Bước tới nội dung

Nickel(II) nitrat

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nickel(II) nitrat
Cấu trúc của nickel(II) nitrat
Mẫu nickel(II) nitrat hexahydrat
Danh pháp IUPACNickel(II) nitrate
Tên khácNickel dinitrat
Nikenơ nitrat
acid nitric, muối Ni(2+)
Nickel(II) nitrat(V)
Nickel dinitrat(V)
Nikenơ nitrat(V)
Nhận dạng
Số CAS13138-45-9
PubChem25736
Số EINECS238-076-4
Ảnh Jmol-3Dảnh
SMILES
đầy đủ
  • [Ni+2].[O-][N+]([O-])=O.[O-][N+]([O-])=O

InChI
đầy đủ
  • 1/2NO3.Ni/c2*2-1(3)4;/q2*-1;+2
ChemSpider23976
Thuộc tính
Công thức phân tửNi(NO3)2
Khối lượng mol182,9714 g/mol (khan)
219,00196 g/mol (2 nước)
255,03252 g/mol (4 nước)
291,06308 g/mol (6 nước)
345,10892 g/mol (9 nước)
Bề ngoàitinh thể màu xanh ngọc lục bảo
Mùikhông mùi
Khối lượng riêng2,05 g/cm³ (6 nước)
Điểm nóng chảy 56,7 °C (329,8 K; 134,1 °F) (6 nước)
Điểm sôi 136,7 °C (409,8 K; 278,1 °F) (6 nước)
Độ hòa tan trong nước243 g/100 mL (0 ℃, 6 nước)[1], xem thêm bảng độ tan
Độ hòa tanhòa tan trong etanol
tạo phức với nhiều phối tử vô cơ và hữu cơ
MagSus+4300,0·10-6 cm³/mol (6 nước)
Chiết suất (nD)1,422 (6 nước)
Cấu trúc
Cấu trúc tinh thểđơn nghiêng (6 nước)
Các nguy hiểm
Phân loại của EUNguồn oxy hóa (O)
Carc. Cat. 1
Muta. Cat. 3
Repr. Cat. 2
Độc (T)
Có hại (Xn)
Ăn mòn (Xi)
Nguy hiểm cho môi trường (N)
NFPA 704

0
2
0
 
Chỉ dẫn RR49, R61, R8, R20/22, R38, R41, R42/43, R48/23, R68, R50/53
Chỉ dẫn SS53, S45, S60, S61
Điểm bắt lửakhông bắt lửa
LD501620 mg/kg (đường miệng, chuột)
Các hợp chất liên quan
Anion khácNickel(II) sulfat
Nickel(II) chloride
Cation khácPaladi(II) nitrat
Hợp chất liên quanCobalt(II) nitrat
Đồng(II) nitrat
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa).
KhôngN kiểm chứng (cái gì ☑YKhôngN ?)

Nickel(II) nitrat là một hợp chất vô cơcông thức hóa học Ni(NO3)2, các phân tử ngậm nước của nó đã được biết đến. Dạng khan thường không tồn tại, do vậy "nickel(II) nitrat" thường ám chỉ muối ngậm 6 nước. Có hai cách viết công thức của muối này. Ni(NO3)2·6H2O hoặc cụ thể hơn là Ni(H2O)6(NO3)2. Công thức sau chỉ rõ nguyên tử niken(II) ở trung tâm với 6 phân tử nuóc bao quanh. Ở dạng ngậm 6 nước, các anion nitrat không liên kết trực tiếp với nguyên tử niken. Có ba dạng ngậm nước khác nữa: Ni(NO3)2·9H2O, Ni(NO3)2·4H2O, và Ni(NO3)2·2H2O và dạng muối khan Ni(NO3)2.[2]

Điều chế

[sửa | sửa mã nguồn]

Nickel(II) nitrat được điều chế bằng phản ứng của nickel(II) oxide với acid nitric:

NiO + 2HNO3 + 5H2O → Ni(NO3)2·6H2O

Muối nickel(II) nitrat khan thường không được điều chế bằng cách nung nóng muối ngậm nước. Nó được tạo ra bởi phản ứng của muối ngậm nước với dinitơ pentoxide hoặc phản ứng giữa nickel tetracacbonyl với dinitơ tetroxide:

Ni(CO)4 + 2N2O4 → Ni(NO3)2 + 2NO↑ + 4CO↑

Ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn]

Nickel(II) nitrat ngậm nước thường được sử dụng làm tiền chất cho các chất xúc tác niken.

Giống như nhiều muối nitrat khác, nickel(II) nitrat là chất oxy hóa. Nó cũng gây kích ứng cho mắt, da và khi hít phải bụi, đường hô hấp. Nó có thể gây ra dị ứng da. Nickel(II) nitrat là một tác nhân gây ung thư, giống như các muối nickel khác. Ion nickel(II) cũng là chất độc với các sinh vật thủy sinh.

Hợp chất khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Ni(NO3)2 còn tạo ra một số hợp chất với NH3, như:

  • Ni(NO3)2·2NH3 (lục đậm);[3]
  • Ni(NO3)2·4NH3 (dương);[4]
  • Ni(NO3)2·6NH3 (tím nhạt);[3]
  • Ni(NO3)2·9NH3 (tím nhạt).[4]

Ni(NO3)2 còn tạo ra một số hợp chất với N2H4, như Ni(NO3)2·2N2H4·2H2O là tinh thể màu dương, D20 ℃ = 2,41 g/cm³[5] hay Ni(NO3)2·3N2H4 là chất bột màu hồng.

Ni(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CO(NH2)2, như Ni(NO3)2·4CO(NH2)2 là tinh thể màu lục, D = 1,74 g/cm³.[6]

Ni(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CON3H5, như Ni(NO3)2·3CON3H5 là chất rắn màu dương.[7]

Ni(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CS(NH2)2, như Ni(NO3)2·2CS(NH2)2 là chất rắn màu đỏ nâu[8], Ni(NO3)2·5CS(NH2)2 là tinh thể màu vàng lục[9] hay Ni(NO3)2·6CS(NH2)2 là tinh thể màu lục nhạt, D = 1,63 g/cm³.[10]

Ni(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CSN3H5, như Ni(NO3)2·2CSN3H5 là chất rắn màu đỏ khi khan, dihydrat của nó có màu xanh dương[11] hay Ni(NO3)2·3CSN3H5·H2O là tinh thể màu dương.[12]

Ni(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CSe(NH2)2, như Ni(NO3)2·4CSe(NH2)2 là tinh thể màu lục, tan trong nước tạo thành dung dịch màu nâu.[13]

Ni(NO3)2 còn tạo một số hợp chất với CSeN3H5, như Ni(NO3)2·2CSeN3H5 là chất rắn màu nâu.[14]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Perry's Chem Eng Handbook, 7th Ed
  2. ^ Keith Lascelles, Lindsay G. Morgan, David Nicholls, Detmar Beyersmann, "Nickel Compounds" in Ullmann's Encyclopedia of Industrial Chemistry Wiley-VCH, Weinheim, 2005. doi:10.1002/14356007.a17_235.pub2
  3. ^ a b Thermal decomposition of polycrystalline [Ni(NH3)6](NO3)2. Truy cập 7 tháng 3 năm 2020.
  4. ^ a b A Text-book Of Inorganic Chemistry Vol-x, trang 188+189 – [1]. Truy cập 7 tháng 3 năm 2020.
  5. ^ Журнал неорганической химии, Tập 17,Số phát hành 9-12 (Изд-во "Наука"., 1972), trang 3284. Truy cập 28 tháng 10 năm 2020.
  6. ^ Handbook (Pierre Villars, Karin Cenzual, Roman Gladyshevskii; Walter de Gruyter GmbH & Co KG, 24 thg 7, 2017 - 1970 trang), trang 1408. Truy cập 28 tháng 10 năm 2020.
  7. ^ Soviet Journal of Coordination Chemistry, Tập 2,Phần 2 (Consultants Bureau., 1977), trang 944. Truy cập 8 tháng 11 năm 2020.
  8. ^ Complexes of some nickel(II) salts with thiourea – Juan Costamagna. Truy cập 31 tháng 10 năm 2020.
  9. ^ Handbuch der anorganischen Chemie: Bd. 1.Abt. Die Elemente der sechsten Gruppe des periodischen Systems. 1921-27. 1 v. 2.Abt. Die Elemente der siebenten Gruppe des periodischen Systems. 1913. 3. Abt. Die Elemente der achten Gruppe des periodischen Systems: 1.T. Die Edelgase, von Eugen Rabinowitsch. 1928. 2.T. A. Eisen und seine Verbindungen. 1931-38. 2.T. B. Verbindungen des Eisens. 1935. 3.T. Kobalt und seine Verbindungen. 1935. 4.T. Nickel und seine Verbindungen. 1937-39 (S. Hirzel, 1937), trang 736. Truy cập 30 tháng 10 năm 2020.
  10. ^ Chú thích 6, trang 1625.
  11. ^ Square planar metal complexes of thiosemicarbazide (ngày 15 tháng 3 năm 1968). Canadian Journal of Chemistry 46, tr. 3241–3247. Truy cập 5 tháng 3 năm 2021.
  12. ^ Chemické Zvesti, Tập 30,Trang 1-408 (1976), trang 93. Truy cập 10 tháng 3 năm 2021.
  13. ^ Izvestii︠a︡ Akademii nauk SSSR.: Serii︠a︡ khimicheskai︠a︡ (Izd-vo AN SSSR, 1971), trang 1551. Truy cập 31 tháng 10 năm 2020.
  14. ^ Zhurnal neorganicheskoĭ khimii, Tập 14,Số phát hành 1-4 (Izd-vo "Nauka"., 1969), trang 982. Truy cập 29 tháng 12 năm 2020.