Bước tới nội dung

Nguyên tắc Koch

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Heinrich Hermann Robert Koch (11/12/1843 – 27/5/1910) là một bác sĩ người Đức đã phát triển Nguyên tắc Kock.[1]

Nguyên tắc Koch (tiếng Anh: Koch's postulates) là bốn tiêu chí nói về mối quan hệ giữa vi khuẩnbệnh tật. Các nguyên tắc được xây dựng bởi Robert KochFriedrich Loeffler vào năm 1884, dựa trên các khái niệm trước đó được mô tả bởi Jakob Henle,[2] sau đó được Koch tinh chế và xuất bản và năm 1890. Kock áp dụng nguyên tắc để mô tả nguyên nhân của bệnh tảbệnh lao, nhưng chúng lại cũng được tranh luận tổng quát đến những bệnh khác nữa. Những định đề đã được tạo ra trước khi có sự hiểu biết về các khái niệm hiện đại trong sinh bệnh học của vi sinh vật mà không thể được kiểm tra theo quy tắc Koch, bao gồm virus hay vật chủ mang mầm bệnh không thể hiện triệu chứng. Chúng phần lớn đã được thay thế bởi các tiêu chí khác như các tiêu chí Bradford Hill về tác nhân gây bệnh truyền nhiễm trong y tế công cộng hiện đại.

4 nguyên tắc

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1884, R. Koch đưa ra 4 nguyên tắc về tác nhân gây bệnh mà cho đến ngày nay vẫn còn được áp dụng là nguyên tắc chuẩn để chứng minh khả năng gây bệnh đặc trưng của một loài vi sinh vật nào đó. Các nguyên tắc đó là:

1. Tác nhân gây bệnh phải luôn được tìm thấy trên sinh vật bị nhiễm bệnh nhưng không có ở sinh vật khỏe.

2. Tác nhân gây bệnh phải được nuôi trong điều kiện thực nghiệm bên ngoài cơ thể sinh vật.

3. Tác nhân gây bệnh phải có khả năng gây bệnh khi gây nhiễm vào con vật mẫn cảm.

4. Tác nhân gây bệnh phải được xác định từ kết quả tái phân lập.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Koch, R. (1876). “Untersuchungen über Bakterien: V. Die Ätiologie der Milzbrand-Krankheit, begründet auf die Entwicklungsgeschichte des Bacillus anthracis [Investigations into bacteria: V. The etiology of anthrax, based on the ontogenesis of Bacillus anthracis] (PDF). Cohns Beitrage zur Biologie der Pflanzen (bằng tiếng Đức). 2 (2): 277–310.
  2. ^ Evans AS (tháng 10 năm 1978). “Causation and disease: a chronological journey. The Thomas Parran Lecture”. American Journal of Epidemiology. 108 (4): 249–58. PMID 727194.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]