Bakelite
Bakelite | |
---|---|
Nhận dạng | |
Số CAS | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | (C6H6O·CH2O)n |
Khối lượng mol | Variable |
Bề ngoài | Brown solid |
Khối lượng riêng | 1.3 g/cm³[1] |
Điểm nóng chảy | |
Điểm sôi | |
Độ dẫn nhiệt | 0.2 W/(m·K)[1] |
Chiết suất (nD) | 1.63[2] |
Nhiệt hóa học | |
Nhiệt dung | 0.92 kJ/(kg·K)[1] |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Bakelite (/ˈbeɪkəlaɪt/ BAY-kə-lyte; đôi khi viết thành Baekelite) hoặc polyoxybenzylmethylenglycolanhydride là chất dẻo đầu tiên được làm từ các thành phần tổng hợp. Nó là một loại chất dẻo phenol formaldehyd nhiệt, được hình thành từ phản ứng ngưng tụ của phenol với formaldehyd. Nó được nhà hóa học người Mỹ gốc Bỉ Leo Baekeland ở Yonkers, New York, chế tạo vào năm 1907.
Bakelite được cấp bằng sáng chế vào ngày 7 tháng 12 năm 1909. Việc tạo ra một loại nhựa tổng hợp là một cuộc cách mạng cho tính chất không dẫn điện và chịu nhiệt trong chất cách điện, vỏ radio và điện thoại và các sản phẩm đa dạng như đồ dùng nhà bếp, đồ trang sức, thân ống, đồ chơi trẻ em và súng đạn.
Trong những năm gần đây, sự hấp dẫn "retro" của các sản phẩm Bakelite cũ đã khiến chúng trở thành hàng sưu tập.[3]
Bakelite được Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ chỉ định là Mốc hóa học lịch sử quốc gia vào ngày 9 tháng 11 năm 1993 để công nhận tầm quan trọng của nó như là nhựa tổng hợp đầu tiên trên thế giới.[4]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c Laughton M A; Say M G (2013). Electrical Engineer's Reference Book. Elsevier. tr. 1.21. ISBN 978-1-4831-0263-4.
- ^ Tickell, F. G. (2011). The techniques of sedimentary mineralogy. Elsevier. tr. 57. ISBN 978-0-08-086914-8.
- ^ Cook, Patrick; Slessor, Catherine (1998). An illustrated guide to bakelite collectables. London: Quantum. ISBN 9781861602121.
- ^ American Chemical Society National Historic Chemical Landmarks. “Bakelite: The World's First Synthetic Plastic”. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2015.