Savoie-Carignan) có nguồn gốc là một chi nhánh Nhà Savoia. Nó được thành lập bởi Tommaso Francesco của Savoia, Thân vương xứ Carignano (1596–1656), một chỉ huy quân sự người Ý, con trai thứ 5 của Charles Emmanuel I, Công tước xứ Savoy. Con cháu của ông được chấp nhận là Thân vương ngoại quốc (Prince étranger) tại triều đình Pháp, nơi một số giữ các vị trí nổi bật. Cuối cùng họ trở thành quốc vương của Sardegna từ năm 1831 đến năm 1861, và là vua của Vương quốc Ý từ năm 1861 cho đến khi vương triều bị phế truất vào năm 1946. Trong một thời gian ngắn, Vương tộc Savoia-Carignano cũng được bầu chọn lên ngai vàng của Tây Ban Nha và Croatia, vương tộc này cũng hôn phối với các vương tộc Bulgaria và Bồ Đào Nha.
Nhân vật nổi tiếng nhất của Nhà Savoia-Carignano trước khi họ được nâng lên địa vị Vương tộc chính là Thân vương Eugène, một lãnh đạo quân sự, nhà chính trị kiệt xuất của Đế chế La Mã Thần thánh và được xem là một trong những chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử châu Âu. Trong khi đó Victor Emmanuel II lại trở thành một vị quân chủ kiệt xuất trong lịch sử Ý khi ông đã thành công thống nhất Bán đảo Ý sau hàng nghìn năm bị chia cắt.
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Thomas Francis xứ Savoy, sinh ra tại Torino, ông là con út trong số năm người con trai hợp pháp của Charles Emmanuel I, Công tước có chủ quyền của Savoy, mẹ ông là Catalina Micaela của Tây Ban Nha (con gái của Vua Tây Ban Nha - Felipe II và người phối ngẫu của ông, Élisabeth của Pháp, một vương nữ của Vương quốc Pháp). Khi vẫn còn là một chàng trai trẻ, ông đã mang quân hàm ở Bán đảo Ý phục vụ Vua Tây Ban Nha.[1]
Mặc dù trong các triều đại trước đó, các con trai nhỏ hơn của Công tước xứ Savoia đã được ban cho các quyền thừa kế tài sản và tước vị ở Thụy Sĩ (Genevois, Vaud), Ý (Aosta) hoặc Pháp (Nemours, Bresse), các công tước Savoia nhận thấy rằng điều này hạn chế sự cai trị của chính họ trong toàn lãnh thổ, vì nó sẽ khiến nội bộ triều đại xung đột và ly khai khu vực. Thomas Francis không chỉ có anh trai, mà còn là một trong 21 người con được thừa nhận của Charles Emmanuel. Trong khi chỉ có chín người trong số này là hợp pháp, những người khác, là con đẻ của công tước với các tình nhân quý tộc, dường như đã được ban tặng tài sản hoặc của hồi môn một cách hào phóng trong suốt cuộc đời của cha họ.[2]
Thái ấp Carignano đã thuộc về Vương tộc Savoia từ năm 1418, và thực tế nó là một phần của Piemonte, chỉ cách Torino 20 km về phía Nam, có nghĩa là nó có thể là một "Lãnh địa Thân vương" (princedom) chỉ dành cho Thomas, không được ban tặng cho sự độc lập cũng như doanh thu từ thuế và tài sản trong lãnh địa.[3] Thay vì nhận được một quyền thừa kế quan trọng, Thomas đã kết hôn vào năm 1625 với Marie de Bourbon, em gái và đồng thừa kế của Louis, Bá tước xứ Soissons, người sẽ bị giết vào năm 1641, sau khi kích động cuộc nổi dậy chống lại Hồng y Richelieu.
Pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Thomas Francis và vợ là Marie không sống và phát triển sự nghiệp tại Turin, thủ đô của Công quốc Savoia, họ đã đến Paris, nơi mà vợ ông hưởng được địa vị quý tộc princesse du sang, vì bà là em họ đời thứ 2 của Vua Louis XIII của Pháp. Bản thân Thomas đã được xếp vào địa vị là một hoàng tử, con trai của một vị quân chủ đang trị vì một lãnh thổ độc lập, vì thế ông giữ địa vị hàng đầu trong các Thân vương ngoại quốc (Prince étranger) ở triều đình Pháp - xếp trên cả Nhà Guise, người có quan hệ họ hàng với Công tước xứ Lorraine.[1] Ông được bổ nhiệm làm Grand Maître của gia đình nhà vua, thay thế cho Louis II xứ Condé. Ông đã mời Claude Favre de Vaugelas làm gia sư cho các con của mình.
Marie hy vọng sẽ được kế thừa Thân vương quốc Neuchâtel ở Thụy Sĩ, gần Savoia, nhưng vua Pháp đã chấm dức hy vọng này vào năm 1643, khi ông quyết định hợp pháp cho Louis Henri de Bourbon, Hiệp sĩ de Soissons (1640–1703), con trai của người anh trai quá cố của Marie. Điều này đã ngăn cản Nhà Savoia ảnh hưởng lên khu vực đó, vì thế Thomas chỉ sở hữu tước hiệu "Thân vương xứ Carignan". Marie cuối cùng đã thừa kế quyền sở hữu tài sản của anh trai mình ở Pháp, Bá quốc Soissons, nhưng tài sản này được xem như một cơ sở hạ tầng cho chi nhánh Pháp của gia tộc. Sau Thomas Francis, dòng dõi cao cấp của ông trở về Savoia, lần lượt kết hôn với các vương nữ Pháp, Ý và Đức.[2]
Tây Ban Nha
[sửa | sửa mã nguồn]Nội chiến Piemonte
[sửa | sửa mã nguồn]Thế hệ thứ 2
[sửa | sửa mã nguồn]Các thế hệ tiếp theo
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b Spanheim, Ézéchiel (1973). Emile Bourgeois (biên tập). Relation de la Cour de France. le Temps retrouvé (bằng tiếng Pháp). Paris: Mercure de France. tr. 107.
- ^ a b Miroslav, Marek. “Rulers of Italy and Savoy: Savoy 3”. Genealogy.eu. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2008.
- ^ Chisholm, Hugh biên tập (1911). Encyclopædia Britannica. 5 (ấn bản thứ 11). Cambridge University Press. tr. 336. .