Bước tới nội dung

Lửng Nhật Bản

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Lửng Nhật Bản
Tại sở thú công viên Inokashira, Tokyo
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
nhánh: Mammaliaformes
Lớp: Mammalia
Bộ: Carnivora
Họ: Mustelidae
Chi: Meles
Loài:
M. anakuma
Danh pháp hai phần
Meles anakuma
Temminck, 1844
Phạm vi phân bố

Lửng Nhật Bản (danh pháp hai phần: Meles anakuma) là một loài lửng đặc hữu của Nhật Bản, được tìm thấy ở đảo Honshu, Kyushu, Shikoku,[2]Shodoshima.[1] Loài này là một trong 3 loài thuộc chi Meles (chi lửng). Tên gọi của loài được đặt theo tên nihonanaguma (ニホンアナグマ), nghĩa là "gấu lỗ Nhật Bản".

Bản vẽ so sánh lửng châu Âu (trên), lửng châu Á (giữa) và lửng Nhật Bản (dưới)

Lửng Nhật Bản có chiều dài trung bình 79 cm (31 in) ở con đực, 72 cm (28 in) ở con cái và ít dị hình giới tính hơn lửng châu Âu ngoại trừ kích cỡ răng.[3] Đuôi dài từ 14 đến 20 cm (5,5 đến 7,9 in). Loài này nhìn chung nhỏ hơn lửng châu Âu nhưng tương đương hoặc lớn hơn một chút về kích cỡ so với lửng châu Á. Con trưởng thành nặng từ 3,8 đến 11 kg (8,4 đến 24,3 lb).[4][5] Cân nặng trung bình của cá thể lửng Nhật Bản cái trong một nghiên cứu ở khu vực Tokyo là 6,6 kg (15 lb) trong khi của cá thể đực là 7,76 kg (17,1 lb).[6] Ở tỉnh Yamaguchi, trọng lượng trung bình vào mùa xuân của con cái và con đực lần lượt là 4,4 kg (9,7 lb) và 5,7 kg (13 lb).[7] Thân của loài cùn và các chi ngắn. Bàn chân trước được trang bị các mỏng vuốt khỏe mạnh trong khi các móng ở hai chân sau thì nhỏ hơn. Phần thân trên được bao phủ bởi một lớp lông dài màu xám nâu còn lông bụng thì ngắn và có màu đen. Khuôn mặt có sọc đen-trắng đặc trưng nhưng không rõ và hộp sọ cũng nhỏ hơn lửng châu Âu.[1]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc không có lửng sinh sống ở Hokkaido, và có sự sinh sống của lửng châu ÁHàn Quốc dẫn tới khả năng rằng tổ tiên loài lửng đã du nhập tới Nhật Bản thông qua con đường ở phía Tây Nam từ Hàn Quốc.[1]

Tập tính

[sửa | sửa mã nguồn]

Cũng như các loài khác thuộc chi lửng, lửng Nhật Bản là loài ăn đêmngủ đông vào các tháng lạnh nhất trong năm.[1] Bắt đầu từ năm 2 tuổi, con cái sẽ kết bạn đời và đẻ từ 2 đến 3 con một lứa vào mùa xuân (tháng ba–tháng tư). Chúng sẽ kết bạn lần nữa không lâu sau đó nhưng tạm dừng thụ thai cho đến tháng hai năm sau.[1] Lửng Nhật Bản có tính độc lập hơn lửng châu Âu; chúng không tụ tập thành bầy cũng như không ghép đôi suốt đời. Đến mùa giao phối, phân vùng của một cá thể đực trùng lắp với vùng của từ 2 đến 3 cá thể cái.[1]

Tương tự như các loài lửng khác, lửng Nhật Bản là động vật ăn tạp, nguồn thức ăn gồm có giun đất, bọ cánh cứng, quả mọng và quả hồng Nhật.[1]

Môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Loài lửng này sống ở đa dạng các môi trường có nhiều cây cối và rừng.[1]

Văn hóa dân gian

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong truyền thuyết Nhật Bản, lửng có khả năng biến hóa hình dạng, biết đến với tên gọi mujina. Trong Nhật Bản thư kỷ, các mujina được cho là có khả năng hát và biến hóa hình dạng như người.

Mặc dù loài vẫn còn phổ biến, phân vùng sinh sống của loài đã sụt giảm.[1] Trong vòng 25 năm, vùng sinh sống của lửng Nhật Bản đã sụt giảm còn 29 phần trăm diện tích Nhật Bản vào năm 2003.[1] Sự gia tăng đất trồng nông nghiệp cũng như cạnh tranh của loài gấu mèo là những mối đe dọa. Săn bắt lửng không phạm pháp nhưng đã ít đi đáng kể từ những năm 1970.[1]

Vào năm 2017, mối lo ngại được đề ra khi việc diệt lửng hàng loạt bùng nổ. Do phần thưởng của chính quyền địa phương cũng như món thịt lửng ngày càng nổi tiếng ở các nhà hàng, người ta lo sợ rằng việc diệt lửng sẽ đi quá mức bền vững.[8][9]

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l Kaneko, Y.; Masuda, R.; Abramov, A.V. (2016). Meles anakuma. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T136242A45221049. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-1.RLTS.T136242A45221049.en. Truy cập ngày 17 tháng 12 năm 2021.
  2. ^ Wozencraft, W. C. (2005). “Order Carnivora”. Trong Wilson, D. E.; Reeder, D. M (biên tập). Mammal Species of the World (ấn bản thứ 3). Johns Hopkins University Press. tr. 611. ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494. Đã định rõ hơn một tham số trong |pages=|page= (trợ giúp)
  3. ^ Kaneko, Y., Maruyama, N. and Kanzaki, N. 1996. Growth and seasonal changes in body weight and size of Japanese badger in Hinodecho, suburb of Tokyo. Journal of Wildlife Research 1: 42-46.
  4. ^ Tanaka, H. (2006). Winter hibernation and body temperature fluctuation in the Japanese badger, Meles meles anakuma. Zoological science, 23(11), 991-997.
  5. ^ Yoshimura, K., Shindo, J., & Kageyama, I. (2009). Light and scanning electron microscopic study on the tongue and lingual papillae of the Japanese badgers, Meles meles anakuma. Okajimas folia anatomica Japonica, 85(4), 119-127.
  6. ^ Kaneko, Y., & Maruyama, N. (2005). Changes in Japanese badger (Meles meles anakuma) body weight and condition caused by the provision of food by local people in a Tokyo suburb. Mammalian Sci, 45, 157-164.
  7. ^ Tanaka, H. 2002. Ecology and Social System of the Japanese badger, Meles meles anakuma (Carnivora; Mustelidae) in Yamaguchi, Japan. Ph.D Thesis, Yamaguchi University.
  8. ^ Hornyak, T. (ngày 9 tháng 6 năm 2017). “Ecologists warn of Japanese badger cull 'crisis'”. Nature. doi:10.1038/nature.2017.22131.
  9. ^ Kaneko, Y.i; Buesching, C. D.; Newman, C. (ngày 13 tháng 4 năm 2017). “Japan: Unjustified killing of badgers in Kyushu”. Nature. 544 (7649): 161–161. doi:10.1038/544161a.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]