Bước tới nội dung

Quách (cây)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Quách
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Eudicots
Bộ (ordo)Sapindales
Họ (familia)Rutaceae
Phân họ (subfamilia)Aurantioideae
Tông (tribus)Aurantieae
Phân tông (subtribus)Citrinae
Chi (genus)Limonia
L., 1762
Loài (species)L. acidissima
Danh pháp hai phần
Limonia acidissima
L., 1762
Danh pháp đồng nghĩa
  • Schinus limonia L., 1753
  • Feronia elephantum Corrêa, 1800
  • Hesperethusa acidissima (L.) M.Roem., 1846
  • Feronia limonia Swingle, 1914
  • Limonia acidissima Groff, 1924
  • Limonia elephantum Panigrahi, 1977

Limonia acidissima là một loài thực vật có hoa trong họ Cửu lý hương. Loài này được Carolus Linnaeus mô tả khoa học đầu tiên năm 1762.[1][2] Nó là loài duy nhất trong chi đơn loài Limonia.

Phân bố

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này là bản địa của vùng sinh thái Indomalaya phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka,[3] và du nhập vào Đông Dương về phía đông đến Javavùng Malesia.[3] Ở Việt Nam loài này phổ biến ở Trà Vinh.[4]

Quách là loại cây cao khoảng 7-8m, lá nhỏ và thân giống như cây cần thăng, trồng khoảng 7 năm thì cho trái. Lá dài 25-35mm và rộng 10-20mm. Trái có đường kính 5–9 cm, cơm có vị chua ngọt. Khi chín Quách tự rụng, do có vỏ cứng nên nó khó đập vỡ khi rụng. Quách có hình cầu, màu xám loang lổ kiểu hạt li ti nhìn giống trái dây cám, phần thịt bên trong có nhiều sợi cứng và các hạt bám trên đó.[5] Khi trái chưa chín phần thịt có màu trắng, khi chín phần thịt chuyển sang màu nâu sậm đến đen. Nếu để quá chín sẽ bị lên men như mật.

Sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Trái quách làm thức uống giải khát, theo y học dân gian trái quách còn xanh xắt mỏng phơi khô dùng để chữa trị tiêu chảy, trái chín chống táo bón, giúp điều hòa tiêu hóa.[4] Trái quách chín có thể dầm nước đá đường và để ngâm rượu. Loại dầm đá đường có tác dụng giải nhiệt.[6]

Dinh dưỡng

[sửa | sửa mã nguồn]

100 gram trái chứa 18 g cacbohydrat và 7g protein, tương đương gần 130 calor. Trái chính chứa nhiều beta-carotene, một chất tiền Vitamin A; nó cũng chứa một lượng nhất định vitamin B thiamine và riboflavin, và một ít vitamin C.[7]

Quách, quả tươi (giá trị hàng ngày)
Giá trị dinh dưỡng cho mỗi 100 g (3,5 oz)
Năng lượng518.816 kJ (124.000 kcal)
18.1 g
Đường0 g
Chất xơ5 g
3.7 g
7.1 g
Vitamin và khoáng chất
VitaminLượng
%DV
Thiamine (B1)
3%
0.04 mg
Riboflavin (B2)
1308%
17 mg
Niacin (B3)
50%
8 mg
Vitamin C
3%
3 mg
Chất khoángLượng
%DV
Calci
10%
130 mg
Sắt
33%
6 mg
Mangan
783%
18 mg
Kẽm
91%
10 mg
Thành phần khácLượng
Nước64.2 g

in Fruit Wood Apple values are for edible portion
Tỷ lệ phần trăm được ước tính dựa trên khuyến nghị Hoa Kỳ dành cho người trưởng thành,[8] ngoại trừ kali, được ước tính dựa trên khuyến nghị của chuyên gia từ Học viện Quốc gia.[9]
Source: 1

Ăn quá nhiều có thể dẫn đến táo bón, đầy hơi và các vấn đề về tiêu hóa khác.

Những người có vấn đề về tuyến giáp, phụ nữ có thai và cho con bú nên hạn chế ăn.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ The Plant List (2013). Limonia acidissima. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2013.
  2. ^ B. C. Stone, D. H. Nicolson (tháng 11 năm 1978). “Arguments for Limonia acidissima L. (Rutaceae) and against Its Rejection as a nomen ambiguum”. Taxon. JSTOR 1219924. Truy cập ngày 19 tháng 4 năm 2011. Chú thích journal cần |journal= (trợ giúp)Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  3. ^ a b Smith, Albert C. (1985). Flora Vitiensis nova: a new Flora of Fiji (spermatophytes only). 3. Lawaii, Hawaii: Pacific Tropical Botanical Garden. tr. 526–527. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2018 – qua Biodiversity Heritage Library, digitized by Smithsonian Libraries.
  4. ^ a b http://dacsanmientay.vn/dac-san/tra-vinh/trai-quach/
  5. ^ “Trái quách đất giồng – Trà Vinh”. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  6. ^ http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/noi-tro/nau-nuong/la-vi-trai-quach-tra-vinh-2307869.html
  7. ^ “Fruits”. Truy cập 14 tháng 10 năm 2015.
  8. ^ United States Food and Drug Administration (2024). “Daily Value on the Nutrition and Supplement Facts Labels”. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2024.
  9. ^ National Academies of Sciences, Engineering, and Medicine; Health and Medicine Division; Food and Nutrition Board; Committee to Review the Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium (2019). Oria, Maria; Harrison, Meghan; Stallings, Virginia A. (biên tập). Dietary Reference Intakes for Sodium and Potassium. The National Academies Collection: Reports funded by National Institutes of Health. Washington (DC): National Academies Press (US). ISBN 978-0-309-48834-1. PMID 30844154.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]