Bước tới nội dung

Marc Márquez

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Marc Márquez
Márquez trước mùa giải MotoGP 2021
Quốc tịchTây Ban Nha
Sinh17 tháng 2, 1993 (31 tuổi)
Cervera, Tây Ban Nha
Đội đua hiện tạiGresini Racing
Số xe93
Thống kê sự nghiệp
Giải đua xe MotoGP
Mùa giải2013
XeHonda (20132023),
Ducati (2024–)
Vô địch6 (2013, 2014, 2016, 2017, 2018, 2019)
Mùa giải trước (2023)14th (96 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
175 59 104 65 59 2740
Giải đua xe Moto2
Mùa giải20112012
XeSuter
Vô địch1 (2012)
Mùa giải cuối cùng (2012)1st (328 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
32 16 25 14 7 579
125cc World Championship
Mùa giải20082010
XưởngKTM (20082009)
Derbi (2010)
Vô địch1 (2010)
Mùa giải cuối cùng (2010)1st (310 pts)
Xuất phát Chiến thắng Podium Pole F. lap Điểm
46 10 14 14 9 467

Marc Márquez Alentà (sinh ngày 17 tháng 2 năm 1993) là một tay đua MotoGP người Tây Ban Nha. Anh là một trong những tay đua thành công nhất mọi thời đại. Tính đến năm 2020, Marquez đã 8 lần vô địch thế giới và sở hữu rất nhiều chiến thắng chặng. Anh cũng là tay đua nắm giữ hàng loạt các kỉ lục vô tiền khoáng hậu khó ai có thể phá vỡ.

Trong suốt sự nghiệp của mình Marc Marquez chỉ sử dụng một số xe là số 93.

Sự nghiệp

[sửa | sửa mã nguồn]

2008-2010: Marquez thi đấu thể thức 125cc. Anh đoạt chức vô địch mùa giải 125cc 2010[1]

Márquez ở chặng đua MotoGP Cộng hòa Séc 2011 (thể thức Moto2)

2011-2012: Marquez thi đấu thể thức Moto2. Ở mùa giải 2011, khi anh đang còn cơ hội cạnh tranh chức vô địch thì Marquez bị chấn thương khi đua Practice GP Malaysia[2] khiến anh không thể đua chính chặng đua này và phải nghỉ luôn chặng đua cuối cùng của mùa giải, do đó phải từ bỏ cuộc đua vô địch và xếp thứ 2 chung cuộc.

Sang năm 2012, Marquez lại phải bỏ cuộc ở GP Malaysia. Nhưng anh vẫn kịp lên ngôi vô địch ở chặng đua ngay sau đó - GP Úc 2012[3]. Ở chặng đua cuối cùng GP Valencia, Marc Marquez đã chiến thắng dù chỉ xuất phát từ vị trí thứ 33 vì bị phạt bậc xuất phát do lỗi gây tai nạn khi đua Practice[4].

Márquez và Valentino Rossi ở chặng đua MotoGP Anh 2013

Mùa giải 2013: Marquez đã đoạt chức vô địch ngay ở mùa giải MotoGP đầu tiên của mình và lập kỷ lục tay đua trẻ nhất từng vô địch[5]. Trước đó thì Marquez cũng lập kỷ lục tay đua trẻ nhất chiến thắng MotoGP sau chiến thắng ở GP Americas[6]. Trong số 6 chiến thắng mà anh có được ở mùa giải này thì có chuỗi 4 chiến thắng liên tiếp ở giai đoạn giữa mùa giải. Đặc biệt hơn là Marquez đã lên podium ở mọi chặng đua mà anh cán đích. Chỉ có 2 lần số 93 không cán đích là ở Mugello (bỏ cuộc) và ở Philip Island (bị vẫy cờ đen[7]).

Márquez chiến thắng chặng đua MotoGP Americas 2014

Mùa giải 2014: Marquez khởi đầu mùa giải 2014 cực kỳ mạnh mẽ với chuỗi 10 chiến thắng liên tiếp[8], làm bàn đạp cho việc đoạt chức vô địch sớm trước 3 chặng đua[9]. Tuy nhiên phong độ của Marquez không ổn định ở những chặng đua cuối cùng, khi anh bỏ cuộc 1 lần (lại là ở GP Úc) và có 3 lần không lên podium.

Mùa giải 2015: Sự không ổn định này kéo sang cả mùa giải 2015. Xen kẽ giữa 5 chiến thắng là 6 lần Marquez phải bỏ cuộc, chưa kể các các kết quả không tốt khác khiến cho Marquez sớm từ bỏ tham vọng bảo vệ danh hiệu vô địch.

Đây cũng là mùa giải chứng kiến sự cạnh tranh quyết liệt của Marquez với thần tượng Valentino Rossi mà đỉnh điểm là xung đột ở chặng đua GP Malaysia, Vì nghĩ rằng Marquez cố tình giỡn mặt với mình nên Rossi đã đạp ngã Marquez và bị ăn phạt phải xuất phát từ vị trí cuối cùng ở chặng đua tiếp theo[10]. Cuối cùng thì cả Marquez và Rossi không ai đoạt được chức vô địch (người vô địch là Jorge Lorenzo)[11].

Mùa giải MotoGP 2016: Đối thủ chính của Marquez ở mùa giải này tiếp tục là hai tay đua của đội Yamaha là Rossi và Lorenzo. Marquez cũng chỉ có thêm được 5 chiến thắng như mùa giải trước, nhưng khác biệt ở chỗ là anh chỉ bỏ cuộc có 1 lần ở GP Úc-sau khi anh đã chính thức lên ngôi vô địch[12]. Trong khi phong độ của Rossi và Lorenzo thì hoàn toàn trái ngược-họ out rất nhiều. Marquez đã đoạt chức vô địch sớm trước 3 chặng đua bằng một chiến thắng ở GP Nhật Bản [13], đây là chặng đua mà cả Rossi và Lorenzo đo đường từ rất sớm.

Mùa giải 2017: Marc Marquez khởi đầu khá chậm chạp ở mùa giải 2017, chỉ có 1 chiến thắng (GP Americas[14]) nhưng bỏ cuộc 2 lần (GP Argentina[15] và GP Pháp). Sau khi hoàn thành chặng đua thứ 6 ở Italia, Marquez chỉ đứng thứ 4 trên BXH tổng, ngôi đầu bảng lúc này thuộc về Maverick Viñales. Cuộc đua vô địch của Marquez chỉ thực sự bắt đầu từ chặng đua sân nhà GP Catalunya (về nhì).

Cùng lúc này thì tay đua Andrea Dovizioso của đội đua Ducati vươn lên trở thành kình địch của Marquez trong suốt 3 năm (cho đến năm 2019). Marquez thường bị tay đua mang số 04 khuất phục ở các trường đua sở trường của Ducati. Song anh biết cách lấy lại lợi thế ở các trường đua khác. Nhờ đó mà cho dù Marquez bỏ cuộc nhiều hơn Dovizioso một lần và hai người có số chiến thắng bằng nhau (cùng 6 chiến thắng) nhưng Marquez vẫn có thể bảo vệ danh hiệu vô địch ở chặng đua cuối cùng GP Valencia[16] bởi có số lần lên podium vượt trội (tổng số lần lên podium của Marquez là 12, của Dovizioso chỉ là 8).

Márquez ở chặng đua MotoGP San Marino 2018

Mùa giải 2018: Ở mùa giải 2018 thì Dovizioso không có kết quả tốt ở 9 chặng đua đầu mùa giải, khi chỉ chiến thắng 1 và bỏ cuộc tới 3 lần. Do đó sức ép giành cho Marquez là không lớn như mùa giải trước và số 93 một lần nữa đã lên ngôi vô địch sớm trước 3 chặng đua-ở GP Nhật Bản[17]. Khi ăn mừng chức vô địch, Marquez bị trật khớp vai do bị đồng nghiệp ôm quá chặt[18].

Sau khi chính thức lên ngôi vô địch thì Marquez đã phải bỏ cuộc ở GP Úc do bị Johann Zarco tông vào đuôi xe[19]. Ở chặng đua cuối cùng của mùa giải GP Valencia, Marquez để ngã ở race-1 khi trời mưa, không thể tham gia race-2[20].

Một sự kiện đáng nhớ khác là việc Marquez đã gây ra một scandal lớn ở chặng đua GP Argentina, nơi anh bị phạt tới 3 lần, trong số đó có lỗi đẩy ngã Valentino Rossi[21].

Mùa giải 2019: Mùa giải 2019 thì Marquez có đồng đội mới là Jorge Lorenzo (thay Dani Pedrosa giải nghệ)[22], tuy nhiên bản thân Lorenzo cũng gặp nhiều vấn đề nên Marquez không gặp sự cạnh tranh nào từ người đồng đội từng có 3 lần vô địch MotoGP này.

Trong suốt mùa giải anh cũng chỉ phải bỏ cuộc 1 lần duy nhất ở Austin do để ngã xe khi đang dẫn đầu[23]. Sự cố này khiến cho mạch chiến thắng liên tục của Marquez ở Austin bị dừng lại. Mặc dù vậy thì nó không gây ảnh hưởng quá nhiều cho cuộc đua vô địch của Marquez bởi ở các chặng đua còn lại thì anh chỉ có về nhất (12 lần) hoặc nhì (6 lần). Với phong độ khủng khiếp đó thì Marquez dễ dàng đoạt chức vô địch sớm trước 4 chặng đua, sau chiến thắng ở GP Thái Lan[24].

Cũng phải nói thêm là ngoài Dovizioso thì mùa giải 2019 xuất hiện thêm một tay đua có thể làm khó Marquez là Fabio Quartararo.

Mùa giải 2020: Do Jorge Lorenzo xin hủy hợp đồng nên Honda lựa chọn giải pháp tạm thời là để cho người em trai Álex Márquez làm đồng đội của Marc Marquez[25].

Mùa giải này đánh dấu giai đoạn khó khăn nhất trong sự nghiệp của Marc Marquez khi anh đã bị gãy tay ngay ở chặng đua mở màn GP Tây Ban Nhatrường đua Jerez[26]. Marquez được phẫu thuật ngay lập tức và cố gắng trở lại thi đấu ở chặng đua thứ hai-GP Andalucia cũng ở Jerez-nhưng bất thành. Quãng thời gian sau đó Marquez còn bị tái phát chấn thương, phải lên bàn mổ rất nhiều lần cho nên anh phải nghỉ thi đấu trong phần còn lại của mùa giải.

Mùa giải MotoGP 2021: Marc Marquez chỉ có thể trở lại thi đấu từ chặng đua thứ 3-GP Bồ Đào Nha[27]. Do sức khỏe chưa hồi phục hoàn toàn nên anh không có được kết quả quá cao. Marquez có cơ hội chiến thắng ở cuộc đua trên đường ướt GP Pháp[28], sau khi thay xe thì anh đã có vị trí dẫn đầu, song lại để bị ngã. Đó cũng là lần bỏ cuộc đầu tiên trong chuỗi 3 chặng đua phải bỏ cuộc liên tiếp của số 93.

Mặc dù vậy, Marquez vẫn kịp giành chiến thắng ở hai chặng đua sở trường là chặng đua MotoGP Đức[29]chặng đua MotoGP Americas[30]. Marc Marquez có chiến thắng thứ 3 trong mùa giải ở chặng đua MotoGP Emilia Romagna sau khi Francesco Bagnaia bị ngã khi đang dẫn đầu. Tuy nhiên sau đó Marquez lại bị chấn thương khi đang tập luyện nên không thể tham gia chặng đua áp chót ở trường đua Algarve[31].

Mùa giải MotoGP 2023: Vào ngày 4 tháng 10 nằm 2023, Honda thông báo rằng họ và Marquez sẽ chấm dứt hợp đồng sớm 1 năm sau khi kết thúc mùa giải 2023. Marquez sẽ gia nhập Gresini Racing vào mùa giải 2024 với bản hợp đồng 1 năm.[32]

Mùa giải MotoGP 2024: Việc Marquez chuyển đến Gresini Racing thi đấu mua giải 2024 được chính thức thông báo vào ngày 15 tháng 10 năm 2023 sau 10 năm gắn bó với Repsol Honda. Một lần nữa, Marquez sẽ tái hợp với người em trai Alex Marquez tại Gresini Racing với tư cách là đồng đội.[33]

Cuộc sống cá nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Marc Marquez sinh ngày 17 tháng 2 năm 1993 ở thị trấn Cervera, Catalunya, Tây Ban Nha. Hiện anh vẫn đang sống ở đây. Marquez thường đội chiếc nón bảo hiểm Shoei có in hình một con kiến[34]. Đây là lý do anh có biệt danh là "Con kiến xứ Cervera".

Marquez chưa lập gia đình. Anh có một người em trai tên Álex Márquez cũng là một tay đua MotoGP[35]. Hiện hai anh em đang là đối thủ của nhau, cùng tranh tài ở giải đua MotoGP. Ngoài giải đua MotoGP, Marquez cũng thích tập luyện bằng xe motocross.

Tháng 9 năm 2018, Marquez cùng phái đoàn MotoGP có chuyến thăm Vatican và được diện kiến Giáo hoàng Francis[36].

Marquez là cổ động viên của câu lạc bộ Barcelona[37] và đội tuyển bóng đá quốc gia Tây Ban Nha.

Thống kê

[sửa | sửa mã nguồn]

Kết quả tổng hợp

Năm Giải đua Xe Đội đua Số xe Chặng Thắng Podium Pole FLap Điểm Hạng Vô địch
2008 125cc KTM 125 FRR Repsol KTM 125cc 93 13 0 1 0 0 63 13th
2009 125cc KTM 125 FRR Red Bull KTM Motorsport 93 16 0 1 2 1 94 8th
2010 125cc Derbi RSA 125 Red Bull Ajo Motorsport 93 17 10 12 12 8 310 1st 1
2011 Moto2 Suter MMXI Team CatalunyaCaixa Repsol 93 15 7 11 7 2 251 2nd
2012 Moto2 Suter MMXII Team CatalunyaCaixa Repsol 93 17 9 14 7 5 328 1st 1
2013 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 93 18 6 16 9 11 334 1st 1
2014 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 93 18 13 14 13 12 362 1st 1
2015 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 93 18 5 9 8 7 242 3rd
2016 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 93 18 5 12 7 4 298 1st 1
2017 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 93 18 6 12 8 3 298 1st 1
2018 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 93 18 9 14 7 7 321 1st 1
2019 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 93 19 12 18 10 12 420 1st 1
2020 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 93 1 0 0 0 1 0 NC
2021 MotoGP Honda RC213V Repsol Honda Team 93 13 2 3 0 2 117* 7th*
Tổng cộng 219 84 137 90 75 3438 8

Kết quả hàng năm

Năm Giải đua Xe 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 Hạng Điểm
2008 125cc KTM QAT SPA
WD
POR
18
CHN
12
FRA
Ret
ITA
19
CAT
10
GBR
3
NED
Ret
GER
9
CZE
Ret
RSM
4
IND
6
JPN
Ret
AUS
9
MAL
WD
VAL 13th 63
2009 125cc KTM QAT
Ret
JPN
5
SPA
3
FRA
Ret
ITA
5
CAT
5
NED
10
GER
16
GBR
15
CZE
8
IND
6
RSM
4
POR
Ret
AUS
9
MAL
Ret
VAL
17
8th 94
2010 125cc Derbi QAT
3
SPA
Ret
FRA
3
ITA
1
GBR
1
NED
1
CAT
1
GER
1
CZE
7
IND
10
RSM
1
ARA
Ret
JPN
1
MAL
1
AUS
1
POR
1
VAL
4
1st 310
2011 Moto2 Suter QAT
Ret
SPA
Ret
POR
21
FRA
1
CAT
2
GBR
Ret
NED
1
ITA
1
GER
1
CZE
2
IND
1
RSM
1
ARA
1
JPN
2
AUS
3
MAL
DNS
VAL
WD
2nd 251
2012 Moto2 Suter QAT
1
SPA
2
POR
1
FRA
Ret
CAT
3
GBR
3
NED
1
GER
1
ITA
5
IND
1
CZE
1
RSM
1
ARA
2
JPN
1
MAL
Ret
AUS
2
VAL
1
1st 328
2013 MotoGP Honda QAT
3
AME
1
SPA
2
FRA
3
ITA
Ret
CAT
3
NED
2
GER
1
USA
1
IND
1
CZE
1
GBR
2
RSM
2
ARA
1
MAL
2
AUS
DSQ
JPN
2
VAL
3
1st 334
2014 MotoGP Honda QAT
1
AME
1
ARG
1
SPA
1
FRA
1
ITA
1
CAT
1
NED
1
GER
1
IND
1
CZE
4
GBR
1
RSM
15
ARA
13
JPN
2
AUS
Ret
MAL
1
VAL
1
1st 362
2015 MotoGP Honda QAT
5
AME
1
ARG
Ret
SPA
2
FRA
4
ITA
Ret
CAT
Ret
NED
2
GER
1
IND
1
CZE
2
GBR
Ret
RSM
1
ARA
Ret
JPN
4
AUS
1
MAL
Ret
VAL
2
3rd 242
2016 MotoGP Honda QAT
3
ARG
1
AME
1
SPA
3
FRA
13
ITA
2
CAT
2
NED
2
GER
1
AUT
5
CZE
3
GBR
4
RSM
4
ARA
1
JPN
1
AUS
Ret
MAL
11
VAL
2
1st 298
2017 MotoGP Honda QAT
4
ARG
Ret
AME
1
SPA
2
FRA
Ret
ITA
6
CAT
2
NED
3
GER
1
CZE
1
AUT
2
GBR
Ret
RSM
1
ARA
1
JPN
2
AUS
1
MAL
4
VAL
3
1st 298
2018 MotoGP Honda QAT
2
ARG
18
AME
1
SPA
1
FRA
1
ITA
16
CAT
2
NED
1
GER
1
CZE
3
AUT
2
GBR
C
RSM
2
ARA
1
THA
1
JPN
1
AUS
Ret
MAL
1
VAL
Ret
1st 321
2019 MotoGP Honda QAT
2
ARG
1
AME
Ret
SPA
1
FRA
1
ITA
2
CAT
1
NED
2
GER
1
CZE
1
AUT
2
GBR
2
RSM
1
ARA
1
THA
1
JPN
1
AUS
1
MAL
2
VAL
1
1st 420
2020 MotoGP Honda SPA
Ret
ANC
DNS
CZE
AUT
STY
RSM
EMI
CAT
FRA
ARA
TER
EUR
VAL
POR
NC 0
2021 MotoGP Honda QAT
DOH
POR
7
SPA
9
FRA
Ret
ITA
Ret
CAT
Ret
GER
1
NED
7
STY
8
AUT
15
GBR
Ret
ARA
2
RSM
4
AME
1
EMI
1
ALR
VAL
6th* 142*

* Mùa giải đang diễn ra

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Marc Márquez: 2010 125cc World Champion”. Trang chủ MotoGP.
  2. ^ “Márquez released from hospital”. Trang chủ MotoGP.
  3. ^ “Marc Márquez – 2012 Moto2™ World Champion”. Trang chủ MotoGP.
  4. ^ “Sublime Márquez wins from last spot in stunning Valencia race”. Trang chủ MotoGP.
  5. ^ “Marc Marquez - Nhà vô địch tuổi 20”. Dân trí.
  6. ^ “Marquez becomes youngest ever winner”. Trang chủ MotoGP.
  7. ^ “Lorenzo wins in Australia, Marquez disqualified”. Trang chủ MotoGP.
  8. ^ “MotoGP 2014 chặng đua thứ 10: Marquez phá kỷ lục đứng vững từ năm 1997 của Mick Doohan”. Bóng đá Plus.
  9. ^ “MotoGP 2014: Cuộc dạo chơi của chàng 9x Marc Marquez”. Thể thao văn hóa.
  10. ^ “Đạp xe đàn em, Rossi có nguy cơ mất chức vô địch MotoGP”. VNexpress.
  11. ^ “Valentino Rossi về thứ tư, Lorenzo vô địch MotoGP 2015”. Vnexpress.
  12. ^ “MotoGP Australian GP 2016: Nhà tân vô địch Marc Marquez bỏ cuộc”. VTV.
  13. ^ “Marc Marquez sớm đăng quang ngôi vô địch MotoGP 2016”. Dân Trí.
  14. ^ “Chặng 3 MotoGP: Marquez có chiến thắng chặng thứ 5 liên tiếp tại COTA”. Dân trí.
  15. ^ “Maverick Vinales có chiến thắng chặng thứ 2 liên tiếp”. Dân trí.
  16. ^ “Marc Marquez vô địch MotoGP 2017”. Vnexpress.
  17. ^ “Chiến thắng tại Motegi, Marquez đăng quang ngôi vô địch thế giới MotoGP”. Dân trí.
  18. ^ “Nhà vô địch MotoGP bị đồng đội ôm trật khớp vai”. Vnexpress.
  19. ^ “Vinales chiến thắng trong ngày bộ đôi Repsol Honda Team bỏ cuộc”. Dân trí.
  20. ^ “Andrea Dovizioso chiến thắng trong cơn mưa lớn tại Valencia”. Dân trí.
  21. ^ “Marc Marquez – Valentino Rossi & Va chạm ở GP Argentina 2018”. Thể thao tốc độ.
  22. ^ “Chấn động: Pedrosa bất ngờ rời Repsol Honda Team, Lorenzo lập tức thế c”. Dân trí.
  23. ^ “Alex Rins thắng ấn tượng trong ngày Marquez gặp tai nạn”. Dân trí.
  24. ^ “Marc Márquez vô địch MotoGP 2019”. Vnexpress.
  25. ^ “Em trai Marc Marquez về đội MotoGP Honda - anh em chung chiến tuyến”. Zingnews.
  26. ^ “Marc Marquez gãy xương cánh tay phải, phải phẫu thuật ngay lập tức”. Thể thao tốc độ.
  27. ^ “Cựu vương" số 93 trở lại, đối thủ cũ "tuyên chiến". 24h.
  28. ^ “French GP: Miller vẫn vững vàng giành cú đúp chiến thắng”. 24h.
  29. ^ “Nhà vua" tại Sachsenring, Marquez lên ngôi sau gần 20 tháng”. 24h.
  30. ^ “Americas MotoGP: Marquez dominates, Quartararo extends points lead”. Motorsport. 4 tháng 10 năm 2021.
  31. ^ “Alberto Puig explains Marc Marquez' absence from Portimao”. Trang chủ MotoGP. 4 tháng 11 năm 2011.
  32. ^ “Honda and Marc Marquez to end collaboration early by mutual agreement”. The Official Home of MotoGP (bằng tiếng Anh). 4 tháng 10 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.
  33. ^ Racing, Gresini; Massa, Cristian (12 tháng 10 năm 2023). “IT IS OFFICIAL: MARC MARQUEZ JOINS TEAM GRESINI MOTOGP”. Gresini Racing (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 10 tháng 6 năm 2024.
  34. ^ “Bộ sưu tập nón bảo hiểm Con kiến Shoei của Marc Marquez”. Thể thao tốc độ.
  35. ^ “How the Márquez brothers conquered MotoGP together”. Red Bull. 14 tháng 11 năm 2014.
  36. ^ “MotoGP™ riders meet the Pope at the Vatican”. Trang chủ MotoGP. 5 tháng 9 năm 2018.
  37. ^ “A blaugrana test for Marc Márquez”. FC Barcelona. 16 tháng 3 năm 2018.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]