Nhánh tiệm cận khổng lồ
Nhánh tiệm cận khổng lồ (AGB) hay nhánh sao tiệm cận khổng lồ là một vùng thuộc biểu đồ Hertzsprung – Russell chứa các ngôi sao sáng, nguội lạnh đã tiến hóa. Đây là một trong những giai đoạn tiến hóa sao xảy ra ở tất cả các ngôi sao có khối lượng từ thấp đến trung bình (0,6–10 lần khối lượng Mặt Trời) vào cuối vòng đời của chúng.
Theo quan sát, một ngôi sao nằm trong nhánh tiệm cận khổng lồ sẽ có dạng giống như sao khổng lồ với độ sáng gấp hàng nghìn lần mặt trời. Cấu trúc nội tại của các sao này đặc trưng bởi một lõi chứa cacbon và oxy, có kích thước lớn, trơ ở vùng trung tâm, một lớp vỏ nơi khí heli đang trong quá trình nóng chảy để chuyển hóa thành carbon (hay còn gọi là quá trình ba-alpha), một lớp vỏ khác nơi hydro đang thực hiện phản ứng tổng hợp tạo thành heli (hay còn gọi là quá trình tổng hợp hạt nhân sao) cùng một lớp vỏ lớn chứa vật chất có thành phần tương tự như các sao nằm trong dãy chính (ngoại trừ các sao cacbon).[1]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lattanzio, J.; Forestini, M. (1999). “Nucleosynthesis in AGB Stars”. Trong Le Bertre, T.; Lebre, A.; Waelkens, C. (biên tập). Asymptotic Giant Branch Stars. IAU Symposium 191. tr. 31. Bibcode:1999IAUS..191...31L. ISBN 978-1-886733-90-9.
Đọc thêm
[sửa | sửa mã nguồn]- Doherty, Carolyn L.; Gil-Pons, Pilar; Siess, Lionel; Lattanzio, John C.; Lau, Herbert H. B. (2015-01-21). "Super- and massive AGB stars – IV. Final fates – initial-to-final mass relation". Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 446 (3): 2599–2612. doi:10.1093/mnras/stu2180. ISSN 1365-2966.
- Langer, N. “Late evolution of low- andintermediate-mass stars” (PDF). Stars and Stellar evolution lecture notes. University of Bonn/Argelander-Institut für Astronomie. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2013.
- Habing, H. J.; Olofsson, H. (2004). Asymptotic Giant Branch Stars. Springer. ISBN 978-0-387-00880-6.
- McCausland, R. J. H.; Conlon, E. S.; Dufton, P. L.; Keenan, F. P. (1992). “Hot post-asymptotic giant branch stars at high galactic latitudes”. The Astrophysical Journal. 394 (1): 298–304. Bibcode:1992ApJ...394..298M. doi:10.1086/171582.