Neferirkare Kakai
Neferirkare Kakai (được biết đến trong tiếng Hy Lạp là Nefercherês, Νεφερχέρης) là một pharaon của Ai Cập cổ đại, ông là vị vua thứ ba của vương triều thứ Năm. Neferirkare là con trai cả của Sahure với người vợ Meretnebty của ông ta, ông còn được biết đến với tên gọi là Ranefer A trước khi lên ngôi. Ông đã lên ngôi sau khi vua cha băng hà và trị vì từ tám đến mười một năm, trong giai đoạn đầu cho tới giữa thế kỷ 25 trước Công nguyên. Rất có thể ông đã được kế vị bởi người con trai cả của mình với hoàng hậu Khentkaus II, hoàng tử Ranefer B, ông ta sẽ lên ngôi và trở thành vua Neferefre. Neferirkare còn là cha của một vị pharaon khác, Nyuserre Ini, ông ta đã lên ngôi tiếp sau triều đại ngắn ngủi của Neferefre và của vị vua ít được biết đến Shepseskare.
Neferirkare Kakai | |
---|---|
Neferirkara, Neferarkare, Nefercherês | |
Pharaon | |
Vương triều | Tám, mười, mười một hoặc ít có khả năng là hai mươi năm, trong giai đoạn đầu cho tới giữa thế kỷ thứ 25 TCN.[note 1] (Vương triều thứ Năm) |
Tiên vương | Sahure |
Kế vị | Neferefre (nhiều khả năng) hoặc Shepseskare |
Hôn phối | Khentkaus II |
Con cái | Neferefre ♂, Nyuserre Ini ♂ có thể: Iryenre ♂ không chắc chắn: Khentkaus III ♀ |
Cha | Sahure |
Mẹ | Meretnebty (còn được biết đến là Neferetnebty) |
Chôn cất | Kim tự tháp của Neferirkare |
Lăng mộ | Kim tự tháp Ba-Neferirkare Ngôi đền mặt trời Setibre |
Neferirkare được những người sống cùng thời với ông thừa nhận là một vị vua tử tế và nhân từ. Triều đại của ông đã chứng kiến một sự gia tăng về số lượng các quan chức chính quyền và tư tế, họ đã sử dụng sự giàu có ngày càng tăng của mình để xây dựng các mastaba mà tinh vi hơn về mặt kiến trúc, tại đó lần đầu tiên trong lịch sử họ đã ghi lại tiểu sử của bản thân mình. Neferirkare còn là vị pharaon cuối cùng đã thay đổi chuẩn mực của tước hiệu hoàng gia một cách đáng kể, tách biệt tên nomen hay tên lúc sinh, khỏi tên prenome hay tên gọi khi lên ngôi. Từ triều đại của ông trở đi, tên nomen được viết trong một đồ hình phía sau tên hiệu "Người con trai của thần Ra". Triều đại của ông còn chứng kiến việc duy trì các mối quan hệ thương mại với Nubia ở phía Nam và có thể là với Byblos nằm ở khu vực ven biển Cận Đông về phía Bắc.
Neferirkare đã bắt đầu xây dựng một kim tự tháp cho bản thân mình trong khu nghĩa trang hoàng gia của Abusir, nó được gọi là Ba-Neferirkare có nghĩa là "Neferirkare là một Ba". Ban đầu nó được lên kế hoạch là một kim tự tháp bậc thang, kiểu dáng này đã không còn được dùng từ thời kỳ Vương triều thứ ba khoảng 120 năm trước đó. Kế hoạch trên đã được sửa đổi để biến công trình này thành một kim tự tháp thực sự, kim tự tháp lớn nhất ở Abusir, tuy nhiên nó không bao giờ được hoàn thành do cái chết của nhà vua. Ngoài ra, Neferirkare đã xây dựng một ngôi đền dành cho thần mặt trời Ra được gọi là Setibre, tức là "Vị trí của trái tim thần Ra". Các ghi chép cổ xưa cho biết rằng nó là ngôi đền mặt trời lớn nhất được xây dựng dưới thời vương triều thứ Năm nhưng cho đến tận đầu thế kỷ 21, vị trí của nó vẫn chưa được xác định.
Sau khi ông qua đời, Neferirkare đã được thờ cúng tại ngôi đền tang lễ của ông, nó đã được hoàn thành bởi người con trai của ông là Nyuserre Ini. Giáo phái thờ cúng này dường như đã biến mất vào cuối thời kỳ Cổ vương quốc, mặc dù nó có thể đã được khôi phục dưới thời vương triều thứ Mười Hai của thời kỳ Trung vương quốc, dẫu vậy chỉ ở một hình thức rất hạn chế. Rất có thể cũng vào khoảng thời gian này, câu chuyện trong cuộn giấy cói Westcar, mà kể lại rằng Userkaf, Sahure và Neferirkare là ba anh em ruột và là con của thần Ra với một người phụ nữ tên là Rededjet, đã được viết nên.
Nguồn
sửaNguồn đương thời
sửaNeferirkare được chứng thực trong nhiều nguồn có niên đại cùng thời với triều đại của ông. Ngoài khu phức hợp kim tự tháp của mình, ông còn được đề cập đến trong các ngôi mộ của những người sống cùng thời với mình như vị tể tướng của ông là Washptah, viên cận thần Rawer [23] và tư tế Akhethetep [24]. Neferirkare cũng xuất hiện trong tấm bảng viết Giza có niên đại gần tương đương, đây là một danh sách ngắn tập hợp sáu vị vua từ các vương triều khác nhau có niên đại từ giai đoạn gần cuối của vương triều thứ Năm cho tới giai đoạn đầu của vương triều thứ Sáu [25]. Tấm bảng viết này đã được phát hiện trong ngôi mộ của một quan đại thần có tên là Mesdjerw, ông ta có thể đã biên soạn nó để sử dụng khi bước sang thế giới bên kia.[26]
Nguồn lịch sử
sửaNeferirkare được chứng thực trong hai bản danh sách vua của Ai Cập cổ đại, cả hai đều có niên đại thuộc về thời kỳ Tân Vương quốc. Sớm nhất trong hai bản danh sách này đó là Danh sách vua Abydos được viết dưới thời trị vì của Seti I (Năm 1290-1279 trước Công nguyên). Tại đó, tên nomen "Kakai" của Neferirkare nằm ở mục thứ 28, ở giữa tên nomen của Sahure và Neferefre. Dưới thời trị vì của Ramses II (Năm 1279-1213 trước Công nguyên), tên prenome của Neferirkare được ghi lại ở mục thứ 27 của Tấm bảng đá Saqqara, nhưng lần này ông là người đã kế vị Sahure và là tiên vương của Shepseskare[27].
Neferirkare cũng đã được ghi lại trong một mục của cuộn giấy cói Turin, một văn kiện có niên đại thuộc về triều đại của Ramses II. Mục của Neferirkare thường được cho là thuộc cột thứ ba-hàng thứ 19; thật không may khi dòng này đã bị mất do một vết rách lớn đã ảnh hưởng đến cuộn giấy cói này và độ dài triều đại của ông cũng như vị vua kế vị ông đã không thể được xác định chắc chắn từ những đoạn còn sót lại. Nhà Ai Cập học Miroslav Verner hơn nữa còn đề xuất rằng cuộn giấy cói Turin đánh dấu một triều đại mới bắt đầu bằng mục này và do đó Neferirkare sẽ là vị vua sáng lập nên nó.[28][29][30].Sự phân chia danh sách các vị vua thành những vương triều của cuộn giấy cói Turin hiện vẫn đang được tranh luận. Vi dụ như nhà Ai Cập học Jaromír Málek lại nhìn nhận sự phân chia giữa các nhóm của những vị vua trong cuộn giấy cói này là để đánh dấu sự thay đổi nơi cư ngụ của hoàng gia chứ không phải là sự trỗi dậy và sụp đổ của các triều đại hoàng gia như cách hiểu về thuật ngữ này ngày nay, thuật ngữ này chỉ bắt đầu được sử dụng vào thế kỷ thứ 3 TCN trong tác phẩm của vị tư tế Manetho [31]. Tương tự như vậy, nhà Ai Cập học Stephan Seidlmeyer nhìn nhận sự gián đoạn trong cuộn giấy cói Turin vào cuối vương triều thứ Tám tương ứng với việc thay đổi nơi cư ngụ của hoàng gia từ Memphis tới Herakleopolis.[32]Nhà Ai Cập học John Baines giữ quan điểm gần với của Verner, tin rằng cuộn giấy cói này đã được chia thành các vương triều cùng với tổng số thời gian đã trôi qua được ghi lại ở cuối mỗi đoạn, mặc dù chỉ có một vài đoạn như vậy còn sót lại.[33] Tương tự như vậy, giáo sư John Van Seters nhìn nhận sự gián đoạn trong cuộn giấy này như là sự phân chia các vương triều, nhưng ngược lại, ông ta tuyên bố rằng tiêu chuẩn cho sự phân chia như vậy hiện vẫn chưa rõ. Ông ta suy đoán rằng khuôn mẫu của các vương triều này được lấy từ chín vị vua thần thánh của Đại và Tiểu Ennead.[34]Nhà Ai Cập học Ian Shaw tin rằng cuộn giấy cói Turin đem đến phần nào sự tin tưởng đối với sự phân chia vương triều của Manetho, nhưng lại cho rằng các bản danh sách vua là một hình thức thờ cúng các vị tổ tiên và không phải là một dạng ghi chép lịch sử.[35] Sự mơ hồ tổng thể này có thể được nêu lên trong một nghiên cứu khác của Verner, trong đó ông ta đã đề xuất rằng mục của Neferirkare có thể nằm tại dòng thứ 20 thay vì ở dòng thứ 19 như nó thường được tin như vậy. Do đó triều đại của Neferirkare sẽ được cho là kéo dài 7 năm,[29] và sẽ khiến cho Sahure là người sáng lập nên vương triều với giả thuyết là cuộn giấy cói ghi lại những sự kiện như vậy. Các bằng chứng khảo cổ học đã xác thực rằng sự truyền ngôi từ Userkaf cho Sahure và từ Sahure cho Neferirkare là sự truyền ngôi cha-con, vì vậy cả Sahure lẫn Neferirkare đều không thể là người sáng lập vương triều theo ý nghĩa hiện đại của thuật ngữ này.[36][37]
Neferirkare được đề cập tới trong tác phẩm Aegyptiaca, nó được Manetho viết nên vào thế kỷ thứ 3 TCN dưới triều đại của Ptolemaios II (283–246 TCN). Không có bản sao nào của Aegyptiaca còn sót lại cho đến ngày nay và nó chỉ được biết tới thông qua các tác phẩm sau này của Sextus Julius Africanus và Eusebius. Africanus đã thuật lại rằng Aegyptiaca đề cập tới sự kế vị "Sephrês → Nefercherês → Sisirês" đối với giai đoạn đầu vương triều thứ Năm. Sephrês, Nefercherês và Sisirês được cho là cách gọi tên trong tiếng Hy Lạp dành cho Sahure, Neferirkare và Shepseskare. Do vậy, sự phục dựng của Manetho phù hợp với phiến đá Saqqara.[38] Trong bản tóm tắt Aegyptiaca của Africanus, Nefercherês được ghi lại là đã trị vì suốt 20 năm.[39]
Gia đình
sửaCha mẹ và anh em ruột
sửaTới tận năm 2005, danh tính cha mẹ của Neferirkare vẫn còn chưa chắc chắn. Một số nhà Ai Cập học, bao gồm Nicolas Grimal, William C. Hayes, Hartwig Altenmüller, Aidan Dodson và Dyan Hilton, xem ông như là một người con trai của Userkaf với Khentkaus I, và là một người em trai của Sahure.[5][41][42][43][44] Động lực chính đứng đằng sau giả thuyết này đó là cuộn giấy cói Westcar, nó thuật lại nguồn gốc của vương triều thứ Năm. Trong câu chuyện này, một pháp sư tiên đoán cho Khufu về việc dòng dõi của ông ta mất ngôi vào tay ba anh em, ba vị vua đầu tiên của vương triều thứ Năm, là con của thần Ra và một người phụ nữ tên là Rededjet.[45]Các nhà Ai Cập học như là Verner cố gắng tìm kiếm để nhận thức được một sự chính xác liên quan đến lịch sử trong câu chuyện này, đã đề xuất rằng Sahure và Neferirkare là anh em ruột của nhau và là con của nữ hoàng Khentkaus I.[note 2][47]
Năm 2005, các cuộc khai quật tại con đường đắp dẫn tới kim tự tháp của Sahure đã giúp phát hiện ra những mảnh vỡ phù điêu mới mà qua đó cho thấy một cách hiển nhiên rằng pharaon Sahure và nữ hoàng Meretnebty là cha mẹ của Neferirkare. Thật vậy, những bức phù điêu này, vốn được phát hiện bởi Verner và Tarek El Awady, miêu tả Sahure và Meretnebty cùng với hai người con trai của họ là Ranefer và Netjerirenre.[36] Mặc dù cả hai người con trai đều có tước hiệu "Người con trai cả của đức vua", mà có thể ngụ ý rằng họ là anh em sinh đôi,[49] Ranefer lại được miêu tả là gần với Sahure hơn và còn có tước hiệu "Trưởng Tư tế đọc kinh", mà có thể phản ánh rằng ông là người con được sinh ra đầu tiên và do đó nắm giữ địa vị cao hơn.[50]Bởi vì Ranefer được biết đến với tên gọi là Neferirkare trước khi lên ngôi, như được chỉ ra bởi những bức phù điêu từ ngôi đền tang lễ của Sahure,mối quan hệ cha con của Neferirkare không còn gì phải nghi ngờ.[36] Không có nhiều điều được biết đến về Netjerirenre, Verner and El-Awady suy đoán rằng ông ta có thể đã cướp ngôi sau cái chết bất ngờ của Neferefre, con trai và người kế vị của Neferirkare, vị vua này đã qua đời khi chỉ mới hơn 20 tuổi và sau hai năm trị vì. Trong giả thuyết mang tính phỏng đoán này, ông ta sẽ là vị vua sớm nở chóng tàn Shepseskare.[51][50] Cuối cùng, bức phù điêu này cũng ghi lại bốn người con trai khác của Sahure là Khakare,[52] Horemsaf,[53] Raemsaf và Nebankhre nhưng danh tính người mẹ của họ chưa được biết rõ,[54] do vậy họ ít nhất cũng là anh em cùng cha khác mẹ với Neferirkare.[55]
Những mảnh phù điêu vỡ từ ngôi đền tang lễ của Sahure cho thấy Neferirkare là một hoàng tử. Những bức phù điêu này sau đó đã được sửa lại dưới triều đại của ông bằng việc thêm vào tước hiệu hoàng gia và y phục của nhà vua.[56][57] |
Hôn phối và con cái
sửaCho tới đầu thế kỷ thứ 21, vị nữ hoàng duy nhất của Neferirkare được biết đến là Khentkaus II. Điều này là do vị trí kim tự tháp của bà nằm gần với kim tự tháp của Neferirkare vốn là điều bình thường đối với vợ của một vị vua, cũng như tước hiệu "Người vợ của đức vua" của bà và một vài bức phù điêu miêu tả họ cùng nhau.[58] Neferirkare có thể đã có ít nhất một người vợ khác như được gợi ý bởi sự hiện diện của một kim tự tháp nhỏ khác nằm gần kim tự tháp của Khentkaus, nhưng điều này vẫn chỉ là phỏng đoán.[57]
Neferirkare và người vợ Khentkaus II của ông, rất có thể là cha mẹ của hoàng tử Ranefer B, vị pharaon tương lai Neferefre.[4][59][60][61] Mối quan hệ này được chứng thực bởi một bức phù điêu trên một phiến đá vôi được phát hiện tại một ngôi nhà trong ngôi làng nằm gần Abusir[62] miêu tả Neferirkare và người vợ Khentkaus của ông cùng với "Người con trai cả của đức vua Ranefer",[note 3][63] một tên gọi giống hệt với một vài biến thể của tên Neferefre.[64] Điều này cho biết rằng Ranefer là tên của Neferefre khi ông ta vẫn còn là hoàng thái tử và trước khi kế vị ngai vàng.[65]
Neferirkare và Khentkaus II đã có ít nhất một người con trai khác nữa, vị pharaoh tương lai Nyuserre Ini.[61][66] Thực vậy, Khentkaus II được biết đến là mẹ của Nyuserre, nhờ vào việc phát hiện ra một bức phù điêu rời rạc thông qua các cuộc khai quật tại ngôi đền tang lễ của bà mà cho thấy bà đối mặt với Nyuserre và gia đình của ông ta.[67][68][69] Đáng chú ý là trên bức phù điêu này cả Khentkaus và Nyuserre xuất hiện với cùng một tỷ lệ,[68] điều này có thể được kết nối với địa vị nổi bật của Khentkaus dưới triều đại của Nyuserre, bởi vì ông ta đã tìm cách để hợp thức hóa sự cai trị của mình sau khi Neferefre sớm qua đời và có thể đã bị thách thức bởi Shepseskare.[70][71] Bằng chức khác nữa cho mối quan hệ cha con của Nyuserre đó là vị trí kim tự tháp của ông ta nằm gần với của Neferirkare, cũng như việc ông ta tái sử dụng lại những vật liệu từ các công trình dang dở của Neferikare cho ngôi đền tang lễ của mình.[72]
Có thể Neferirkare và Khentkhaus vẫn còn có một người con trai khác nữa,[73]có thể trẻ tuổi hơn[74] cả Neferefre và Nyuserre: Iryenre, một hoàng tử iry-pat[note 4] mối quan hệ huyết thống của ông ta được ám chỉ thông qua thực tế đó là giáo phái tang lễ của ông ta đã được kết hợp với của mẹ ông ta, cả hai đều diễn ra trong ngôi đền tang lễ của Khentkaus II.[76][77]
Cuối cùng, Neferirkare và Khentkaus II có thể cũng là cha mẹ của nữ hoàng Khentkaus III,[78] ngôi mộ của bà đã được phát hiện tại Abusir vào năm 2015. Thực vậy, dựa trên vị trí cũng như niên đại tổng quát cho ngôi mộ của bà, cũng như các tước hiệu "Người vợ của đức vua" và "Người mẹ của đức vua" của bà, Khentkaus III gần như chắc chắn là vợ của Neferefre[79] và là mẹ của Menkauhor Kaiu hoặc Shepseskare.[78]
Triều đại
sửaKhoảng thời gian
sửaTác phẩm Aegyptiaca của Manetho ấn định cho Neferirkare một triều đại kéo dài 20 năm, nhưng các bằng chứng khảo cổ học ngày nay lại cho thấy rằng điều này là một sự ước tính quá cao. Đầu tiên, tấm bia đá Palermo còn lưu giữ năm của lần kiểm kê gia súc thứ 5 dưới thời kỳ trị vì của Neferirkare.[80] Những lần kiểm kê gia súc là một sự kiện quan trọng nhằm mục đích ước lượng số thuế phải thu đối với người dân. Dưới triều đại của Neferirkare, nó bao gồm việc kiểm kê gia súc, những loài động vật có sừng và những loài vật nuôi nhỏ.[81] Sự kiện này được cho là diễn ra hai năm một lần dưới thời kỳ Cổ Vương quốc, tức là diễn ra cứ mỗi hai năm, điều này có nghĩa là Neferirkare đã trị vì ít nhất mười năm. Dựa vào hình dạng của tấm bia đá Palermo, ghi chép này phải tương ứng với năm trị vì cuối cùng của ông hoặc gần với thời điểm đó,[82] vì vậy ông đã cai trị không quá 11 năm. Điều này còn được chứng minh thêm bởi hai bản khắc đá viết nghiêng được những người thợ xây để lại trên một số khối đá đến từ kim tự tháp của Khentkaus II và Neferirkare, cả hai đều có niên đại thuộc về năm diễn ra lần kiểm kê gia súc thứ năm của Neferirkare, năm trị vì cao nhất được biết đến của ông.[80][83] Cuối cùng, Verner chỉ ra rằng một triều đại kéo dài 20 năm sẽ khó mà phù hợp với tình trạng dang dở của kim tự tháp của ông tại Abusir.[84]
Hoạt động tại Ai Cập
sửaNgoài việc xây dựng kim tự tháp và ngôi đền mặt trời của mình, ít điều được biết đến về các hoạt động của Neferirkare trong thời kỳ trị vì của ông.[86] Một số sự kiện có niên đại thuộc về năm trị vì đầu tiên và cuối cùng của ông đã được ghi lại trên những mảnh vỡ còn sót lại của tấm bia đá Palermo,[87][88][89] một biên niên sử hoàng gia kéo dài từ thời điểm bắt đầu triều đại của Menes thuộc Vương triều thứ nhất cho đến tận khoảng chừng thời kỳ trị vì của Neferirkare.[note 6][91][92] Theo tấm bia đá Palermo, vị pharaon tương lai Neferirkare, mà còn được gọi là Ranefer,[note 7] kế vị ngai vàng vào ngày tiếp theo sau khi Sahure qua đời, nó diễn ra vào ngày thứ 28 của tháng thứ 9.[94][95]
Biên niên sử tiếp đó còn ghi lại rằng trong năm đầu tiên làm vua, Neferirkare đã ban tặng đất đai cho những điền trang nông nghiệp phụng sự việc thờ cúng các vị thần Ennead, Linh hồn của Pe và Nekhen cùng với các vị thần của Keraha[note 8][97][49] Đối với Ra và Hathor, ông đã dâng tặng một bàn lễ vật và cung cấp cho nó 210 lễ vật hàng ngày, ông còn ra lệnh xây dựng hai phòng kho và sử dụng những người hầu mới trong ngôi đền chính.[97] Neferirkare còn ra lệnh "tạo thành hình và mở miệng một bức tượng bằng electrum của [vị thần] Ihy, hộ tống [nó] tới nhà nguyện mrt của Snefru thuộc điện thờ nht của Hathor".[98][99] Trong giai đoạn sau thuộc triều đại của ông, vào năm của lần kiểm kê gia súc thứ ̀5, Neferirkare đã dựng một bức tượng bằng đồng cho bản thân mình và lắp ghép bốn chiếc thuyền cho Ra và Horus ở trong và xung quanh ngôi đền mặt trời của ông, hai trong số đó được làm bằng đồng.
Bởi vì tấm bia đá Palermo kết thúc[90] xung quanh sự cai trị của Neferirkare, cho nên một số học giả như là Grimal đề xuất rằng nó đã được biên soạn dưới thời trị vì của ông.[86]
Chính quyền
sửaChỉ có một số ít các hoạt động cụ thể của chính quyền do Neferirkare thực hiện là được biết tới. Một sắc lệnh của ông khắc trên một phiến đá vôi đã được khai quật vào năm 1903 tại Abydos và ngày nay đang nằm tại Bảo tàng Mỹ thuật Boston.[15]Sắc lệnh này miễn cho tất cả những người phụng sự trong một ngôi đền của Khenti-Amentiu không phải đi phu suốt đời hay phải chịu hình phạt tước toàn bộ tài sản cùng sự tự do và buộc phải làm việc trên các cánh đồng hoặc trong một mỏ đá.[100][101][81] Sắc lệnh này đã gián tiếp cho thấy rằng việc đóng thuế và đi phu đã được áp đặt lên tất cả mọi người như là một luật lệ chung.[102]
Triều đại của Neferirkare chứng kiến sự lớn mạnh của chính quyền Ai Cập và tầng lớp giáo sĩ, mà đã nắm giữ được nhiều quyền lực hơn các triều đại trước mặc dù nhà vua vẫn còn được coi như là một vị thần sống.[4] Đặc biệt, các chức vụ như tể tướng và quan giám sát các cuộc thám hiểm, vốn là những chức quan cao nhất, đã được mở rộng cho những người không thuộc hoàng gia.[89] Đi cùng với xu hướng này, những mastaba của các quan đại thần đã bắt đầu trở nên tinh vi hơn, ví dụ như cùng với các nhà nguyện bao gồm nhiều căn phòng[103][104] và từ giai đoạn giữa cho đến giai đoạn cuối vương triều thứ Năm là những cổng vào lớn với nhiều cột[105] và những phức hợp lăng mộ của gia đình.[104] Cũng vào khoảng thời gian này, các quan đại thần đã bắt đầu ghi lại những bản tự thuật trên các bức tường trong ngôi mộ của họ.[60]
Sự thay đổi của tước hiệu hoàng gia
sửaTriều đại của Neferirkare Kakai còn chứng kiên sự thay đổi quan trọng cuối cùng[106] đối với tước hiệu của các pharaon. Ông là vị pharaon đầu tiên tách rời các tên hiệu nswt-bjtj ("Vua của Thượng và Hạ Ai Cập") và S3-Rˁ ("Con trai của Ra") khỏi tước hiệu hoàng gia. Ông đã kết hợp hai tên hiệu này với hai tên gọi riêng biệt khác nhau: tên prenomen và tên nomen. Tên prenomen hay tên ngai được sử dụng bởi vị tân vương khi ông ta lên ngôi vua, nó được viết trong một đồ hình trực tiếp ngay sau ký tự con ong và cây lách đại diện cho nswt-bjtj.[106][107] Từ thời đại của Neferirkare trở đi,[108] tên nomen hay tên lúc sinh ra, cũng được viết trong một đồ hình[109] và nằm phía trước nó một cách hệ thống là tên hiệu "Người con trai của Ra", mà được cho là đã được sử dụng đôi lần trước kia.[41]
Thương mại và các hoạt động quân sự
sửaCó ít bằng chứng về các hoạt động quân sự dưới triều đại của Neferirkare. William C. Hayes cho rằng một vài mảnh vỡ của những bức tượng bằng đá vôi miêu tả các tù binh chiến tranh đang quỳ và bị trói được phát hiện trong ngôi đền tang lễ của ông[110][111] có thể chứng thực cho những cuộc tấn công trừng phạt ở Libya về phía Tây hoặc ở Sinai và Canaan về phía đông dưới triều đại của ông.[41] Nhà sử học về nghệ thuật William Stevenson Smith bình luận rằng những bức tượng như vậy là các chi tiết trang trí thông thường[110] của những ngôi đền hoàng gia và các mastaba, điều này cho thấy rằng chúng có thể không liên quan trực tiếp tới những chiến dịch quân sự thực sự. Những bức tượng tương tự và các bức tượng nhỏ bằng gỗ miêu tả các tù binh đang quỳ đã được phát hiện trong khu phức hợp tang lễ của Neferefre,[112] Djedkare Isesi,[113] Unas,[114] Teti,[115] Pepi I[116] và Pepi II[110] cũng như trong ngôi mộ của tể tướng Senedjemib Mehi.[117][118]
Các mối quan hệ thương mại với Nubia là điều duy nhất được chứng thực dưới triều đại của Neferirkare.[60] Các bằng chứng khảo cổ học cho điều này đó là những vết dấu niêm phong và ostracon có mang tên của ông được phát hiện trong pháo đài ở Buhen, thuộc khu vực thác nước thứ Hai của sông Nile.[119] Sự tiếp xúc với Byblos nằm ở khu vực ven biển Levant có thể cũng đã diễn ra dưới thời trị vì của Neferirkare, như được đề xuất bởi một chiếc bát duy nhất bằng đá thạch cao tuyết hoa có khắc tên của ông mà được phát hiện tại đó.[119]
Tính cách
sửaCó một điều đáng chú ý về triều đại của Neferirkare đó là có một số lượng đáng kể những ghi chép đương thời còn sót lại đã mô tả ông như là một vị vua nhân từ và tử tế. Khi Rawer, một nhà quý tộc già cả và còn là một triều thần, đã vô tình bị chiếc quyền trượng của nhà vua đụng vào trong một nghi lễ tôn giáo[11]- một tình huống nguy hiểm có thể khiến cho viên đại thần này bị xử tử[60] hoặc bị miễn quan bởi vì Pharaon luôn được coi như một vị thần sống vào thời kỳ Cổ vương quốc- Neferirkare đã nhanh chóng xá tội cho Rawer và ra lệnh không được trừng phạt viên đại thần này vì tai nạn trên[120][121]Theo đúng cách mà Rawer tuyên bố trong một bản khắc với vẻ biết ơn đến từ ngôi mộ của ông ta ở Giza:
“ | Lúc bấy giờ vị tư tế Rawer trong chiếc áo choàng tư tế của mình đang theo bước đức vua để trông nom y phục hoàng gia, khi mà cây quyền trượng trong tay đức vua đập vào chân của vị tư tế Rawer. Đức vua đã nói, "Nhà ngươi an toàn". Nhà vua đã nói như vậy và khi đó "Nó là ý muốn của đức vua rằng ngài được tuyệt đối an toàn, bởi vì ta không nhằm vào ngài. Bởi vì ngài là người đáng được kính trọng trước mặt nhà vua hơn bất cứ người nào."[23][122][123] | ” |
Tương tự như vậy, Neferirkare đã ban cho vị tư tế của Ptah là Ptahshepses một vinh dự chưa từng có đó là được hôn lên chân của ông [11][124] thay vì mặt đất trước mặt ông.[125] Và khi viên tể tướng Washptah bị một cơn đột quỵ ngay trong buổi thiết triều, nhà vua đã nhanh chóng triệu tập các quan thái y của hoàng cung để chữa trị cho vị tể tướng đang hấp hối của mình. Khi Weshptah qua đời, Neferirkare được thuật lại là quá đau buồn và đã lui về căn phòng riêng của ông để than khóc cho người bạn đã khuất của mình. Nhà vua đã ra lệnh rằng lễ tẩy uế thân xác của Weshptah phải được tiến hành dưới sự chứng kiến của ông và cho chế tác một chiếc quan tài bằng gỗ mun dành cho vị tể tướng quá cố. Weshptah đã được an táng cùng với những thứ hiến tặng đặc biệt và các nghi thức mà được Neferirkare cho phép.[126] Ghi chép về những việc làm của nhà vua đã được khắc lại trong chính ngôi mộ của Weshptah[127] và đề cao lòng nhân đạo của Neferirkare đối với thần dân của ông.[128]
Các hoạt động xây dựng
sửaPhức hợp Kim tự tháp
sửaKim tự tháp
sửaKim tự tháp của Neferirkare Kakai, được người Ai Cập cổ đại biết đến với tên gọi Ba-Neferirkare và được dịch theo nhiều cách khác nhau như "Neferirkare là một Ba"[129] hoặc "Neferirkare lựa chọn hình dáng",[5] nằm tại khu nghĩa trang hoàng gia của Abusir.[130] Nó là kim tự tháp lớn nhất được xây dựng dưới thời vương triều thứ Năm, quy mô của nó gần ngang bằng với Kim tự tháp của Menkaure.[5]
Quá trình xây dựng kim tự tháp này gồm ba giai đoạn:[131] được xây dựng đầu tiên là sáu bậc bằng đá vụn[28], các đoạn tường bao của chúng được chế tác từ loại đá vôi khai thác tại địa phương[132], điều này cho thấy rằng công trình trên ban đầu được lên kế hoạch là một kim tự tháp bậc thang,[133][134] đây là một thiết kế khác thường vào thời điểm đó bởi vì nó đã không được sử dụng từ thời kỳ vương triều thứ 3, khoảng 120 năm trước.[28] Tại thời điểm này, nếu kim tự tháp trên được hoàn thiện thì nó sẽ đạt tới độ cao là 52 m (171 ft).[28]Kế hoạch này sau đó đã được thay đổi bởi một giai đoạn xây dựng thứ hai bằng việc bổ sung để lấp đầy khoảng giữa các bậc nhằm biến đổi công trình trên thành một kim tự tháp thực sự.[134] Vào giai đoạn cuối cùng, các công nhân đã mở rộng kim tự tháp hơn nữa, bổ sung thêm một vòng tường cùng lớp vỏ nhẵn bằng đá granite đỏ.[134] Công trình này chưa bao giờ được hoàn thiện,[133] kể cả sau khi quá trình xây dựng được Nyuserre tiếp tục.[135] Với chiều dài mỗi cạnh đáy là 108 m (354 ft)[136] kim tự tháp này sẽ đạt tới chiều cao là 72 m (236 ft) một khi nó được hoàn thành.[28] Ngày nay nó chỉ là một đống đổ nát do tình trạng trộm cắp đá lan tràn.[137] Lối vào phần cấu trúc ngầm của kim tự tháp nằm ở cạnh phía bắc của nó. Tại đó, một hành lang đi xuống cùng với một mái tam giác được tạo nên từ các dầm bằng đá vôi dẫn vào phòng chôn cất chính. Không còn mảnh quách vỡ nào của nhà vua được tìm thấy tại đây.[134]
Kim tự tháp của Neferirkare được bao quanh bởi các ngôi mộ và những kim tự tháp nhỏ hơn mà dường như tạo thành một cụm kiến trúc, khu nghĩa trang của gia đình ông.[28] Quần thể này theo như dự định là có thể tiếp cận được từ sông Nile thông qua một con đường đắp và ngôi đền thung lũng gần với con sông. Vào thời điểm Neferirkare qua đời, chỉ có phần móng của cả hai công trình này là mới được đặt và sau này Nyuserre đã đổi hướng con đường đắp đang còn dang dở trên tới kim tự tháp của ông ta.[134]
Ngôi đền tang lễ
sửaNgôi đền tang lễ còn lâu mới được hoàn thành vào thời điểm Neferirkare qua đời nhưng nó đã được hoàn thành sau này bởi những người con trai của ông là Neferefre và Nyuserre Ini bằng việc sử dụng gạch bùn và gỗ thay vì bằng đá.[138] Một hố chôn giấu các cuộn giấy cói hành chính quan trọng, được biết đến với tên gọi các cuộn giấy cói Abusir, đã được phát hiện tại đây bởi những người khai quật bất hợp pháp vào năm 1893 và sau này là bởi Borchardt vào năm 1903.[139] Các cuộn giấy cói khác cũng đã được phát hiện vào thập niên 70 thông qua một cuộc khai quật của Viện Ai Cập học thuộc Đại học Prague.[86] Sự tồn tại của hố chôn giấu này là do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt trong giai đoạn giữa của vương triều thứ Năm.[140] Bởi vì cả Neferirkare và người kế vị của ông là Neferefre đều đã qua đời trước khi phức hợp kim tự tháp của họ được hoàn thiện, cho nên Nyuserre đã thay đổi bố cục kiến trúc của chúng, ông ta đã đổi hướng con đường đắp dẫn tới kim tự tháp của Neferirkare tới kim tự tháp của mình. Điều này có nghĩa rằng các khu phức hợp tang lễ của Neferefre và Neferirkare đã có phần trở nên tách biệt ở trên cao nguyên Abusir, do đó các tư tế của họ đã phải sống trong những ngôi nhà tạm ngay bên cạnh các căn phòng của ngôi đền,[141] và họ đã cất giữ những ghi chép hành chính ngay tại đó.[140] Trái ngược với điều này, những ghi chép của các ngôi đền khác đã được cất giữ trong những thị trấn kim tự tháp nằm gần với kim tự tháp của Sahure hoặc Nyuserre, ngày nay chúng nằm dưới mực nước ngầm do đó tất cả những cuộn giấy cói này đã biến mất từ lâu.[142]
Các cuộn giấy cói Abusir ghi lại một số chi tiết liên quan đến ngôi đền tang lễ của Neferirkare. Nhà nguyện trung tâm của nó có một hốc tường cùng với 5 bức tượng của nhà vua. Bức tượng nằm ở trung tâm được miêu tả trong các cuộn giấy cói này như là một sự hiện thân của nhà vua cho thần Osiris, trong khi bức tượng đầu và cuối miêu tả ông như là vua của Thượng và Hạ Ai Cập một cách riêng biệt.[143][144] Ngôi đền này còn bao gồm những phòng kho để chứa lễ vật, tại đó cất giữ nhiều chiếc bình bằng đá mà ngày nay đã bị vỡ.[145] Sau cùng các cuộn giấy cói trên cho biết rằng có 4 chiếc thuyền nằm trong khu phức hợp tang lễ này, hai chiếc được chôn ở phía bắc và phía nam của kim tự tháp, một cái trong số đó đã được Verner phát hiện.[146]Trong thời kỳ Hậu nguyên của Ai Cập (664—332 TCN) ngôi đền tang lễ của Neferirkare đã được sử dụng như là một nghĩa trang thứ hai. Một tấm bia mộ được tạc từ đá calcite màu vàng, mà được Borchardt phát hiện, có mang một dòng chữ bằng tiếng Aram đọc là "Thuộc về Nesneu, con trai của Tapakhnum".[147] Một dòng chữ khác[148] bằng tiếng Aram được tìm thấy trên một khối đá vôi và có niên đại thuộc về thế kỷ thứ 5 TCN đọc là "Mannukinaan con trai của Sewa".[149]
Ngôi đền mặt trời
sửaTheo các nguồn cổ đại, Neferirkare đã xây dựng một ngôi đền mặt trời dành cho thần Ra, nó vẫn chưa được xác định thông qua khảo cổ học.[5] Ngôi đền này được gọi là Setibre,[note 9] có nghĩa là "Vị trí của trái tim Ra",[5] và theo các nguồn đương thời thì nó là ngôi đền mặt trời lớn nhất được xây dựng dưới thời vương triều thứ Năm.[4] Có khả năng rằng ngôi đền này chỉ được xây bằng gạch bùn cùng với một kế hoạch hoàn thiện bằng đá mà đã không thể bắt đầu vào thời điểm Neferirkare qua đời. Trong hoàn cảnh này, nó sẽ nhanh chóng trở thành một đống đổ nát mà sẽ rất khó để cho các nhà khảo cổ học xác định được vị trí của nó.[151] Mặt khác, nhà Ai Cập học Rainer Stadelmann đề xuất rằng ngôi đền Setibre cũng như ngôi đền mặt trời của Sahure và Userkaf đều là một và cũng chính là công trình mà được quy cho là thuộc về Userkaf ở Abusir.[152]
Trong tất cả các ngôi đền mặt trời được xây dựng dưới thời vương triều thứ Năm, ngôi đền Setibre là ngôi đền được nhắc tới nhiều nhất trong các nguồn cổ đại. Nhờ vào điều này, một số chi tiết về bố cục của nó đã được biết đến: nó có một cột tháp trung tâm lớn, một bệ thờ và các phòng kho, một phòng thuyền được niêm phong có chứa hai chiếc thuyền[146] và một "lễ đường của 'lễ hội Sed'". Những lễ hội tôn giáo chắc chắn đã được tổ chức ở trong các ngôi đền mặt trời, như được chứng thực thông qua các cuộn giấy cói Abusir. Trong trường hợp của ngôi đền Setibre, lễ hội "Đêm tối của Ra"[note 10] được nói một cách rõ ràng là đã được tổ chức tại đây.[154] Đây là một lễ hội có liên quan tới chuyến hành trình của thần Ra trong đêm tối và kết nối với ý tưởng của sự hồi phục và tái sinh mà vốn là trung tâm của các ngôi đền mặt trời.[153]
Ngôi đền này đóng một vai trò quan trọng trong việc phân bổ những lễ vật thực phẩm mà được mang đến ngôi đền tang lễ của nhà vua mỗi ngày từ nơi đó.[155][156][157]Chuyến hành trình này được thực hiện bằng thuyền, điều này ngụ ý rằng ngôi đền Setibre không nằm gần kề với kim tự tháp của Neferirkare. Điều này cũng còn nhấn mạnh địa vị phụ thuộc của nhà vua cùng với sự kính trọng đối với thần Ra, bởi vì các lễ vật đã được chuẩn bị cho vị thần mặt trời và sau đó là cho vị vua đã khuất.[155]
Ngôi đền mặt trời của Userkaf
sửaDựa trên một nghiên cứu về sự phát triển của từ hạn định tượng hình dành cho "ngôi đền mặt trời", nhà Ai Cập học Werner Kaiser đề xuất rằng Neferirkare đã hoàn thành ngôi đền mặt trời của Userkaf— được biết đến vào thời Ai Cập cổ đại với tên gọi là Nekhenre[note 11]—trong khoảng thời gian xung quanh lần kiểm kê gia súc thứ 5 dưới triều đại của ông.[159][160] Quan điểm này được chia sẻ bởi các nhà Ai Cập học và khảo cổ học như Ogden Goelet, Mark Lehner và Herbert Ricke.[161][158][162] Trong giả thuyết này, Neferirkare sẽ cung cấp cho ngôi đền Nekhenre cây cột tháp đồ sộ bằng đá vôi và đá granite đỏ của nó.[163] Verner và nhà Ai Cập học Paule Posener-Kriéger đã chỉ ra hai điều khó khăn liên quan tới giả thuyết này. Đầu tiên, nó sẽ ngụ ý một thời kỳ gián đoạn lâu dài giữa hai giai đoạn trong quá trình xây dựng ngôi đền của Userkaf: gần 25 năm giữa việc xây dựng ngôi đền và cây cột tháp của nó. Thứ hai, họ quan sát thấy rằng cả kim tự tháp và ngôi đền mặt trời của Neferirkare đều chưa hoàn thành vào thời điểm ông qua đời, nó làm dấy lên câu hỏi là tại sao vị vua này lại phải dành sự nỗ lực đặc biệt cho một công trình của Userkaf trong khi công trình của ông vẫn còn nhiều việc quan trọng phải làm để có thể được hoàn thiện.[164][165] Thay vào đó, Verner đề xuất rằng Sahure mới là người đã hoàn thành ngôi đền Nekhenre.[166]
Giáo phái tang lễ
sửaGiống như các pharaon khác của vương triều thứ Năm, Neferirkare là đối tượng của một giáo phái thờ cúng sau khi ông qua đời. Những con dấu hình trụ lăn thuộc về các tư tế và các nữ tư tế phụng sự trong giáo phái này đã chức thực sự tồn tại của ông trong thời kỳ Cổ vương quốc. Ví dụ như một con dấu bằng đá steatite màu đen, ngày nay nằm tại bảo tàng Metropolitan có mang dòng chữ "Người tôn thờ của Hathor và nữ tư tế của vị thần rộng lượng Neferirkare, người được yêu dấu của các vị thần".[167]Một vài người trong số đó đã nắm giữ vai trò trong các giáo phái của một vài vị vua, cũng như trong ngôi đền mặt trời của họ.[168] Lễ vật cho các giáo phái tang lễ của những vị vua đã khuất đã được cung cấp bởi các điền trang nông nghiệp riêng mà được thiết lập dưới triều đại của các vị vua. Chỉ có một vài điền trang của Neferirkare là được biết đến, bao gồm "Điền trang của Kakai",[note 12] "Mạnh mẽ khi là sức mạnh của Kakai",[note 13] "Vườn cây của Kakai".[note 14] "Nekhbet ước mong rằng Kakai sống",[172] "Neferirkare là người yêu dấu của các ennead"[97] và "Lâu đài thuộc về Ba của Neferirkare".[97]
Vết tích về sự tồn tại liên tục của giáo phái tang lễ của Neferirkare sau thời kỳ Cổ Vương quốc là rất hiếm. Hai bức tượng thuộc về một Sekhemhotep nào đó đã được phát hiện ở Giza, một trong số đó được khắc cùng với thực đơn lễ vật Ai Cập cổ đại tiêu chuẩn và theo sau bởi "thuộc về ngôi đền của vị vua Thượng và Hạ Ai Cập, Neferirkare, Đúng với lời nói".[173] Những bức tượng này có niên đại vào giai đoạn đầu của thời kỳ Trung Vương quốc, chúng là bằng chứng khảo cổ học duy nhất mà cho thấy rằng giáo phái tang lễ của Neferirkare vẫn còn tồn tại hoặc đã được phục hồi xung quanh khu vực Abusir vào thời điểm đó,[174][175] mặc dù chỉ ở một hình thức rất hạn chế.[176][177]
Chú thích
sửa- ^ Proposed dates for Neferirkare Kakai's reign: 2539—2527 BCE,[3] 2492—2482 BCE,[4][5][6][7] 2483—2463 BCE,[8] 2477—2467 BCE,[9] 2475—2455 BCE,[10][11] 2458—2438 BCE[12] 2446–2438 BCE,[13][14][15] 2416—2407 BCE,[16] 2415—2405 BCE.[17]
- ^ In this theory, Khentkaus I possibly remarried Userkaf after the death of her first husband Shepseskaf[46] and became the mother of Sahure and his successor on the throne Neferirkare Kakai.[47] This theory is based on the fact that Khentkaus was known to have borne the title of mwt nswt bity nswt bity, which could be translated as "mother of two kings". Some Egyptologists have therefore proposed that Khentkaus was the mother of Sahure and the historical figure on which the Rededjet of the Westcar Papyrus is based.[48] Following the discoveries of Verner and El-Awady in Abusir this theory was abandoned and the role of Khentkaus has been re-appraised. In particular, it is now understood that there were two queens Khentkaus, both of whom may have bore two kings, the latest one being the mother of Neferefre and Nyuserre Ini. In addition, an ephemeral pharaoh Djedefptah may have ruled between Shepseskaf and Userkaf, further troubling the circumstances of the rise of the Fifth Dynasty.[46]
- ^ The transliteration of the inscription is [s3-nswt] smsw Rˁ-nfr.[59]
- ^ Often translated as "Hereditary prince" or "Hereditary noble" and more precisely "Concerned with the nobility", this title denotes a highly exalted position.[75]
- ^ Ludwig Borchardt, who discovered this heset vase, noticed that the vase was not functional, being of plain wood, plaster, mortar and with no cavity. Consequently, he hypothesised that the vase was meant to be used in funerary rituals as a symbol of the functioning vessels made of precious materials employed in the temple.[85]
- ^ The surviving fragments of the annal likely date to the much later 25th Dynasty (fl. 760–656 BCE), but they were certainly copied or compiled from Old Kingdom sources.[90]
- ^ Known in modern Egyptology as Ranefer A since pharaoh Neferefre was also called Ranefer before ascending the throne and is thus called Ranefer B.[93]
- ^ Located in Heliopolis, Keraha was believed to be the site of the battle between Horus and Seth.[96]
- ^ Or Setibrau, transliteration St-ib-Rˁ(.w) in Ancient Egyptian.[150]
- ^ Ancient Egyptian transliteration Grḥ n Rˁ(.w).[153]
- ^ Nḫn-Rˁ means "Stronghold of Ra".[158]
- ^ Transliteration ḥwt K3k3i i3gt K3k3i.[169]
- ^ Transliteration W3š-b3w-K3k3i.[170]
- ^ Transliteration Šw-K3k3i, uncertain reading[171]
Tham khảo
sửa- ^ Borchardt 1910, plates 33 and 34.
- ^ Allen et al. 1999, tr. 337.
- ^ Hayes 1978, tr. 58.
- ^ a b c d Verner 2001b, tr. 589.
- ^ a b c d e f Altenmüller 2001, tr. 598.
- ^ Hawass & Senussi 2008, tr. 10.
- ^ El-Shahawy & Atiya 2005, tr. 85.
- ^ Strudwick 2005, tr. xxx.
- ^ Clayton 1994, tr. 60.
- ^ Málek 2000a, tr. 100.
- ^ a b c Rice 1999, tr. 132.
- ^ von Beckerath 1999, tr. 285.
- ^ Allen et al. 1999, tr. xx.
- ^ MET 2002.
- ^ a b Decree of Neferirkare, BMFA 2017.
- ^ Strudwick 1985, tr. 3.
- ^ Hornung 2012, tr. 491.
- ^ a b c d e f Leprohon 2013, tr. 39.
- ^ Clayton 1994, tr. 61.
- ^ Leprohon 2013, tr. 38.
- ^ Scheele-Schweitzer 2007, tr. 91–94.
- ^ Leprohon 2013, tr. 39, footnote 52.
- ^ a b Allen et al. 1999, tr. 396.
- ^ de Rougé 1918, tr. 81.
- ^ Helck 1987, tr. 117.
- ^ Brovarski 1987, tr. 29–52.
- ^ Mariette 1864, tr. 4, plate 17.
- ^ a b c d e f g Verner & Zemina 1994, tr. 77.
- ^ a b Verner 2001a, tr. 395.
- ^ Verner 2000, tr. 587.
- ^ Málek 2004, tr. 84 & 103–104.
- ^ Seidlmeyer 2004, tr. 108.
- ^ Baines 2007, tr. 198.
- ^ Seters 1997, tr. 135–136.
- ^ Shaw 2004, tr. 7–8.
- ^ a b c El-Awady 2006, tr. 208–213.
- ^ El-Awady 2006, tr. 192–198.
- ^ Verner 2000, tr. 581.
- ^ Waddell 1971, tr. 51.
- ^ Burkard, Thissen & Quack 2003, tr. 178.
- ^ a b c Hayes 1978, tr. 66.
- ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 64.
- ^ Grimal 1992, tr. 68, 72 & 74.
- ^ Encyclopædia Britannica 2017.
- ^ Lichteim 2000, tr. 215–220.
- ^ a b Hayes 1978, tr. 66–68 & p. 71.
- ^ a b Rice 1999, tr. 173.
- ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 62.
- ^ a b Bárta 2017, tr. 6.
- ^ a b Verner 2007.
- ^ El-Awady 2006, tr. 213–214.
- ^ Baud 1999b, tr. 535.
- ^ Baud 1999b, tr. 521.
- ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 62–69.
- ^ El-Awady 2006, tr. 191–218.
- ^ Borchardt 1913, Plate 17.
- ^ a b Dodson & Hilton 2004, tr. 66.
- ^ Lehner 2008, tr. 145.
- ^ a b c Verner 1985a, tr. 282.
- ^ a b c d Altenmüller 2001, tr. 599.
- ^ a b Rice 1999, tr. 97.
- ^ Verner & Zemina 1994, tr. 135.
- ^ Posener-Kriéger 1976, vol. II, p. 530.
- ^ Verner 1980b, tr. 261.
- ^ Verner 1985a, tr. 281–284.
- ^ Baud 1999a, tr. 335.
- ^ Verner 1980a, tr. 161, fig. 5.
- ^ a b Baud 1999a, tr. 234.
- ^ Verner & Zemina 1994, tr. 126.
- ^ Roth 2001, tr. 317.
- ^ Nolan 2012, tr. 4–5.
- ^ Grimal 1992, tr. 77–78.
- ^ Schmitz 1976, tr. 29.
- ^ Verner, Posener-Kriéger & Jánosi 1995, tr. 171.
- ^ Strudwick 2005, tr. 27.
- ^ Baud 1999b, tr. 418, see n. 24.
- ^ Verner, Posener-Kriéger & Jánosi 1995, tr. 70.
- ^ a b Krejčí, Kytnarová & Odler 2015, tr. 35.
- ^ Krejčí, Kytnarová & Odler 2015, tr. 34.
- ^ a b Verner 2001a, tr. 393.
- ^ a b Katary 2001, tr. 352.
- ^ Daressy 1916, tr. 176.
- ^ Verner & Zemina 1994, tr. 76–77.
- ^ Verner 2001a, tr. 394–395.
- ^ a b c Allen et al. 1999, tr. 345.
- ^ a b c Grimal 1992, tr. 77.
- ^ Strudwick 2005, tr. 72–74.
- ^ Wilkinson 2000, tr. 179.
- ^ a b Altenmüller 2001, tr. 597.
- ^ a b Bárta 2017, tr. 2.
- ^ Allen et al. 1999, tr. 3.
- ^ Grimal 1992, tr. 46.
- ^ Dodson & Hilton 2004, tr. 64–66.
- ^ Verner 2000, tr. 590.
- ^ Schäfer 1902, tr. 38.
- ^ Strudwick 2005, tr. 79, footnote 20.
- ^ a b c d Strudwick 2005, tr. 73.
- ^ Brovarski 2001, tr. 92.
- ^ Sethe 1903, tr. 247.
- ^ Strudwick 2005, tr. 98–101.
- ^ Sethe 1903, tr. 170–172.
- ^ Schneider 2002, tr. 173.
- ^ Allen et al. 1999, tr. 34.
- ^ a b Brovarski 2001, tr. 11.
- ^ Brovarski 2001, tr. 12.
- ^ a b Teeter 1999, tr. 495.
- ^ Gardiner 1961, tr. 50–51.
- ^ Grimal 1992, tr. 89.
- ^ Clayton 1994, tr. 62.
- ^ a b c Smith 1949, tr. 58.
- ^ Hayes 1978, tr. 115.
- ^ Verner & Zemina 1994, tr. 146–147 & 148—149.
- ^ Porter, Moss & Burney 1981, tr. 424.
- ^ Porter, Moss & Burney 1981, tr. 421.
- ^ Porter, Moss & Burney 1981, tr. 394.
- ^ Porter, Moss & Burney 1981, tr. 422.
- ^ Smith 1949, plates 126d & e; fig. 130b.
- ^ Brovarski 2001, tr. 158.
- ^ a b Baker 2008, tr. 260.
- ^ Hornung 1997, tr. 288.
- ^ Baer 1960, tr. 98 & 292.
- ^ Manley 1996, tr. 28.
- ^ Sethe 1903, tr. 232.
- ^ Verner 2001c, tr. 269.
- ^ Breasted 1906, tr. 118.
- ^ Breasted 1906, tr. 243–249.
- ^ Brovarski 2001, tr. 15.
- ^ Roccati 1982, tr. 108–111.
- ^ Grimal 1992, tr. 115.
- ^ Allen et al. 1999, tr. 24.
- ^ Verner & Zemina 1994, tr. 76.
- ^ Lehner 1999, tr. 784.
- ^ a b Verner 2001d, tr. 91.
- ^ a b c d e Lehner 2008, tr. 144.
- ^ Verner 2001a, tr. 394.
- ^ Grimal 1992, tr. 116.
- ^ Leclant 1999, tr. 865.
- ^ Verner & Zemina 1994, tr. 77–78.
- ^ Strudwick 2005, tr. 39.
- ^ a b Verner & Zemina 1994, tr. 169.
- ^ Verner & Zemina 1994, tr. 79 & 170.
- ^ Verner & Zemina 1994, tr. 79 & 169.
- ^ Allen et al. 1999, tr. 97.
- ^ Posener-Kriéger 1976, tr. 502 & 544–545.
- ^ Allen et al. 1999, tr. 125.
- ^ a b Altenmüller 2002, tr. 270.
- ^ Porten, Botta & Azzoni 2013, tr. 55.
- ^ Verner & Zemina 1994, tr. 93.
- ^ Porten, Botta & Azzoni 2013, tr. 67–69.
- ^ Janák, Vymazalová & Coppens 2010, tr. 431.
- ^ Verner 2005, tr. 43–44.
- ^ Stadelmann 2000, tr. 541–542.
- ^ a b Janák, Vymazalová & Coppens 2010, tr. 438.
- ^ Posener-Kriéger 1976, tr. 116–118.
- ^ a b Janák, Vymazalová & Coppens 2010, tr. 436.
- ^ Posener-Kriéger 1976, tr. 259 & 521.
- ^ Allen et al. 1999, tr. 350.
- ^ a b Lehner 2008, tr. 150.
- ^ Kaiser 1956, tr. 108.
- ^ Verner 2001a, tr. 388.
- ^ Goelet 1999, tr. 86.
- ^ Ricke, Edel & Borchardt 1965, tr. 15–18.
- ^ Verner 2001a, tr. 387–389.
- ^ Posener-Kriéger 1976, tr. 519.
- ^ Verner 2001a, tr. 388–389.
- ^ Verner 2001a, tr. 390.
- ^ Hayes 1978, tr. 72.
- ^ Brooklyn Museum 2017.
- ^ Brovarski 2001, tr. 70.
- ^ Brovarski 2001, tr. 70 & 152.
- ^ Brovarski 2001, tr. 152.
- ^ Murray 1905, plate IX.
- ^ Málek 2000b, tr. 249.
- ^ Morales 2006, tr. 313.
- ^ Bareš 1985, tr. 87–94.
- ^ Bareš 1985, tr. 93.
- ^ Málek 2000b, tr. 246–248.
Nguồn
sửa- Allen, James; Allen, Susan; Anderson, Julie; Arnold, Arnold; Arnold, Dorothea; Cherpion, Nadine; David, Élisabeth; Grimal, Nicolas; Grzymski, Krzysztof; Hawass, Zahi; Hill, Marsha; Jánosi, Peter; Labée-Toutée, Sophie; Labrousse, Audran; Lauer, Jean-Phillippe; Leclant, Jean; Der Manuelian, Peter; Millet, N. B.; Oppenheim, Adela; Craig Patch, Diana; Pischikova, Elena; Rigault, Patricia; Roehrig, Catharine H.; Wildung, Dietrich; Ziegler, Christiane (1999). Egyptian Art in the Age of the Pyramids. New York: The Metropolitan Museum of Art. ISBN 978-0-8109-6543-0. OCLC 41431623.
- Altenmüller, Hartwig (2001). “Old Kingdom: Fifth Dynasty”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford: Oxford University Press. tr. 597–601. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Altenmüller, Hartwig (2002). “Funerary Boats and Boat Pits of the Old Kingdom”. Trong Coppens, Filip (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2001 (PDF). 70. Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 269–290.
- Baer, Klaus (1960). Rank and Title in the Old Kingdom: The Structure of the Egyptian Administration in the Fifth and Sixth Dynasties. Chicago: The University of Chicago Press. OCLC 911725773.
- Baker, Darrell (2008). The Encyclopedia of the Pharaohs: Volume I - Predynastic to the Twentieth Dynasty 3300–1069 BC. London: Stacey International. ISBN 978-1-905299-37-9.
- Bareš, Ladislav (1985). “Eine Statue des Würdenträgers Sachmethotep und ihre Beziehung zum Totenkult des Mittleren Reiches in Abusir”. Zeitschrift für ägyptische Sprache und Altertumskunde (bằng tiếng Đức). 112. Berlin/Leipzig. tr. 87–94.
- Bárta, Miroslav (2017). “Radjedef to the Eighth Dynasty”. UCLA Encyclopedia of Egyptology.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
- Baines, John (2007). Visual and Written Culture in Ancient Egypt. Oxford: Oxford University Press. ISBN 0198152507.
- Baud, Michel (1999a). Famille Royale et pouvoir sous l'Ancien Empire égyptien. Tome 1 (PDF). Bibliothèque d'étude 126/1 (bằng tiếng Pháp). Cairo: Institut français d'archéologie orientale. ISBN 978-2-7247-0250-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 29 tháng 12 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
- Baud, Michel (1999b). Famille Royale et pouvoir sous l'Ancien Empire égyptien. Tome 2 (PDF). Bibliothèque d'étude 126/2 (bằng tiếng Pháp). Cairo: Institut français d'archéologie orientale. ISBN 978-2-7247-0250-7. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 2 tháng 4 năm 2015.
- Borchardt, Ludwig (1910). Das Grabdenkmal des Königs S'aḥu-Re (Band 1): Der Bau: Blatt 1—15 (bằng tiếng Đức). Leipzig: Hinrichs. ISBN 978-3-535-00577-1.
- Borchardt, Ludwig (1913). Das Grabdenkmal des Königs S'aḥu-Re (Band 2): Die Wandbilder: Abbildungsblätter (bằng tiếng Đức). Leipzig: Hinrichs. OCLC 310832679.
- Breasted, James Henry (1906). Ancient records of Egypt; historical documents from the earliest times to the Persian conquest. Chicago: University of Chicago Press. OCLC 3931162.
- Brovarski, Edward (1987). “Two Old Kingdom writing boards from Giza”. Annales du Service des Antiquités de l'Egypte. Cairo. 71: 29–52.
- Brovarski, Edward (2001). Der Manuelian, Peter; Simpson, William Kelly (biên tập). The Senedjemib Complex, Part 1. The Mastabas of Senedjemib Inti (G 2370), Khnumenti (G 2374), and Senedjemib Mehi (G 2378). Giza Mastabas. 7. Boston: Art of the Ancient World, Museum of Fine Arts. ISBN 978-0-87846-479-1. Bản gốc lưu trữ ngày 17 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
- Burkard, Günter; Thissen, Heinz Josef; Quack, Joachim Friedrich (2003). Einführung in die altägyptische Literaturgeschichte. Band 1: Altes und Mittleres Reich. Einführungen und Quellentexte zur Ägyptologie. 1, 3, 6. Münster: LIT. ISBN 978-3-82-580987-4.
- Clayton, Peter (1994). Chronicle of the Pharaohs. London: Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-05074-3.
- Collection of the Brooklyn Museum (2017). “Cylinder seal 44.123.30”.
- Daressy, Georges (1916). “La Pierre de Palerme et la chronologie de l'Ancien Empire”. Bulletin de l'Institut français d'archéologie orientale (bằng tiếng Pháp). 12: 161–214.
- “Decree of Neferirkare, catalog number 03.1896”. Boston Museum of Fine Arts (BMFA). 2017.
- de Rougé, Emmanuel (1918). Maspero, Gaston; Naville, Édouard (biên tập). Œuvres diverses, volume 6 (PDF). Bibliothèque Egyptologique (bằng tiếng Pháp). 26. Paris: Ernest Leroux. OCLC 369027133.
- Dodson, Aidan; Hilton, Dyan (2004). The Complete Royal Families of Ancient Egypt. London: Thames & Hudson Ltd. ISBN 978-0-500-05128-3.
- El-Awady, Tarek (2006). “The royal family of Sahure. New evidence.”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2005 (PDF). Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. ISBN 978-80-7308-116-4. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 2 năm 2011.Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
- El-Shahawy, Abeer; Atiya, Farid (2005). The Egyptian Museum in Cairo: a walk through the alleys of ancient Egypt. Cairo: Farid Atiya Press. ISBN 978-9-77-172183-3.
- Gardiner, Alan Henderson (1961). Egypt of the Pharaohs: An Introduction. Galaxy books. 165. Oxford: Clarendon Press. ISBN 978-0-19-500267-6.
- Goelet, Ogden (1999). “Abu Gurab”. Trong Bard, Kathryn; Shubert, Stephen Blake (biên tập). Encyclopedia of the archaeology of ancient Egypt. London; New York: Routledge. tr. 85–87. ISBN 978-0-203-98283-9.
- Grimal, Nicolas (1992). A History of Ancient Egypt. Translated by Ian Shaw. Hoboken, New Jersey: Wiley-Blackwell publishing. ISBN 978-0-631-19396-8.
- Hawass, Zahi; Senussi, Ashraf (2008). Old Kingdom Pottery from Giza. Cairo: American University in Cairo Press. ISBN 978-977-305-986-6.
- Hayes, William (1978). The Scepter of Egypt: A Background for the Study of the Egyptian Antiquities in The Metropolitan Museum of Art. Vol. 1, From the Earliest Times to the End of the Middle Kingdom. New York: Metropolitan Museum of Art. OCLC 7427345.
- Heilbrunn Timeline of Art History, Department of Egyptian Art, The Metropolitan Museum of Art, New York (2002). “List of Rulers of Ancient Egypt and Nubia”.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
- Helck, Wolfgang (1987). Untersuchungen zur Thinitenzeit. Ägyptologische Abhandlungen. 45. Wiesbaden: Harrassowitz. ISBN 978-3-44-702677-2.
- Hornung, Erik (1997). “The pharaoh”. Trong Donadoni, Sergio (biên tập). The Egyptians. Chicago: University of Chicago Press. ISBN 978-0-22-615556-2.
- Hornung, Erik; Krauss, Rolf; Warburton, David biên tập (2012). Ancient Egyptian Chronology. Handbook of Oriental Studies. Leiden, Boston: Brill. ISBN 978-90-04-11385-5. ISSN 0169-9423.
- Janák, Jiří; Vymazalová, Hana; Coppens, Filip (2010). “The Fifth Dynasty 'sun temples' in a broader context”. Trong Bárta, Miroslav; Coppens, Filip; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2010. Prague: Charles University, Faculty of Arts. tr. 430–442.
- Kaiser, Werner (1956). “Zu den Sonnenheiligtümern der 5. Dynastie”. Mitteilungen des Deutschen Archäologischen Instituts, Abteilung Kairo. 14: 104–116.
- Katary, Sally (2001). “Taxation”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 3. Oxford: Oxford University Press. tr. 351–356. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Krejčí, Jaromír; Kytnarová, Katarína Arias; Odler, Martin (2015). “Archaeological excavation of the mastaba of Queen Khentkaus III (tomb AC 30) in Abusir”. Prague Egyptological Studies. XV. Czech Institute of Egyptology. tr. 28–42.
- Leclant, Jean (1999). “Saqqara, pyramids of the 5th and 6th Dynasties”. Trong Bard, Kathryn; Shubert, Stephen Blake (biên tập). Encyclopedia of the archaeology of ancient Egypt. London; New York: Routledge. tr. 865–868. ISBN 978-0-203-98283-9.
- Lehner, Mark (1999). “Pyramids (Old Kingdom), construction of”. Trong Bard, Kathryn; Shubert, Stephen Blake (biên tập). Encyclopedia of the archaeology of ancient Egypt. London; New York: Routledge. tr. 778–786. ISBN 978-0-203-98283-9.
- Lehner, Mark (2008). The Complete Pyramids. London: Thames & Hudson. ISBN 978-0-500-28547-3.
- Leprohon, Ronald J. (2013). The great name: ancient Egyptian royal titulary. Writings from the ancient world, no. 33. Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-736-2.
- Lichteim, Miriam (2000). Ancient Egyptian Literature: a Book of Readings. The Old and Middle Kingdoms, Vol. 1. Berkeley: University of California Press. ISBN 978-0-520-02899-9.
- Málek, Jaromír (2000a). “The Old Kingdom (c.2160–2055 BC)”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-815034-3.
- Málek, Jaromír (2000b). “Old Kingdom rulers as "local saints" in the Memphite area during the Old Kingdom”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000. Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic – Oriental Institute. tr. 241–258. ISBN 80-85425-39-4.
- Málek, Jaromír (2004). “The Old Kingdom (c. 2686–2160 BC)”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford: Oxford University Press. tr. 83–107. ISBN 978-0-19-815034-3.
- Manley, Bill (1996). The Penguin historical atlas of ancient Egypt. London, New York: Penguin. ISBN 978-0-14-051331-8.
- Mariette, Auguste (1864). “La table de Saqqarah”. Revue archéologique (bằng tiếng Pháp). Paris: Didier. 10: 168–186. OCLC 458108639.
- Morales, Antonio J. (2006). “Traces of official and popular veneration to Nyuserra Iny at Abusir. Late Fifth Dynasty to the Middle Kingdom”. Trong Bárta, Miroslav; Coppens, Filip; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2005, Proceedings of the Conference held in Prague (June 27–ngày 5 tháng 7 năm 2005). Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 311–341. ISBN 978-80-7308-116-4.
- Murray, Margaret Alice (1905). Saqqara Mastabas. Part I (PDF). Egyptian research account, 10th year. London: Bernard Quaritch. OCLC 458801811.
- “Neferirkare”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 3 tháng 1 năm 2017.
- Nolan, John (2012). “Fifth Dynasty Renaissance at Giza” (PDF). AERA Gram. 13 (2). Boston: Ancient Egypt Research Associates. ISSN 1944-0014. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 1 tháng 8 năm 2019. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
- Porten, Bezalel; Botta, Alejandro; Azzoni, Annalisa (2013). In the shadow of Bezalel: Aramaic, biblical, and ancient Near Eastern studies in honor of Bezalel Porten. Culture and history of the ancient Near East. 60. Leiden: Brill. ISBN 978-9-00-424083-4.
- Porter, Bertha; Moss, Rosalind L. B.; Burney, Ethel W. (1981). Topographical bibliography of ancient Egyptian hieroglyphic texts, reliefs, and paintings. III/1. Memphis. Abû Rawâsh to Abûṣîr (PDF) . Oxford: Griffith Institute, Clarendon Press. ISBN 978-0-900416-19-4.
- Posener-Kriéger, Paule (1976). Les archives du temple funéraire de Neferirkare-Kakai (Les papyrus d'Abousir). Tomes I & II (complete set). Traduction et commentaire. Bibliothèque d'études (bằng tiếng Pháp). 65. Cairo: Institut français d'archéologie orientale. OCLC 4515577.
- Rice, Michael (1999). Who is who in Ancient Egypt. London & New York: Routledge. ISBN 978-0-203-44328-6.
- Ricke, Herbert; Edel, Elmar; Borchardt, Ludwig (1965). Das Sonnenheiligtum des Königs Userkaf. Band 1: Der Bau. Beiträge zur Ägyptischen Bauforschung und Altertumskunde (bằng tiếng Đức). 7. Cairo: Schweizerisches Institut für Ägyptische Bauforschung und Altertumskunde. OCLC 163256368.
- Roccati, Alessandro (1982). La Littérature historique sous l'ancien empire égyptien. Littératures anciennes du Proche-Orient (bằng tiếng Pháp). 11. Paris: Editions du Cerf. ISBN 978-2-204-01895-1.
- Roth, Silke (2001). Die Königsmütter des Alten Ägypten von der Frühzeit bis zum Ende der 12. Dynastie. Ägypten und Altes Testament (bằng tiếng Đức). 46. Wiesbaden: Harrassowitz. ISBN 978-3-447-04368-7.
- Schäfer, Heinrich (1902). Borchardt, Ludwig; Sethe, Kurt (biên tập). Ein Bruchstück altägyptischer Annalen (bằng tiếng Đức). Berlin: Verlag der Königl. Akadamie der Wissenschaften. OCLC 912724377.
- Scheele-Schweitzer, Katrin (2007). “Zu den Königsnamen der 5. und 6. Dynastie”. Göttinger Miszellen (bằng tiếng Đức). Göttingen: Universität der Göttingen, Seminar für Agyptologie und Koptologie. 215: 91–94. ISSN 0344-385X.
- Schmitz, Bettina (1976). Untersuchungen zum Titel s3-njśwt "Königssohn". Habelts Dissertationsdrucke: Reihe Ägyptologie (bằng tiếng Đức). 2. Bonn: Habelt. ISBN 978-3-7749-1370-7.
- Schneider, Thomas (2002). Lexikon der Pharaonen (bằng tiếng Đức). Düsseldorf: Albatros. tr. 173–174. ISBN 3-491-96053-3.
- Seidlmeyer, Stephen (2004). “The First Intermediate Period (c. 2160–2055 BC)”. Trong Shaw, Ian (biên tập). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford: Oxford University Press. tr. 108–136. ISBN 978-0-19-815034-3.
- Seters, John Van (1997). In Search of History:Historiography in the Ancient World and the Origins of Biblical History. Warsaw, Indiana: Eisenbrauns. ISBN 1575060132.
- Sethe, Kurt Heinrich (1903). Urkunden des Alten Reichs (bằng tiếng Đức). wikipedia entry: Urkunden des Alten Reichs. Leipzig: J.C. Hinrichs. OCLC 846318602.
- Shaw, Ian biên tập (2004). The Oxford History of Ancient Egypt. Oxford: Oxford University Press. ISBN 978-0-19-815034-3.
- Smith, William Stevenson (1949). A History of Egyptian Sculpture and Painting in the Old Kingdom . Oxford: Oxford University Press for the Museum of Fine Arts, Boston. OCLC 558013099.
- Stadelmann, Rainer (2000). “Userkaf in Sakkara und Abusir. Untersuchungen zur Thronfolge in der 4. und frühen 5. Dynastie”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000 (bằng tiếng Đức). Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 529–542. ISBN 978-80-85425-39-0.
- Strudwick, Nigel (1985). The Administration of Egypt in the Old Kingdom: The Highest Titles and Their Holders (PDF). Studies in Egyptology. London; Boston: Kegan Paul International. ISBN 978-0-7103-0107-9. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 3 tháng 4 năm 2014. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
- Strudwick, Nigel (2005). Texts from the Pyramid Age. Writings from the Ancient World (book 16). Atlanta: Society of Biblical Literature. ISBN 978-1-58983-680-8.
- Teeter, Emily (1999). “Kingship”. Trong Bard, Kathryn; Shubert, Stephen Blake (biên tập). Encyclopedia of the archaeology of ancient Egypt. London; New York: Routledge. tr. 494–498. ISBN 978-0-203-98283-9.
- Verner, Miroslav (1980a). “Excavations at Abusir”. Zeitschrift für Ägyptische Sprache und Altertumskunde. 107. tr. 158–169.
- Verner, Miroslav (1980b). “Die Königsmutter Chentkaus von Abusir und einige Bemerkungen zur Geschichte der 5. Dynastie”. Studien zur Altägyptischen Kultur (bằng tiếng Đức). 8: 243–268. JSTOR 25150079.
- Verner, Miroslav (1985a). “Un roi de la Ve dynastie. Rêneferef ou Rênefer ?”. Bulletin de l'Institut Français d'Archéologie Orientale (bằng tiếng Pháp). 85: 281–284.
- Verner, Miroslav; Zemina, Milan (1994). Forgotten pharaohs, lost pyramids: Abusir (PDF). Prague: Academia Škodaexport. ISBN 978-80-200-0022-4. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 2 năm 2011.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
- Verner, Miroslav; Posener-Kriéger, Paule; Jánosi, Peter (1995). Abusir III: the pyramid complex of Khentkaus. Excavations of the Czech Institute of Egyptology. Prague: Universitas Carolina Pragensis: Academia. ISBN 978-80-200-0535-9.
- Verner, Miroslav (2000). “Who was Shepseskara, and when did he reign?”. Trong Bárta, Miroslav; Krejčí, Jaromír (biên tập). Abusir and Saqqara in the Year 2000. Prague: Academy of Sciences of the Czech Republic, Oriental Institute. tr. 581–602. ISBN 978-80-85425-39-0.
- Verner, Miroslav (2001a). “Archaeological Remarks on the 4th and 5th Dynasty Chronology” (PDF). Archiv Orientální. 69 (3): 363–418. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
- Verner, Miroslav (2001b). “Old Kingdom: An Overview”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 2. Oxford: Oxford University Press. tr. 585–591. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Verner, Miroslav (2001c). The Pyramids; The Mystery, Culture and Science of Egypt's Great Monuments. New York: Grove Press. ISBN 978-0-80-213935-1.
- Verner, Miroslav (2001d). “Pyramid”. Trong Redford, Donald B. (biên tập). The Oxford Encyclopedia of Ancient Egypt, Volume 3. Oxford: Oxford University Press. tr. 87–95. ISBN 978-0-19-510234-5.
- Verner, Miroslav (2005). “Die Sonnenheiligtümer der 5. Dynastie”. Sokar (bằng tiếng Đức). 10: 43–44.
- Verner, Miroslav (2007). “New Archaeological Discoveries in the Abusir Pyramid Field: Sahure's causeway”. Archaeogate. Bản gốc lưu trữ ngày 16 tháng 7 năm 2011.
- von Beckerath, Jürgen (1999). Handbuch der ägyptischen Königsnamen. Münchner ägyptologische Studien (bằng tiếng Đức). 49. Mainz: Philip von Zabern. ISBN 978-3-8053-2591-2.
- Waddell, William Gillan (1971). Manetho. Loeb classical library, 350. Cambridge, Massachusetts; London: Harvard University Press; W. Heinemann. OCLC 6246102.
- Wilkinson, Toby (2000). Royal annals of ancient Egypt: the Palermo Stone and its associated fragments. Studies in Egyptology. London: Kegan Paul International. ISBN 978-0-71-030667-8.
Liên kết ngoài
sửa- Tư liệu liên quan tới Neferirkare Kakai tại Wikimedia Commons
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Neferirkare Kakai. |