Sữa ong chúa là chất tiết ra từ ong mật được dùng làm chất dinh dưỡng nuôi ấu trùng, cũng như ong chúa trưởng thành.[1] Sữa ong chúa được tiết ra từ các tuyến trong hầu dưới của ong thợ và nuôi dưỡng tất cả ấu trùng trong đàn, bất kể giới tính hay vị thế.[2]

Sự phát triển của ấu trùng bên trong sữa ong chúa

Trong quá trình một tổ ong đang tìm ra ong chúa mới, ong thợ sẽ kiến tạo tế bào ong chúa đặc biệt. Ấu trùng trong các tế bào này được cho ăn nhiều sữa ong chúa. Kiểu cho ăn này kích hoạt sự phát triển hình thái của ong chúa, bao gồm cả buồng trứng phát triển đầy đủ cần thiết để đẻ trứng.[3]

Sữa ong chúa được bán rộng rãi trên thị trường như một loại thực phẩm chức năng. Đây là một loại thuốc thay thế thuộc danh mục liệu pháp châm nọc ong. Năm 2010, tại Hoa Kỳ, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm đã có hành động pháp lý chống lại các công ty sử dụng tuyên bố vô căn cứ về lợi ích sức khỏe để tiếp thị sản phẩm sữa ong chúa. Các nghiên cứu được thực hiện kể từ đó đã phát hiện ra sữa ong chúa có khả năng tăng cường sản xuất collagen,[4] giãn mạch,[5] giảm tác động của hội chứng tiền kinh nguyệt,[6] và như một phương pháp điều trị sau mãn kinh ở người,[7] và chống lại bệnh Alzheimer ở động vật.[8]

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

sửa

Nhưng điều đáng chú ý là sữa ong chúa chứa hormon và các chất đặc biệt có tác dụng củng cố và tăng cường sức khoẻ con người. Nó là thuốc rất bổ đặc biệt đối với người già, suy nhược, thiếu máu... Có nghiên cứu cho thấy trẻ em ăn nhiều sữa ong chúa sẽ dậy thì sớm hơn so với trẻ em cùng lứa.

Sữa ong chúa chứa một tỷ lệ đáng kể của protein, amino acid, lipid, vitaminđường, và cũng có nhiều giá trị dinh dưỡng và dược lý.

Cụ thể, thành phần của nó bao gồm: protein, 22 loại amino acid, lipid (chủ yếu là acid béo 10-DHA), carbohydrate (chủ yếu là đường glucose, fructose), các vitamin (vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, vitamin B5, vitamin B6, vitamin B9,vitamin C, vitamin H, Inositol…) và các chất khoáng (K, Ca, Mg, Cu, Fe, Zn, Se, Li, Ga…). Sữa ong chúa không có các vitamin A, D, EK.[9]

Trong thực tế, các nghiên cứu khoa học đã chứng minh số lợi ích của sữa ong chúa với sức khỏe con người. Tuy nhiên, một số thí nghiệm trong phòng và trên cơ thể người cho thấy:[10][11]:

  • Chất hoạt động làm giãn mạch và làm hạ huyết áp;
  • Chất hoạt động làm giảm cholesterol;
  • Chất chống ung thư.

Những lợi ích của sữa ong chúa với phụ nữ sau mãn kinh cũng được một nghiên cứu lâm sàng Nhật Bản đề cập[12], vì liên quan đến việc sản xuất estrogen[13]. Tuy nhiên, kiến thức về tác động của loại thuốc trong dài hạn khi sử dụng sữa ong chúa lâu dài với phụ nữ sau mãn kinh, cũng như con người nói chung, vẫn chưa biết được đầy đủ [14].

Về những tác động tiêu cực có thể có sức khỏe con người, chỉ có một trường hợp viêm đường ruột liên quan đến tiêu chảy đã được báo cáo tại Nhật Bản vào năm 1997 sau khi dùng sữa ong chúa hàng ngày với liều lượng 10 ml trong vòng 25 ngày trên một người phụ nữ cao tuổi[15]. Trường hợp này, liên quan đến tiêu thụ quá mức của sữa ong chúa, và không hấp thụ được hết.

Xem thêm

sửa

Tham khảo

sửa
  1. ^ Jung-Hoffmann, L (1966). “Die Determination von Königin und Arbeiterin der Honigbiene”. Z Bienenforsch. 8: 296–322.
  2. ^ Graham, J. (ed.) (1992) The Hive and the Honey Bee (Revised Edition). Dadant & Sons.Bản mẫu:Pn
  3. ^ Maleszka, Ryszard (ngày 27 tháng 10 năm 2014). “Epigenetic integration of environmental and genomic signals in honey bees: the critical interplay of nutritional, brain and reproductive networks”. Epigenetics. 3 (4): 188–192. doi:10.4161/epi.3.4.6697. PMID 18719401.
  4. ^ Park, Hye Min; Hwang, Eunson; Lee, Kwang Gill; Han, Sang-Mi; Cho, Yunhi; Kim, Sun Yeou (tháng 9 năm 2011). “Royal Jelly Protects Against Ultraviolet B–Induced Photoaging in Human Skin Fibroblasts via Enhancing Collagen Production”. Journal of Medicinal Food. 14 (9): 899–906. doi:10.1089/jmf.2010.1363. PMID 21812645.
  5. ^ Siavash, Mansour; Shokri, Saeideh; Haghighi, Sepehr; Shahtalebi, Mohammad Ali; Farajzadehgan, Ziba (tháng 4 năm 2015). “The efficacy of topical royal jelly on healing of diabetic foot ulcers: a double-blind placebo-controlled clinical trial”. International Wound Journal. 12 (2): 137–142. doi:10.1111/iwj.12063. PMID 23566071.
  6. ^ Taavoni, Simin; Barkhordari, Fatemeh; Goushegir, Ashrafeddin; Haghani, Hamid (ngày 1 tháng 8 năm 2014). “Effect of Royal Jelly on premenstrual syndrome among Iranian medical sciences students: A randomized, triple-blind, placebo-controlled study”. Complementary Therapies in Medicine. 22 (4): 601–606. doi:10.1016/j.ctim.2014.05.004. PMID 25146061.
  7. ^ Seyyedi, Fatemeh (2016). “Comparison of the Effects of Vaginal Royal Jelly and Vaginal Estrogen on Quality of Life, Sexual and Urinary Function in Postmenopausal Women”. Journal of Clinical and Diagnostic Research. 10 (5): QC01-5. doi:10.7860/JCDR/2016/17844.7715. PMC 4948482. PMID 27437306.
  8. ^ Reisi, Parham; Pilehvarian, AliAsghar; Zamani, Zohre; Alaei, Hojjatallah (2012). “Effect of Royal Jelly on spatial learning and memory in rat model of streptozotocin-induced sporadic Alzheimer′s disease”. Advanced Biomedical Research. 1 (1): 26. doi:10.4103/2277-9175.98150. PMC 3507025. PMID 23210085.
  9. ^ “Value-added products from beekeeping. Chapter 6”.
  10. ^ Fujii, A. 1995. Pharmacological effect of royal jelly. Honeybee Science 16, 97–104.
  11. ^ Mateescu, C. et Barbulescu, D. 1999. Enhanced nutritive, functional and therapeutic action of combined bee products in complex food supplements. Roumanian Biotechnology Letter 4, 163–172.
  12. ^ Kushima et al. 1973. Effects of royal jelly on autonomic imbalance in menopausal women. The World of Obstetrics and Gynecology 25, 439–443.
  13. ^ Satoshi, M. et al.2005. Royal jelly has estrogenic effects in vitro and in vivo. Journal of Ethnopharmacology 101, 215–220.
  14. ^ “Gelée royale de passeportsante.fr”.
  15. ^ Yonei Y. et al.. 1997. Colitis in a human consuming royal jelly. Journal of Gastroenterology and Hepatology 12, 495.