Lockheed Hudson
Giao diện
Hudson A-28 / A-29 / AT-18 | |
---|---|
Lockheed A-29 Hudson | |
Kiểu | Ném bom/Trinh sát |
Hãng sản xuất | Lockheed |
Thiết kế | Clarence "Kelly" Johnson |
Chuyến bay đầu tiên | 10 tháng 12-1938 |
Được giới thiệu | 1939 |
Khách hàng chính | Không quân Hoàng gia Không quân Hoàng gia Canada Không quân Hoàng gia Australia Không quân Lục quân Hoa Kỳ Không quân Hoàng gia New Zealand |
Được chế tạo | 1938–1943 |
Số lượng sản xuất | 2.941 |
Được phát triển từ | Lockheed Model 14 Super Electra |
Lockheed Hudson là một loại máy bay ném bom hạng nhẹ và trinh sát bờ biển do Hoa Kỳ chế tạo, ban đầu nó được chế tạo cho Không quân Hoàng gia (RAF) ngay trước khi Chiến tranh thế giới II bùng nổ và chủ yếu được sử dụng tại các chiến trường co sự tham chiến của RAF. Hudson là hợp đồng chế tạo máy bay quan trọng đầu tiên của hãng Lockheed Aircraft Corporation—RAF lúc đầu đặt mua 200 chiếc Hudson, vượt xa mọi con số đơn hàng trước đây công ty nhận được. Hudson hoạt động trong suốt cuộc chiến, chủ yếu thuộc Bộ tư lệnh bờ biển nhưng cũng được sử dụng làm máy bay vận tải và huấn luyện và chở điệp viên vào vùng đất bị chiếm đóng của Pháp. Chúng cũng được Không quân Hoàng gia Canada dùng làm máy bay chống tàu ngầm một cách rộng rãi.
Biến thể
[sửa | sửa mã nguồn]- Hudson I
- Phiên bản sản xuất đầu tiên của RAF; 351 chiếc cho RAF và 50 chiếc khác cho Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).
- Hudson II
- Như Mk I nhưng có các cánh quạt vận tốc cố định; 20 chiếc cho RAF và 50 chiếc khác cho RAAF.
- Hudson III
- Phiên bản sản xuất với cải tiến vũ khí ở bụng; 428 chiếc.
- Hudson IIIA
- Biến thể dạng thuê-vay của A-29 và A-29A; 800 chiếc.
- Hudson IV
- Như Mk II nhưng bỏ súng ở bụng; 30 chiếc và những chiếc Mk I và II của RAAF được hoán cải sang chuẩn này.
- Hudson IVA
- 52 chiếc A-28 giao cho RAAF.
- Hudson V
- Mk III với 2 động cơ 1.200 hp R-1830-S3C4-G; 409 chiếc.
- Hudson VI
- A-28A thuộc dạng hợp đồng thuê-vay; 450 chiếc.
- A-28
- Phiên bản của quân đội Hoa Kỳ, lắp 2 động cơ 1.050hp R-1830-45; 52 chiếc cho Australia với tên gọi Hudson IVA.
- A-28A
- A-28 hoán cải sang phiên bản chở quân; 450 chiếc cho RAF với tên gọi Hudson VI; 27 chiếc cho Không quân Brazil
- A-29
- A-28 lắp 2 động cơ 1,200 hp R-1820-87; 416 chiếc cho RAF, 153 chiếc cho USAAF với tên gọi RA-29 và 20 chiếc cho Hải quân Hoa Kỳ với tên gọi PBO-1
- A-29A
- A-29 hoán cải sang phiên bản chở quân; 384 chiếc cho RAF với tên gọi Hudson IIIA, một số máy bay được USAAF giữ lại với tên gọi RA-29A.
- A-29B
- 24 chiếc A-29 thu hồi lại để hoán cải sang phiên bản trinh sát không ảnh.
- AT-18
- Phiên bản huấn luyện Gunnery của A-29, lắp 2 động cơ R-1820-87, 217 chiếc.
- AT-18A
- Phiên bản huấn luyện hoa tiêu, 83 chiếc.
- C-63
- Định danh tạm thời chuyển thành A-29A.
- C-111
- 3 chiếc Model 14 dân sự chuyển cho Australia.
- PBO-1
- 24 chiếc Hudson IIIA cũ của RAF được thu hồi và trang bị cho phi đội VP-82 của hải quân Hoa Kỳ.
Quốc gia sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Quân sự
[sửa | sửa mã nguồn]Dân sự
[sửa | sửa mã nguồn]Tính năng kỹ chiến thuật (Hudson Mk I)
[sửa | sửa mã nguồn]Đặc điểm riêng
[sửa | sửa mã nguồn]- Tổ lái: 6
- Chiều dài: 44 ft 4 in (13,51 m)
- Sải cánh: 65 ft 6 in (19,96 m)
- Chiều cao: 11 ft 10 in (3,62 m)
- Diện tích cánh: 551 ft² (51,2 m²)
- Trọng lượng rỗng: 12.000 lb (5.400 kg)
- Trọng lượng có tải: 17.500 lb (7.930 kg)
- Trọng lượng cất cánh tối đa: 18.500 lb (8.390 kg)
- Động cơ: 2 × Wright Cyclone, 1.100 hp (820 kW) mỗi chiếc
Hiệu suất bay
[sửa | sửa mã nguồn]- Vận tốc cực đại: 218 kt (246 mph, 397 km/h)
- Tầm bay: 1.700 nm (1.960 mi, 3,150 km)
- Trần bay: 24.500 ft (7.470 m)
- Vận tốc lên cao: 1.200 ft/phút (6,2 m/s)
Vũ khí
[sửa | sửa mã nguồn]- 4 súng máy Browning.303 in (7,7 mm)
- 750 lb (340 kg) bom
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]
- Máy bay liên quan
- Máy bay tương tự
- Danh sách liên quan
- Danh sách máy bay trong Chiến tranh Thế giới II
- Danh sách máy bay ném bom
- Danh sách máy bay quân sự của Hoa Kỳ
- Danh sách máy bay của RAF
- Danh sách máy bay của RNZAF
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Ghi chú
- Tài liệu
- Douglas, W.A.B.The Creation of a National Air Force. Toronto: University of Toronto Press, 1986.
- Francillon, René. Lockheed Aircraft since 1913. London: Putnam, 1987. ISBN 0-85177-805-4
- Swanborough, Gordon, and Peter M. Bowers. United States Navy Aircraft since 1911. Annapolis, Maryland: Naval Institute Press, 1976. ISBN 0-87021-792-5.
- Vincent, David. The RAAF Hudson Story: Book One Highbury, South Australia: David Vincent, 1999 ISBN 0-9596052-2-3
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lockheed Hudson.