Nguyên âm không tròn môi trước đóng

Nguyên âm không tròn môi trước đóng hay nguyên âm không tròn môi trước cao là một loại nguyên âm xuất hiện phổ biến ở nhiều ngôn ngữ trên thế giới, được biểu diễn bằng mẫu tự i trong Bảng phiên âm quốc tế. Nó có phát âm giống như trong từ meet của tiếng Anh — vì thế nên nó cũng được gọi là e dài trong tiếng Anh Mỹ.[1] Tuy trong tiếng Anh thì âm này dài đáng kể — hay được biểu diễn bằng phiên âm /iː/ — song nó thường không được phát âm như một nguyên âm thuần mà có khuynh hướng nguyên âm đôi.[2] Âm tố [i] thuần cũng xuất hiện ở nhiều ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Pháp.

Nguyên âm không tròn môi trước đóng
i
Số IPA301
Mã hóa
Entity (thập phân)i
Unicode (hex)U+0069
X-SAMPAi
Braille⠊ (braille pattern dots-24)
Âm thanh
noicon

Đặc điểm

sửa
  • Cao độ nguyên âm của nó đóng lại, có nghĩa là lưỡi phải được đặt gần vòm miệng mà không cản trở luồng khí được phân loại là phụ âm.
  • Vị trí lưỡi nguyên âm hướng về phía trước, nghĩa là lưỡi sẽ hướng về phía trước miệng mà không tạo ra sự thắt hẹp như phụ âm. Một số nguyên âm tròn môi trước cũng thường được phát âm giữa, nhưng trên thực tế chúng là âm gần trước.
  • Nó là âm không tròn môi, tức là khi phát âm, môi thả lỏng một cách tự nhiên và nhô ra phía trước.

Ví dụ

sửa
Ngôn ngữ Ví dụ IPA Nghĩa Chú thích
Tiếng Afrikaans[3] dief [dif] 'tên cướp' Xem âm vị học tiếng Afrikaans
Tiếng Ả Rập Dạng phổ thông[4] دين‎/diin [d̪iːn] 'tôn giáo' Xem âm vị học tiếng Ả Rập
Tiếng Catalunya[5] sic [ˈsik] 'như thế' Xem âm vị học tiếng Catalunya
Tiếng Trung Quan thoại phổ thông[6][7] / qī [tɕʰi˥] 'bảy' Xem âm vị học tiếng Trung phổ thông
Tiếng Chuvash çип [ɕ̬ip] 'chủ đề'
Tiếng Séc[8][9] bílý [ˈbiːliː] 'trắng' Xem âm vị học tiếng Séc
Tiếng Hà Lan[10][11] biet [bit] 'củ cải đường' Xem âm vị học tiếng Hà Lan
Tiếng Anh[12] Tất cả các phương ngữ free [fɹiː] 'miễn phí' Tùy vào phương ngữ, nó có thể được phát âm là [ɪi]. Xem âm vị học tiếng Anh
Tiếng Anh Úc[13] bit [bit] 'một chút' Nó cũng có thể được phát âm là [ɪ̟].[14] Xem âm vị học tiếng Anh Úc
Tiếng Pháp[15][16] fini [fini] 'hoàn thành' Xem âm vị học tiếng Pháp
Tiếng Đức[17][18] Ziel [t͡siːl] 'mục tiêu' Xem âm vị học tiếng Đức phổ thông
Tiếng Hy Lạp Dạng chuẩn hiện đại[19][20] κήπος / kípos [ˈc̠ipo̞s̠] 'garden' Xem âm vị học tiếng Hy Lạp hiện đại
Tiếng Hungary[21] ív [iːv] 'vòng cung' Xem âm vị học tiếng Hungary
Tiếng Ý[22] bile [ˈbiːle̞] 'cơn thịnh nộ' Xem âm vị học tiếng Ý
Tiếng Nhật[23] /gin [ɡʲiɴ] 'bạc' Xem âm vị học tiếng Nhật
Tiếng Khmer លទ្ធិ / lôtthĭ [lattʰiʔ] 'học thuyết' Xem âm vị học tiếng Khmer
Tiếng Hàn[24] 아이 / ai [ɐi] 'đứa trẻ' Xem Âm vị học tiếng Triều Tiên
Tiếng Kurdish[25][26] Kurmanji (Northern) şîr [ʃiːɾ] 'sữa' Xem âm vị học tiếng Kurdish
Tiếng Sorani شیر/šîr
Tiếng Palewani
Tiếng Litva vyras [viːrɐs̪] 'người đàn ông' Xem âm vị học tiếng Litva
Tiếng Mã Lai Tiếng Mã Lai ikut [i.kʊt] 'đi theo' Xem âm vị học tiếng Mã Lai
Tiếng Malayalam [ilɐ] 'lá cây' Xem âm vị học tiếng Malayalam
Tiếng Ba Lan[27] miś [ˈmʲiɕ] 'gấu bông' Xem âm vị học tiếng Ba Lan
Tiếng Bồ Đào Nha[28] fino [ˈfinu] 'gầy' Cũng có thể xuất hiện như một tha âm vị không được nhấn mạnh của các nguyên âm khác. Có thể được biểu diễn bằng ⟨y⟩. Xem âm vị học tiếng Bồ Đào Nha
Tiếng Rumani[29] insulă [ˈin̪s̪ulə] 'hòn đảo' Xem âm vị học tiếng Rumani
Tiếng Rungus[30] rikot [ˈri.kot] 'đến'
Tiếng Nga[31] лист/list [lʲis̪t̪] 'lá cây' Chỉ đứng trước một từ hoặc sau phụ âm vòm miệng. Xem [[âm vị học tiếng Nga
Tiếng Serbia-Croatia[32] виле / vile [ʋîle̞] 'cây chĩa' Xem âm vị học tiếng Serbia-Croatia
Tiếng Tây Ban Nha[33] tipo [ˈt̪ipo̞] 'loại' Cũng có thể được kí hiệu bằng chữ ⟨y⟩. Xem âm vị học tiếng Tây Ban Nha
Tiếng Sotho[34] ho bitsa [huˌbit͡sʼɑ̈] 'gọi' Sự tương phản giữa nguyên âm đóng, gần đóng và nửa đóng.[34] Xem âm vị học tiếng Sotho
Tiếng Thụy Điển Tiếng Thụy Điển tiêu chuẩn[35][36] bli [bliː] 'trở thành' Thường được thay thế bởi âm [ij] hay [iʝ] (ví dụ: [blij]); nó cũng có thể được đọc với âm [iᶻː], hoặc ở một số vùng sẽ phát âm thành ([ɨᶻː]).[36][37] Xem âm vị học tiếng Thụy Điển
Tiếng Tagalog ibon [ˈʔibɔn] 'chim'
Tiếng Thái[38] กริช/krit [krìt] 'dao găm'
Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ[39][40] ip [ip] 'dây thừng' Xem âm vị học tiếng Thổ Nhĩ Kỳ
Tiếng Ukraina[41] місто/misto ['misto] 'thị trấn, thành phố' Xem âm vị học tiếng Ukraina
tiếng Wales es i [eːs iː] 'tôi đã đi' Xem âm vị học tiếng Wales
Tiếng Yoruba[42] síbí [síbí] 'cái thìa'

Tham khảo

sửa
  1. ^ Maddox, Maeve (18 tháng 9 năm 2007). “DailyWritingTips: The Six Spellings of "Long E". www.dailywritingtips.com. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2014.
  2. ^ Labov, William; Sharon, Ash; Boberg, Charles (2006). The Atlas of North American English. Berlin: Mouton-de Gruyter. chpt. 17. ISBN 978-3-11-016746-7.
  3. ^ Donaldson (1993), tr. 2.
  4. ^ Thelwall (1990), tr. 38.
  5. ^ Carbonell & Llisterri (1992), tr. 54.
  6. ^ Lee & Zee (2003), tr. 110.
  7. ^ Duanmu (2007), tr. 35–36.
  8. ^ Dankovičová (1999), tr. 72.
  9. ^ Šimáčková, Podlipský & Chládková (2012), tr. 228.
  10. ^ Gussenhoven (1992), tr. 47.
  11. ^ Verhoeven (2005), tr. 245.
  12. ^ Roach (2004), tr. 240.
  13. ^ Cox & Palethorpe (2007), tr. 344.
  14. ^ Cox & Fletcher (2017), tr. 65.
  15. ^ Fougeron & Smith (1993), tr. 73.
  16. ^ Collins & Mees (2013), tr. 225.
  17. ^ Hall (2003), tr. 78, 107.
  18. ^ Dudenredaktion, Kleiner & Knöbl (2015), tr. 34.
  19. ^ Arvaniti (2007), tr. 28.
  20. ^ Trudgill (2009), tr. 81.
  21. ^ Szende (1994), tr. 92.
  22. ^ Rogers & d'Arcangeli (2004), tr. 119.
  23. ^ Okada (1999), tr. 117.
  24. ^ Lee (1999), tr. 121.
  25. ^ Thackston (2006a), tr. 1.
  26. ^ Khan & Lescot (1970), tr. 8-16.
  27. ^ Jassem (2003), tr. 105.
  28. ^ Cruz-Ferreira (1995), tr. 92.
  29. ^ Sarlin (2014), tr. 18.
  30. ^ Forschner, T. A. (tháng 12 năm 1994). Outline of A Momogun Grammar (Rungus Dialect) (PDF). Kudat. tr. 6. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 19 tháng 9 năm 2020.
  31. ^ Jones & Ward (1969), tr. 30.
  32. ^ Landau và đồng nghiệp (1999), tr. 67.
  33. ^ Martínez-Celdrán, Fernández-Planas & Carrera-Sabaté (2003), tr. 256.
  34. ^ a b Doke & Mofokeng (1974), tr. ?.
  35. ^ Engstrand (1999), tr. 140.
  36. ^ a b Riad (2014), tr. 21.
  37. ^ Engstrand (1999), tr. 141.
  38. ^ Tingsabadh & Abramson (1993), tr. 24.
  39. ^ Zimmer & Orgun (1999), tr. 155.
  40. ^ Göksel & Kerslake (2005), tr. 10.
  41. ^ Danyenko & Vakulenko (1995), tr. 4.
  42. ^ Bamgboṣe (1966), tr. 166.

Thư mục

sửa