Bước tới nội dung

Thiên hoàng Tsuchimikado

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Quan Kim Khánh (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 16:03, ngày 4 tháng 1 năm 2023. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Tsuchimikado
Thiên hoàng Nhật Bản
Thiên hoàng thứ 83 của Nhật Bản
Trị vì18 tháng 2 năm 119812 tháng 12 năm 1210
(12 năm, 297 ngày)
Lễ đăng quang và Lễ tạ ơn10 tháng 4 năm 1198 (ngày lễ đăng quang)
21 tháng 12 năm 1198 (ngày lễ tạ ơn)
Chinh di Đại Tướng quân (chỉ còn nhiếp chính trên danh nghĩa sau cái chết của Yoritomo)Minamoto no Yoritomo
Minamoto no Yoriie
Minamoto no Sanetomo
Shikken (nhiếp chính trên thực tế)Hōjō Tokimasa (1203 - 1205)
Hōjō Yoshitoki (1205 - 1210)
Tiền nhiệmThiên hoàng Go-Toba
Kế nhiệmThiên hoàng Juntoku
Thái thượng Thiên hoàng thứ 28 của Nhật Bản
Tại vị12 tháng 12 năm 1210 – 6 tháng 11 năm 1231
(20 năm, 329 ngày)
Tiền nhiệmThái thượng Thiên hoàng Go-Toba
Kế nhiệmThái thượng Thiên hoàng Juntoku
Thông tin chung
Sinh(1196-01-03)3 tháng 1, 1196
Mất6 tháng 11, 1231(1231-11-06) (35 tuổi)
An táng13 tháng 1 năm 1234
Kanegahara no misasagi (Kyoto)
Phối ngẫuFujiwara no Reishi
Hoàng tộcHoàng gia Nhật Bản
Thân phụThiên hoàng Go-Toba
Thân mẫuMinamoto no Ariko

Thiên hoàng Tsuchimikado (土御門天皇 (Thổ Ngự Môn Thiên hoàng) Tsuchimikado-tennō?, 3 tháng 1 năm 11966 tháng 11 năm 1231)Thiên hoàng thứ 83[1] của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống[2].

Triều Tsuchimikado kéo dài từ năm 1198 đến năm 1210[3].

Phả hệ

[sửa | sửa mã nguồn]

Trước khi lên ngôi, ông có tên cá nhân của mình (imina) là Shinno Tamehito- (為仁親王 ?)[4]. Ông là con trai đầu lòng của Thiên hoàng Go-Toba. Mẹ ông là Ariko (在子) (1171-1257), con gái của Minamoto no Michichika (源通親).

Tháng 1/1198, thân vương Tamehito được Shogun Minamoto no Yoritomo đề bạt lên ngôi sau khi cha là Thiên hoàng Go-Toba vừa thoái vị.

Lên ngôi Thiên hoàng

[sửa | sửa mã nguồn]

Tháng 4/1198, thân vương mới 2 tuổi chính thức lên ngôi, lấy hiệu là Thiên hoàng Tsuchimikado[5]. Ông sử dụng lại niên hiệu của cha là Kenkyu (1198-1199).

Năm 1203, sau khi Minamoto no Yoriie bị ám sát chết và em trai ông ta là Minamoto no Sanetomo vừa lên chức Chinh di Đại Tướng quân của Nhật Bản, cựu hoàng Go-Toba liền tìm cách thâu tóm các lãnh địa của Tướng quân, đặt "quan hệ tốt" với Sanetomo[6].

Tháng 12/1210, Thượng hoàng Go-Toba thuyết phục Tsuchimikado thoái vị, nhường ngôi cho em trai là thân vương Morinari mới 13 tuổi. Thân vương sẽ lên ngôi, lấy hiệu là Thiên hoàng Juntoku.

Sau thoái vị

[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi rời ngôi vị, Tsuchimikado trở thành Thượng hoàng và sống một cuộc đời khép kín trong các ngôi chùa và cung đình.

Năm 1221, do có liên lụy đến loạn Jōkyū do cha đề xướng để chống lại Mạc phủ bị thất bại, Thượng hoàng Tsuchimikado bị bắt đi đày cùng với cha và em.

Tháng 11/1231, ông mất tại nơi lưu đày[7], hưởng dương 35 tuổi[8].

Gia đình

[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng hậu (Chūgū): Fujiwara no Reishi, có tên Ōinomikado (Fujiwara) no Reiko (大炊御門(藤原)麗子)

Quý phu nhân: Tsuchimikado (Minamoto) no Michi-ko (土御門(源)通子). Bà này sinh ra 5 người con: Công chúa Haruko (春 子女 王), công chúa Akiko (覚 子 内 親王), hoàng tử Jinsuke (仁 助 法 親王) (tu sĩ Phật giáo), hoàng tử Chikahito (静 仁 法 親王) (tu sĩ Phật giáo), hoàng tử Kunihito (邦仁王) - sau đó là Thiên hoàng Go-Saga, Công chúa Hideko (秀 子女 王)

  • Kenkyū (1190–1199)
  • Shōji (1199–1201)
  • Kennin (1201–1204)
  • Genkyū (1204–1206)
  • Ken'ei (1206–1207)
  • Jōgen (1207–1211)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Imperial Household Agency (Kunaichō): 土御門天皇 (83
  2. ^ Ponsonby-Fane, Richard. (1959). The Imperial House of Japan, pp. 86–87.
  3. ^ Titsingh, Isaac. (1834). Annales des empereurs du Japon, pp.221-230; .. Brown, Delmer et al (1979) Gukanshō, pp. 3339-341;Varley, H. Paul. (1980). Jinno Shōtōki pp.. 220-221.
  4. ^ Ponsonby-Fane, p. 9; Titsingh, p. 221; Brown, p. 339; Varley, p. 220.
  5. ^ Titsingh, p.221; Varley, p. 44.
  6. ^ Ponsonby-Fane, p. 87.
  7. ^ Takekoshi, Yosaburō. (2004). The Economic Aspects of the History of the Civilization of Japan, Volume 1, p. 186; Ponsonby-Fane, p. 87.
  8. ^ Ponsonby-Fane, p. 87.