UEFA Champions League 2008-09 là giải đấu bóng đá cao nhất ở cấp câu lạc bộ của châu Âu thứ 54 tính từ lần đầu khởi tranh và là giải thứ 17 theo thể thức và tên gọi mới UEFA Champions League. Trận chung kết được tổ chức tại sân vận động Olimpico ở thủ đô Roma của Ý vào ngày 27 tháng 5 năm 2009. Barcelona là nhà vô địch mới của giải sau khi đánh bại đương kim vô địch Manchester United 2 – 0 ở chung kết.
Giải đấu này có tất cả 76 câu lạc bộ từ 52 liên đoàn thành viên UEFA tham dự (ngoại trừ Liechtenstein không tổ chức giải vô địch quốc gia nên không có đội bóng tham dự). Các quốc gia được xếp hạng dựa trên hệ số điểm của UEFA. Vị trí đương kim vô địch không sử dụng đến do đương kim vô địch Manchester United vào thẳng vòng đấu bảng với tư cách nhà vô địch Premier League.
Dưới đây là cách phân bổ các suất tham dự giải đấu:
Các liên đoàn hạng 1-3 (Tây Ban Nha, Anh và Ý) có 4 câu lạc bộ tham dự
Các liên đoàn hạng 4-6 (Pháp, Đức và Bồ Đào Nha) có 3 câu lạc bộ tham dự
Lễ bốc thăm cho hai vòng loại đầu tiên tiến hành ngày 1 tháng 7 năm 2008 tại Nyon, Thuỵ Sĩ. Lượt đi vòng loại thứ nhất diễn ra trong hai ngày 15 và 16 tháng 7, lượt về diễn ra trong hai ngày 22 và 23 tháng 7 năm 2008.
Thể thức bốc thăm vòng loại thứ nhất là các câu lạc bộ được chia thành hai nhóm dựa theo Hệ số UEFA. Nhóm dưới bao gồm 14 đội bóng của các liên đoàn có hạng 40-53: không đội bóng nào trong nhóm này được UEFA xếp hạng câu lạc bộ.
2 trong số 14 cặp đấu kết thúc bằng chiến thắng của đội ở nhóm dưới: Inter Baku (Azerbaijan, liên đoàn hạng 42) thắng Rabotnički (Macedonia, 36) và BATE (Belarus, 40) thắng Valur (Iceland, 37).
Ở vòng loại thứ hai các câu lạc bộ cũng được chia thành hai nhóm theo Hệ số UEFA. Nhóm trên bao gồm 14 câu lạc bộ có thứ hạng UEFA cao hơn 166, nhóm dưới gồm các câu lạc bộ có thứ hạng thấp hơn hoặc không được xếp hạng.
3 trong số 14 cặp đấu kết thúc bằng chiến thắng của đội ở nhóm dưới: Kaunas (không xếp hạng) thắng Rangers (hạng 24), BATE (không xếp hạng) thắng Anderlecht (hạng 56) và Anorthosis Famagusta (hạng 193) thắng Rapid Wien (hạng 166).
Vòng loại thứ ba được tiến hành bốc thăm vào 1 tháng 8 năm 2008 tại Nyon, Thụy Sĩ.[2] Lượt đi diễn ra trong hai ngày 12 và 13 tháng 8, lượt về diễn ra sau đó 2 tuần 26 và 27 tháng 8. Đội thắng trong các cặp đấu sẽ lọt vào vòng đấu bảng, trong khi đó đội thua chuyển sang thi đấu ở Cúp UEFA 2008-09, làm hạt giống ở vòng một.
Giống hai vòng loại trước, ở vòng loại này các câu lạc bộ cũng được chia thành hai nhóm. Nhóm trên bao gồm 16 câu lạc bộ có thứ hạng UEFA cao hơn 61, nhóm dưới gồm các câu lạc bộ có thứ hạng thấp hơn hoặc không được xếp hạng. Tuy nhiên việc bốc thăm được tiến hành trước khi vòng loại thứ hai kết thúc. Do đó hai câu lạc bộ Kaunas và BATE được xếp ở nhóm trên, do thứ hạng của đội bóng đã bị họ loại cao hơn 61.
Theo điều 4.05 trong quy định của UEFA mùa bóng này, nếu hai hay nhiều đội cùng điểm với nhau khi kết thúc vòng đấu bảng, các tiêu chí để xếp hạng theo thứ tự như sau:
Ngoại trừ trận chung kết, vòng loại trực tiếp thi đấu theo thể thức sân nhà − sân khách với cùng thể thức như ở vòng sơ loại. Ở vòng 16 đội, đội đầu bảng gặp đội nhì bảng, hai đội trong một cặp đấu không cùng quốc gia và không cùng bảng đấu loại. Việc bốc thăm ở tứ kết và bán kết dựa vào thành tích ở vòng đấu bảng và vòng loại đầu tiên trong mùa bóng này (8 trận đấu).
Lễ bốc thăm tứ kết và bán kết được tiến hành vào ngày 20 tháng 3. Việc bốc thăm là ngẫu nhiên, nghĩa là không có đội hạt giống và không xét đến quốc gia của câu lạc bộ. Lượt đi tứ kết diễn ra vào 7 và 8 tháng 4, lượt về một tuần sau đó là 14 và 15 tháng 4.
Trận chung kết UEFA Champions League mùa giải 2008-09 diễn ra vào 20 giờ 45 (giờ địa phương, UTC +2) ngày 27 tháng 5 năm 2009 tại sân vận động Olimpico thuộc thành phố Roma, Ý. Đây là lần thứ năm liên tiếp trận chung kết Champions League có ít nhất một đội bóng Anh. Manchester United cũng là đội bóng thứ 3 có cơ hội bảo vệ chức vô địch sau Ajax (năm 1996) và Juventus (năm 1997). Barcelona lên ngôi vô địch sau khi chiến thắng 2–0 nhờ hai bàn thắng của Eto'o và Messi, trở thành câu lạc bộ Tây Ban Nha đầu tiên giành được "cú ăn ba" (Champions League, vô địch quốc gia và Cúp quốc gia).
^Riêng Hà Lan thường cử đội bóng chiến thắng ở các trận đấu loại trực tiếp giữa một số đội bóng có thứ hạng cao ở giải vô địch chứ không phải đội hạng nhì.