Bước tới nội dung

Tiếng Pohnpei

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Pohnpei
Sử dụng tạiMicronesia
Khu vựcPohnpei
Tổng số người nói31.000 (2001)[1]
Phân loạiNam Đảo
Phương ngữ
Hệ chữ viếtLatinh
Mã ngôn ngữ
ISO 639-2pon
ISO 639-3pon
Glottologpohn1238[2]

Tiếng Pohnpei hay tiếng Ponapeingôn ngữ Micronesia được nói trên đảo Pohnpei của quần đảo Caroline. Tiếng Pohnpei có khoảng 31.000 người nói, đại đa số sống ở Pohnpei, cũng như những đảo nhỏ và đảo san hô xung quanh.[3] Đây là ngôn ngữ bản địa phổ biến thứ nhì của Liên bang Micronesia, sau tiếng Chuuk.[4]

Tiếng Pohnpei có một "cao ngữ" với một số từ vựng chuyên biệt, được dùng khi nói chuyện với những người có địa vị cao trong xã hội.[4]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Tiếng Ngatik, tiếng Pingelaptiếng Mokil là các ngôn ngữ cùng thuộc nhóm ngôn ngữ Pohnpei với tiếng Pohnpei. Tiếng Pohnpei còn có quan hệ gần với các ngôn ngữ ChuukChuuk (trước đây gọi là Truk). Nó chia sẻ 81% vốn từ vựng với tiếng Pingelap, 75% với tiếng Mokil, và 36% với tiếng Chuuk.[3][4]

Tiếng Pohnpei đã vay mượn từ vựng từ các ngôn ngữ thực dân như tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Tây Ban Nha, và tiếng Đức.[5][6]:14

Bảng chữ cái tiếng Pohnpei có 20 chữ cái — mười sáu ký tự đơn và bốn chữ ghép — sắp xếp theo một thứ tự khác biệt:[6]

a e i o oa u h k l m mw n ng p pw r s d t w

Do các nhà truyền giáo người Đức thiết kế bảng chữ cái này, -h được dùng để chỉ nguyên âm dài, giống với trong tiếng Đức: dohl ('núi').[4] Các ký tự viết và ký tự IPA là như sau:[6]

Phụ âm tiếng Pohnpei
Đôi môi Răng/chân răng Phiến lưỡi Vòm Ngạc mềm Môi-vòm mềm
Mũi m /m/ n /n/ ng /ŋ/ mw /mʷ/[note 1]
Tắc p /p/ d /t/ t / ̻t/[7] k /k/ pw /pʷ/[note 1]
Xát s /sʲ/
Tiếp cận l /l/ i[note 2] /j/ u, w[note 2] /w/
Rung/vỗ r [r]
Ghi chú:
  1. ^ a b /mʷ/ và /pʷ/ được làm tròn trước nguyên âm, nhưng có tha âm không làm tròn khi ở cuối từ.
  2. ^ a b Trong tiếng Pohnpei, i được dùng để thể hiện /j/ khi viết, và u có thể đại diện cho /w/.
Nguyên âm tiếng Pohnpei
Trước Giữa Sau
Đóng i /i/ ih /iː/ u /u/ uh /uː/
Nửa đóng e[note 1] /e/ eh /eː/ o /o/ oh /oː/
Nửa mở e[note 1] /ɛ/ eh /ɛː/ oa /ɔ/ oah /ɔː/
Mở a /ɐ/ ah /ɐː/
Ghi chú:
  1. ^ a b Khi viết, cả [e] và [ɛ] đều được ghi là e.

Cấu trúc âm tiết

[sửa | sửa mã nguồn]

Cấu trúc âm tiết tiếng Pohnpei cho phép âm tiết được bao gồm phụ âm (C) và nguyên âm (V) và sắp xếp theo các kiểu: V, VC, CV, CVC. Hệ thống cơ sở này được lồng vào phép chính tả. Về chính tả, i được dùng để thể hiện /j/, dù nó thường không được viết ra; -u đại diện cho /w/; và h chỉ nguyên âm dài (kế thừa từ tiếng Đức).[4] Do vậy, sahu được phát âm là [sʲa:w], không phải [sʲahu]. Những nguyên âm kết tiếp nhau được chèn âm lướt [j] hay [w] vào giữa, tùy thuộc vào vị trí và độ đóng-mở của hai nguyên âm: diar ("tìm") được phát âm là [tijar]; toai ("chảy nước mũi") là [ ̻tɔji]; suwed ("hư, xấu") là [sʲuwɛt]; và lou ("làm mát") là [lowu]. Dù [j] chỉ được viết là i, [w] có thể được viết là w giữa u và một nguyên âm không đóng: như trong suwed.[6]:54–5

Những từ bắt đầu bằng cụm phụ âm mũi có thể được phát âm như viết, hoặc với một nguyên âm thêm vào. Ví dụ, nta ("máu") có thể được đọc là [i ̻n ̻ta], và ngkapwan ("một lúc trước") là [iŋkapʷan], mpwer ("sinh đôi") là [umʷpʷɛr], và ngkopw (một loài cua) là [uŋkopʷ]. Các cụm phụ âm [mʷpʷ] và [mʷmʷ] được viết lần lượt là mpwmmw.[6]:55–9

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Tiếng Pohnpei tại Ethnologue. 18th ed., 2015.
  2. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Pohnpeian”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  3. ^ a b Lewis, M. Paul biên tập (2009). “Pohnpeian”. Ethnologue: Languages of the World (ấn bản thứ 16). Dallas: SIL International online. Truy cập ngày 15 tháng 12 năm 2012.
  4. ^ a b c d e Dalby, Andrew (2004). Dictionary Of Languages, The Definitive Reference To More Than 400 Languages. Bloomsbury Pub Ltd. ISBN 0231115695. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2012.
  5. ^ Rehg, Kenneth L.; Sohl, Damian G. (1979). Ponapean-English Dictionary. PALI language texts: Micronesia. University of Hawaii Press. ISBN 0824805623. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2012.
  6. ^ a b c d e Rehg, Kenneth L.; Sohl, Damian G. (1981). Ponapean Reference Grammar. PALI language texts: Micronesia. University of Hawaii Press. ISBN 0824807189. Truy cập ngày 8 tháng 1 năm 2012.
  7. ^ “Bản sao đã lưu trữ” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 8 năm 2017.