Bước tới nội dung

Nội các Malaysia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nội các Malaysia (tiếng Mã Lai: Kabinet Malaysia) là cơ quan hành pháp của Malaysia. Dưới sự lãnh đạo của một thủ tướng, hội đồng bộ trưởng này chịu trách nhiệm tập thể trước Nghị viện. Chiếu theo Điều 43 Hiến pháp Malaysia, thành viên Nội các chỉ có thể được lựa chọn từ thành viên của lưỡng viện. Yang di-Pertuan Agong là người chính thức bổ nhiệm bộ trưởng theo lời đề nghị của thủ tướng, dù rằng lời đề nghị này mang tính bắt buộc tuân theo.[1] Cũng theo Điều 43, thành viên của Nội các - bao gồm tất cả các bộ trưởng và thứ trưởng - không được kiêm nhiệm vị trí ở cơ quan lập pháp; họ cần phải từ chức khỏi Nghị viện trước khi đảm nhiệm chức vụ trong Nội các. Ngoại trừ thủ tướng, các bộ trưởng giữ chức vô thời hạn tùy vào Yang di-Pertuan Agong, trừ trường hợp thành viên nào đó bị Yang di-Pertuan Agong cắt chức theo đề nghị của thủ tướng. Riêng thủ tướng có thể tự từ chức.

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Malaysia

Bổ nhiệm Nội các

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo quy ước, thành viên Nội các thông thường được bổ nhiệm từ Hạ viện, tức Dewan Rakyat. Các thứ trưởng và/hoặc thư ký nghị viện không bao hàm trong Nội các dù họ có thể được bổ nhiệm để giúp việc cho bộ trưởng. Trước đây Nội các tiến hành họp vào mỗi thứ Tư hàng tuần.[2] Sau khi Malaysia bãi bỏ chức vụ thư ký nghị viện và bắt đầu phát sóng trực tiếp một phần các phiên họp của Nghị viện từ năm 2008, Nội các nước này chuyển sang họp vào các ngày thứ Sáu bất cứ khi nào Nghị viện nhóm họp, nhờ đó cho phép các bộ trưởng có thể đích thân trả lời câu hỏi trong phiên Chất vấn tại Nghị viện.[3]

Thành phần Nội các

[sửa | sửa mã nguồn]

Thành phần Nội các chủ yếu dựa vào nguyện vọng của thủ tướng tại thời điểm đó. Tuy nhiên, do tính chất quan trọng của chức vụ bộ trưởng Bộ Tài chính nên có luật riêng quy định vấn đề này là Đạo luật 375 năm 1957.[4] Theo quy ước, còn có chức vụ phó thủ tướng nhưng về mặt lý thuyết thì thủ tướng có thể thành lập Nội các mà không có phó thủ tướng.[5]

Ứng với từng bộ trưởng có các thứ trưởng và thư ký Nghị viện dù những người này không phải là thành viên Nội các. Các chức vụ này được quy định lần lượt trong bản sửa đổi hiến pháp năm 1960 và 1963. Tuy nhiên, sau cuộc tổng tuyển cử Malaysia năm 2008 thì nước này không bổ nhiệm vị trí thư ký Nghị viện nào. Các thứ trưởng và thư ký Nghị viện đều được lựa chọn từ thành viên Nghị viện. Ngoài ra, còn có một chức vụ khác gọi là thư ký chính trị, và người này không cần phải xuất thân từ nghị sĩ. Trước khi nhậm chức, tất cả các thành viên Nội các, thứ trưởng, thư ký Nghị viện và thư ký chính trị đều phải tuyên thệ giữ bí mật nội dung phiên họp Nội các. (xem thêm Đạo luật Giữ bí mật Chính thức (Malaysia))[5].

Nội các hiện thời

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên minh Barisan Nasional giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử bầu Nghị viên khóa 12 năm 2008. Sau khi Abdullah bin Ahmad Badawi từ chức thủ tướng, lãnh đạo của liên minh mới là Mohd Najib bin Abdul Razak đã thông báo thành lập Nội các mới vào ngày 9 tháng 4 năm 2009 và tuyên thệ vào ngày 10 tháng 4 cùng năm. Najib cải tổ Nội các vào ngày 1 tháng 6 năm 2010, theo đó ông hoán chuyển vị trí hai vị bộ trưởng.

Chức vụ Người đảm trách Đảng
Thủ tướng Malaysia
Phó thủ tướng Malaysia
Thư ký Nội các
Mohd Najib bin Abdul Razak
Muhyiddin Yassin
Mohd Sidek Hassan
UMNO
UMNO
Độc lập
Các bộ trưởng thuộc Bộ Thủ tướng
Đoàn kết Quốc gia và Quản lý Thực thi
Luật và Nghị viện
Đơn vị Hoạch định Kinh tế (EPU)
Các vấn đề Hồi giáo
Tổng Giám đốc Điều hành Pemandu
Cục Hiện đại hoá và Quản lý, Than phiền của Công chúng

Koh Tsu Koon (Thượng nghị sĩ)
Nazri Aziz
Nor Mohamed Yakcop
Jamil Khir Baharom (Thượng nghị sĩ)
Idris Jala (Thượng nghị sĩ)
G. Palanivel (Thượng nghị sĩ)

GERAKAN
UMNO
UMNO
UMNO
Độc lập
MIC
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Bộ trưởng Bộ Tài chính II
Najib Tun Razak
Ahmad Husni Hanadzlah
UMNO
UMNO
Bộ trưởng Giáo dục Muhyiddin Yassin UMNO
Bộ trưởng Bộ Giao thông Kong Cho Ha MCA
Bộ trưởng Bộ Đồn điền và Hàng hóa Bernard Dompok UPKO
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Hishammuddin Tun Hussein UMNO
Bộ trưởng Bộ Thông tin, Truyền thông và Văn hóa Rais Yatim UMNO
Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Công nghệ xanh và Nước Peter Chin Fah Kui SUPP
Bộ trưởng Bộ Phát triển Nông thôn và Địa phương Mohd Shafie Apdal UMNO
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đại học Mohamed Khaled Nordin UMNO
Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Thương mại Quốc tế Mustapa Mohamed UMNO
Bộ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Maximus Ongkili PBS
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên và Môi trường Douglas Uggah Embas PBB
Bộ trưởng Du lịch Ng Yen Yen MCA
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Ngành dựa trên nông nghiệp Noh Omar UMNO
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ahmad Zahid Hamidi UMNO
Bộ trưởng Bộ Lao động Shaziman Abu Mansor UMNO
Bộ trưởng Bộ Y tế Liow Tiong Lai MCA
Bộ trưởng Bộ Thanh niên và Thể thao Ahmad Shabery Cheek UMNO
Bộ trưởng Bộ Nguồn nhân lực Subramaniam Sathasivam MIC
Bộ trưởng Bộ Nội thương, Hợp tác xã và Quyền lợi Người tiêu dùng Ismail Sabri Yaakob UMNO
Bộ trưởng Bộ Nhà ở và Chính quyền Địa phương Chor Chee Heung MCA
Bộ trưởng Bộ Phụ nữ, Gia đình và Phát triển Cộng đồng Shahrizat Abdul Jalil (thượng nghị sĩ)[6]
Mohd Najib bin Abdul Razak[7]
UMNO
UMNO
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Anifah Aman UMNO
Bộ trưởng Bộ Lãnh thổ trực thuộc liên bang và An sinh Đô thị Raja Nong Chik Zainal Abidin (thượng nghị sĩ) UMNO

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Hj. Mohd Jali, Nazaruddin, Redzuan, Ma'arof, Abu Samah, Asnarulkhadi & Hj. Mohd Rashid, Ismail (2003). Malaysian Studies: Nationhood and Citizenship, p. 73. Pearson Malaysia. ISBN 983-2473-91-8.
  2. ^ Funston, John (2001). "Malaysia: Developmental State Challenged". In John Funston (Ed.), Government and Politics in Southeast Asia, pp. 173–175. Singapore: Institute of Southeast Asian Studies.
  3. ^ “Cabinet now to meet Fridays for ministers to attend parliament”. The Malaysian Insider. ngày 9 tháng 4 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 4 năm 2008. Truy cập ngày 9 tháng 4 năm 2008.
  4. ^ Wu, Min Aun & Hickling, R. H. (2003). Hickling's Malaysian Public Law, pp. 84–85. Petaling Jaya: Pearson Malaysia. ISBN 983-74-2518-0.
  5. ^ a b Wu & Hickling, p. 86.
  6. ^ Từ chức ngày 8 tháng 4 năm 2012.
  7. ^ Giữ chức từ ngày 8 tháng 4 năm 2012 do Shahrizat Abdul Jalil từ chức.