Bước tới nội dung

Tencent

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tencent Holdings Ltd.
Tên bản ngữ
腾讯控股有限公司
Tên phiên âm
Téngxùn Kònggǔ Yǒuxiàn Gōngsī
Loại hình
Đại chúng
Mã niêm yết
Mã ISINKYG875721634
Ngành nghềTập đoàn
Thành lập7 tháng 11 năm 1998; 25 năm trước (1998-11-07)
Người sáng lập
Trụ sở chínhTencent Binhai Mansion, Quận Nam Sơn, Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốt
Sản phẩm
Doanh thuTăng 560,118 tỉ Nhân dân tệ (US$86,84 tỉ) (2021)[1]
Tăng 271,62 tỉ Nhân dân tệ (US$42,11 tỉ) (2021)[1]
Tăng 227,81 tỉ Nhân dân tệ (US$35,32 tỉ) (2021)[1]
Tổng tài sảnTăng 1,612 nghìn tỉ Nhân dân tệ (US$249,98 tỉ) (2021)[1]
Tổng vốn
chủ sở hữu
Tăng 876,693 tỉ Nhân dân tệ (US$135,92 tỉ) (2021)[1]
Chủ sở hữuNaspers (30.86%; từ 2019 qua Prosus)[2]
Ma Huateng (8.42%)
Tony Zhang (3.5%)[3]
Số nhân viên112.771 (2021)[1]
Công ty conAurora Studio Group
Fatshark
Funcom
Grinding Gear Games
Iflix
Klei Entertainment
Leyou
Lightspeed & Quantum Studio Group
Miniclip
Morefun Studio
Next Studios
Riot Games
Sharkmob
Sixjoy
Supercell
Tencent Games
Tencent Music
Tencent Pictures
TiMi Studio Group
Turtle Rock Studios
Yager Development
Websitetencent.com

Tencent Holdings Limited (tiếng Trung: 腾讯控股有限公司; bính âm: Téngxùn kònggǔ yǒuxiàn gōngsī ) hay là Tencent (tiếng Trung: 腾讯; bính âm: Téngxùn) là một công ty cổ phần đầu tư Trung Quốc với các công ty con cung cấp dịch vụ truyền thông, giải trí, Internet và dịch vụ giá trị gia tăng điện thoại di động, và hoạt động các dịch vụ quảng cáo trực tuyến tại Trung Quốc. Tập đoàn này sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người sử dụng.[4] Trụ sở chính của công ty ở Nam Sơn, Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc.

Ngày 21/11/2017 Tencent đã được định giá 523 tỉ USD, hơn Facebook 1 tỉ USD. Đồng thời hãng quản lý mạng xã hội WeChat cũng đánh bại cả Alibaba để trở thành công ty Trung Quốc đầu tiên cán mốc 500 tỉ USD về giá trị thị trường.

Tencent là nhà cung cấp trò chơi điện tử lớn nhất thế giới[5], đồng thời là một trong những công ty có giá trị tài chính cao nhất[6].Các dịch vụ của Tencent bao gồm mạng xã hội[7], âm nhạc, thương mại điện tử, trò chơi di động, dịch vụ internet, hệ thống thanh toán, điện thoại thông minhtrò chơi trực tuyến nhiều người chơi.[8][8][9][10]

Lịch sử hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Người sáng lập ra Tencent là Mã Hóa Đằng, biệt danh "PonyMa", và ông là người đàn ông giàu nhất Trung Quốc, với tổng tài sản khoảng 50 tỉ USD, ông trở thành cái tên được quan tâm nhiều nhất trong giới công nghệ toàn cầu hiện nay. Năm 1993, ngay sau khi tốt nghiệp Đại học Thâm Quyến với bằng khoa học máy tính, ông Ma làm việc trong lĩnh vực kinh doanh máy nhắn tin. Tuy nhiên, chỉ năm năm sau khi rời trường đại học, ông đã thành lập Tencent và bắt đầu tập trung vào nền tảng truyền thông với mục đích làm cho Tencent thành công ty công nghệ hàng đầu.

Những ngày đầu hoạt động của Tencent không hề suôn sẻ khi thường bị xem là một bản sao và vướng phải cáo buộc sao chép các sản phẩm phương Tây, tìm cách làm cho chúng thích nghi với thị trường Đại lục. Ví dụ, nền tảng nhắn tin máy tính của Tencent được cho là giống với sản phẩm tương tự của AOL, một công ty cung cấp dịch vụ internet toàn cầu có trụ sở tại Mỹ. Nhưng sau đó, Tencent đã có một cuộc "tấn công vàng" với WeChat, ứng dụng nhắn tin di động đang được sử dụng bởi gần 1 tỉ người, chủ yếu là ở Trung Quốc. Song, WeChat không chỉ là tin nhắn, nó còn phục vụ như một hệ sinh thái bao gồm cả mạng tìm kiếm, mạng xã hội và nền tảng thanh toán.

Tập đoàn lớn thứ 5 toàn cầu

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Bloomberg, giới đầu tư đang đổ xô mua cổ phiếu hãng quản lý mạng xã hội lớn của Trung Quốc. Cổ phiếu Tencent tăng 127.5% từ đầu năm 2017, đẩy giá trị thị trường công ty lên khoảng 292 tỉ USD tính đến hết ngày giao dịch 21/11/2017. Song giá cổ phiếu lên cao cũng khiến định giá công ty bay xa. Hiện Tencent được giao dịch ở mức gấp 50 lần so với doanh thu, cao hơn mức trung bình là 30 lần doanh thu trong hai năm qua. Hiện chỉ có bốn công ty lớn hơn Tencent là Apple, Alphabet, MicrosoftAmazon.

Những mảng kinh doanh của Tencent

[sửa | sửa mã nguồn]

WeChat không phải là yếu tố duy nhất khiến các nhà đầu tư hứng thú với Tencent. "Gã khổng lồ" công nghệ Trung Quốc đã mở rộng hoạt động sâu hơn vào các lĩnh vực khác bao gồm trò chơi trên điện thoại thông minh, thanh toán di động và nhạc trực tuyến. Tất cả các mảng kinh doanh này đã giúp Tencent đạt lợi nhuận kỷ lục trong năm 2017. Ngoài ra, Tencent cũng đang đầu tư mạnh vào các công ty công nghệ khác trên thế giới. Được biết, Tencent đang nắm giữ 5% cổ phần của Tesla và 12% cổ phần của Snap, công ty mẹ của ứng dụng SnapChat.

Sản phẩm và dịch vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền thông xã hội

[sửa | sửa mã nguồn]

Ra mắt vào tháng 2 năm 1999,[11]Tencent QQ là ứng dụng đầu tiên và đáng chú ý nhất của Tencent, QQ là một trong những nền tảng nhắn tin phổ biến nhất tại thị trường TQ. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2010, đã có 647,6 triệu tài khoản người dùng Tencent QQ đang hoạt động. Việc đó Đã đưa Tencent QQ trở thành cộng đồng trực tuyến lớn nhất thế giới vào thời điểm đó.[12] WeChat[13] là một ứng dụng di động với tính năng nhắn tin thoại[14]. Đây là ứng dụng di động xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc và một số cộng đồng người Hoa ở nước ngoài, chẳng hạn như Malaysia.[15]

Vốn Đầu tư nước ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
Công ty Đất nước sở hữu Cổ phần sở hữu Liên kết
Funcom Norway 100% [16][17]
Leyou (Athlon Games, Digital Extremes, Splash Damage) Hồng Kông 100% [18][19]
Riot Games Hoa Kì 100% [20]
Sharkmob Thụy Điển 100% [21]
Sumo Group UK 100% [22][23]
Turtle Rock Studios Hoa Kì 100% [24]
Wake Up Interactive (Soleil, Valhalla Game Studios) Hồng Kông 100% [25]
Inflexion Games Canada 100% [26]
1C Entertainment Ba Lan 100% [27]
Supercell Phần Lan 84% [28]
Grinding Gear Games New Zealand 80% [29][30][31]
Epic Games Hoa Kì 40% [32]
Pocket Gems Nhật Bản 38% [33]
Sea Ltd (Garena) Singapore 20% [34][35][36][37]
Dontnod Entertainment Pháp 22.63% [38]
Bloober Team Ba Lan 22% [39]
Marvelous (G-Mode, Xseed Games) Nhật Bản 20% [40]
Netmarble Hàn Quốc 17.66% [41]
Kakao Hàn Quốc 13.54% [42][43]
Krafton (Bluehole Studio) Hàn Quốc 13.6% [44]
Frontier Developments UK 9% [45]
Kadokawa Corporation (FromSoftware, Spike Chunsoft) Nhật Bản 6.86% [46][47]
Ubisoft Pháp 5% [48][49]
Paradox Interactive Thụy Điển 5% [50]
Remedy Entertainment Phần Lan 3.8% [51]
Fatshark Thụy Điển Không rõ [52][53]
Miniclip Thụy SĨ Không rõ [54]
Tequila Works Tây Ban Nha Không rõ [55]
Klei Entertainment Canada Không rõ [56]
10 Chambers Collective Thụy Điển Không rõ [57]
Yager Development Đức Không rõ [58][59]
Voodoo Pháp Không rõ [60]
Bohemia Interactive Cộng Hòa Czech Không rõ [61]
Payload Studios UK Không rõ [62]
Playtonic Games UK Không rõ [63]
Riffraff Games New Zealand Không rõ [64]
Offworld Industries Canada Không rõ [65]
Discord Hoa Kì [66]
Roblox Corporation Hoa Kì [67]
Lockwood Publishing UK [68]
PlatinumGames Nhật Bản [69]
Aiming Nhật Bản [70]
Novarama Nhật Bản [71]
Đây là biểu trưng để đại diện cho Tencent QQ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f “2021 Annual Report” (PDF). Tencent.com. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2022.
  2. ^ “prosus2021-annual-report2” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 25 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2021.
  3. ^ “Tencent Mid year report 2020” (PDF). www.tencent.com. Tencent. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 17 tháng 9 năm 2020. Truy cập ngày 30 tháng 6 năm 2018.
  4. ^ Biographical Dictionary of New Chinese Entrepreneurs and Business Leaders, Pg. 111-112 Ilan Alon and Wenxian Zhang. Edward Elgar Publishing, 2009. Google Book Search.
  5. ^ “Inside Tencent's Struggle to Bring World's Hottest Game to China”. Bloomberg.com. 23 tháng 8 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 6 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2018.
  6. ^ French, Sally. “China has 9 of the world's 20 biggest tech companies”. marketwatch.com. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2018.
  7. ^ Ballard, John (24 tháng 12 năm 2018). “Is Tencent a Buy?”. The Motley Fool (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 10 tháng 1 năm 2019.
  8. ^ a b “Tencent's 60,000% Runup Leads to One of the Biggest VC Payoffs Ever”. www.bloomberg.com. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 9 năm 2018.
  9. ^ “Tencent, More Than QQ Instant Messaging In China”. thechinaobserver.com. 27 tháng 1 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 4 năm 2009.
  10. ^ For Chinese IM Portal Tencent, The Money Is In Micro-Transactions Lưu trữ 3 tháng 12 2017 tại Wayback Machine https://techcrunch.com/2008/03/27/for-global-im-portal-tencent-the-money-is-in-micro-transactions/. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2020. |title= trống hay bị thiếu (trợ giúp)[liên kết hỏng] techcrunch.com, 27 March 2008
  11. ^ Investor Fact Sheet Lưu trữ 2 tháng 1 2010 tại Wayback Machine Tencent Official Site
  12. ^ “腾讯QQ最新24小时在线数据”. Im.qq.com. Lưu trữ bản gốc ngày 8 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 14 tháng 1 năm 2011.
  13. ^ “WeChat website”. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2013.
  14. ^ “Social features of WeChat”. Value2020. 13 tháng 1 năm 2013. Lưu trữ bản gốc ngày 21 tháng 1 năm 2013. Truy cập ngày 23 tháng 1 năm 2013.
  15. ^ Murgia, Madhumita (31 tháng 3 năm 2017). “Tencent expands WeChat's ecommerce platform in Europe”. Financial Times (bằng tiếng Anh). tr. 18. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 5 năm 2017. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2017.
  16. ^ Taylor, Haydn (30 tháng 9 năm 2019). “Tencent acquires minority stake in Funcom”. GamesIndustry.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  17. ^ Handrahan, Matthew (22 tháng 1 năm 2020). “Tencent bids to acquire 100% of Funcom”. GamesIndustry.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2020. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2020.
  18. ^ Batchelor, James (14 tháng 12 năm 2020). “Leyou shareholders approve Tencent takeover”. GamesIndustry.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 14 tháng 12 năm 2020.
  19. ^ Stanton, Rich (23 tháng 12 năm 2020). “Tencent acquires Warframe developer Digital Extremes and several other studios”. PC Gamer. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 12 năm 2020. Truy cập ngày 23 tháng 12 năm 2020.
  20. ^ “Riot Games now owned entirely by Tencent”. polygon.com. 16 tháng 12 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 4 năm 2019. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.
  21. ^ “Tencent acquires Sharkmob”. GamesIndustry.biz (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 30 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2020.
  22. ^ Batchelor, James (15 tháng 11 năm 2019). “Tencent buying 10% of Sumo Group”. gamesindustry.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2019. Truy cập ngày 13 tháng 4 năm 2021.
  23. ^ Takahashi, Dean (19 tháng 7 năm 2021). “Tencent has agreed to buy video game maker Sumo Group for $1.27B”. VentureBeat. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 7 năm 2021. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2021.
  24. ^ “Tencent Acquires Turtle Rock Studios”. Business Wire. 17 tháng 12 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  25. ^ “Tencent acquires Soleil and Valhalla Game Studios parent company Wake Up Interactive”. Gematsu. 15 tháng 11 năm 2021. Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2021.
  26. ^ Sinclar, Brendan (22 tháng 2 năm 2022). “Tencent acquires Inflexion from Improbable”. Gamesindustry.biz. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2021.
  27. ^ Partis, Danielle (25 tháng 2 năm 2022). “Tencent acquires 1C Entertainment”. GamesIndustry.biz. Truy cập ngày 25 tháng 2 năm 2022.
  28. ^ Kerr, Chris (21 tháng 6 năm 2016). “Tencent agrees to $8.6 billion Supercell purchase”. gamasutra.com. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.
  29. ^ Shaw, Aimee (21 tháng 5 năm 2018). “Internet giant Tencent Holdings acquires majority stake in Kiwi gaming firm Grinding Gear Games”. NZ Herald (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 5 năm 2018. Truy cập ngày 21 tháng 5 năm 2018.
  30. ^ “Quick Take: NetEase Partners With U.S. Game Developer Bungie – Caixin Global”. www.caixinglobal.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 15 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 8 năm 2018.
  31. ^ “Tencent acquires majority stake in Path of Exile studio”. pcgamer.com. 21 tháng 5 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.
  32. ^ Kerr, Chris. “China's Tencent Folds Yet Another Video Game Company Into Its Empire”. fortune.com. Lưu trữ bản gốc ngày 31 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.
  33. ^ Haggin, Patience (10 tháng 5 năm 2017). “China's Tencent Puts $90 Million Into Pocket Gems for Mobile Games”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 6 năm 2021.
  34. ^ “Tencent eyes Southeast Asia games market with Sea partnership”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 20 tháng 11 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 20 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  35. ^ “Tencent-Backed Sea Raises $1.35 Billion in Share Sale”. Bloomberg.com (bằng tiếng Anh). 6 tháng 3 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  36. ^ “Sea FY 2019 Annual Report” (PDF). Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 16 tháng 2 năm 2021.
  37. ^ “The World's Hottest Stock Is a Money-Losing Tech Giant Soaring 880%”. Bloomberg. 5 tháng 8 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 12 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2021.
  38. ^ “Dontnod Entertainment”. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 28 tháng 1 năm 2021.
  39. ^ “Tencent największym akcjonariuszem Bloobera”. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 10 năm 2021.
  40. ^ Kerr, Chris (26 tháng 5 năm 2020). “Tencent acquires 20 percent stake in Story of Seasons dev for $65 million”. Gamasutra. Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 5 năm 2020.
  41. ^ “넷마블 분기보고서” (bằng tiếng Hàn). Dart. 30 tháng 9 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  42. ^ “Tencent Invests US$63M into KakaoTalk the Korean WeChat”. TechNode. 17 tháng 5 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  43. ^ “Tencent expansion in Asia may be bolstered by Kakao connection”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2017. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2020.
  44. ^ Herald, The Korea (10 tháng 8 năm 2018). “Tencent acquires stake in Bluehole, secures strategic partnership for global expansion”. www.koreaherald.com (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 8 năm 2018. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2021.
  45. ^ “Tencent acquires 9% of Frontier Developments”. MCV/DEVELOP (bằng tiếng Anh). 28 tháng 7 năm 2017. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2021.
  46. ^ “KADOKAWA GROUP GLOBAL PORTAL SITE”. KADOKAWA GROUP GLOBAL PORTAL SITE. Lưu trữ bản gốc ngày 28 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021.
  47. ^ “Archived copy”. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 10 năm 2021. Truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2021.Quản lý CS1: bản lưu trữ là tiêu đề (liên kết)
  48. ^ “Honour of Kings publisher leads US$2.45b takeover of Ubisoft”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.
  49. ^ “For Ubisoft it's goodbye Vivendi, hello Tencent”. GamesIndustry.biz (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 3 năm 2018. Truy cập ngày 23 tháng 3 năm 2018.
  50. ^ “Tencent acquiring 5% equity in Paradox”. GamesIndustry.biz (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 3 tháng 7 năm 2018. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2019.
  51. ^ Partis, Danielle (25 tháng 5 năm 2021). “Tencent acquires 3.8% stake in Remedy”. GamesIndustry.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 25 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 25 tháng 5 năm 2021.
  52. ^ “Tencent takes minority stake in Warhammer: Vermintide developer Fatshark”. GamesIndustry.biz (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  53. ^ Dring, Christopher (9 tháng 1 năm 2019). “Tencent takes minority stake in Warhammer: Vermintide developer Fatshark”. GamesIndustry.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 1 năm 2019. Truy cập ngày 9 tháng 1 năm 2019.
  54. ^ “China's Tencent moves into Europe with investment in mobile and online game publisher Miniclip (exclusive)”. venturebeat.com. 18 tháng 2 năm 2015. Lưu trữ bản gốc ngày 17 tháng 6 năm 2018. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2018.
  55. ^ “Tencent becomes majority investor in Rime developer Tequila Works”.
  56. ^ Makuch, Eddie (22 tháng 1 năm 2021). “Yet Another Game Dev Acquired By Tencent, And This Time It's Don't Starve Maker Klei”. GameSpot. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 1 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 1 năm 2021.
  57. ^ @TenChambers (1 tháng 10 năm 2020). “10 Chambers Acquired by Tencent” (Tweet) – qua Twitter.
  58. ^ Ivan, Tom (10 tháng 2 năm 2020). “Tencent invests in Spec Ops: The Line studio Yager”. Video Games Chronicle. Lưu trữ bản gốc ngày 10 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2020.
  59. ^ Notis, Ari (22 tháng 6 năm 2021). “Tencent Now Owns Majority Of Spec Ops: The Line Studio”. Kotaku. Lưu trữ bản gốc ngày 22 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2021.
  60. ^ McAloon, Alissa (18 tháng 8 năm 2020). “Tencent picks up minority stake in hyper casual game publisher Voodoo”. Gamasutra. Lưu trữ bản gốc ngày 19 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 18 tháng 8 năm 2020.
  61. ^ Makuch, Eddie (9 tháng 2 năm 2021). “Tencent Buys A Stake In Yet Another Game Developer, And It's DayZ's Bohemia”. GameStop. Lưu trữ bản gốc ngày 9 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 9 tháng 2 năm 2021.
  62. ^ Kerr, Chris (24 tháng 2 năm 2021). “Tencent grabs minority stake in TerraTech developer Payload Studios”. Gamasutra. Lưu trữ bản gốc ngày 24 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  63. ^ Phillips, Tom (18 tháng 11 năm 2021). “https://www.eurogamer.net/articles/2021-11-18-tencent-buys-stake-in-yooka-laylee-studio-playtonic”. Eurogamer. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 18 tháng 11 năm 2021. Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  64. ^ “Studio MayDay rebrands as Riffraff Games after Tencent investment”.
  65. ^ “Tencent acquires minority stake in Canadian studio Offworld Industries”.
  66. ^ “Why Tencent-Backed Gaming Chat App Is Taking On Steam”. The Information. Lưu trữ bản gốc ngày 5 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  67. ^ “The promise and challenge of Roblox's future in China”. Lưu trữ bản gốc ngày 26 tháng 5 năm 2021. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2021.
  68. ^ “Tencent invests in Lockwood Publishing”. GamesIndustry.biz (bằng tiếng Anh). Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 11 năm 2020. Truy cập ngày 15 tháng 2 năm 2021.
  69. ^ Batchelor, James (7 tháng 1 năm 2020). “Platinum Games accelerates self-publishing plans with Tencent investment”. GamesIndustry.biz. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 2 năm 2020. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2020.
  70. ^ Osawa, Juro (12 tháng 12 năm 2014). “Tencent Invests In Japanese Game Developer Aiming”. The Wall Street Journal (bằng tiếng Anh). ISSN 0099-9660. Lưu trữ bản gốc ngày 4 tháng 1 năm 2018.
  71. ^ “Barcelona-based Novarama And Tencent Reach Investment Agreement”. Truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]