Bước tới nội dung

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
Eleanor Roosevelt cầm bản tiếng Anh của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền
The human rights adopted by the United Nations General Assembly of its 183rd meeting, held in Paris on 10 December 1948
Ra đời1948
Thông quaNgày 10 tháng 12 năm 1948
Nơi lưu trữCung Chaillot, Paris
Tác giảỦy ban dự thảo
Mục đíchQuyền con người
Official website
https://www.un.org/en/about-us/universal-declaration-of-human-rights
Toàn văn
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền tại Wikisource

Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (TNQTNQ) là văn kiện quốc tế đặt ra các quyền con người được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 ở Cung Chaillot tại Paris, Pháp.[1] Eleanor Roosevelt là người đứng đầu ủy ban dự thảo.

TNQTNQ đặt ra các quyền lợi và tự do cơ bản của mỗi cá nhân. TNQTNQ tuyên bố "mọi người sinh ra tự do, bình đẳng về nhân phẩm và quyền lợi", không phân biệt "chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hoặc kiến giải khác, quốc tịch hoặc xuất thân xã hội, tài sản, xuất sinh hoặc thân phận khác".[2] TNQTNQ là văn kiện quan trọng trong lịch sử quyền con người bởi vì các quyền lợi, tự do của TNQTNQ là chung của loài người, không phân biệt văn hóa, chế độ chính trị hoặc tôn giáo.[3][4] TNQTNQ là nền tảng của luật quốc tế về nhân quyền, ví dụ như Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịCông ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.

Tuy không có hiệu lực pháp luật nhưng TNQTNQ đã được đưa vào những điều ước quốc tế, văn kiện nhân quyền của các khu vực và hiến pháp, bộ luật quốc gia.[5][6][7]

Tất cả 193 nước thành viên Liên Hợp Quốc đều đã phê chuẩn ít nhất một trong chín điều ước quốc tế nhân quyền chịu ảnh hưởng của TNQTNQ, phần lớn đã phê chuẩn ít nhất bốn điều ước.[1] Nhiều điều khoản của TNQTNQ đã được công nhận là tập quán quốc tế.[8][9] TNQTNQ đã được dịch ra 530 thứ tiếng, là văn kiện phổ quát nhất trong lịch sử.[10]

Bố cục và nội dung

[sửa | sửa mã nguồn]

TNQTNQ gồm:

  • Lời nói đầu trình bày bối cảnh lịch sử của TNQTNQ.
  • Điều 1–2 đặt ra các khái niệm nhân phẩm, tự do và bình đẳng.
  • Điều 3–5 đặt ra các quyền lợi cơ bản khác như quyền sống và cấm chế độ nô lệ, tra tấn.
  • Điều 6–11 đặt ra các quyền lợi của cá nhân trước pháp luật như quyền bình đẳng trước pháp luật và quyền được xét xử công bằng.
  • Điều 12–17 đặt ra các quyền lợi của cá nhân đối với cộng đồng như quyền tự do đi lại, quyền sở hữu tài sản và quyền có quốc tịch.
  • Điều 18–21 đặt ra các quyền lợi dân sự và chính trị như quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo, ngôn luận, tụ họp và lập hội.
  • Điều 22–27 đặt ra các quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa như quyền an sinh xã hội, có tiêu chuẩn sống xứng và quyền được chăm sóc của mẹ và trẻ em.
  • Điều 28–30 đặt ra giới hạn của các quyền lợi, tự do, nghĩa vụ của cá nhân đối với xã hội và cấm lạm dụng các quyền lợi, tự do vào mục đích trái với Liên Hợp Quốc.[11]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh thế giới thứ hai

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào Chiến tranh thế giới thứ hai, khối Đồng Minh đề xướng Tứ tự do làm cương lĩnh: tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do khỏi sợ hãi, tự do khỏi nghèo khó.[12][13] Cuối chiến tranh, Hiến chương Liên Hợp Quốc được kí kết, tái khẳng định nhân quyền, nhân phẩm và ràng buộc các nước thành viên bảo vệ quyền con người mà không phân biệt chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ hoặc tôn giáo.[14] Sau khi chiến tranh kết thúc, tội ác của Đức Quốc Xã được vạch trần, khiến cho cộng đồng quốc tế quyết định ra một bản tuyên ngôn xác định các quyền lợi và tự do của mọi người.[15][16][17]

Soạn thảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 6 năm 1946, Hội đồng Kinh tế và Xã hội Liên Hợp Quốc thành lập Ủy ban Liên Hợp Quốc về Nhân quyền gồm 18 ủy viên thuộc các quốc gia, tôn giáo, chính kiến khác nhau,[18] giao nhiệm vụ soạn thảo một văn kiện về quyền con người.[19] Tháng 2 năm 1947, Ủy ban Liên Hợp Quốc về Nhân quyền thành lập Ủy ban dự thảo TNQTNQ do Eleanor Roosevelt đứng đầu. Trong hai năm, Ủy ban dự thảo họp hai kỳ họp.

Ủy ban dự thảo ban đầu gồm các ủy viên từ Canada, Liban, Mỹ, Pháp và Trung Hoa Dân quốc. John Peters Humphrey là người soạn chính của TNQTNQ,[20][21] René Cassin là đồng tác giả, Trương Bành Xuân là Phó Chủ nhiệm Ủy ban dự thảo, Charles Malik là Báo cáo viên.[22] Một tháng sau khi được thành lập, Ủy ban dự thảo kết nạp thêm các ủy viên từ Chile, Liên Xô và Úc.[23]

Tháng 5 năm 1948, Ủy ban dự thảo họp kỳ họp thứ hai và cuối cùng để xem xét ý kiến, đề nghị của các nước thành viên LHQ và tổ chức quốc tế. Đại diện của những cơ quan LHQ và tổ chức phi chính phủ cũng tham dự phiên họp.[24]

Ngày 21 tháng 5 năm 1948, Ủy ban dự thảo bế mạc kỳ họp, trình dự thảo "Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" và "Công ước Quốc tế về Nhân quyền" lên Ủy ban Liên Hợp Quốc về Nhân quyền.[25] Từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 18 tháng 6 năm 1948, Ủy ban Nhân quyền xem xét, thảo luận dự thảo ở Genève.[26] Văn bản dự thảo được lưu hành giữa các nước thành viên LHQ. Ấn Độ đề nghị dùng từ "human beings" thay cho "men" để bảo đảm bình quyền nam nữ.[27] Nam Phi cực lực vận động xóa từ "nhân phẩm" khỏi bản tuyên ngôn do "nhân phẩm không có tiêu chuẩn chung và không phải là 'quyền'",[28] nhưng bị chỉ trích là vô lí bởi vì chính Nam Phi là nước tích cực tham gia soạn thảo Hiến chương LHQ và đã đề nghị thêm nhân phẩm vào bản tuyên ngôn. Sự thật là Nam Phi không muốn quyền nhân phẩm được công nhận bởi vì chế độ apartheid sẽ bị công kích.[28] Sau cùng, bản tuyên ngôn giữ lại quyền nhân phẩm.

Ủy ban Nhân quyền thông qua dự thảo TNQTNQ và Công ước Quốc tế về Nhân quyền, 12 nước biểu quyết tán thành, bốn nước biểu quyết trắng.[29] Dự thảo được trình lên Hội đồng Kinh tế và Xã hội xem xét, quyết định.[30] Ngày 26 tháng 8 năm 1948, Hội đồng Kinh tế Xã hội quyết định trình dự thảo TNQTNQ lên Đại Hội đồng.[30]

Từ ngày 30 tháng 9 đến ngày 7 tháng 12 năm 1948, Ủy ban thứ ba của Đại Hội đồng họp 81 phiên họp để xem xét, thảo luận dự thảo và 168 đề nghị sửa đổi của các nước thành viên LHQ.[31][32] Ngày 6 tháng 12, Ủy ban thứ ba quyết định thông qua dự thảo, 29 phiếu thuận, bảy phiếu trắng.[31] Dự thảo được trình lên toàn thể Đại Hội đồng xem xét, quyết định từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 12 năm 1948.

Thông qua

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 10 tháng 12 năm 1948, TNQTNQ được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua ở Cung Chaillot, Paris.[33] Trong số 58 nước thành viên LHQ bấy giờ,[34] 48 nước biểu quyết tán thành, tám nước biểu quyết trắng,[35][36] HondurasYemen không tham gia biểu quyết.[37]

Kết quả biểu quyết là cái nhìn toàn cảnh về lập trường của các nước thành viên LHQ.[38] Nam Phi biểu quyết trắng để bảo vệ chế độ apartheid, rõ ràng vi phạm TNQTNQ.[35] Ả Rập Xê Út biểu quyết trắng do phản đối quyền bình đẳng hôn nhân trong điều 16 và quyền cải đạo trong điều 18.[35] Sáu nước cộng sản biểu quyết trắng do bản tuyên ngôn không kịch liệt lên án chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa quốc xã.[39] Eleanor Roosevelt cho rằng các nước cộng sản biểu quyết trắng do bản tuyên ngôn bảo đảm quyền xuất dương, hồi hương ở điều 13.[40] Những quan sát viên khác thì cho rằng lý do là bản tuyên ngôn bảo đảm các quyền lợi dân sự và chính trị.[41]

Tuy biểu quyết tán thành nhưng Anh bày tỏ sự bất mãn rằng bản tuyên ngôn chỉ có giá trị tinh thần chứ không có hiệu lực pháp luật.[42] Phải đến khi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có hiệu lực vào năm 1976 thì hầu hết các điều khoản của TNQTNQ mới được thi hành.

Kết quả biểu quyết: * Xanh: tán thành; * Cam: biểu quyết trắng; * Đen: không tham gia biểu quyết; * Xám: không phải là nước thành viên LHQ

48 nước biểu quyết tán thành TNQTNQ:[43]

Tám nước biểu quyết trắng:[43]

Hai nước không tham gia biểu quyết:

Ngày Quốc tế Nhân quyền

[sửa | sửa mã nguồn]
Cựu bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anh Baroness Anelay phát biểu ở sự kiện kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền tại Luân Đôn, ngày 8 tháng 12 năm 2016.

Ngày Quốc tế Nhân quyền là ngày 10 tháng 12 để kỷ niệm việc thông qua TNQTNQ. Năm 2008, LHQ tổ chức kỷ niệm tròn 60 ngày thông qua TNQTNQ, chủ đề là "Nhân phẩm và công lý cho mọi người".[44] Năm 2018, LHQ tổ chức kỷ niệm tròn 70 năm TNQTNQ.

Ảnh hưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tầm quan trọng

[sửa | sửa mã nguồn]
TNQTNQ bản vi quyển

TNQTNQ là văn kiện đột phá, đặt ra các quyền con người phổ quát vượt lên trên giới hạn văn hóa, tôn giáo, pháp luật và chính trị.[4] Tính phổ quát của TNQTNQ được xem là "lý tưởng vô biên" và "đặc trưng táo bạo nhất" của văn kiện.[45]

Bản TNQTNQ được Đại Hội đồng thông qua là bản song ngữ gồm tiếng Anh và tiếng Pháp, về sau được dịch ra tiếng Ả Rập, tiếng Nga, tiếng Tây Ban Nhatiếng Trung, tất cả đều là ngôn ngữ chính thức của LHQ.[46] LHQ đã hợp tác với các cá nhân, tổ chức để dịch TNQTNQ ra càng nhiều thứ tiếng càng tốt.[47] Năm 1999, Sách Kỷ lục Guinness công nhận TNQTNQ là văn kiện được biên dịch ra nhiều thứ tiếng nhất trên thế giới, có 298 bản dịch.[48][49] Năm 2021, TNQTNQ đã được dịch ra 530 thứ tiếng.[50]

Hiệu lực pháp luật

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều luật sư luật quốc tế cho rằng TNQTNQ là tập quán quốc tế và công cụ đắc lực để gây sức ép ngoại giao, tinh thần lên các nước vi phạm quyền con người.[51][52][53][54][55][56] Một nhà luật học nổi tiếng cho rằng TNQTNQ "được công nhận là đặt ra các quy phạm chung".[57] Những học giả pháp lý khác thậm chí chủ trương TNQTNQ cấu thành quy phạm cưỡng chế mà các nước không được vi phạm.[58] Hội nghị Liên Hợp Quốc về Nhân quyền năm 1968 có ý kiến rằng TNQTNQ "áp đặt nghĩa vụ lên các thành viên của cộng đồng quốc tế".[59]

TNQTNQ là nền tảng của hai công ước quốc tế về quyền con người: Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịCông ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá. Các nguyên tắc của TNQTNQ được mở rộng trong những điều ước quốc tế khác như Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc, Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ, Công ước về quyền trẻ em, Công ước chống tra tấn. Nhiều người viện dẫn TNQTNQ để đòi quyền con người của mình được thừa nhận và bảo vệ.[60]

Luật quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]

Một bài nghiên cứu năm 2022 cho thấy TNQTNQ đã đẩy mạnh việc hiến định những quyền con người nhất định.[61] Một học giả ước tính rằng ít nhất 90 bản hiến pháp được ban hành sau năm 1948 có những điều khoản giống với hoặc chịu ảnh hưởng của TNQTNQ.[62] Ít nhất 20 nước châu Phi dẫn TNQTNQ trong hiến pháp của mình.[62] Năm 2014, hiến pháp của các nước sau dẫn TNQTNQ: Afghanistan, Benin, Bosnia-Herzegovina, Burkina Faso, Burundi, Campuchia, Chad, Comoros, Bờ Biển Ngà, Guinea Xích đạo, Ethiopia, Cộng hòa Dân chủ Congo, Gabon, Guinea, Haiti, Mali, Mauritania, Nicaragua, Niger, Bồ Đào Nha, Romania, Rwanda, São Tomé và Príncipe, Senegal, Somalia, Tây Ban Nha, Togo và Yemen.[62] Ngoài ra, hiến pháp của Bồ Đào Nha, Romania, São Tomé và Príncipe và Tây Ban Nha quy định các tòa án phải giải thích hiến pháp hợp với TNQTNQ.[63]

Phản ứng

[sửa | sửa mã nguồn]

Ủng hộ

[sửa | sửa mã nguồn]

TNQTNQ được nhiều nhà hoạt động, nhà luật học và nhà chính trị khen ngợi. Eleanor Roosevelt cho rằng TNQTNQ "có thể sẽ trở thành Đại Hiến chương mới của tất cả mọi người".[64]Hội nghị Thế giới về Nhân quyền vào năm 1993,[65] đại diện của 100 nước khẳng định lại "sự tận tâm đối với các mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc và Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền" và nhấn mạnh rằng TNQTNQ là nền tảng cho LHQ tiếp tục cải thiện các tiêu chuẩn về quyền con người. Giáo hoàng Gioan Phaolô II gọi TNQTNQ là "một trong những biểu hiện cao cả nhất của lương tri của thời đại ta".[66] Liên minh châu Âu tuyên bố rằng TNQTNQ "đặt quyền con người vào trọng tâm của quan hệ quốc tế".[67]

TNQTNQ được đại đa số các tổ chức quốc tế và phi chính phủ ủng hộ. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là vận động bảo vệ các quyền lợi của TNQTNQ, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trịCông ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.[68][69] Ân xá Quốc tế[70] thường xuyên kỷ niệm Ngày Quốc tế Nhân quyền và tổ chức các sự kiện nâng cao nhận thức về TNQTNQ.[71]

Chỉ trích

[sửa | sửa mã nguồn]

Thế giới Hồi giáo

[sửa | sửa mã nguồn]
Tỷ lệ tín đồ Hồi giáo của các nước.

Hầu hết các nước Hồi giáo thuộc LHQ vào năm 1948 đều ký TNQTNQ, bao gồm Afghanistan, Ai Cập, Iraq, Iran, Syria và Thổ Nhĩ Kỳ.[72] Ả Rập Xê Út là nước Hồi giáo duy nhất biểu quyết trắng, cho rằng bản tuyên ngôn vi phạm luật Hồi giáo.[73][74] Pakistan chỉ trích lập trường của Ả Rập Xê Út[75] và ủng hộ quyền tự do tôn giáo trong TNQTNQ.[76]

Sau Cách mạng Hồi giáo, đại diện mới của Iran ở LHQ cho rằng các nước Hồi giáo không thể thực hiện TNQTNQ bởi vì bản tuyên ngôn vi phạm luật Hồi giáo.[77]

Tổ chức Hợp tác Hồi giáo thông qua Tuyên ngôn Cairo về Nhân quyền và Hồi giáo,[78] tuyên bố mọi người đều được hưởng quyền lợi và nhân phẩm hợp với luật Hồi giáo, không phân biệt chủng tộc, màu da, ngôn ngữ, giới tính, tôn giáo, chính kiến, địa vị xã hội hoặc yếu tố khác. Tuyên ngôn Cairo được xem là lập trường của thế giới Hồi giáo đối với TNQTNQ, một mặt đặt ra các nguyên tắc phổ quát, một mặt chỉ viện dẫn luật Hồi giáo.[79]

"Quyền từ chối giết người"

[sửa | sửa mã nguồn]

Ân xá Quốc tế[80] và Phản chiến Quốc tế[81] đã vận động bổ sung "quyền từ chối giết người" vào TNQTNQ. Phản chiến Quốc tế cho rằng quyền từ chối phục vụ trong quân đội phát sinh từ quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo. Hội đồng Nhân quyền LHQ đã khẳng định nhiều lần rằng điều 18 của TNQTNQ bảo đảm "mọi người có quyền từ chối phục vụ trong quân đội theo lương tâm như một hình thức thực hiện quyền tự do tư tưởng, lương tâm và tôn giáo".[82][83]

Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ

[sửa | sửa mã nguồn]

Hiệp hội Nhân chủng học Hoa Kỳ chỉ trích TNQTNQ là phản ánh thế giới quan phương Tây về quyền con người cho nên không phù hợp với các nước khác. Ngoài ra, Hiệp hội cho rằng phương Tây không có tư cách làm gương cho thế giới bởi vì phương Tây đã xâm chiếm, cưỡng bức các dân tộc khác.[84]

Trước thềm Hội nghị Thế giới về Nhân quyền, đại diện của một vài nước châu Á thông qua Tuyên bố Bangkok, khẳng định lại sự tận tâm đối với các nguyên tắc của Hiến chương LHQ và TNQTNQ nhưng nhấn mạnh nguyên tắc chủ quyền, không can thiệp vào chính sự nội bộ và kêu gọi bảo vệ các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.[85]

Quyền con người

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lịch sử quyền con người
  • Các nguyên tắc Yogyakarta

Những hiệp định không ràng buộc

[sửa | sửa mã nguồn]

Luật quốc tế về nhân quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Những triết gia ảnh hưởng TNQTNQ

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b “Human Rights Law”. www.un.org (bằng tiếng Anh). 2 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  2. ^ UDHR Booklet, Art. 2.
  3. ^ “Universal Declaration of Human Rights”. Amnesty International (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  4. ^ a b “Human Rights: The Universal Declaration vs The Cairo Declaration”. Middle East Centre. 10 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  5. ^ “Protection of Human Rights under Universal International Law”. www.un.org. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2021.
  6. ^ “Declaration on Human Rights Defenders”. www.ohchr.org. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2021.
  7. ^ “70 Years of Impact: Insights on the Universal Declaration of Human Rights”. www.unfoundation.org. 5 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2021.
  8. ^ Henry J Steiner and Philip Alston, International Human Rights in Context: Law, Politics, Morals, (2nd ed), Oxford University Press, Oxford, 2000.
  9. ^ Hurst Hannum, The universal declaration of human rights in National and International Law, p. 145
  10. ^ “OHCHR | Universal Declaration of Human Rights Main”. www.ohchr.org.
  11. ^ Glendon 2002, Chapter 10.
  12. ^ “FDR, "The Four Freedoms," Speech Text |”. Voicesofdemocracy.umd.edu. 6 tháng 1 năm 1941. Truy cập ngày 25 tháng 4 năm 2018.
  13. ^ Bodnar, John, The "Good War" in American Memory. (Maryland: Johns Hopkins University Press, 2010) 11
  14. ^ “United Nations Charter, preamble and article 55”. United Nations. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2013.
  15. ^ Cataclysm and World Response Lưu trữ 20 tháng 1 2013 tại Wayback Machine in Drafting and Adoption : The Universal Declaration of Human Rights Lưu trữ 20 tháng 1 2013 tại Wayback Machine, udhr.org Lưu trữ 2019-09-27 tại Wayback Machine.
  16. ^ “UDHR50: Didn't Nazi tyranny end all hope for protecting human rights in the modern world?”. Udhr.org. 28 tháng 8 năm 1998. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2012.
  17. ^ “UDHR – History of human rights”. Universalrights.net. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2012.
  18. ^ “History of the Document”. www.un.org (bằng tiếng Anh). 6 tháng 10 năm 2015. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  19. ^ Morsink 1999, tr. 4
  20. ^ Morsink 1999, tr. 5
  21. ^ Morsink 1999, tr. 133
  22. ^ The Declaration was drafted during the Chinese Civil War. P.C. Chang was appointed as a representative by the Republic of China, then the recognised government of China, but which was driven from mainland China and now administers only Taiwan and nearby islands (history.com).
  23. ^ Voinea, Nicoleta. “Drafting of the Universal Declaration of Human Rights”. research.un.org. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  24. ^ “E/CN.4/95 – E – E/CN.4/95”. undocs.org. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  25. ^ Voinea, Nicoleta. “Drafting of the Universal Declaration of Human Rights”. research.un.org. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  26. ^ Voinea, Nicoleta. “Drafting of the Universal Declaration of Human Rights”. research.un.org. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  27. ^ Jain, Devaki (2005). Women, Development and the UN. Bloomington: Indiana University Press. p. 20
  28. ^ a b Holkebeer 2004, tr. 163.
  29. ^ “E/CN.4/SR.81 – E – E/CN.4/SR.81”. undocs.org. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  30. ^ a b Voinea, Nicoleta. “Drafting of the Universal Declaration of Human Rights”. research.un.org. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  31. ^ a b Voinea, Nicoleta. “Drafting of the Universal Declaration of Human Rights”. research.un.org. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  32. ^ “Drafting of the Universal Declaration of Human Rights”. Research Guides. United Nations. Dag Hammarskjöld Library. Truy cập ngày 17 tháng 4 năm 2015.
  33. ^ “Palais de Chaillot. Chaillot museums”. Paris Digest. 2018. Truy cập ngày 31 tháng 12 năm 2018.
  34. ^ “Growth in United Nations membership, 1945–present”. www.un.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 1 tháng 2 năm 2018.
  35. ^ a b c CCNMTL. “default”. Center for New Media Teaching and Learning (CCNMTL). Columbia University. Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.
  36. ^ UNAC. “Questions and answers about the Universal Declaration of Human Rights”. United Nations Association in Canada (UNAC). tr. Who are the signatories of the Declaration?. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 9 năm 2012.
  37. ^ Jost Müller-Neuhof (10 tháng 12 năm 2008). “Menschenrechte: Die mächtigste Idee der Welt”. Der Tagesspiegel (bằng tiếng Đức). Truy cập ngày 12 tháng 7 năm 2013.
  38. ^ United Nations. “default”. Truy cập ngày 30 tháng 8 năm 2017.
  39. ^ Peter Danchin. “The Universal Declaration of Human Rights: Drafting History – 10. Plenary Session of the Third General Assembly Session”. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2015.
  40. ^ Glendon 2002, tr. 169–170
  41. ^ “70 Years of Impact: Insights on the Universal Declaration of Human Rights”. unfoundation.org (bằng tiếng Anh). 5 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  42. ^ Universal Declaration of Human Rights. Final authorized text. The British Library. tháng 9 năm 1952. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2015.
  43. ^ a b “Yearbook of the United Nations 1948–1949” (PDF). tr. 535. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 7 năm 2014.
  44. ^ “The Universal Declaration of Human Rights: 1948–2008”. United Nations. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2011.
  45. ^ “Boundlessly Idealistic, Universal Declaration Of Human Rights Is Still Resisted”. NPR.org (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  46. ^ “A/RES/217(III)”. UNBISNET. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 6 năm 2017.
  47. ^ “OHCHR | About the Universal Declaration of Human Rights Translation Project”. www.ohchr.org. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  48. ^ “Most translated document”. Guinness World Records.
  49. ^ “Universal Declaration of Human Rights”. United Nations Office of the High Commissioner for Human Rights.
  50. ^ “OHCHR | World Record”. www.ohchr.org.
  51. ^ Office of the High Commissioner for Human Rights. “Digital record of the UDHR”. United Nations.
  52. ^ John Peters, Humphrey (23 tháng 5 năm 1979). “The universal declaration of human rights, Its history, impact andjuridical character”. Trong Bertrand G., Ramcharan (biên tập). Human Rights: Thirty Years After the Universal Declaration : Commemorative Volume on the Occasion of the Thirtieth Anniversary of the Universal Declaration of Human Rights. The Hage: Nijhoff. tr. 37. ISBN 9024721458.
  53. ^ Sohn, Louis B. (1977). “The human rights law of the charter”. Texas International Law Journal. 12: 133. ISSN 0163-7479. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2018.
  54. ^ Myres S., McDougal; Lasswell, Harold D.; Chen, Lung-chu (1969). “Human Rights and World Public Order: A Framework for Policy-Oriented Inquiry”. Faculty Scholarship Series. Yale Law School: 273–274, 325–327. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2018.
  55. ^ Katharine G. Young, Freedom, Want and Economic and Social Rights: Frame and Law, 24 Md. J. Int'l L. 182 (2009) (Symposium on 60th Anniversary of the Universal Declaration of Human Rights)
  56. ^ Anthony A. D'Amato (1987). International law: process and prospect. Transnational Publishers. tr. 123–147. ISBN 978-0941320351.
  57. ^ R. Lallah, 2 Judicial Colloquium in Bangalore, Developing Human Rights Jurisprudence, The Domestic Application of International Human Rights Norms 33 (London, Commonwealth Secretariat, 1998)
  58. ^ Justice M. Haleem, "The Domestic Application of International Human Rights Norms", Developing Human Rights Jurisprudence, supra note 158, at 97; Myres S. Mcdougal, Harold Lasswell & Lung-Chu Chen, "Human Rights and World Public Order" 274 (New Haven, CT: Yale University Press, 1980.
  59. ^ “Human rights and the international community: twenty questions”. UNESCO (bằng tiếng Anh). 14 tháng 2 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 9 năm 2020.
  60. ^ “What is the Universal Declaration of Human Rights? | Australian Human Rights Commission”. humanrights.gov.au. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2020.
  61. ^ Elkins, Zachary; Ginsburg, Tom (2022). “Imagining a World without the Universal Declaration of Human Rights”. World Politics (bằng tiếng Anh). 74 (3): 327–366. doi:10.1017/S0043887122000065. ISSN 0043-8871. S2CID 128876572.
  62. ^ a b c Hurst Hannum, The UDHR in National and International Law, pp. 151–152.
  63. ^ Portuguese Constitution, article 16(2); Romanian Constitution, article 20(1); Sao Tom6 and Principe Constitution, article 17(2); Spanish Constitution, article 10(2).
  64. ^ Michael E. Eidenmuller (9 tháng 12 năm 1948). “Eleanor Roosevelt: Address to the United Nations General Assembly”. Americanrhetoric.com. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2012.
  65. ^ Boyle, Kevin (1995). "Stock-Taking on Human Rights: The World Conference on Human Rights, Vienna 1993". In Beetham, David (ed.). Politics and Human Rights. Wiley-Blackwell. p. 79. ISBN 0631196668.
  66. ^ “John Paul II, Address to the U.N., October 2, 1979 and October 5, 1995”. Vatican.va. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2012.
  67. ^ “International human rights defenders honoured as general assembly marks fifty-fifth anniversary of universal declaration”, United Nations: meetings coverage and press releases, 10 tháng 12 năm 2003
  68. ^ Contribution to the EU Multi-stakeholder Forum on CSR (Corporate Social Responsibility) Lưu trữ 24 tháng 10 2012 tại Wayback Machine, 10 February 2009; accessed on 9 November 2009
  69. ^ Information Partners, web site of the UNHCR, last updated 25 February 2010, 16:08 GMT (web retrieval 25 February 2010, 18:11 GMT)
  70. ^ “UDHR film”. Amnesty International. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 6 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
  71. ^ “Fire Up!”. Amnesty International. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2013. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2013.
  72. ^ “Universal Declaration of Human Rights”. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2015.
  73. ^ Gunn, T. Jeremy (Summer 2020). Audi, Robert (biên tập). “Do Human Rights Have a Secular, Individualistic & Anti-Islamic Bias?”. Daedalus. MIT Press for the American Academy of Arts and Sciences. 149 (3): 148–169. doi:10.1162/daed_a_01809. ISSN 1548-6192. JSTOR 48590946. OCLC 1565785.
  74. ^ Nisrine Abiad (2008). Sharia, Muslim states and international human rights treaty obligations: a comparative study. BIICL. tr. 60–65. ISBN 978-1905221417.
  75. ^ Price 1999, tr. 163
  76. ^ Hashemi, Nader and Emran Qureshi. "Human Rights." In The Oxford Encyclopedia of the Islamic World. Oxford Islamic Studies Online.
  77. ^ Littman, D (February–March 1999). “Universal Human Rights and Human Rights in Islam”. Midstream. Bản gốc lưu trữ ngày 1 tháng 5 năm 2006.
  78. ^ “Resolution No 60/27-P”. Organisation of the Islamic Conference. 27 tháng 6 năm 2000. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 10 năm 2007. Truy cập ngày 2 tháng 6 năm 2011.
  79. ^ Brems, E (2001). "Islamic Declarations of Human Rights". Human rights: universality and diversity: Volume 66 of International studies in human rights. Martinus Nijhoff Publishers. pp. 241–284. ISBN 9041116184.
  80. ^ Out of the margins: the right to conscientious objection to military service in Europe: An announcement of Amnesty International's forthcoming campaign and briefing for the United Nations Commission on Human Rights, 31 March 1997. Amnesty International.
  81. ^ A Conscientious Objector's Guide to the UN Human Rights System, Parts 1, 2 & 3, Background Information on International Law for COs, Standards which recognise the right to conscientious objection, War Resisters' International.
  82. ^ “OHCHR | Conscientious objection to military service”. www.ohchr.org. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  83. ^ “Human Rights Documents”. ap.ohchr.org. Truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2020.
  84. ^ “Statement on Human Rights” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 10 năm 2015.
  85. ^ “Final Declaration Of The Regional Meeting For Asia Of The World Conference On Human Rights”. Law.hku.hk. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 11 năm 2004. Truy cập ngày 7 tháng 7 năm 2012.

Thư mục tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]

Tư liệu nghe nhìn

[sửa | sửa mã nguồn]