Bước tới nội dung

Hessen-Homburg

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Phong địa bá quốc Hessen-Homburg
Tên bản ngữ
  • Landgrafschaft Hessen-Homburg
1622–1866
Quốc kỳ Hesse-Homburg
Quốc kỳ
Quốc huy Hesse-Homburg
Quốc huy
Bản đồ Hesse-Homburg (màu be) và Middle Rhine
Bản đồ Hesse-Homburg (màu be) và Middle Rhine
Tổng quan
Thủ đôBad Homburg
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Đức
Chính trị
Chính phủPhong địa bá quốc
Phong địa bá tước 
• 1622–1638
Frederick I đầu tiên)
• 1848–1866
Ferdinand (cuối cùng)
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
1622
• Tách ra từ Darmstadt
1668
• Nhập vào Darmstadt
1806
1815
• Được thừa kế bởi Đại công quốc Hessen1
1866
Địa lý
Diện tích 
• Tổng cộng
430 km2
166 mi2
Dân số 
• 1848
22,800
Tiền thân
Kế tục
Bá quốc Hessen-Darmstadt
Đại công quốc Hessen
Tỉnh Hessen-Nassau

Phong địa bá quốc Hessen-Homburg (tiếng Đức: Landgrafschaft Hessen-Homburg) là một bá quốc thuộc Đế chế La Mã Thần thánh, được tách ra từ Phong địa bá quốc Hessen-Darmstadt vào năm 1622. Nó được trị vì bởi con trai của nhà cai trị Hessen-Darmstadt, nhưng không hoàn toàn độc lập cho đến năm 1668. Bá quốc này được chia thành Hesse-Homburg và Hesse-Homburg-Bingenheim trong một thời gian ngắn; nhưng những phần này đã được thống nhất vào năm 1681.

1806, Hesse-Homburg được hợp nhất với Hesse-Darmstadt; nhưng vào năm 1815, tại Đại hội Viên đã công nhận nền độc lập của Hesse-Homburg, nền độc lập này được tăng lên nhờ việc bổ sung thêm lãnh thổ Meisenheim. Hesse-Homburg gia nhập Bang liên Đức với tư cách là một quốc gia có chủ quyền vào ngày 7 tháng 7 năm 1817.

Vào ngày 24 tháng 3 năm 1866, Hesse-Homburg được thừa kế bởi Đại công tước xứ Hesse-Darmstadt, trong khi Meisenheim rơi vào tay của Vương quốc Phổ. Vào ngày 20 tháng 9 cùng năm đó, các lãnh thổ này lại được lấy từ Hesse-Darmstadt, và vùng đất cũ được kết hợp với Tuyển hầu xứ Hessen, Công quốc NassauThành phố tự do Frankfurt để tạo ra Tỉnh Hessen-Nassau của Phổ.[1] Ngày nay, nó là một phần của bang Hessen của Đức.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Patrick, David; Geddie, William (1924). Chambers's Encyclopaedia: A Dictionary of Universal Knowledge, Volume 5. London: W. & R. Chambers, Limited. tr. 698.