Userkare
Userkare | |
---|---|
Woserkare | |
Cartouche của Userkare trong bản danh sách vua Abydos. | |
Pharaon | |
Vương triều | Từ 1 tới 5 năm vào giai đoạn cuối thế kỷ thứ 24 TCN tới đầu thế kỷ thứ 23 TCN[note 1] (Vương triều thứ Sáu) |
Tiên vương | Teti |
Kế vị | Pepi I Meryre |
Cha | không chắc chắn, có thể là Teti |
Mẹ | không chắc chắn, có thể là Khuit |
Userkare (còn được gọi là Woserkare, có nghĩa là "Hùng mạnh khi là linh hồn của Ra") là vị pharaon thứ hai của vương triều thứ sáu, ông chỉ trị vì trong một thời gian ngắn, từ 1-5 năm, vào giai đoạn cuối thế kỷ 24 TCN cho đến đầu thế kỷ thứ 23 TCN. Mối quan hệ của Userkare với vị tiên vương Teti và vị vua kế tục ông là Pepi I chưa được biết rõ và triều đại của ông vẫn còn là một bí ẩn. Mặc dù Userkare đã được chứng thực trong các ghi chép lịch sử, tên của ông không hề xuất hiện trong những ngôi mộ của các quan lại Ai Cập sống dưới triều đại của ông. Ngoài ra, vị tư tế Ai Cập Manetho ghi lại rằng vị tiên vương của Userkare là Teti đã bị sát hại và Userkare thường được xem là kẻ tiếm vị chỉ cai trị trong một khoảng thời gian ngắn ngủi. Một giả thuyết khác cho rằng ông có thể là một nhiếp chính và cai trị thay mặt người con trai còn thơ ấu của Teti, người sau này trở thành vua với tên gọi là Pepi I.
Chứng thực
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Userkare có mặt trong bản danh sách vua Abydos, một danh sách các vị vua được viết dưới triều đại của Seti I (1290-1279 TCN) khoảng hơn 1000 năm sau thời điểm giai đoạn đầu của vương triều thứ Sáu. Đồ hình của Userkare nằm ở vị trí thứ 35 trong bản danh sách này, nằm giữa đồ hình của Teti và Pepi I,[12]điều này khiến cho ông trở thành vị pharaon thứ hai của vương triều thứ Sáu[13]. Userkare cũng có thể đã được ghi lại trên cuộn giấy cói Turin, một danh sách các vua được biên soạn dưới thời trị vì của Ramesses II (1279-1213 trước Công nguyên). Thật không may, một vết hổng lớn đã ảnh hưởng đến dòng thứ hai thuộc cột thứ tư của cuộn giấy papyrus này, tại đó có thể là nơi mà tên của UserKare được ghi lại.[14]
Nguồn đương thời
[sửa | sửa mã nguồn]Chứng cứ chắc chắn
[sửa | sửa mã nguồn]Chỉ có rất ít những đồ tạo tác với niên đại thuộc về triều đại của Userkare còn sót lại cho đến ngày nay, những chứng cứ chắc chắn duy nhất cùng thời với triều đại của ông đó là hai con dấu trụ lăn[2][note 2] có khắc tên và tước hiệu của ông [18]và một chiếc búa bằng đồng từ bộ sưu tập của Michaelides.[19] Chiếc búa này có khắc một dòng chữ nhỏ ghi lại tên gọi của một nhóm thợ "Những người được yêu quý của Userkare", họ tới từ Wadjet, nome thứ 10 của Thượng Ai Cập, nằm gần Tjebu, phía nam Asyut.[20]
Chứng cứ có thể
[sửa | sửa mã nguồn]Hai nhà Ai Cập học người Pháp Michel Baud và Vassil Dobrev cũng đã đề xuất rằng một đầu rìu bằng đồng được phát hiện ở Syria có thể thuộc về Userkare [11]. Chiếc rìu này khắc tên của một nhóm thợ khác, họ được gọi là "Những người được yêu quý của Hai Chim Ưng Vàng", trong đó "Hai Chim Ưng Vàng" là tên Horus vàng của một pharaon. Mặc dù cả Khufu lẫn Sahure đều mang tên này và họ có thể là chủ nhân của chiếc rìu này,[21]Baud và Dobrev lại lưu ý rằng các tên horus vàng của Teti và Pepi lần lượt là "Chim Ưng Vàng thống nhất" và "Ba Chim Ưng Vàng". Do đó họ dẫn tới kết luận cho rằng Userkare là "Hai Chim Ưng Vàng" và chiếc rìu này thuộc về ông.[11]
Nhà Ai Cập học người Anh Flinders Petrie đã đồng nhất Userkare một cách tạm thời với một vị vua tên là Ity được chứng thực bởi một bản khắc đá duy nhất mà được tìm thấy ở Wadi Hammamat. Bản khắc đá này có niên đại là vào năm đầu tiên dưới triều đại của Ity, đề cập đến một nhóm gồm 200 thủy thủ và 200 thợ xây dưới sự chỉ huy của các đốc công Ihyemsaf và Irenakhet [22], họ được phái đến Wadi Hammamat để thu thập đá cho việc xây dựng kim tự tháp của Ity mà được gọi tên là "Bau Ity ",[23]nó có nghĩa là" Vinh quang của Ity "[24]. Việc đồng nhất Userkaf với Ity của Petrie chỉ dựa hoàn toàn vào sự ước lượng của ông ta về bản khắc này đó là thuộc về vương triều thứ Sáu và thực tế rằng Userkare là vị vua duy nhất của thời kỳ này không có tước hiệu đầy đủ.[23] Sự đồng nhất này ngày nay được cho là phỏng đoán [25]và một số niên đại thuộc thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất đã được đề xuất cho Ity [24].
Bia đá Nam Saqqara
[sửa | sửa mã nguồn]Ngoài các nguồn lịch sử và đương thời, thông tin chi tiết về triều đại của Userkare đã từng được ghi lại trên tấm bia đá Nam Saqqara với niên đại gần tương đương, đây là một biên niên sử hoàng gia của vương triều thứ Sáu có niên đại thuộc về triều đại của Merenre Nemtyemsaf I hoặc Pepi II. [26]Thật không may, theo ước tính khoảng 92% [27]văn bản gốc đã bị mất khi tấm bia đá này được đánh bóng một cách gồ ghề để tái sử dụng làm một nắp quách, có thể là vào cuối thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất (khoảng 2160-2055 TCN) cho đến đầu thời kỳ Trung Vương quốc (khoảng 2055-1650 TCN). [28]Sự có mặt của Userkare trong biên niên sử này dù sao cũng có thể được suy ra dựa vào một khoảng trống lớn nằm giữa triều đại của Teti và Pepi I [14] cũng như từ các vết tích của một tước hiệu hoàng gia trong khoảng không gian này. [29]Mặc dù đoạn văn ghi lại các hoạt động của Userkare đã bị mất, dựa vào chiều dài của nó chúng ta có thể thấy được rằng Userkare đã cai trị Ai Cập trong khoảng bốn năm hoặc dường như là ít hơn hai năm [30].
Triều đại
[sửa | sửa mã nguồn]Do sự khan hiếm các văn kiện có liên quan đến Userkare, mối quan hệ của ông với vị tiên vương và vị vua kế tục hầu như lại không chắc chắn và các nhà Ai Cập học đã đưa ra một số giả thuyết về danh tính và triều đại của ông. Tựu trung lại, những giả thuyết này này rơi vào hai kịch bản trái ngược: một giả thuyết cho rằng Userkare là một vị vua hợp pháp hoặc là một nhiếp chính,[31]trong khi giả thuyết còn lại nhìn nhận Userkare như là một kẻ cướp ngôi, có thể chịu trách nhiệm về việc sát hại vị vua tiền nhiệm Teti [25].
Là một vị vua hợp pháp
[sửa | sửa mã nguồn]Những nhà Ai Cập học như William Stevenson Smith,[32] William C. Hayes[33] và Nicolas Grimal[34] tin rằng Userkare đã cai trị Ai Cập trong một thời gian ngắn như là một vị vua hợp pháp tạm thời hoặc là một nhiếp chính cùng với nữ hoàng Iput I. Quả thực, con trai của Teti là Pepi I đã cai trị trong khoảng 50 năm, điều này cho thấy rằng ông ta có thể còn rất nhỏ tuổi khi vua cha qua đời, có lẽ là còn quá nhỏ để đảm đương ngôi vua ngay lập tức.[35] Giả thuyết cho rằng Userkare chỉ đơn thuần là một quan nhiếp chính đã bị nhiều nhà Ai Cập học bác bỏ, bao gồm cả Naguib Kanawati, dựa trên cơ sở đó là Userkare đã được đề cập tới trong các bản danh sách vua Turin và Abydos cùng với tước hiệu hoàng gia đầy đủ, một điều chỉ dành riêng cho những vị pharaon đã trị vì.[36]
Để ủng hộ giả thuyết cho rằng Userkare là một vị vua hợp pháp tạm thời, Grimal nhấn mạnh rằng ông đã được chứng thực nhiều bởi các nguồn lịch sử và đương thời, đặc biệt là tấm Bia đá Saqqara. Điều này dường như mâu thuẫn với quan niệm cho rằng ông là một vị vua bất hợp pháp và là nạn nhân của một Damnatio memoriae được tiến hành bởi vị vua kế vị là Pepi I [note 3]. Ngoài ra, không có bằng chứng trực tiếp nào về những trở ngại liên quan đến việc trỗi dậy giành lấy ngai vàng của Pepi I trong các di tích khảo cổ học, mà có thể chắc rằng Userkare là một kẻ tiếm vị.[34]
Là một kẻ tiếm vị
[sửa | sửa mã nguồn]Vị tư tế người Ai Cập Manetho, tác giả của tác phẩm về lịch sử Ai Cập, Aegyptiaca, vào thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên dưới triều đại của Ptolemaios II (283-246 TCN), kể lại rằng Othoes - tên gọi của Teti trong tiếng Hy Lạp - đã bị các cấm vệ quân hoặc những người hầu cận của ông ta sát hại.[38]Dựa vào tuyên bố này, các nhà Ai Cập học đã nhận thấy một điều có vẻ hợp lý đó là Userkare đã tham dự hoặc ít nhất được hưởng lợi từ việc ám sát Teti, bất chấp sự vắng mặt của Userkare trong tác phẩm Aegyptiaca[38]. Tên của Userkare là kiểu tên gọi gắn với các vị thần và hợp nhất với tên của thần mặt trời Ra, một cách đặt tên phổ biến dưới thời vương triều thứ Năm trước đó. Bởi vì Teti không phải là một người con trai của vị vua cuối cùng thuộc vương triều thứ Năm Unas, cho nên một số nhà Ai Cập học đã đề xuất rằng Userkare có thể là hậu duệ của một chi thứ thuộc gia đình hoàng tộc của vương triều thứ Năm, ông đã chiếm đoạt được ngôi báu trong thời gian ngắn sau một cuộc chính biến.[31]
Nhà Ai Cập học người Úc gốc Ai Cập Naguib Kanawati cũng nhận thấy giả thuyết cho rằng Userkare là một vị vua hợp pháp cai trị ngắn ngủi hoặc nhiếp chính là "không có sức thuyết phục". [39]Thật vậy, các bằng chứng khảo cổ học còn làm tăng thêm sự tin tưởng đối với quan niệm cho rằng Userkare là một kẻ tiếm vị trong con mắt của vị vua kế vị ông là Pepi I. Đặc biệt, không có bất cứ sự đề cập nào tới Userkare trong các ngôi mộ và tiểu sử của nhiều vị quan Ai Cập mà đã phụng sự dưới triều đại của cả Teti và Pepi I.[40] Các tể tướng Inumin và Khentika, những người đã phụng sự cả Teti và Pepi I, hoàn toàn không nói về Userkare và cũng không có bất cứ hoạt động nào của họ dưới thời trị vì của Userkare được thuật lại trong ngôi mộ của họ. [41]Hơn nữa, trong ngôi mộ của Mehi, một cấm vệ quân sống dưới thời Teti, Userkare và Pepi, có một dòng chữ khắc cho thấy rằng tên của Teti ban đầu đã bị xóa để thay thế bằng tên của một vị vua khác, tên của vị vua này sau đó cũng đã bị xóa và thay thế lại bằng tên của Teti. [42]Kanawati lập luận rằng cái tên xen vào giữa này là của Userkare và Mehi có thể đã chuyển sự trung thành của ông ta sang cho ông. [43]Nỗ lực của Mehi để quay trở về với tên của Teti dường như đã không thành công, bởi vì có bằng chứng cho thấy rằng quá trình xây dựng ngôi mộ của ông ta đã dừng lại một cách đột ngột và ông ta chưa bao giờ được chôn cất ở đó. [44]
Lăng mộ
[sửa | sửa mã nguồn]Vị trí lăng mộ của Userkare vẫn chưa được xác định. Triều đại ngắn ngủi của ông ngụ ý rằng lăng mộ có lẽ vẫn chưa được hoàn thành vào thời điểm ông qua đời, điều này khiến cho việc xác định ngày nay trở nên khó khăn.[31]Bởi vì Userkare là một pharaon của vương triều thứ Sáu, cho nên lăng mộ của ông có lẽ đã được lên kế hoạch là một kim tự tháp. Một bằng chứng có thể chứng minh cho giả thuyết này đó là đầu rìu đồng có đề cập đến một nhóm những người thợ được trả lương tới từ nome Wadjet. Những người thợ này dường như đã tham gia vào một dự án xây dựng quan trọng, có thể là kim tự tháp của Userkare[34]
Hai giả thuyết về vị trí của kim tự tháp Userkare đã được đưa ra. Nhà Ai Cập học Vassil Dobrev đề xuất rằng kim tự tháp của Userkare nằm ở khu vực phía Nam Saqqara mà ngày nay được biết đến với tên gọi là Tabbet al-Guesh, phía tây bắc khu phức hợp tang lễ của Pepi I. Trên thực tế, có một khu nghĩa trang lớn của các vị quan lại thuộc vương triều thứ Sáu đã được tìm thấy ở đó, và theo Dobrev thì điều này gợi ý về sự hiện diện ngay gần đó của một kim tự tháp hoàng gia. [45]Nhà thiên văn học Giulio Magli thay vào đó tin rằng kim tự tháp của Userkare sẽ được tìm thấy ở khoảng giữa các kim tự tháp của Pepi I và Merenre Nemtyemsaf I, tại một nơi có thể khiến cho ba kim tự tháp tạo thành một đường thẳng song song với đường thẳng được tạo thành bởi các kim tự tháp của Sekhemkhet, Unas, Djoser, Userkafvà Teti về phía Bắc.[46]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Proposed dates for Userkare's reign: c. 2408–2404 BC,[1] 2358–2354 BC,[2] 2337–2335 BC,[3] 2323–2321 BC,[4] 2312–2310 BC,[5] 2291–2289 BC,[6][7] 2279–2276 BC,[8] 2270–2265 BC.[9]
- ^ The Swiss Egyptologist Peter Kaplony attributes three seals to Userkare[15] but one of these seals reads "Userka[...]" and could instead belong to Userkaf.[16] In addition, a number of seals bering the name "Userkare" have been attributed to him but are now believed to belong to the 13th Dynasty pharaoh Userkare Khendjer.[17]
- ^ Baud and Dobrev do not take Userkare's presence on the Saqqara Stone as direct evidence that he was legitimate in the eyes of his successors. However, if Userkare was an usurper, then this would mean that royal annals were not affected by damnatio memoriae and would rather systematically record all royal activities, regardless of their political context.[37]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Hayes 1978, tr. 58.
- ^ a b Altenmüller 2001, tr. 602.
- ^ Strudwick 2005, tr. xxx.
- ^ Malek 2000, tr. 104.
- ^ von Beckerath 1999, tr. 283.
- ^ Arnold 1999.
- ^ Allen et al. 1999, tr. xx.
- ^ Hornung 2012, tr. 491.
- ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 288.
- ^ Allen et al. 1999, tr. 10.
- ^ a b c Baud & Dobrev 1995, tr. 59, footnote 92.
- ^ Goedicke 1986, tr. 901.
- ^ von Beckerath 1999, tr. 62–63, king no. 2.
- ^ a b Baud & Dobrev 1995, tr. 59.
- ^ Kaplony 1981, II.A pp. 361–362, no 1 and 2; II.B, pl. 98.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 59, footnote 94.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 59, footnote 93.
- ^ Hayes 1978, tr. 125.
- ^ Kaplony 1965, tr. 36, 38–39 and fig. 90.
- ^ Roth 1991, tr. 122.
- ^ Roth 1991, tr. 122–123.
- ^ Strudwick 2005, tr. 140, num. 63.
- ^ a b Petrie 1907, tr. 88–89.
- ^ a b Baker 2008, tr. 157–158.
- ^ a b Baud & Dobrev 1995, tr. 60.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 54.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 25.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 54–55.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 28.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 53.
- ^ a b c Baker 2008, tr. 487.
- ^ Stevenson Smith 1971, tr. 191.
- ^ Hayes 1970, tr. 178–179.
- ^ a b c Grimal 1992, tr. 81.
- ^ Grimal 1992, tr. 82.
- ^ Kanawati 2003, tr. 184.
- ^ Baud & Dobrev 1995, tr. 62.
- ^ a b Waddell 1971, tr. 51–53.
- ^ Kanawati 2003, tr. 4.
- ^ Kanawati 2003, tr. 95.
- ^ Kanawati 2003, tr. 89.
- ^ Kanawati 2003, tr. 94–95.
- ^ Kanawati 2003, tr. 163.
- ^ Kanawati 2003, tr. 164.
- ^ Dobrev 2006.
- ^ Magli 2010, tr. 5.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Allen, James; Allen, Susan; Anderson, Julie; Arnold, Arnold; Arnold, Dorothea; Cherpion, Nadine; David, Élisabeth; Grimal, Nicolas; Grzymski, Krzysztof; Hawass, Zahi; Hill, Marsha; Jánosi, Peter; Labée-Toutée, Sophie; Labrousse, Audran; Lauer, Jean-Phillippe; Leclant, Jean; Der Manuelian, Peter; Millet, N. B.; Oppenheim, Adela; Craig Patch, Diana; Pischikova, Elena; Rigault, Patricia; Roehrig, Catharine H.; Wildung, Dietrich; Ziegler, Christiane (1999). Egyptian Art in the Age of the Pyramids. New York: The Metropolitan Museum of Art. ISBN 978-0-81-096543-0. OCLC 41431623.
- Altenmüller, Hartwig (2001). “Old Kingdom: Sixth Dynasty”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford University Press. tr. 601–605. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Arnold, Dorothea (ngày 19 tháng 7 năm 1999). “Old Kingdom Chronology and List of Kings”. Metropolitan Museum of Art. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2015.
- Baker, Darrell (2008). The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC. Stacey International. ISBN 978-1-905299-37-9.
- Baud, Michel; Dobrev, Vassil (1995). “De nouvelles annales de l'Ancien Empire Egyptien. Une "Pierre de Palerme" pour la VIe dynastie” (PDF). Bulletin de l'Institut Francais d'Archeologie Orientale (BIFAO) (bằng tiếng Pháp). 95: 23–92. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015.
- von Beckerath, Jürgen (1999). Handbuch der ägyptischen Königsnamen (bằng tiếng Đức). Münchner ägyptologische Studien, Heft 49, Mainz: Philip von Zabern. ISBN 978-3-8053-2591-2.
- Dobrev, Vassil (2006). “Old Kingdom Tombs at Tabbet al-Guesh (South Saqqara)”. Trong Bárta, Miroslav; Coppens, Filip; Krejci, Jaromir (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2005. Prague: Czech Institute of Egyptology, Faculty of Arts, Charles University in Prague. tr. 229–235. ISBN 978-8-07-308116-4.
- Dodson, Aidan; Hilton, Dyan (2004). The Complete Royal Families of Ancient Egypt. London: Thames & Hudson Ltd. ISBN 978-0-50-005128-3.
- Goedicke, Hans (1986). “Userkare”. Trong Helck, Wolfgang; Otto, Eberhard; Westendorf, Wolfhart (biên tập). Lexikon der Ägyptologie: Band VI. Stele-Zypresse (bằng tiếng Đức). Wiesbaden: Otto Harrassowitz. ISBN 978-3-44-702663-5.
- Grimal, Nicolas (1992). A History of Ancient Egypt. Translated by Ian Shaw. Oxford: Blackwell publishing. ISBN 978-0-63-119396-8.
- Hayes, William (1970). “The Old Kingdom in Egypt”. Trong Edwards, I. E. S.; Gadd, C. J.; Hammond, N. G. L. (biên tập). The Cambridge Ancient History, Vol. 1, Part 1. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 178–179. ISBN 978-0-52-107051-5.
- Hayes, William (1978). The Scepter of Egypt: A Background for the Study of the Egyptian Antiquities in The Metropolitan Museum of Art. Vol. 1, From the Earliest Times to the End of the Middle Kingdom. New York: Metropolitan Museum of Art. OCLC 7427345.
- Hornung, Erik; Krauss, Rolf; Warburton, David biên tập (2012). Ancient Egyptian Chronology. Handbook of Oriental Studies. Leiden, Boston: Brill. ISBN 978-90-04-11385-5. ISSN 0169-9423.
- Kanawati, Naguib (2003). Conspiracies in the Egyptian Palace: Unis to Pepy I. London; New York: Routledge. ISBN 978-0-20-316673-4.
- Kaplony, Peter (1965). “Bemerkungen zu einigen Steingefäßen mit archaïschen Königsnamen”. Mitteilungen des Deutschen Archäologischen Instituts, Abteilung Kairo (MDAIK) (bằng tiếng Đức). 20: 1–46.
- Kaplony, Peter (1981). Die Rollsiegel des Alten Reiches. Band II; Text A: Katalog der Rollsiegel. Text B: Tafeln. Monumenta Aegyptiaca, 3B (bằng tiếng Đức). Bruxelles: Fondation Egyptologique Reine Élisabeth. OCLC 58642039.
- Magli, Giulio (2010). “Archaeoastronomy and the archaeo=topography as tools in the search for a missing Egyptian pyramid”. PalArch's Journal of Archaeology of Egypt/Egyptology. 7 (5): 1–9.
- Malek, Jaromir (2000). “The Old Kingdom (c.2160-2055 BC)”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford University Press. ISBN 978-0-19-815034-3.
- Petrie, William Matthew Flinders (1907). A History of Egypt. Volume 1: from the earliest times to the XVIth dynasty (ấn bản thứ 6). London: Methuen & co. OCLC 1524193.
- Roth, Ann Macy (1991). Egyptian Phyles in the Old Kingdom: The Evolution of a System of Social Organization. Studies in Ancient Oriental Civilization 48. Chicago: The Oriental Institute. ISBN 978-0-91-898668-9.
- Stevenson Smith, William (1971). “The Old Kingdom in Egypt”. Trong Edwards, I. E. S.; Gadd, C. J.; Hammond, N. G. L. (biên tập). The Cambridge Ancient History, Vol. 1, Part 2: Early History of the Middle East. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 145–207. ISBN 978-0-52-107791-0.
- Strudwick, Nigel (2005). Texts from the Pyramid Age . Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-138-4.
- Waddell, William Gillan (1971). Manetho. Loeb classical library, 350. Cambridge, Massachusetts; London: Harvard University Press; W. Heinemann. OCLC 6246102.