Bước tới nội dung

Tư bản (tác phẩm)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là một phiên bản cũ của trang này, do NightJasian (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 01:56, ngày 10 tháng 11 năm 2023. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang, có thể khác biệt rất nhiều so với phiên bản hiện hành.

Das Kapital
Das Kapital. Kritik der politischen Oekonomie
Trang tựa ấn bản đầu tiên củaDas Kapital, Tập I (1867). Das Kapital, Tập IIDas Kapital, Tập III lần lượt được xuất bản vào năm 1885 và 1894.
Thông tin sách
Tác giảKarl Marx
Quốc giaLiên bang Bắc Đức
Ngôn ngữTiếng Đức
Nhà xuất bảnVerlag von Otto Meisner
Liên kếtDas Kapital tại Wikisource

Tư bản - Phê phán khoa kinh tế chính trị[1][2] (tựa đề nguyên bản bằng tiếng Đức Das Kapital - Kritik der politischen Oekonomie) hay còn được dịch là Tư Bản Luận là tác phẩm về khoa học kinh tế chính trị quan trọng của nhà triết học và nhà học thuyết Karl Marx người Đức.

Marx đã cống hiến 20 năm cuộc đời để viết tác phẩm này, nhưng ông chỉ hoàn thành một phần cuốn sách: cuốn thứ nhất, được xuất bản vào ngày 14 tháng 9 năm 1867[3], viết cho Wilhelm Wolff, phân tích về sự sản xuất của tư bản. Những bản thảo của ông Marx được ông Friedrich Engels sử dụng để xuất bản cuốn thứ 2 và thứ 3 vào năm 1885 và 1894. Những suy nghĩ của ông Marx về lịch sử học thuyết kinh tế được nhà học thuyết xã hội chủ nghĩa người Đức Karl Kautsky xuất bản dưới tiêu đề "Các học thuyết về giá trị thặng dư" (4 tập, 1905-1910).

Qua việc quan sát ngành công nghiệp hiện đại nước Anh, điều kiện làm việc của ngành và các phân tích của nhũng nhà học thuyết đi trước ông về nền kinh tế chính trị (như David Ricardo hoặc Adam Smith), ông Marx chỉ ra bản chất thật của chủ nghĩa tư bản bằng việc nhấn mạnh vào những mâu thuẫn nội tại của hệ thống này.

Chính tác giả coi cuốn sách của ông như "một tên lửa đáng gờm nhất bắn vào giới lãnh đạo của tầng lớp thượng lưu"

Nội dung

Cuốn sách là sự phân tích về chủ nghĩa tư bản, về phương thức sản xuất và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đề cập đến nhiều vấn đề trong kinh tế chính trị như tư bản, hàng hoá, tiền tệ, giá trị thặng dư, tích lũy tư bản, tiền lương. Tác phẩm này không chỉ là công trình nghiên cứu kinh tế chính trị mà còn chứa đựng những quan điểm triết học của Marx và những kiến thức về lịch sử các nước Tây Âu.

Quyển I của Tư bản nghiên cứu về:

Quyển II của Tư bản

  • Biến đổi hình thái tư bản và tuần hoàn của nó
  • Chu chuyển lưu thông của tư bản
  • Tái sản xuất và lưu thông của tổng tư bản xã hội

Quyển III của Tư bản

Đối tượng

Ghi chú và tham khảo

  1. ^ “Tư Bản phê phán khoa kinh tế chính trị : Quá trình sản xuất của Tư Bản Tập thứ nhất - Quyển I”. Thư viện Quốc hội. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2022.
  2. ^ “Tư Bản phê phán khoa kinh tế chính trị : Quá trình lưu thông của Tư Bản Tập thứ hai - Quyển II”. Thư viện Quốc hội. Bản gốc lưu trữ ngày 24 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2022.
  3. ^ Georges Cogniot, Karl Marx. Notre contemporain. Nhà Xuất Bản Xã Hội, 1968, tr. 70.

Xem thêm

  • Tích lũy bằng cách tước đoạt
  • Chủ nghĩa Marx phân tích
  • Étienne Balibar
  • Eduard Bernstein
  • G. A. Cohen
  • Tích lũy vốn
  • Chi phí vốn
  • Lý thuyết khủng hoảng
  • Văn hóa chủ nghĩa tư bản
  • Lịch sử lý thuyết chủ nghĩa tư bản
  • Luận án immiseration
  • Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn cao nhất của chủ nghĩa tư bản
  • Krisis Groupe
  • Lý thuyết lao động về giá trị
  • Quy luật tích lũy
  • Quy luật giá trị
  • Vladimir Lenin
  • Lý thuyết của Marx về sự xa lánh
  • Tích lũy vốn nguyên thủy
  • Quan hệ sản xuất
  • Lợi nhuận trên vốn
  • Lao động dư thừa
  • Định giá hóa
  • Giá trị gia tăng

Thư mục

Các bài liên quan

Liên kết ngoài

Các ấn bản trực tuyến tiếng Anh

Các liên kết khác