Tăng huyết áp cấp cứu
Tăng huyết áp cấp cứu (còn gọi là "tăng huyết áp ác tính") là tình trạng tăng huyết áp với sự tổn thương của một hay nhiều hệ cơ quan (đặc biệt là hệ thần kinh, hệ tim mạch, hệ tiết niệu) nguyên nhân là các tổn thương không phục hồi. Khi gặp tăng huyết áp cấp nên giảm huyết áp chậm từ vài phút đến vài giờ khi sử dụng các thuốc giảm huyết áp.
Tăng huyết áp cấp cứu | |
---|---|
Chuyên khoa | khoa tim mạch |
ICD-10 | I10 |
ICD-9-CM | 401-405 |
DiseasesDB | 7788 |
MedlinePlus | 000491 |
eMedicine | article/241640 |
Patient UK | Tăng huyết áp cấp cứu |
MeSH | D006974 |
Dấu hiệu và triệu chứng
sửaMắt có thể bị xuất huyết võng mạc và chảy máu. phù gai thị có thể xuất hiện.
Não gia tăng áp lực nội sọ có những dấu hiệu như đau đầu, nôn mửa, và xuất huyết dưới màng nhện.
Bệnh nhân thường bị rối loạn chức năng thất trái.
Thận cũng bị ảnh hưởng và gây ra huyết niệu, protein niệu, suy thận cấp.
Nói cách khác các biến chứng khác của bệnh cao huyết áp cấp thường đi kèm với phù gai thị.
Một số dấu hiệu khác bao gồm:
Định nghĩa
sửaPhân loại[1] | Huyết áp tâm thu (mm Hg) | Huyết áp tâm trương (mm Hg) |
Bình thường | < 120 | < 80 |
Tiền tăng huyết áp | 120-139 | 80-89 |
Tăng huyết áp giai đoạn 1 | 140-159 | 90-99 |
Tăng huyết áp giai đoạn 2 | ≥ 160 | ≥ 100 |
Cơn tăng huyết áp | ≥ 180 | ≥ 120 |
Tăng huyết áp cấp | ≥ 180 | ≥ 120 |
Tăng huyết áp cấp cũng có dấu hiệu giống như cơn tăng huyết với huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 120 mmHg và huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 180mmHg. Tăng huyết áp cấp khác với cơn tăng huyết là có bằng chứng về tổn thương cấp ở một số cơ quan.
Điều trị
sửaMột số nhóm thuốc điều trị huyết áp được khuyến cáo, với lựa chọn phụ thuộc vào nguyên nhân của cơn tăng huyết áp,mức huyết áp tăng quá cao, và mức huyết áp bình thường của bệnh nhân trước khi cấp cứu. Hầu hết các trường hợp, chỉ định sử dụng đườngtiêm truyền tĩnh mạch với thuốc tiêm natri nitroprusside. thuốc tiêm natri nitroprusside thích nhất vì có tác dụng hạ huyết áp nhanh chóng, (nhưng một số trường hợp thì không được sử dụng). Trong trường hợp ít khẩn cấp, có thể sử dụng các thuốc uống như captopril, clonidine, labetalol, hoặc prazosin, Nhưng tác dụng hạ huyết áp của chúng chậm hơn (vài phút) so với sodium nitroprusside. Kiểm soát xuất huyết là cân thiết trong cấp cứu trong thời gian chờ khi nitroprusside không được sử dụng hoặc các thuốc uống chưa có tác dụng.
Ngoài ra, Điều trị không sử dụng thuốc có thể được sử dụng trong tăng huyết áp cấp do suy thận như surgical nephrectomy, laparoscopic nephrectomy và renal artery embolization trong trường hợp có nguy cơ hôn mê.[2]
Điều quan trọng trong cấp cứ là giảm huyết áp xuống từ từ, không quá đột ngột. Mục tiêu đầu tiên là giảm huyết áp không quá 25% (trong vòng vài phút đến 1 hoặc 2 giờ), và sau đó giảm đến mức độ 160/100 mm Hg trong vòng 2-6 giờ. Giảm huyết áp quá mức có thể dẫn đến thiếu máu cục bộ động mạch vành, não, thận thâm chí là nhồi máu.[3]
Chẩn đoán tăng huyết áp cấp không chỉ dựa vào chỉ số đo huyết áp, Nhưng cũng phụ thuộc vào chỉ số huyết áp bình thường trước khi cấp cứu. Đối với cá nhân có tiền sử tăng huyết áp sẽ không chịu được mức huyết áp bình thường.
Dịch tễ học
sửaMặc dù thống kê ở Hoa Kỳ khoảng hơn 50 triệu người trưởng thành bị tăng huyết áp, nhưng tỉ lệ tăng huyết áp cấp khá thấp (dưới 1% hàng năm), khoảng 500,000 người mỗi năm, và is therefore a not insignificant cause of serious morbidity in the US.[4]
Theo một nghiên cứu phát hành vào năm 2006, tỉ lệ tăng huyết áp lại tăng, với 28.6% dân số Hoa Kỳ được thống kê trong khoảng 1999-2002. Theo nghiên cứu đó, tỉ lệ bệnh tăng huyết áp nằm trong khoảng 3% và 18% dân số. Số lượng còn phụ thuộc vào tuổi, giới tính, chủng tộc, và hình thể.[5]
Theo Whelton, tỉ lệ mắc bênh tăng huyết áp cao hơn 50% người Mỹ gốc phi trưởng thành hơn người da trắng, người Mỹ gốc Mexico. và cũng theo Whelton tỉ lệ mắc bênh tăng huyết áp đang tăng dần ở trẻ em và thiếu niên trong khoảng 1988-2000. Nghiên cứu còn cho biết, hiện nay ước tính trên thế giới có khoảng 1 tỉ người trưởng thành bị tăng huyết áp, với tỉ lệ cao nhất ở khu vực Tây âu và Mỹ Latin.[6]
Việc sử dụng các thuốc điều trị tăng huyết áp thì tỉ lệ cơn tăng huyết áp cấp đã giảm từ 7% xuống còn 1% ở bệnh nhân tăng huyết áp. Trước 1950, tỉ lệ sống chỉ khoảng 20%, nhưng ngày nay với nhiều phương pháp điều trị phù hợp tỉ lệ này cao hơn 90%.[7]
Theo thống kê chỉ ra rằng có khoảng 1% - 2% tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp có thể tiến triển thành cơn tăng huyết áp cấp vài lần trong đời. Đàn ông có nguy cơ bị cơn tăng huyết áp cao hơn phụ nữ.
Nghiên cứu tại bệnh viện ở Hoa Kỳ. Tỉ lệ mắc cơn tăng huyết áp cấp tăng gấp ba lần giữa năm 1983 và 1990, tăng từ 23,000 đến 73,000 hằng năm.[8]
Tiên lượng bệnh
sửaBệnh tăng huyết áp cấp rất nguy hiểm và có tiềm năng đe dọa mạng sống. Người ta ước tính rằng bệnh nhân nếu không được chăm sóc y tế thích hợp chỉ có thể sống thêm trung bình khoảng ba năm.[9]
Tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp cấp phụ thuộc vào mức độ tồn thương của các hệ cơ quan và chỉ số đo huyết áp được kiểm soat sau khi điều trị. Với sự chăm sóc y tế và kiểm soát huyết áp tốt, tỉ lệ sống trong 10 năm của bệnh nhân tăng huyết áp cấp có thể đạt đến 70%.[10]
Nguy cơ tiến triển bệnh đe dọa tính mạng tác động đến tim hoặc não tăng như là tăng lưu lượng máu. Thông thường, thiếu máu cục bộ ở tim và đột quỵ là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở bệnh nhân tăng huyết áp nặng. Người ta ước tính rằng cứ tăng mỗi 20 mmHg huyết áp tâm thu hoặc 10 mm Hg huyết áp tâm trương trên huyết áp 115/75 mm Hg, thì tỷ lệ tử vong do bệnh thiếu máu cục bộ ở tim và đột quỵ tăng gấp đôi.
Một số nghiên cứu có kết luận rằng người Mỹ gốc phi có tỉ lệ mắc bệnh và tỉ lệ tử vong do bệnh tăng huyết áp cao hơn người da trắng.[11] Và cũng kết luận rằng tỉ lệ mắc cơn tăng huyết áp cấp cũng cao hơn so với các chủng tộc khác.
Tăng huyết áp chủ yếu gặp ở người trưởng thành, nhưng trẻ em cũng mắc phải với tỷ lệ rất nhỏ.
Chú thích
sửa- ^ Chobanian et al. The Seventh Report of the Joint National Committee on Prevention, Detection, Evaluation, and Treatment of High Blood Pressure: The JNC 7 Report. JAMA 2003;;289(19):2560-2571. doi:10.1001/jama.289.19.2560
- ^ “Renal artery embolization for managing uncontrolled hypertension in a kidney transplant candidate Alhamid N, Alterky H, Othman MI”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 10 năm 2013. Truy cập 12 tháng 2 năm 2015.
- ^ Brewster LM, MD; Michael Sutters, MD (2006). “Hypertensive Urgencies & Emergencies - Hypertension Drug Therapy”. Systemic Hypertension. Armenian Health Network, Health.am. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- ^ Vidt DG (2001). “Emergency room management of hypertensive urgencies and emergencies”. Cleveland Clinic Foundation. Truy cập ngày 2 tháng 12 năm 2007.
- ^ “Hypertension: Trends in Prevalence, Incidence, and Control”. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Prevalence and Incidence of Hypertension”. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Hypertensive Emergencies”. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Hypertensive Crises” (PDF). Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 23 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 27 tháng 7 năm 2010.
- ^ “Severe Hypertension Symptoms”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2010.
- ^ “Mortality/Morbidity”. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2010.
- ^ Howard, J. (1965). “Race Differences in Hypertension Mortality Trends: Differential Drug Exposure as a Theory”. Systemic Hypertension. Milbank Mem Fund Q. 43: 202–218. JSTOR 3349030.