Bước tới nội dung

Sauropterygia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Sauropterygia
Thời điểm hóa thạch: Trias sớm - Creta muộn
Mô hình tái tạo của Thalassiodracon, một loài thằn lằn cổ rắn (Plesiosauria)
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Reptilia
Sauropsida
Nhánh Diapsida
Nhánh Neodiapsida
Phân thứ lớp (infraclass)Lepidosauromorpha
Liên bộ (superordo) Sauropterygia
Owen, 1860
Các bộ

Sauropterygia ("thằn lằn chân chèo") là một nhóm động vật đã tuyệt chủng, gồm nhiều loài bò sát biển, phát triển từ những tổ tiên trên đất liền ngay sau sự kiện tuyệt chủng cuối kỷ Permi và phát triển mạnh mẽ trong Đại Trung sinh rồi tuyệt chủng vào cuối kỷ Phấn Trắng. Sauropterygia được hợp thành từ sự thích nghi triệt để của chúng ở đai ngực, một đặc điểm giúp chúng tăng sức mạnh của chân chèo. Một số loài Sauropterygia sau này, như Pliosauroidea, còn phát triển cấu trúc tương tự ở xương chậu của chúng.

Nguồn gốc và sự tiến hóa 

[sửa | sửa mã nguồn]

Sauropterygia xuất hiện sớm nhất vào khoảng 245 triệu năm trước (Ma), thời kỳ đầu của kỷ Trias: các loài sauropterygia đầu tiên nằm chính xác trong mốc địa tầng đới Spathian của tầng Olenek ở Nam Trung Quốc.[1] Những loài sớm nhất khá nhỏ (dài khoảng 60 cm), chúng là những thằn lằn sống lưỡng cư chân dài (Pachypleurosauria), nhưng chúng nhanh chóng phát triển thành những cơ thể dài vài mét và sống ở vùng nước nông (Nothosauroidea). Sự kiện tuyệt chủng kỷ Trias-kỷ Jura đã xóa sổ gần như tất cả chúng ngoại trừ Plesiosauria. Trong Jura sớm, chúng đã đa dạng hóa nhanh chóng thành hai bộ phận lớn là Plesiosauroidea cổ dài đầu nhỏ và Pliosauroidea cổ ngắn đầu to. Ban đầu, người ta nghĩ rằng plesiosaurs và pliosaurs là hai siêu họ riêng biệt và tiến hoá theo những con đường riêng biệt nhưng hiện nay thì người ta lại cho rằng điều đó dường như chỉ là những chuẩn dạng đơn giản ở chỗ cả hai kiểu đã phát triển một số lần, với một số Pliosauroidea đã phát triển từ tổ tiên thằn lằn cổ rắn, và ngược lại.

Kích thước và đặc điểm 

[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi chuẩn dạng giữ một vai trò cụ thể trong hệ sinh thái. Các pliosaur lớn, như Rhomaleosaurus, LiopleurodonPliosauruskỷ Jura, hay KronosaurusBrachaucheniuskỷ Phấn trắng, đều là những loài ăn thịt cỡ lớn của các vùng biển thời kỳ đại Trung sinh, với chiều dài khoảng 7-12 mét, chúng có một vai trò sinh thái tương tự như cá hổ kình ngày nay. Trong khi đó các plesiosaur cổ dài, bao gồm cả những loài có cổ dài cỡ trung bình, như PlesiosauridaeCryptoclididae có cổ dài 3-5 mét, hay Elasmosauridaekỷ Jurakỷ Phấn trắng, những loài này tiếp tục tiến hoá lên nữa, cổ trở nên linh hoạt hơn, do đó đến giữa và cuối kỷ Phấn trắng toàn bộ chúng đã có chiều dài đến hơn 13 mét (ví dụ như Elasmosaurus) - thực chất hầu hết chiều dài này là từ chiếc cổ dài, kích thước cơ thể thực sự nhỏ hơn nhiều so với các pliosaur. Từ chiếc cổ dài này có thể chắc chắn là những loài plesiosaur ăn cá, chúng có thể dễ dàng bắt được nhờ chiếc cổ dài, cái đầu linh hoạt và hàm răng sắc nhọn.

Sự tuyệt chủng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sauropterygia phát triển hưng thịnh trong suốt Đại Trung sinh. Tuy nhiên, bất chấp sự thành công đó, chúng vẫn bị tuyệt chủng cùng với khủng long, thằn lằn baymosasaur trong sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cuối kỷ Phấn trắng.

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phân loại là khá khó khăn do điều kiện môi trường sống tạo nên các đặc điểm giống nhau ở một số loài thông qua nhiều lần tiến hóa (tiến hóa hội tụ). Trong khi Sauropterygia được coi là bò sát hai cung (Diapsida), chúng cũng thường được phân loại với rùa. Những loài Placodontia có cơ thể đồ sộ, ăn động vật thân mềm cũng có thể là sauropterygia. Ngoài việc thay đổi cấu trúc vai, chúng còn có một số thay đổi trong cấu trúc sọ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Ji Cheng, et al. 2013. "Highly diversified Chaohu fauna (Olenekian, Early Triassic) and sequence of Triassic marine reptile faunas from South China", in Reitner, Joachim et al., eds. Palaeobiology and Geobiology of Fossil Lagerstätten through Earth History p. 80

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]