Bước tới nội dung

Sachsen-Weimar-Eisenach

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đại công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach (1809–1903)
(Groß-)Herzogtum Sachsen-Weimar-Eisenach
Đại công quốc Sachsen (1903–1918)
Großherzogtum Sachsen
Nhà nước Tự do Sachsen-Weimar-Eisenach (1918–1920)
Freistaat Sachsen-Weimar-Eisenach
1809–1920
Top: Flag (1813–1897) Bottom: Flag (1897–1920) Sachsen-Weimar-Eisenach
Flag (1813-1897)
Top: Flag
(1813–1897)
Bottom: Flag
(1897–1920)
Quốc huy Sachsen-Weimar-Eisenach
Quốc huy

Quốc caWeimars Volkslied
Sachsen-Weimar-Eisenach trong Đế quốc Đức
Sachsen-Weimar-Eisenach, trong Các công quốc Ernestine
Tổng quan
Vị thếNhà nước của Liên bang Rhein
Nhà nước của Bang liên Đức
Nhà nước của Liên bang Bắc Đức
Nhà nước của Đế quốc Đức
Bang của Cộng hòa Weimar
Thủ đôWeimar
Common languagesGerman
Thuringian dialect
Chính trị
Chính phủĐại công quốc (1815–1918)
Cộng hòa (1918–1920)
Đại công tước 
• 1809–1828
Karl August (đầu tiên)
• 1901–1918
William Ernest (cuối cùng)
Lịch sử
Thời kỳTrung cổ
 
1741
• Sáp nhập Eisenach và Weimar
20 tháng 9, 1809
• Nâng lên thành Đại công quốc
1815
• Cách mạng Đức
1918
• Đã gia nhập Thuringia
1920
Kinh tế
Đơn vị tiền tệthaler Sachsen (đến năm 1857)
Sachsen Vereinsthaler (1857–1873)
mark vàng Đức (1873–1918)
Tiền thân
Kế tục
Duchy of Saxe-Weimar Sachsen-Weimar
Duchy of Saxe-Eisenach Sachsen-Eisenach
Thuringia
Hiện nay là một phần củaĐức

Saxe-Weimar-Eisenach (tiếng Đức: Sachsen-Weimar-Eisenach) là một nhà nước cấu thành nên Đế quốc Đức, được thành lập như một công quốc vào năm 1809 bởi sự hợp nhất của Sachsen-WeimarSachsen-Eisenach thuộc các công quốc Ernestine của Nhà Wettin, vốn đã từng là một liên minh cá nhân từ năm 1741. Nó được nâng lên thành một Đại công quốc vào năm 1815 theo nghị quyết của Đại hội Viên. Năm 1903, nó chính thức đổi tên thành Đại công quốc Sachsen (tiếng Đức: Großherzogtum Sachsen), nhưng tên này hiếm khi được sử dụng. Đại công quốc đã kết thúc tồn tại trong Cách mạng Đức (1918–1919) cùng với các chế độ quân chủ khác của Đế quốc Đức. Lãnh thổ cũ của Đại công quốc trở thành Nhà nước Tự do Sachsen-Weimar-Eisenach, được sáp nhập vào Nhà nước Tự do Thuringia mới 2 năm sau đó.

Tước hiệu đầy đủ của người cai trị là Đại công tước xứ Sachsen-Weimar-Eisenach, Phong địa bá tướcThuringia, Phiên địa bá tước xứ Meissen, Bá tước xứ Henneberg, Lãnh chúa xứ Blankenhayn, NeustadtTautenburg.

Sachsen-Weimar-Eisenach là nhánh còn tồn tại lâu đời nhất về mặt phả hệ của Nhà Wettin kể từ năm 1672.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Lãnh thổ của Đại công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach bao gồm ba khu vực lớn nằm tách biệt, mỗi khu vực này hình thành nên một Krei về mặt hành chính, cùng với một số vùng lãnh thổ nhỏ khác. Các quốc gia láng giềng là Vương quốc Phổ, Vương quốc Sachsen, Vương quốc Bayern, Hesse,-Kassel (cho đến năm 1866, khi nó được sáp nhập vào tỉnh Hessen-Nassau của Phổ) và tất cả các Nhà nước ở Thüringen khác (Sachsen-Altenburg, Sachsen-Coburg-Gotha, Sachsen-Meiningen, Reuss Elder Line, Reuss Junior Line, Schwarzburg-RudolstadtSchwarzburg-Sondershausen).

Phần phía Bắc của quận Weimar bằng phẳng và là một phần của bồn địa Thuringia; phần phía Nam và phía Đông nằm trên Cao nguyên Ilm-Saale và trong thung lũng Saale. Phần phía Bắc của quận Eisenach là đồi núi (đồi Hörselberge và Hainich); phần trung tâm với thị trấn Eisenach nằm trong thung lũng Hörsel; xa hơn về phía Nam là dãy núi của Rừng Thuringia, tiếp theo là thung lũng Werra, dãy Kupenrhön và cuối cùng, ở cực Nam, dãy Rhön. Quận Neustadt nằm trên những ngọn đồi có độ cao từ 200 đến 400 mét.

Điểm cao nhất trong Đại công quốc là Kickelhahn (861 m trên mực nước biển (NN)) gần Ilmenau, Ellenbogen (814 m trên mực nước biển (NN)) ở Rhön và Ettersberg (477 m trên mực nước biển (NN)) ) gần Weimar.

Năm 1895, Đại công quốc Sachsen-Weimar-Eisenach được chia thành ba quận Kreise:

Quận Diện tích (km2) Dân số Đô thị Loại trừ
Quận Weimar 1752.59 191,975 Weimar, Apolda, Jena, Ilmenau, Allstedt, Rastenberg, Buttstädt, Buttelstedt, Neumark, Dornburg, Bürgel, Lobeda, Bad Sulza, Magdala, Bad Berka, Blankenhain, Remda, Kranichfeld và Tannroda Ilmenau, Bösleben, Klein Kröbitz, AllstedtOldisleben
Quận Eisenach 1214.03 95,226 Eisenach, Creuzburg, Berka/Werra, Ruhla, Vacha, Stadtlengsfeld, Geisa, Ostheim vor der RhönKaltennordheim Seebach, Ostheim vor der RhönZillbach
Quận Neustadt 628.71 52,016 Neustadt an der Orla, Triptis, Auma, Weida, ThuringiaBerga/Elster Rußdorf, Teichwolframsdorf và Förthen

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Carl Ferdinand Weiland: General Charte von dem Großherzogthume Weimar-Eisenach nach den besten vorhandenen Hülfsmitteln entworfen und gezeichnet von C. F. Weiland, Geographical Institute of Weimar, 1817, reprinted: Rockstuhl, Bad Langensalza 2009, ISBN 978-3-86777-136-8, (tiếng Đức)
  • Karl Helmrich: Geschichte des Großherzogthums Sachsen-Weimar-Eisenach für Schule und Haus, Albrecht, Weimar, 1852, (tiếng Đức)
  • Constantin Kronfeld (1878), Geschichte des Landes, Landeskunde des Großherzogthums Sachsen-Weimar-Eisenach (bằng tiếng Đức), 1, Weimar: Hermann Böhlau
  • Constantin Kronfeld (1879), Topographie des Landes, Landeskunde des Großherzogthums Sachsen-Weimar-Eisenach (bằng tiếng Đức), 2, Weimar: Hermann Böhlau
  • Detlef Ignasiak (1996), Regenten-Tafeln Thüringischer Fürstenhäuser. Mit einer Einführung in die Geschichte der Dynastien in Thüringen (bằng tiếng Đức), Jena: Quartus, ISBN 3-931505-20-0

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]