Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n (Bot) AlphamaEditor, Executed time: 00:00:02.1780561, replaced: accessdate → access-date (2), archiveurl → archive-url, archivedate → archive-date
đầu: Tôi đã thêm thông tin về cơ cấu tổ chức của lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, thông tin được lấy từ bài viết Japan Maritime Self Defence Force Nihon Kaijyo Jieitai trên website irp.fas.org
Dòng 69: Dòng 69:
==Tên gọi==
==Tên gọi==
Danh xưng chính thức của lực lượng này là {{Nihongo|'''Đội tự vệ trên biển'''|警察予備隊|Kaijō Jieitai|hanviet=Hải thượng Tự vệ đội}}, tên chính thức tiếng Anh là ''Japan Maritime Self-Defense Force'', viết tắt là ''JMSDF''. Tuy nhiên, nhiều tài liệu Việt ngữ thường gọi lực lượng này là '''Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản''', '''Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản''', hay '''Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản'''. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc và một số bài báo Việt Nam thì gọi lực lượng này vằn cái tên vắn tắt và đúng bản chất hơn là '''Hải quân Nhật Bản'''. Dù vậy, tên gọi vắn tắt này rất dễ nhầm lẫn và dễ gợi nhớ đến [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]], nên về phương diện chính thức, danh xưng Hải quân Nhật Bản không được dùng đến.
Danh xưng chính thức của lực lượng này là {{Nihongo|'''Đội tự vệ trên biển'''|警察予備隊|Kaijō Jieitai|hanviet=Hải thượng Tự vệ đội}}, tên chính thức tiếng Anh là ''Japan Maritime Self-Defense Force'', viết tắt là ''JMSDF''. Tuy nhiên, nhiều tài liệu Việt ngữ thường gọi lực lượng này là '''Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản''', '''Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản''', hay '''Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản'''. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc và một số bài báo Việt Nam thì gọi lực lượng này vằn cái tên vắn tắt và đúng bản chất hơn là '''Hải quân Nhật Bản'''. Dù vậy, tên gọi vắn tắt này rất dễ nhầm lẫn và dễ gợi nhớ đến [[Hải quân Đế quốc Nhật Bản]], nên về phương diện chính thức, danh xưng Hải quân Nhật Bản không được dùng đến.

== Cơ cấu tổ chức ==
Cơ cấu tổ chức chính của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bao gồm Văn phòng Ban Tham mưu Hải quân tại Tokyo, hỗ trợ Chỉ huy trưởng trong việc chỉ đạo và giám sát; Lực lượng Tự vệ tại Yokosuka, chịu trách nhiệm bảo vệ vùng biển xung quanh Nhật Bản với các flotilla hộ tống, lực lượng không quân hạm đội, flotilla tàu ngầm, flotilla tàu chống mìn, và lệnh huấn luyện hạm đội. Ngoài ra, có năm Đơn vị Khu vực Địa phương đóng vai trò hỗ trợ dựa trên bờ và bảo vệ vùng nước thuộc quyền kiểm soát. JMSDF cũng tập trung vào đào tạo và phát triển nhân sự thông qua các khóa huấn luyện cơ bản và chuyên sâu cho tân binh, sĩ quan, và phi công. Đổi mới trong tổ chức và hoạt động được thực hiện nhằm tối ưu hóa hiệu quả lực lượng trong khi tối đa hóa nguồn lực hạn chế, bao gồm việc điều chỉnh số lượng đơn vị hủy diệt, thống nhất flotilla tàu chống mìn, và điều chỉnh số lượng đơn vị máy bay tuần tra.<ref>{{Chú thích web|url=https://irp.fas.org/world/japan/jmsdf.htm|tựa đề=Japan Maritime Self Defence Force|website=irp.fas.org|ngày truy cập=2024-03-19}}</ref>


==Lịch sử==
==Lịch sử==

Phiên bản lúc 13:17, ngày 19 tháng 3 năm 2024

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Hải thượng Tự vệ Đội
海上自衛隊
Hiệu kỳ của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Hoạt độngngày 1 tháng 7 năm 1954
Quốc gia Nhật Bản
Phục vụ Nhật Bản
Quân chủngHải Quân
Chức năngTuần tra biển, bảo vệ tuyến hàng hải và các đảo xa bờ
Quy mô45.517 người

(số liệu tháng 3 năm 2012)

  • 38 tàu khu trục
  • 8 tàu khu trục tên lửa
  • 6 tàu cao tốc tên lửa
  • 30 tàu quét mìn
  • 3 tàu đổ bộ đệm khí
  • 19 tàu ngầm (2 tàu huấn luyện)
  • 3 tàu đổ bộ trực thăng (hiện dự kiến đóng thêm 1 chiếc)
  • 3 tàu đổ bộ xe tăng
  • ~80 máy bay chống ngầm
  • ~140 máy bay trực thăng chống ngầm
Bộ phận củaBộ Quốc phòng Nhật Bản
Trụ sở2-1 khu Ichigayahonmura, quận Shibuya, Tokyo
Tên khácHải quân Nhật Bản
Hành khúcUmi wo Yuku
海をゆく
Lễ kỷ niệmngày 1 tháng 7 năm 1954
Các tư lệnh
Tham mưu trưởngHiroshi Yamamura

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (tiếng Nhật: かいじょうじえいたい (海上自衛隊 (Hải thượng Tự vệ đội) Kaijō Jieitai?)) là một trong ba quân chủng thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản. Sau năm 1945, Lục quân Đế quốc Nhật BảnHải quân Đế quốc Nhật Bản bị giải tán, thay thế bằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bao gồm 3 quân chủng là Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản và Lực lượng Phòng vệ Trên không Nhật Bản.

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có một hạm đội lớn và nhiệm vụ chính của lực lượng này là duy trì quyền kiểm soát các tuyến đường biển của quốc gia và tuần tra vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải. Hiến pháp Nhật Bản cấm việc đưa quân tham chiến ở nước ngoài, tuy nhiên Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản gần đây cũng đã tăng cường tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

huấn luyện quân sự
huấn luyện quân sự

Tên gọi

Danh xưng chính thức của lực lượng này là Đội tự vệ trên biển (警察予備隊 (Hải thượng Tự vệ đội) Kaijō Jieitai?), tên chính thức tiếng Anh là Japan Maritime Self-Defense Force, viết tắt là JMSDF. Tuy nhiên, nhiều tài liệu Việt ngữ thường gọi lực lượng này là Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Lực lượng Phòng vệ Hàng hải Nhật Bản, hay Lực lượng Tự vệ Biển Nhật Bản. Tuy nhiên, tại Hàn Quốc và một số bài báo Việt Nam thì gọi lực lượng này vằn cái tên vắn tắt và đúng bản chất hơn là Hải quân Nhật Bản. Dù vậy, tên gọi vắn tắt này rất dễ nhầm lẫn và dễ gợi nhớ đến Hải quân Đế quốc Nhật Bản, nên về phương diện chính thức, danh xưng Hải quân Nhật Bản không được dùng đến.

Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức chính của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản bao gồm Văn phòng Ban Tham mưu Hải quân tại Tokyo, hỗ trợ Chỉ huy trưởng trong việc chỉ đạo và giám sát; Lực lượng Tự vệ tại Yokosuka, chịu trách nhiệm bảo vệ vùng biển xung quanh Nhật Bản với các flotilla hộ tống, lực lượng không quân hạm đội, flotilla tàu ngầm, flotilla tàu chống mìn, và lệnh huấn luyện hạm đội. Ngoài ra, có năm Đơn vị Khu vực Địa phương đóng vai trò hỗ trợ dựa trên bờ và bảo vệ vùng nước thuộc quyền kiểm soát. JMSDF cũng tập trung vào đào tạo và phát triển nhân sự thông qua các khóa huấn luyện cơ bản và chuyên sâu cho tân binh, sĩ quan, và phi công. Đổi mới trong tổ chức và hoạt động được thực hiện nhằm tối ưu hóa hiệu quả lực lượng trong khi tối đa hóa nguồn lực hạn chế, bao gồm việc điều chỉnh số lượng đơn vị hủy diệt, thống nhất flotilla tàu chống mìn, và điều chỉnh số lượng đơn vị máy bay tuần tra.[1]

Lịch sử

Sau khi Nhật Bản thua trận tại Thế chiến thứ 2, cùng với Tuyên bố đầu hàng được ký kết vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 Hải quân Đế quốc Nhật Bản bị giải thể theo tuyên bố Potsdam. Các chiến hạm không còn được trang bị vũ khí, một số bị quân đồng minh tịch thu. Những tàu còn lại chỉ dùng để chở binh sĩ Nhật hồi hương hoặc gỡ mìn trong khu vực quanh biển Nhật Bản. Cùng với Bộ Lục quân, Bộ Hải quân bị giải thể.

Năm 1946, từ lực lượng còn lại sau khi giải thể của hải quân, Cục An ninh hàng hải được thành lập[2], đặt trong sự quản lý của Bộ giao thông vận tải Nhật Bản[liên kết hỏng]. Năm 1952, Cảnh sát biển Nhật Bản được thành lập trên cơ sở của Cục An ninh hàng hải. Cũng trong năm đó, Đội Cảnh bị trên biển được chuyển thành Cảnh bị đội trực thuộc Cục Bảo an Nhật Bản. Ngày 1 tháng 7 năm 1954, Cục Bảo an được đổi thành Cục Phòng vệ[2]. Song song với sự kiện trên, Cảnh bị đội chính thức được đổi tên thành Hải thượng Tự vệ đội, trực thuộc Cục Phòng vệ Nhật Bản.

Ngày 9 tháng 1 năm 2007, Cục Phòng vệ Nhật Bản được nâng cấp thành Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Trang bị

Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản được trang bị nhiều và hiện đại. Mặc dù hiện không sở hữu tàu sân bay nào, nhưng họ có 2 tàu khu trục lớp Hyūga trọng tải 18.000 tấn có thể chở 11 máy bay trực thăng cùng đơn vị đổ bộ và 1 tàu lớp Izumo có lượng giãn nước tới 27.000 tấn có thể chở 9 trực thăng trên boong và 14 trực thăng trong kho chứa. Có nguồn tin, tàu sân bay trực thăng Izumo có thể mang được máy bay F-35B do Mỹ chế tạo.[3]

Nhóm tàu khu trục trang bị tên lửa có điều khiển (DDG) gồm 2 tàu lớp Atago trọng tải 10.000 tấn (đầy tải), 4 tàu lớp Kongō trọng tải 9.500 tấn (chuẩn bị lắp hệ thống tên lửa đánh chặn SM-3), 2 tàu lớp Hatakaze trọng tải 4.600 tấn. Nhóm tàu khu trục thông thường (DG) gồm 4 tàu lớp Akizuki trọng tải 6.800 tấn, 5 tàu lớp Takanami trọng tải 6.500 tấn, 9 tàu lớp Murasame trọng tải 6.100 tấn, 8 tàu lớp Asagiri trọng tải 4.900 tấn, 6 tàu lớp Abukuma trọng tải 2.500 tấn.

Về tàu ngầm, dù không có tàu ngầm hạt nhân, nhưng Nhật Bản là một trong số các quốc gia có nhiều tàu ngầm diesel-điện ở châu Á cũng như trên thế giới với những đặc điểm kỹ - chiến thuật tương đối cao và sở hữu vũ khí điện tử, ngư lôi và tên lửa hiện đại. Hiện tại, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đang sở hữu 12 tàu ngầm tấn công lớp Sōryū, 9 tàu lớp Oyashio, 3 tàu lớp Harushio (dùng cho nhiệm vụ huấn luyện thủy thủ) và 1 tàu lớp Taigei (2 chiếc nữa đã hạ thủy nhưng chưa hoàn thành).

Trong thời kỳ chiến tranh lạnh, với nhiệm vụ là quét mìn do Hải quân Liên Xô rải, Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản có kỹ thuật quét mìn tiên tiến nhất thế giới. Ngày nay, kỹ thuật quét mìn vẫn được tiếp tục được phát triển và được trang bị một số loại tàu quét mìn tiên tiến, bao gồm: 3 tàu viễn dương lớp Yaeyama, 2 tàu cận duyên lớp Uraga, 9 tàu lớp Uwajima, 3 tàu lớp Hirashima và 12 tàu lớp Sugashima.

Lớp tàu hiện đại nhất của Đội phòng vệ này là các khinh hạm lớp Mogami. Chiếc tàu đầu tiên trong số chúng đã nhập biên vào ngay 28 tháng 4 năm 2022.[4][5] Tính đến nay, lớp Mogami có 3 tàu nhập biên, 3 tàu nữa được hạ thủy [6][7] và 4 tàu nữa sẽ đóng trong tương lai.[8][9][10][11]

Lực lượng tàu đổ bộ trong biên chế lực lượng này hiện nay gồm 3 tàu đổ bộ lớp Ōsumi và 1 tàu lớp LCU-2001.

Chính phủ Nhật Bản hiện có kế hoạch nâng số tàu khu trục lên 48-50 chiếc.

Tàu chiến

Hình ảnh Tên loại tàu (Lớp) Nước sản xuất Năm hoạt động Số lượng Tên tàu Ghi chú
Tàu ngầm (SS)
Lớp Taigei Nhật Bản 2022 5
  • SS-513 Taigei
  • SS-514 Hakugei (đã hạ thủy)
  • SS-515 Jingei (đã hạ thủy)
  • SS-516 (đang đóng)
  • SS-517 (đang đóng)
Lớp Sōryū Nhật Bản 2009 12
  • SS-501 Sōryū
  • SS-502 Unryū
  • SS-503 Hakuryū
  • SS-504 Kenryū
  • SS-505 Zuiryū
  • SS-506 Kokuryū
  • SS-507 Jinryū
  • SS-508 Sekiryū
  • SS-509 Seiryū
  • SS-510 Shōryū
  • SS-511 Ōryū
  • SS-512 Tōryū
Dùng động cơ AIP
Lớp Oyashio Nhật Bản 1998 11 TSS: tàu huấn luyện
Hộ tống hạm đa chức năng (DDH)
Lớp Izumo Nhật Bản 2015 2
Hộ tống hạm chở trực thăng (DDH)
Lớp Hyūga Nhật Bản 2009 2
Tàu khu trục tên lửa (DDG)
Lớp Maya Nhật Bản 2018 2
  • DDG-179 Maya
  • DDG-180 Haguro
Lớp Atago Nhật Bản 2007 2
Lớp Kongō Nhật Bản 1993 4
Lớp Hatakaze Nhật Bản 1986 2
  • DDG-171→TV-3520 Hatakaze
  • DDG-172→TV-3521 Shimakaze
TV: Tàu huấn luyện
Tàu khu trục (DD)
Lớp Asahi Nhật Bản Tháng 3 năm 2018 2
  • DD-119 Asahi
  • DD-120 Shiranui
Lớp Akizuki Nhật Bản 2012 4
  • DD-115 Akizuki
  • DD-116 Teruzuki
  • DD-117 Suzutsuki
  • DD-118 Fuyuzuki
Lớp Takanami Nhật Bản 2003 5
  • DD-110 Takanami
  • DD-111 Oonami
  • DD-112 Makinami
  • DD-113 Sazanami
  • DD-114 Suzunami
Lớp Murasame Nhật Bản 1996 9
  • DD-101 Murasame
  • DD-102 Harusame
  • DD-103 Yuudachi
  • DD-104 Kurisame
  • DD-105 Inazuma
  • DD-106 Samidare
  • DD-107 Ikazuchi
  • DD-108 Akebono
  • DD-109 Ariake
Lớp Asagiri Nhật Bản 1988 8
  • DD-151→TV-3516 Asagiri
  • DD-152→TV-3515 Yamagiri
  • DD-153 Yuugiri
  • DD-154 Amagiri
  • DD-155 Hamagiri
  • DD-156 Setogiri
  • DD-157 Sawagiri
  • DD-158 Umigiri
TV: tàu huấn luyện
Tàu hộ tống (DE)
Lớp Abukuma Nhật Bản 1989 6
  • DE-229 Abukuma
  • DE-230 Jintsuu
  • DE-231 Ooyodo
  • DE-232 Sendai
  • DE-233 Chikuma
  • DE-234 Tone
Tàu tuần phóng đa chức năng (FFM)
Tập tin:JS Mogami(FFM-1).jpg Lớp Mogami Nhật Bản 2022 10
  • FFM-1 Mogami
  • FFM-2 Kumano
  • FFM-3 Noshiro
  • FFM-4 Mikuma (đã hạ thủy)
  • FFM-5 Yahagi (đã hạ thủy)
  • FFM-6 Agano (đã hạ thủy)
  • FFM-7 (đang đóng)
  • FFM-8 (đang đóng)
  • FFM-9 (đang đóng)
  • FFM-10 (đang đóng)
Tàu tuần tra tên lửa (PG)
Lớp Hayabusa Nhật Bản 2002 6
  • PG-824 Hayabusa
  • PG-825 Makataka
  • PG-826 Ootaka
  • PG-827 Kumataka
  • PG-828 Umitaka
  • PG-829 Shirataka
Tàu quét mìn trực thăng (MST)
Lớp Uraga Nhật Bản 1997 2
  • MST-463 Uraga
  • MST-464 Bungo
Chở máy bay MH-53E
Tàu quét mìn (MSO)
Lớp Awaji Nhật Bản 2017 3 (dự kiến đóng thêm 1 chiếc)
  • MSO-304 Awaji
  • MSO-305 Hirado
  • MSO-306 Etajima
  • MSO-307 (dự kiến)
Tàu quét mìn ven bờ (MSC)
Lớp Sugashima Nhật Bản 1999 12 (1 chiếc đã nghỉ hưu)
  • MSC-681 Sugashima
  • MSC-682 Notojima (đã nghỉ hưu)
  • MSC-683 Tsunoshima
  • MSC-684 Naoshima
  • MSC-685 Toyoshima
  • MSC-686 Ukushima
  • MSC-687 Isushima
  • MSC-688 Aishima
  • MSC-689 Aoshima
  • MSC-690 Miyajima
  • MSC-691 Shishijima
  • MSC-692 Kuroshima
Lớp Hirashima Nhật Bản 2008 3
  • MSC-601 Hirashima
  • MSC-602 Yakushima
  • MSC-603 Takashima
Lớp Enoshima Nhật Bản 2012 3
  • MSC-604 Enoshima
  • MSC-605 Chichijima
  • MSC-606 Hatsushima

Máy bay

Hình ảnh Tên loại máy bay Nước sản xuất Số lượng Chức năng Ghi chú
Máy bay trực thăng
SH-60J
Nhật Bản
103
Máy bay tuần tra,
máy bay chống ngầm
SH-60K
Nhật Bản
53
UH-60J
Nhật Bản
19
Máy bay cứu hộ
MCH-101
Nhật Bản
10
Máy bay trực thăng vận tải &
quét mìn
CH-101
Anh

Ý

2
Máy bay vận tải
TH-135
Pháp
15
Máy bay cánh cố định
F-35B
Hoa Kỳ
Không rõ
Máy bay chiến đấu đa năng Dự kiến sẽ trang bị trên các Hộ tống hạm chở trực thăng
P-3C Orion
Nhật Bản
80
Máy bay tuần tra, máy bay chống ngầm
P-1
Nhật Bản
12
Vào 2007, loại máy bay này từng được đặt tên là XP-1
US-1A
Nhật Bản
1
Máy bay tìm kiếm và cứu nạn Thủy phi cơ
US-2
Nhật Bản
5
T-5
Nhật Bản
64
Máy bay huấn luyện
TC-90
Nhật Bản
28
C-130R
Nhật Bản
6
Máy bay vận tải

Các đơn vị

Các vùng hải quân của Nhật Bản

Cấp bậc trong đơn vị

Cấp bậc cao nhất trong Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là Hải tướng (海将, Kaishō), tương đương cấp bậc Phó đô đốc trong hải quân của nhiều quốc gia. Ngoài ra, chức vụ Mạc liêu trưởng (幕僚長, Bakuryō-chō, tương đương Tham mưu trưởng), là chức vụ quân sự cao cấp nhất trong Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, do một sĩ quan cấp Hải tướng nắm giữ, được mang một cấp hiệu khác biệt so với các Hải tướng khác, được xem là tương đương cấp bậc Đô đốc. Ngoài ra, trường hợp sĩ quan cấp Hải tướng nắm giữ chức vụ Thống hợp Mạc liêu trưởng (統合幕僚長, Tōgō Bakuryō-chō, tương đương Tham mưu trưởng Liên quân) cũng được mang cấp hiệu tương đương Đô đốc.

Tên cấp bậc
(tiếng Nhật)
Tên cấp bậc
(Romanji)
Tên cấp bậc
(âm Hán-Việt)
Tên cấp bậc
(cấp tương đương)
Phân hạng NATO
Cấp Sĩ Quan chỉ huy
幕僚長たる海将 Bakuryō-chō taru Kaishō Mạc Liêu trưởng hải tướng Đô đốc OF-9
海将 Kaishō Hải tướng Phó đô đốc OF-8
海将補 Kaishō-ho Hải tướng bổ Chuẩn đô đốc OF-7
1等海佐 Ittō Kaisa Nhất đẳng hải tá Đại tá OF-5
2等海佐 Nitō Kaisa Nhị đẳng hải tá Trung tá OF-4
3等海佐 Santō Kaisa Tam đẳng hải tá Thiếu tá OF-3
1等海尉 Ittō Kaii Nhất đẳng hải úy Đại úy OF-2
2等海尉 Nitō Kaii Nhị đẳng hải úy Trung úy
OF-1
3等海尉 Santō Kaii Tam đẳng hải úy Thiếu úy
Cấp Chuẩn sĩ quan
准海尉 Jun Kaii Chuẩn Hải úy Chuẩn úy OR-9
Cấp Hạ sĩ Quan
海曹長 Kaisō-chō Hải tào trưởng Thượng sĩ trưởng OR-8
1等海曹 Ittō Kaisō Nhất đẳng hải tào Thượng sĩ OR-7
2等海曹 Nitō Kaisō Nhị đẳng hải tào Trung sĩ OR-6
3等海曹 Santō Kaisō Tam đẳng hải tào Hạ sĩ OR-5
Cấp Binh sĩ
海士長 Kaishi-chō Hải sĩ trưởng Binh trưởng OR-3
1等海士 Ittō Kaishi Nhất đẳng hải sĩ Binh nhất OR-2
2等海士 Nitō Kaishi Nhị đẳng hải sĩ Binh nhì OR-1

Dưới đây là hình ảnh quân hàm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Cấp sĩ quan chỉ huy và Sĩ quan trung cấp
Loại Đô đốc Phó
Đô đốc
Chuẩn Đô đốc Đại tá Trung tá Thiếu tá Đại uý Trung uý Thiếu uý Chuẩn uý
Loại A
Loại B
Loại C
Bản tóm tắt
Cấp Hạ sĩ quan và Cấp binh sĩ
Loại Thượng sĩ trưởng Thượng sĩ Trung sĩ Hạ sĩ Binh trưởng Binh nhất Binh nhì
Loại A
Loại B
Loại C
Bản tóm tắt

Tham khảo

  1. ^ “Japan Maritime Self Defence Force”. irp.fas.org. Truy cập ngày 19 tháng 3 năm 2024.
  2. ^ a b “Japan Maritime Self-Defense Force (JMSDF) - wikipe.wiki”. www.wikipe.wiki. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2022.
  3. ^ [1], Tàu 22DDH này có lượng giãn nước tiêu chuẩn là 19.500 tấn, lượng giãn nước đầy là 27.000 tấn,.
  4. ^ 護衛艦「もがみ」の引渡式・自衛艦旗授与式について 2022年4月21日 海上幕僚監部
  5. ^ “海上自衛隊の最新鋭護衛艦「もがみ」三菱重工長崎で就役 配備は横須賀”. 乗りものニュース. 28 tháng 4 năm 2022. Truy cập ngày 28 tháng 4 năm 2022.
  6. ^ “令和元年度計画護衛艦の起工式の開催”. www.mod.go.jp.
  7. ^ “令和2年度計画護衛艦の起工式を開催” (PDF). 九州防衛局. 24 tháng 6 năm 2021. Truy cập ngày 5 tháng 11 năm 2021.
  8. ^ “令和3年度防衛関係予算のポイント” (PDF).
  9. ^ “令和3年度防衛関係予算のポイント” (PDF).
  10. ^ “令和4年度防衛関係予算のポイント” (PDF).
  11. ^ “令和4年度防衛関係予算のポイント” (PDF).