Bước tới nội dung

Aegir (vệ tinh)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aegir
Hình ảnh minh hoạ của vệ tinh Aegir
Khám phá
Khám phá bởiS. Sheppard, D. Jewitt, J. Kleyna, và B. Marsden
Ngày phát hiện4 tháng 5 năm 2005
Tên định danh
Tên định danh
Saturn XXXVI
Phiên âm/ˈjɪər, ˈæɡɪər/ vân vân.
Đặt tên theo
Ægir
S/2004 S 10
Đặc trưng quỹ đạo
20735000 km[1]
Độ lệch tâm0,252[1]
1 025,908 ngày
Độ nghiêng quỹ đạo166,7° (so với hoàng đạo)
140° (so với xích đạo của Sao Thổ)[1]
Vệ tinh củaSao Thổ
NhómNorse
Đặc trưng vật lý
Đường kính trung bình
6+50%
−30%
 km
[1]

Aegir, hay Saturn XXXVI (tên gọi tạm thời là S/2004 S 10), là một vệ tinh tự nhiên của Sao Thổ. Nó được phát hiện bởi Scott S. Sheppard, David C. Jewitt, Jan KleynaBrian G. Marsden vào ngày 4 tháng 5 năm 2005 dựa trên các quan sát được thực hiện giữa ngày 12 tháng 12 năm 2004 và ngày 11 tháng 3 năm 2005.

Aegir có đường kính khoảng 6 km. Nó quay quanh Sao Thổ ở khoảng cách trung bình là 19.618 Mm trong 1025,908 ngày, với độ nghiêng là 167° so với mặt phẳng hoàng đạo (hay 140° so với xích đạo của Sao Thổ). Vệ tinh này chuyển động nghịch hành với độ lệch tâm là 0,252.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Vệ tinh này được đặt theo tên của một người khổng lồ trong thần thoại Bắc ÂuÆgir, người có khả năng làm dịu các cơn bão, vào tháng 4 năm 2007. Ngoại hành tinh Epsilon Eridani b (AEgir) cũng được đặt theo tên của nhân vật này vào năm 2015.[2]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d Ma, Yuehua; và đồng nghiệp (2010), “On the Origin of Retrograde Orbit Satellites around Saturn and Jupiter”, Icy Bodies of the Solar System, Proceedings of the International Astronomical Union, IAU Symposium, 263, tr. 157–160, Bibcode:2010IAUS..263..157M, doi:10.1017/S1743921310001687.
  2. ^ “Final Results of NameExoWorlds Public Vote Released”. International Astronomical Union. 15 tháng 12 năm 2015. Truy cập ngày 25 tháng 9 năm 2017.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]