Bước tới nội dung

Tự do tư tưởng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một phần của loạt bài về
Tự do
Theo định nghĩa

Tự do triết học
Tự do chính trị
Quyền tự do

Theo hình thức

Tự do hội họp và lập hội
Tự do nhập hội
Thân thể: Ăn mặc, diện mạo
dân quyền
Tự do đi lại
Tự do báo chí
Tự do tôn giáo
Tự do phần mềm máy tính
Tự do ngôn luận
Tự do tư tưởng
Tự do yêu đương

Các loại khác

Kiểm duyệt
Áp bức
Nhân quyền
Danh sách chỉ mục tự do
Tính trung thực truyền thông
Tự do tiêu cực
Tự do tích cực
Tự do sở hữu

Tự do tư tưởng hay còn gọi là tự do có ý kiến là một trong những quyền tự do chính trị của mỗi cá nhân có quyền suy nghĩ và giữ ý kiến, quan điểm hay ý nghĩ của mình độc lập với quan điểm của những người khác. Thường thì những quan điểm đó trái với quan điểm của đa số tại thời điểm có ý kiến. Quyền tự do này có liên hệ chặt chẽ với khái niệm tự do ngôn luận.

Giải thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ chối quyền tự do tư tưởng của một người là từ chối quyền tự do căn bản nhất của con người, quyền suy nghĩ về chính bản thân họ.

Đây là quyền tự do quan trọng được nêu trong luật nhân quyền của Liên hiệp quốc. Ở Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UNDP) nêu rõ:

Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng, ý thức về đạo đức và tôn giáo; quyền này cũng bao gồm quyền thay đổi niềm tin hay tôn giáo, cho dù một mình hay trong cộng đồng và ở nơi riêng tư hay chốn công cộng, để bày tỏ niềm tin hay tôn giáo của mình khi giáo huấn, thực hành, thờ cúng và làm lễ."

Hội đồng Nhân quyền của Liên hiệp Quốc cũng nêu rõ rằng Điều 18 là điều khoản bắt buộc đối với các thành viên Liên hiệp Quốc:

"phân biệt tự do tư tưởng, ý thức về đạo đức, tôn giáo hay niềm tin với quyền tự do biểu thị tôn giáo hay niềm tin. Không cho phép bất cứ hạn chế nào về tự do tư tưởng, ý thức đạo đức hay tự do theo một tôn giáo hay niềm tin nào. Những quyền tự do này được bảo vệ vô điều kiện."[1]

Tương tự, Điều 19 của UNDP cũng bảo đảm rằng " Mọi người đều có quyền tự do biểu thị ý kiến và tự do ngôn luận của mình; quyền này bao gồm tự do giữ quan điểm của minh mà không bị quấy rầy..."

Kiểm duyệt Internet và tự do tư tưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Một số nước như Iran,[2] Ả Rập Xê Út, Ai Cập,[3] Trung Quốc[4] thường tìm cách kiểm duyệt thông tin trên mạng Internet. Tháng 10 năm 2006, giới chức Iran đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ internet giảm tốc độ truy cập của các máy tính cá nhân và các quán cafe internet.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “General Comment No. 22: The right to freedom of thought, conscience and religion (Art. 18):. 30/07/93. CCPR/C/21/Rev.1/Add.4, General Comment No. 22. (General Comments)”. United Nations Human Rights Website - Treaty Bodies Database. Office of the United Nations High Commissioner for Human Rights. ngày 30 tháng 7 năm 1993. Truy cập ngày 21 tháng 10 năm 2007.
  2. ^ Iranian bloggers rally against censorship BBC News ngày 11 tháng 12 năm 2003
  3. ^ Egyptian blogger sentenced to jail Al Jazeera ngày 22 tháng 2 năm 2007
  4. ^ “Internet Censorship - law & policy around the world”. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 5 năm 2008. Truy cập ngày 7 tháng 6 năm 2008.
  5. ^ Blocking Information In Iran Voice of America

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]