Chó Bắc Kinh
Một con Pekingese trắng | ||||||||||||||||||||||
Tên khác | Chó sư tử (獅子狗) Phúc cẩu (福狗) Chó lạt bá Bắc Kinh (北京喇叭狗) Chó sư tử cung đình (宮廷獅子狗 hoặc 宫廷狮子犬) Chó Kinh ba (京巴狗 hoặc 京巴犬) | |||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Nguồn gốc | Trung Quốc | |||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||
|
Chó Bắc Kinh (Trung văn: 北京狗 "Bắc Kinh cẩu" hoặc 北京犬 "Bắc Kinh khuyển"), còn được gọi bằng tên một số tên gọi khác như chó sư tử (獅子狗 "sư tử cẩu"), phúc cẩu (福狗) vân vân, là một loài chó có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Nguồn gốc và lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Chó Bắc Kinh được coi là những con chó thiêng liêng, thần thánh mà được kính trọng như theo một truyền thuyết về sư tử đá Trung Quốc với khả năng xua đuổi tà ma cho gia chủ. Chúng chỉ được nuôi bởi Hoàng gia Trung Quốc và được tôn trọng như thần thánh. Nếu bạn ăn trộm một trong những con chó này bạn sẽ bị hành hình. Những người không thuộc quý tộc phải cúi chào chúng. Khi hoàng đế băng hà, con Bắc Kinh của ngài được mai táng cùng để có thể theo bảo vệ ngài tại thế giới bên kia. Vào năm 1860, người Anh xâm chiếm Cung điện Hoàng gia Trung Hoa. Những người lính bảo vệ Hoàng gia Trung Hoa được yêu cầu thủ tiêu những con chó nhỏ này để bảo vệ chúng khỏi rơi vào bàn tay của những "con quỷ ngoại xâm". Năm con Bắc Kinh đã sống sót và được đưa tới diện kiến Nữ hoàng Victoria. Từ năm con chó Bắc Kinh đó mà có được giống chó Bắc Kinh ngày nay. Vào năm 1893, loài này lần đầu tiên được triển lãm tại Anh Quốc. Chó Bắc Kinh được công nhận bởi AKC Toy Dog vào năm 1909.
Giới thiệu
[sửa | sửa mã nguồn]Chó Bắc Kinh là một giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi nhỉnh hơn chiều cao. Đầu lớn hơn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt. Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày phía dưới đuôi mắt chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Mõm màu đen. Mũi đen rộng và ngắn. Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu, hình trái tim, buông thõng sát đầu. Chúng rậm lông đến nỗi khi chúng xuất hiện trông vuông vắn như một hình chữ nhật vậy. Cổ ngắn. Chân ngắn, dày và khỏe khoắn. Đuôi cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Bộ lông ngoài dài, thô và rậm về cấu tạo. Lớp lông tơ mềm mại và rậm.
Từ 2-4 tháng tuổi, giống này nặng khoảng 1 đến 6 kg và cao từ 13–23 cm. Khi trưởng thành chúng nặng trên 3 hoặc 5 kg phụ thuộc cả vào lúc nhỏ nhưng chiêu cao không tăng đáng kể (có con cao thêm khoảng 1–3 cm, nhưng có con chỉ cao thêm 0,3-0,8 cm). Tuổi đời từ 10 đến 15 năm.
Đặc điểm
[sửa | sửa mã nguồn]Pekingese là những chú chó nhỏ rất dũng cảm. Những con chó đáng yêu này có thể là bạn đồng hành tuyệt vời. Chúng có khả năng ăn cực nhiều mà không biết no nhưng nếu cho ăn quá nhiều, chúng sẽ nhanh chóng tăng cân. Đây là một giống chó trông nhà khá tốt. Pekingese khó có thể gây ra hỏng hóc đồ trong nhà.
Điều này có thể dẫn đến sự đa dạng về những hành vi tiêu cực, bao gồm: khó bảo, tự tiện, ghen tị, lo lắng cô độc, quá bảo vệ, gầm gừ, cắn xé, cắn trộm và sủa quá nhiều khi con chó cố gắng báo hiệu cho bạn điều nó muốn làm. Nếu bạn có chúng ăn trên bàn, chúng sẽ dần biếng ăn, và càng thể hiện sự khó bảo đối với chủ nhân, chúng càng biếng ăn hơn. Chúng có thể trở thành những con chó dữ tợn,có thể dẫn đến những hành vi liều lĩnh, dại dột khi chúng cố gắng để vượt qua. Đây không phải là tính cách đặc trưng của Pekingese.
Chúng có những hành vi trên dẫn đến từ việc mọi người cho phép chúng tự ý hành động trong nhà. Nếu một con Pekingese tuân theo luật lệ, những giới hạn điều mà chúng được làm và không được phép làm, kèm với những chuyến đi dạo hàng ngày để giải tỏa năng lượng, chúng sẽ thể hiện sự khác biệt rõ ràng, tính cách dễ thương hơn nhiều. Không hay chút nào khi để những con vật nhỏ bé này tự tung tự tác.
Ngay từ đầu bạn phải bắt đầu thể hiện quyền lực của bạn để giữ gìn tôn ti trật tự, thể hiện bạn là người chủ vững vàng, mạnh mẽ, nó có thể thoải mái và là một con chó tuyệt vời đích thực. Những điểm chung mà loài Pekingese có được là khỏe mạnh, hay vui chơi chạy nhảy, rất hay quấn quýt bên chủ, ngoan ngoãn và dễ thương. Nhược điểm của loài này là không thông minh (còn phụ thuộc vào tùy từng con) và hay cắn nhưng chúng cũng không phải là giống chó khó bảo, răng chúng không sắc và nhiều lắm nên có thể yên tâm khi nhà có trẻ nhỏ.
Pekingese phù hợp với cuộc sống căn hộ. Chúng tương đối hiếu động trong nhà và sẽ thoải mái mà không cần sân hay vườn. Thích hợp với môi trường ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Nhật Bản...
Hoạt động
[sửa | sửa mã nguồn]Pekingese cần đi dạo hàng ngày, nơi mà con chó được chạy là bên cạnh hoặc đằng sau xe đạp chủ nhân, bởi bản năng mách bảo con chó rằng chủ nhân dẫn đường và là người ra lệnh. Chơi đùa sẽ đảm đương nhiều đối với nhu cầu vận động, tuy nhiên, như với nhiều loài chó khác, chơi đùa sẽ không thỏa mãn đủ nhu cầu đi dạo. Những con chó không đi dạo hàng ngày dường như sẽ thể hiện nhiều những vấn đề về hành vi. Chúng cũng sẽ thích thú với việc chạy nhảy trong một khu vực bảo đảm không xích, ví dụ như một sân rộng có rào quanh. Cho chó Pekingese của bạn làm quen với xích khi còn là cún con. Nhiều người nuôi chó bảo tôi rằng con Pekingese của họ có thể đi dạo tới 4 dặm vào mỗi tối. Chúng rất ghét bị xích hay buộc một chỗ và đôi lúc có thể tỏ ra bướng bỉnh.
Chăm sóc
[sửa | sửa mã nguồn]Chải lông hàng ngày đối với bộ lông kép dài là cần thiết. Kiểm tra thêm phần thân sau, mà có thể bẩn, lấm đất. Con cái rụng lông tơ khi vào mùa. Gội khô thường xuyên. Làm sạch khuôn mặt và mắt hàng ngày và kiểm tra bàn chân để lấy đi những hạt dại và dị vật mắc lại ở đó. Giống chó này rụng lông vừa phải. Chúng ăn uống được nhiều mà không biết no nên khi chăm sóc chỉ nên cho ăn đủ bữa và tuyệt đối tránh không cho ăn những thực phẩm linh tinh, không rõ nguồn gốc hay đồ tanh, chua, cay, mặn...Tuyệt đối không cho ăn xúc xích, giò chả,...Nên cung đủ quả chín, rau xanh. Loài này rất ít sủa.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Dữ liệu liên quan tới Chó Bắc Kinh tại Wikispecies