Bước tới nội dung

Thiên Trì (núi Trường Bạch)

Thiên Trì
Địa lý
Khu vựcBắc Triều Tiên / Trung Quốc
Tọa độ42°00′22″B 128°03′25″Đ / 42,006°B 128,057°Đ / 42.006; 128.057
Kiểu hồhồ miệng núi lửa
Nguồn cấp nước chínhGiáng thủy
Quốc gia lưu vựcBắc Triều Tiên, Trung Quốc
Diện tích bề mặt9,82 km2
Độ sâu trung bình213 m (699 ft)
Độ sâu tối đa384 m (1.260 ft)
Cao độ bề mặt2.189,1 m (7.182 ft)
Thiên Trì
Tên tiếng Trung
Giản thể天池
Tên tiếng Triều Tiên
Chosŏn'gŭl
천지
Hancha

Thiên Trì (천지 (Ch'ŏnji hay Cheonji) trong tiếng Triều Tiên; 天池 (Tiānchí) trong tiếng Trung) (Có nghĩa là "hồ trời") là một hồ miệng núi lửa nằm trên biên giới giữa Trung QuốcBắc Triều Tiên. Hồ nằm trên một hõm chảo trên đỉnh của núi Trường Bạch (núi Paektu, núi Bạch Đầu), là một phần của dãy núi Bạch Đầu hay Trường Bạch. Tại Trung Quốc, hồ còn có tên là Long Đàm và thuộc địa phận của tỉnh Cát Lâm, còn ở Bắc Triều Tiên, hồ thuộc tỉnh Ryanggang (Lưỡng Giang).

Tổng quan

[sửa | sửa mã nguồn]

Thiên Trì nằm trên đỉnh của ngọn núi Trường Bạch, là núi cao nhất Triều TiênMãn Châu. Hõm chảo bao gồm Thiên Trì được tạo thành bởi một vụ phun trào núi lửa lớn vào năm 969 TCN (± 20 năm).[1]

Bề mặt của Thiên Trì nằm ở độ cao 2.189,1 m (7.182 ft).[2]. Hồ có diện tích bề mặt là 9,82 km² (3,79 sq mi) với chiều dài bắc-nam là 4,85 km (3,01 mi) còn chiều dài đông-tây là 3,35 km (2,08 mi). Độ sâu trung bình của hồ lên tới 213 m (699 ft) và độ sâu lớn nhất đạt 384 m (1.260 ft).

Do nằm ở vĩ độ cao cùng cao độ lớn nên nước Thiên Trì luôn luôn lạnh, nhiệt độ vào mùa hè cũng chỉ lên tới 8 °C-10 °C. Từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 6, Thiên Trì bị đóng băng với độ dày khoảng 1 m. Do núi Trường Bạch có độ cao lớn, Hai luồng không khí từ Siberi và Thái Bình Dương gặp nhau trên đỉnh núi, do vậy độ ẩm của Thiên Trì cao hơn khu vực chân núi.

Mặc dù có một lượng mưa phong phú song Thiên Trì hầu như không có các loài thủy sinh cư trú, người ta tin rằng việc chỉ có một mùa hè "mát" trong khi mùa đông nước đóng băng, nồng độ oxy trong nước thấp, đất đá xung quanh hồ khô cằn với thảm thực vật thưa thớt đã khiến cho nơi đây không đáp ứng được điều kiện để các loài cá sinh sống.

Tên và truyền thuyết

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong văn tịch cổ Trung Quốc, Thiên Trì cũng được dùng để đề cập đến Nam Minh (南冥 đôi khi có nghĩa là "biển phương nam"). Ngoài ra, nhiều hồ nước tại Trung Quốc cũng mang tên gọi "Thiên Trì"

Theo thông tin của phía Bắc Triều Tiên, Kim Chính Nhật được tuyên bố là đã sinh ra tại khu vực núi Trường Bạch. Sau khi ông qua đời, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đưa tin rằng bão tuyết đã nổi lên khi nhà lãnh đạo qua đời và lớp băng đóng trên mặt hồ đã bị vỡ. Sau khi cơn bão tuyết tan, người ta thấy một dòng chữ sáng chói khắc trên đá núi: "Núi Paektu, ngọn núi thiêng liêng của cách mạng. Kim Jong-il". Dòng chữ này hiển hiện suốt cả ngày, cho tới tận hoàng hôn."[3]

Thiên Trì thủy quái

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhiều người tin rằng hồ là nơi sinh sống của Thủy quái Thiên Trì.[4]. Những con thủy quái này đã được ghi trong "Phụng Thiên thông chí".

Thiên Trì bắt đầu đóng băng
Thiên Trì bắt đầu đóng băng

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Susanne Horn & Schmincke, Hans-Ulrich (2000). “Volatile emission during the eruption of Baitoushan Volcano (China/North Korea) ca. 969 AD”. Bulletin of Volcanology. 61 (8): 537–555. doi:10.1007/s004450050004.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ “Mount Changbai Sets Two Guinness Records”. People's Daily. ngày 11 tháng 8 năm 2000.
  3. ^ Tìm hiểu thêm về cái chết của Kim Jong-il
  4. ^ “Chinese monster rivals Nessie”. BBC News Newsround. ngày 31 tháng 7 năm 2003.