Bước tới nội dung

Garganornis

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đây là phiên bản hiện hành của trang này do NhacNy2412 (thảo luận | đóng góp) sửa đổi vào lúc 07:09, ngày 1 tháng 12 năm 2021. Địa chỉ URL hiện tại là một liên kết vĩnh viễn đến phiên bản này của trang.

(khác) ← Phiên bản cũ | Phiên bản mới nhất (khác) | Phiên bản mới → (khác)

Garganornis
Khoảng thời gian tồn tại: Late Miocene, 9–5.5 triệu năm trước đây
Hình ảnh phục nguyên giả định của loài Garganornis ballmanni
Phân loại khoa học edit
Vực: Eukaryota
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Aves
Bộ: Anseriformes
Họ: Anatidae
Chi: Garganornis
Meijer, 2014
Loài:
G. ballmanni
Danh pháp hai phần
Garganornis ballmanni
Meijer, 2014

Garganornis (có nghĩa là "chim Gargano") là một chi chim thuộc các loài chim nước trong họ Vịt (Anatidae) có kích thưởng khổng lồ mà không biết bay và đã tuyệt chủng từ thế Miocen muộn, hóa thạch của chúng được phát hiện tại vùng Gargano ở nước Ý. Chi chim tiền sử này chỉ bao gồm một loài là Garganornis ballmanni được Meijer đặt tên vào năm 2014. Kích thước khổng lồ của nó được cho là đã tiến hóa để thích nghi với việc sống ở những khu vực trống trải, không có động vật ăn thịt trên cạn và như một biện pháp phòng vệ những kẻ săn mồi bản địa trên không như đại bàng Garganoaetus và cú chuồng khổng lồ Tyto gigantea. Tên chi Garganornis có nguồn gốc từ khu vực Gargano, trong đó các hóa thạch được phát hiện và hậu tố ornis trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "chim". Tên của loài ballmanni là nhằm tôn vinh Peter Ballmann, người đầu tiên mô tả các loài chim của vùng Gargano[1].

Các hóa thạch về mảnh xương Tibiotarsus (là xương lớn giữa xương đùi và cổ chân ở chân của một con chim, nó là sự hợp nhất của phần gần của thân với xương chày) của loài Garganornis lớn hơn khoảng 30% so với xương của một con thiên nga trắng. Dựa trên các so sánh với thiên nga trắng thì người ta ước tính rằng Garganornis có thể có trọng lượng trong khoảng 15–22 kg (33–49 lb), lớn hơn bất kỳ loài thủy cầm trong họ vịt nào còn sống. Điều này cho thấy rằng nó có khả năng nó sẽ không bay vì cân nặng[1] và nhiều bằng chứng khảo cổ khác phân tích ra cho thấy những con vịt lớn này có lẽ đã thich nghi với một lối sống không bay lượn[2].

Trong một số mẫu vật của Garganornis, có một núm nhỏ bằng xương trên đỉnh tương tự như núm của thiên nga, ngỗng, vịt và các loài khác và nó có thể được sử dụng để chiến đấu[3]. Xương Phalanx của các ngón chân cũng tương đối chắc chắn, và tương tự như các dạng xương khổng lồ khác. Garganornis có chung một số đặc điểm ở loài có xương Tibiotarsus với một nhóm các loài dạng vịt lớn (trong bộ Ngỗng-Anseriformes) khác là Gastornithidae[4], cụ thể là, lỗ giữa ống nong rộng, lỗ dưới đáy của ống nong có hình tròn (mặc dù nó nằm ở giữa hơn so với ống dẫn hơn là ở các ống bụng), ống nong tương đối sâu, và lỗ dưới đáy của ống nong có một chỗ lõm ở phía bên của nó. Tuy nhiên, do các loài động vật thuộc hệ thống dạ dày ruột và các động vật thuộc Kỷ Cổ Cận (Paleogen) khác dường như không sống sót hoặc thậm chí đến khu vực này, nên nhiều khả năng những đặc điểm chung này là sự thích nghi theo kiểu tiến hóa hội tụ với kích thước cơ thể khổng lồ[2].

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Meijer, H.J.M. (2014). “A peculiar anseriform (Aves: Anseriformes) from the Miocene of Gargano (Italy)”. Comptes Rendus Palevol. 13 (1): 19–26. doi:10.1016/j.crpv.2013.08.001.
  2. ^ a b Pavia, M.; Meijer, H.J.M.; Rossi, M.A.; Göhlich, U.B. (2017). “The extreme insular adaptation of Garganornis ballmanni Meijer, 2014: a giant Anseriformes of the Neogene of the Mediterranean Basin”. Royal Society Open Science. 4 (1): 160722. doi:10.1098/rsos.160722. PMC 5319340. PMID 28280574.
  3. ^ Hume, J.P.; Steel, L. (2013). “Fight club: a unique weapon in the wing of the solitaire, Pezophaps solitaria (Aves: Columbidae), an extinct flightless bird from Rodrigues, Mascarene Islands”. Biological Journal of the Linnean Society. 110 (1): 32–44. doi:10.1111/bij.12087.
  4. ^ Buffetaut, E. (2008). “First evidence of the giant bird Gastornis from southern Europe: a tibiotarsus from the Lower Eocene of Saint-Papoul (Aude, southern France)” (PDF). Oryctos. 7: 75–82.