Bước tới nội dung

Trợ giúp:Trang miêu tả tập tin

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Khi bạn tải một tập tin (hình ảnh, video clip hoặc tập tin âm thanh) lên Wikipedia hoặc Wikimedia Commons, một trang miêu tả tập tin gắn liền với tập tin đó sẽ được tao ra (cũng được gọi là trang miêu tả hình ảnh hay trang tập tin). Các trang này được tạo ra với mục đích cung cấp các thông tin về tập tin đó, ví dụ như tác giả, ngày tập tin được tạo ra, người tải lên tập tin, các thay đổi đối với tập tin, các miêu tả về chủ đề hoặc bối cảnh, những nơi sử dụng tập tin và thông tin bản quyền/cấp phép. Đối với hình ảnh, trang miêu tả tập tin hiển thị phiên bản với độ phân giải cao hơn, nếu có thể.

Để xem trang miêu tả tập tin cho một hình ảnh hoặc video, bạn chỉ cần nhấn vào hình ảnh đó. Đối với tập tin âm thanh, nhấn vào biểu tượng thông tin, , ngay bên cạnh liên kết của đoạn âm thanh đó.

Một trang miêu tả tập tin bao gồm năm phần:

  • Nội dung của chính tập tin đó.
  • Phần sửa đổi được: Phần này nên chứa miêu tả về tập tin, cùng với nguồn và thông tin về bản quyền. Khi sửa đổi, phần này cho phép sử dụng ngôn ngữ đánh dấu wiki (còn được gọi là Wikitext) và nên chứa một vài hoặc tất cả các tham số của Bản mẫu:Information (hoặc tương đương).
  • Lịch sử tập tin: Nếu phiên bản mới của một tập tin được tải lên với cùng tên gọi, tập tin hiện tại được thay thế và có sẵn trong lịch sử tập tin. Xem Wikipedia:Lịch sử trang.
  • Trang sử dụng tập tin: Hiển thị một danh sách các trang hiện đang nhúng tập tin này (kể cả các trang nhúng bản mẫu có tập tin đó). Nếu tập tin được lưu trữ trên Commons và cũng được sử dụng trên các wiki Wikimedia khác, phần "Sử dụng tập tin toàn cục" cũng sẽ được hiển thị.
  • Đặc tính hình (chỉ hình ảnh): Thông tin kỹ thuật về tập tin và thiết bị được sử dụng để tạo nó (kiểu máy ảnh, v.v.).

Sau đây là một số ví dụ về các loại tập tin khác nhau:

Những thứ hữu ích nên có ở phần sửa đổi được

[sửa | sửa mã nguồn]

Phần sửa đổi được của trang được sử dụng để miêu tả tập tin và cung cấp thông tin bổ sung về nó. Ban đầu phần này tự động chứa phần miêu tả tập tin được tải lên khi nó được tải lên lần đầu tiên. Những thông tin sau là những thứ hữu ích có thể đặt lên trang tập tin:

Miêu tả tập tin

[sửa | sửa mã nguồn]

V.d.: "Hình ảnh cá vàng trong bình nước nhỏ". Đây không nên là văn bản thay thế (xem văn bản thay thế cho hình ảnh), mà nên là miêu tả. Phần này hữu ích cho những người không có quyền truy cập trực tiếp tới hình ảnh, và thay thế tạm thời cho thẻ longdesc.

Nếu bạn đã tải xuống tập tin từ một nơi khác, bạn nên cung cấp thông tin về nguồn, tác giả, v.v. Nếu bạn tạo tập tin từ những nguồn khác, bạn nên trích dẫn chúng. Xem Wikipedia:Chú thích nguồn gốc.

Phần miêu tả cho tập tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Đây là nơi bạn viết thông tin bổ sung về tập tin cũng như việc tập tin được tạo như thế nào, ở đâu, khi nào, bằng cách nào, và từ ai, cũng như việc bức ảnh đó là gì và về cái gì. Ví dụ: "Một bức ảnh tôi chụp dưới nước với một chiếc máy ảnh ___, của con cá ____." hoặc "Một mô phỏng gốc của chiếc xe hơi từ tương lai và những chiếc bánh xe bị móp."

Miêu tả cho hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Hầu hết các bài viết sử dụng hình ảnh sẽ đều có chú thích, nhưng những chú thích này sẽ có thể ngắn hơn so với miêu tả đầy đủ của hình ảnh, và có liên hệ chặt chẽ hơn đối với nội dung của bài viết.

Lưu ý rằng bất kỳ ai xem hình ảnh này trong bài viết và nhấn vào nó để biết thêm thông tin (hoặc để phóng to nó) sẽ đến với trang miêu tả tập tin của nó.

Nếu bạn tự tạo ảnh này, có một vài câu hỏi nhất định mà chỉ bạn có thể trả lời. Vì bạn sẽ có thể không sẵn sàng để trả lời những câu hỏi này sau đó, bạn nên bao gồm chúng trong trang miêu tả tập tin khi bạn tải hình ảnh lên. Điều này sẽ giúp các biên tập viên khác sử dụng hình ảnh một cách tốt hơn và sẽ giúp người đọc hiểu được rõ hơn về hình ảnh đó.

Đối với các bức hình chụp:

  • Hình chụp này được chụp ở đâu?
  • Hình chụp này được chụp khi nào?
  • Những người và đồ vật nổi bật rõ trong hình chụp có tên là gì?
  • Điều gì đang xảy ra trong bức hình chụp đó?
  • Người chụp bức hình đó là ai?

Đối với các hình tổng hợp:

  • Biểu đồ và các phần đánh dấu nên được giải thích một cách chi tiết nhất có thể.
  • Một bảng chú giải hoặc từ khóa cũng nên được cung cấp nếu cần thiết.

Thông tin kỹ thuật cho các bức hình chụp:

  • Nếu hình được tạo ra bởi một máy ảnh quay phim, nên cung cấp số kiểu máy ảnh, thông tin về ống kính và thiết lập phơi sáng.
  • Hình ảnh này đã được trải qua những bước chỉnh sửa hậu kỳ nào? (sửa màu, độ tương phản v.v.)

Thông tin kỹ thuật cho các hình tổng hợp:

  • Phần mềm nào đã được sử dụng để tạo hoặc chỉnh sửa hình ảnh đó?
  • Nguồn có sẵn nào (hình ảnh tự do, bức hình, v.v.) được sử dụng làm nguồn nhập vào?

Thông tin bản quyền

[sửa | sửa mã nguồn]

Tất cả các tập tin phải cung cấp được thông tin về bản quyền. Chúng bao gồm tác giả, nguồn tập tin hoặc giấy phép tập tin. Tất cả các tập tin phải có giấy phép tự do hoặc phù hợp để "sử dụng hợp lý" (hình ảnh độ phân giải thấp hoặc chỉ một đoạn của bài hát chẳng hạn). Bạn nên chọn một thẻ phù hợp từ Wikipedia:Thẻ quyền cho tập tin. Xin lưu ý rằng người đang nắm giữ bản quyền (là người tạo ra tập tin gốc, nhân viên của họ, hoặc một người được chỉ định), chứ không phải là người tải lên, quyết định giấy phép của hình ảnh, và rằng việc "sử dụng hợp lý" đó của các tập tin không tự do có một định nghĩa cụ thể nào không. Vui lòng đọc Wikipedia:Quyền tác giả, Wikipedia:Quy định sử dụng hình ảnh, Wikipedia:Hướng dẫn sử dụng hợp lý, và Wikipedia:Nội dung không tự do để biết thêm thông tin về những hình ảnh nào được chấp nhận tải lên. Nếu bạn có câu hỏi về một hình ảnh cụ thể nào đó, bạn có thể đặt câu hỏi tại Wikipedia:Giải đáp thắc mắc về bản quyền tập tin.

Liên kết (trong) có liên quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Ví dụ:

Các phiên bản khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu tồn tại những phiên bản khác (đặc biệt là phiên bản lớn hơn) của cùng một tập tin, hãy liên kết tới chúng.

  • [[Phương tiện:Goldfish-in-tank2.jpg|góc quay khác]] ([[:Hình ảnh:Goldfish-in-tank2.jpg|thông tin]])
  • [[Phương tiện:Goldfish-in-tank-textfree.jpg|phiên bản không có chữ]] ([[:Hình ảnh:Goldfish-in-tank-textfree.jpg|thông tin]])

Các phiên bản không có chữ sẽ hữu ích khi sử dụng ở các phiên bản ngôn ngữ khác.

Các điểm khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Wikimedia Commons

[sửa | sửa mã nguồn]

Các tập tin có sẵn trên Wikipedia có thể được lưu trữ trên Wikipedia hoặc trên Wikimedia Commons. Nếu một tập tin được lưu trữ trên Commons thì thông báo sau sẽ được hiển thị trên trang miêu tả tập tin:

Bất kỳ sửa đổi nào đối với trang miêu tả tập tin nên được thực hiện trên Commons, trừ những trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như việc chỉ định tập tin đã đạt trạng thái chọn lọc trên Wikipedia. Để sửa đổi trang miêu tả trên Commons nhấn chuột vào liên kết "Trang miêu tả nó ở đấy". Cũng giống như Wikipedia, bất kỳ ai cũng có thể sửa đổi Commons. Không bắt buộc cần có một tài khoản ở đó.

Xem trước

[sửa | sửa mã nguồn]

Khi sửa đổi, chức năng Xem trước chỉ hiển thị phần sửa đổi được của trang tập tin. Bản thân tập tin đó, cũng như lịch sử và các trang sử dụng tập tin sẽ không được hiển thị.

Sửa đổi một tập tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin không thể được sửa đổi trên Wikipedia hoặc Commons. Để sửa đổi tập tin thì nó sẽ cần được tải xuống. Sử dụng phần mềm phù hợp (chẳng hạn như GIMP hoặc Photoshop cho hình ảnh) để thực hiện các thay đổi. Một khi đã thực hiện xong những thay đổi hãy tải tập tin đó lên Wikipedia hoặc Commons. Có thể sử dụng cùng tên tập tin như tập tin trên đó. Điều này sẽ ghi đè tập tin hiện có.

Điều gì sẽ xảy ra khi bạn tải lên

[sửa | sửa mã nguồn]

Nội dung miêu tả mà bạn cung cấp trong quá trình tải lên sẽ trở thành nội dung ban đầu của trang miêu tả hình ảnh. (Nó cũng sẽ trở thành tóm lược sửa đổi cho phiên bản đầu tiên của tập tin đó.)

Liên kết đa ngôn ngữ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trên Wikipedia, vui lòng tránh việc thêm lời miêu tả không phải là tiếng Việt. Thay vào đó, hãy sử dụng liên kết liên wiki để liên kết đến trang miêu tả tập tin trên wiki với ngôn ngữ thích hợp, nơi bạn nên tải lên bản sao thứ hai của hình ảnh để sử dụng cục bộ.

Trên Commons, có thể thêm bản dịch vào trang miêu tả tập tin.

Tải tập tin gốc lên

[sửa | sửa mã nguồn]

Nếu bạn đã tự tạo ra hình ảnh đó, và bạn có một mã nguồn chất lượng cao hơn với định dạng như là .XCF, .PSD, hoặc .AI, bạn có thể cần cân nhắc tải lên mã nguồn đó để những thành viên khác có thể điều chỉnh nó một cách dễ dàng hơn nếu cần thiết. Hãy liên kết mã nguồn đó từ trang miêu tả hình ảnh. Nếu mã nguồn dung lượng quá lớn để tải lên, hãy thử nén nó với một công cụ như WinZip hoặc gzip.

Wikipedia hỗ trợ hiển thị hình ảnh định dạng SVG, nên bạn thường tốt nhất nên tải lên bản sao SVG của hình ảnh để thay thế cho bản kết xuất raster của chúng.

Xếp thể loại cho tập tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Tập tin có thể được xếp vào cùng thể loại với các trang khác, nhưng chúng được xếp tách biệt nhau: trên trang thể loại chúng không được bao gồm trong phần đếm số bài viết trong thể loại đó, và chúng được hiển thị trong một đề mục riêng, mỗi tập tin có hình thu nhỏ và tên, xem trang thể loại. Một thể loại tập tin thường là một thể loại con của một thể loại thông thường về cùng một chủ đề, và là một thể loại con của thể loại tập tin rộng hơn. Trên Wikimedia Commons thường chỉ có các tập tin.

Đối với việc xếp thể loại cho tập tin mới, bạn thậm chí không cần thiết phải sửa đổi trang tập tin đó: thẻ thể loại đơn giản chỉ cần được đặt vào trong tóm lược sửa đổi. Nhiều hình ảnh có thể được xếp vào một trong những thể loại con của Thể loại:Hình ảnh Wikipedia theo chủ đề. Bạn có thể cần phải dò qua cây thể loại một chút để tìm đúng nơi bạn cần tới.

Địa điểm trang tập tin

[sửa | sửa mã nguồn]

Ở Wikipedia tiếng Việt, trang tập tin cho tập tin phương tiện tên là F được đặt tại <http://vi.wikipedia.org/wiki/Tập_tin:F>, và nó có thể truy cập được bằng cách sử dụng mã wiki [[:Tập tin:F]]. Tên tập tin phương tiện có thể được xác định từ URL của nó: nó luôn luôn là phần cuối hoặc phần thứ hai từ cuối sang của URL. Ví dụ như hình ảnh cờ này có thể có URL như sau:

<http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c3/Flag_of_France.svg/18px-Flag_of_France.svg.png>

Phần thứ hai từ cuối sang của URL này là "Flag_of_France.svg", cho nên trang tập tin tương ứng là Tập tin:Flag_of_France.svg.

URL của hình ảnh có thể thường được xác định bằng cách yêu cầu trình duyệt hiển thị thuộc tính của hình ảnh đó, và tương tự như vậy đối với các tập tin phương tiện khác. Mặc dù vậy, đôi khi bạn có thể cần phải xem mã HTML của trang chứa một tập tin phương tiện để xác định được URL của tập tin đó. Chẳng hạn, trong các trình duyệt tiêu chuẩn giao diện mặc định của Wikipedia tiếng Việt hiển thị hình ảnh của quả địa cầu được xếp thành bởi các mảnh ghép ở góc trên bên trái, hình ảnh này sẽ đưa bạn tới Trang Chính nếu bạn nhấn vào nó; để tìm trang tập tin của hình ảnh này, tìm trong mã HTML của trang này nội dung sau:

<a style="background-image: url(http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/b/bc/Wiki.png);" href="/https/vi.wikipedia.org/wiki/Trang Chính" title="Đi đến trang chính"></a>

Mã HTML này chứa URL mà phần cuối của nó là "Wiki.png", và vì vậy trang tập tin tương ứng là File:Wiki.png.