Bước tới nội dung

Tần Hoàn công

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do Minorax (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 06:05, ngày 31 tháng 5 năm 2022 (fix lint). Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)
Tần Hoàn công
秦桓公
Vua chư hầu Trung Quốc
Vua nước Tần
Trị vì604 TCN - 577 TCN
Tiền nhiệmTần Cung công
Kế nhiệmTần Cảnh công
Thông tin chung
Mất577 TCN
Trung Quốc
Hậu duệTần Cảnh công
Tên thật
Doanh Vinh (嬴荣)
Thụy hiệu
Hoàn công (桓公)
Chính quyềnnước Tần
Thân phụTần Cung công

Tần Hoàn công (chữ Hán: 秦桓公, trị vì 603 TCN-577 TCN)[1][2]), tên thật là Doanh Vinh (嬴荣), là vị quân chủ thứ 17 của nước Tần - chư hầu nhà Chu trong lịch sử Trung Quốc.

Ông là con trai của Tần Cung công, quân chủ thứ 16 của nước Tần. Năm 604 TCN, Tần Cung công qua đời, Doanh Vinh lên nối ngôi tức Tần Hoàn công.

Giao tranh với nước Tấn

[sửa | sửa mã nguồn]

Tấn và Tần từng xảy ra chiến tranh từ thời Tần Mục công, kéo dài nhiều năm. Năm 601 TCN, Tấn và Tần lại giao tranh, quân Tần bị quân Tấn đánh bại.

Năm 580 TCN, Tấn Lệ công mới lên ngôi, muốn yên ổn bờ cõi, bèn hội với Tần Hoàn công cùng ăn thề giữ hòa bình bên sông Hoàng Hà. Nhưng khi Tấn Lệ công vừa trở về thì Tần Hoàn công trở mặt, cùng nước Địch bàn mưu đánh nước Tấn[3].

Nước Tấn lúc đó vẫn làm bá chủ chư hầu. Năm 578 TCN, Tấn Lệ công sai Lã Tương đi sứ trách nước Tần rồi họp 8 nước chư hầu mang quân đánh Tần, gồm Tề, Lỗ, Vệ, Tào, Trịnh, Tống, Chu, Đằng. Liên quân do Tấn đứng đầu đánh bại quân Tần ở đất Mã Toại, bắt được tướng Tần là Thành SaiBất Canh Nhữ Phủ. Tần bị thất bại nặng nề.

Năm 577 TCN, Hoàn công mất, ông ở ngôi 27 năm. Con ông là Doanh Hậu lên ngôi, tức là Tần Cảnh công.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Sử ký Tư Mã Thiên, thiên:
    • Tần bản kỉ.
  • Phương Thi Danh (2001), Niên biểu lịch sử Trung Quốc, Nhà xuất bản Thế giới

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Sử ký, Tần bản kỉ
  2. ^ Phương Thi Danh, sách đã dẫn, tr 24
  3. ^ Sử ký, Tần bản kỷ