Công nghiệp ô tô

Ngành công nghiệp thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán xe có động cơ

Ngành công nghiệp ô tô thiết kế, phát triển, sản xuất, tiếp thị và bán tất cả các loại xe có động cơ.

Dây chuyền ráp nối ô tô công đoạn cuối của hãng Lotus Cars

Trong năm 2008, hơn 70 triệu ô tô các loại gồm xe du lịch và xe thương mại được sản xuất ra trên toàn thế giới [1]. Năm 2007, trong tổng số 71,9 triệu ô tô mới được bán ra trên toàn thế giới có 22,9 triệu ở Châu Âu, 21,4 triệu ở Châu Á - Thái Bình Dương, 19,4 triệu ở MỹCanada, 4,4 triệu ở Châu Mỹ Latinh, 2,4 triệu ở Trung Đông và 1,4 triệu ở Châu Phi. Các thị trường ở Bắc MỹNhật Bản đã chững lại, trong khi đó, thị trường ở Nam MỹChâu Á phát triển rất mạnh. Trong các thị trường chính, Nga, Brasil, Ấn ĐộTrung Quốc cho thấy sự phát triển nhanh nhất. Khoảng 250 triệu xe là ở Mỹ.

Trên toàn thế giới, có khoảng 806 triệu xe du lịch và xe tải hạng nhẹ; hằng năm chúng tiêu thụ khoảng 984 tỷ lít xăngdầu diesel. Con số này ngày một tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Một số ý kiến cho rằng các hệ thống giao thông đô thị dựa vào ô tô chứng tỏ tính không lâu dài, tiêu thụ quá nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến sức khỏe của các bộ phận dân cư và giảm chất lượng dịch vụ mặc dù tăng lượng đầu tư. Các tác động tiêu cực này ảnh hưởng không công bằng lên các tầng lớp xã hội có ít điều kiện để sở hữu và lái một chiếc ô tô. Các định hướng phát triển giao thông lâu dài tập trung vào việc giải quyết các vấn đề này.

Năm 2008, khi giá dầu tăng lên chóng mặt, các ngành công nghiệp như là công nghiệp ô tô chịu sức ép từ nhiều phía, chi phí cho vật liệu thô và sự thay đổi trong thói quen mua sắm của khách hàng. Ngành công nghiệp này cũng đối diện với sự cạnh tranh từ bên ngoài đang tăng lên của yếu tố giao thông công cộng, khi người tiêu dùng xem xét lại việc sử dụng xe cá nhân của họ. Gần một nửa trong số 51 nhà máy sản xuất các loại xe hạng nhẹ ở Mỹ đứng trước nguy cơ đóng cửa vĩnh viễn trong năm tới, cùng với việc 200.000 người bị thất nghiệp, cao nhất trong thập kỷ này.

Lịch sử

sửa
 
The Velo, chiếc xe hơi sản xuất công nghiệp đầu tiên năm 1894 bởi Carl Benz

Chiếc ô tô chạy bằng động cơ xăng đầu tiên trên thế giới được chế tạo bởi Carl Benz, một kỹ sư người Đức và là người tiên phong trong ngành ô tô, vào năm 1885 tại thành phố Mannheim, Đức. Ông được cấp bằng sáng chế ngày 20 tháng 1 năm 1886 và trở thành nhà sản xuất ô tô đầu tiên vào năm 1888 ngay sau khi vợ ông, bà Bertha Benz, thực hiện thành công chuyến đi xa đầu tiên (từ Mannheim đến Pforzheim và trở về) vào tháng 8 cùng năm. Thật vậy, chuyến đi của bà đã chứng minh với mọi người rằng chiếc xe không dùng sức ngựa kéo đó hoàn toàn phù hợp để sử dụng như phương tiện đi lại hàng ngày. Từ năm 2008, Bertha Benz Memorial Route, một đại lộ được đặt theo tên bà để ghi nhớ sự kiện này.

Không lâu sau đó, năm 1889 tại Stuttgart, Gottlieb Daimler và Wilhelm Maybach thiết kế một chiếc ô tô từ một chiếc xe linh tinh, tựa như một chiếc xe ngựa kéo được gắn động cơ. Họ thường được xem như những nhà phát minh của chiếc ô tô đầu tiên vào năm 1886. Tuy nhiên, từ năm 1892, một người Ý thuộc trường đại học Padua, Enrico Bernardi, đã xin bằng sáng chế cho một động cơ một xy lanh chạy bằng xăng, công suất 0,024 mã lực (17,9 W) 122 cc. Động cơ này được ông gắn vào chiếc xe ba bánh của cậu con trai, và biến nó trở thành sản phẩm ứng cử cho chiếc ô tô đầu tiên và chiếc môtô đầu tiên trên thế giới. Năm 1892, Bernardi mở rộng chiếc xe ba bánh để có thể chở được hai người.

Lịch sử ngành công nghiệp ô tô gắn liền với sự sản xuất và tiêu thụ hàng loạt. Đầu thế kỷ 20, mô hình Ford trở thành hình mẫu cho nền kinh tế hiện đại: phân chia công việc (với sự chuyên môn hóa sản xuất, mô hình sản xuất dây chuyền phát triển bởi Taylor), sự tiêu chuẩn hóa và nâng cao sức mua của công nhân, nhằm thúc đẩy tiêu dùng và tăng nhu cầu. Vào những năm 1970, một mô hình cạnh tranh rộ lên ở Nhật: mô hình Toyota.

Mặc cho sự xâm chiếm của những mô hình kinh tế mới (sau mô hình Ford, hậu công nghiệp hóa, v.v.), công nghiệp ô tô vẫn tiếp tục giữ một vai trò chủ chốt trong nền kinh tế thế giới, nhất là với sự khẳng định vị thế của châu Á (đặc biệt là Nhật BảnTrung Quốc) và những nước công nghiệp mới (NPI).

Cho đến ngày nay, nền công nghiệp ô tô ở mỗi nước có một lịch sử hình thành và phát triển riêng.

Brasil

Ngành công nghiệp ô tô Brasil sản xuất 3 triệu xe trong năm 2007. Hầu hết các công ty toàn cầu đều có mặt ở Brasil: Fiat, Volkswagen, Ford, GM, Nissan, Toyota, Mitsubishi, Mercedes-Benz, Renault, v.v. Thêm vào đó là những công ty trong nước mới nổi, như: Troller, Marcopolo S.A., Agrale, Randon. Ngành công nghiệp ô tô Brasil chịu sự chi phối của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô toàn quốc (Anfavea - Associação Nacional dos Fabricantes de Veículos Automotores), được thành lập năm 1956, bao gồm các nhà sản xuất ô tô (ô tô, xe tải hạng nhẹ, xe tảixe buýt) và máy nông nghiệp với phân xưởng đặt tại Brasil. Anfavea là một phần của Tổ chức quốc tế các nhà sản xuất ô tô (OICA - Organisation Internationale des Constructeurs d'Automobiles) ở Paris.

Tác động môi trường

sửa

Ngành công nghiệp ô tô trên toàn cầu sử dụng lượng nước rất lớn. Mỗi chiếc ô tô được sản xuất có thể tiêu thụ hơn 180.000 lít (39.000 gallon Anh) nước, tùy thuộc vào việc tính cả sản xuất lốp xe hay không. Quy trình sản xuất ô tô bao gồm nhiều công đoạn sử dụng nước, như xử lý bề mặt, sơn, phủ, rửa, làm mát, điều hòa không khí và sử dụng nồi hơi, mà không tính đến sản xuất linh kiện. Hoạt động sơn xe đặc biệt tiêu thụ lượng nước lớn vì các thiết bị chạy bằng sản phẩm gốc nước cũng phải được làm sạch bằng nước.[2]

Vào năm 2022, Gigafactory Berlin-Brandenburg của Tesla đối mặt với vấn đề pháp lý do hạn hán và mực nước ngầm giảm ở khu vực. Bộ trưởng Kinh tế Brandenburg, Joerg Steinbach, cho biết trong giai đoạn đầu, nguồn cung nước đủ đáp ứng, nhưng khi Tesla mở rộng nhà máy, sẽ cần nhiều nước hơn. Nhà máy này sẽ tăng gấp đôi lượng nước tiêu thụ ở khu vực Gruenheide, với 1,4 triệu mét khối nước được hợp đồng từ chính quyền địa phương mỗi năm - đủ để cung cấp cho một thành phố có khoảng 40.000 người. Steinbach cho biết các cơ quan chức năng muốn khoan thêm nước ở đó và sẽ thuê ngoài nếu cần bổ sung nguồn cung cấp.[3]

Tổng sản lượng ô tô trên thế giới

sửa

Đây là danh sách sản lượng ô tô của các quốc gia dựa trên tài liệu của OICA năm 2008.

Xếp hạng Nước/Khu vực 2007[4] 2005[5] 2000[6]
  Thế giới 73.101.695 66.482.439 58.374.162
Khối EU 19.717.643[7] 18.176.860[8] 17.142.142[9]
1   Nhật Bản 11.596.327 10.799.659 10.140.796
2   Mỹ 10.780.729 11.946.653 12.799.857
3   Trung Quốc 8.882.456 5.708.421 2.069.069
4   Đức 6.213.460 5.757.710 5.526.615
5   Hàn Quốc 4.086.308 3.699.350 3.114.998
6   Pháp 3.019.144 3.549.008 3.348.361
7   Brasil 2.970.818 2.530.840 1.681.517
8   Tây Ban Nha 2.889.703 2.752.500 3.032.874
9   Canada 2.578.238 2.687.892 2.961.636
10   Ấn Độ 2.306.768 1.638.674 801.360
11   México 2.095.245 1.684.238 1.935.527
12   Vương Quốc Anh 1.750.253 1.803.109 1.813.894
13   Nga 1.660.120 1.354.504 1.205.581
14   Ý 1.284.312 1.038.352 1.738.315
15   Thái Lan 1.238.460 1.122.712 411.721
16   Thổ Nhĩ Kỳ 1.099.414 879.452 430.947
17   Iran 997.240 817.200 277.985
18   Cộng Hòa Séc 938.527 602.237 455.492
19   Bỉ 844.030 926.528 1.033.294
20   Ba Lan 784.700 613.200 504.972
21   Slovakia 571.071 218.349 181.783
22   Argentina 544.647 319.755 339.632
23   Nam Phi 534.490 525.227 357.364
24   Indonesia 419.040 500.710 292.710
25   Malaysia 413.440 563.408 282.830
26   Ukraina 402.591 215.759 31.255
27   Thụy Điển 366.020 339.229 301.343
28   Australia 334.617 394.713 347.122
29   Hungary 292.027 152.015 137.398
30   Đài Loan 283.039 446.345 372.613
31   România 241.712 194.802 78.165
32   Áo 228.066 253.279 141.026
33   Philippines 213.402 187.247 98.953
34   Bồ Đào Nha 176.242 226.834 245.784
35   Venezuela 172.418 135.425 123.324
36   Pakistan 169.861 153.393 102.578
37   Hà Lan 138.568 102.204 98.823
38   Uzbekistan 135.400 94.437 52.264
39   Ai Cập 103.552 123.425 78.852
40   Colombia 73.667 75.539 87.342
41   Slovenia 68.492 64.492 38.877
42   Maroc 36.671 33.992 31.314
43   Belarus 27.708 26.995 19.324
44   Ecuador 26.338 32.254 41.047
45   Phần Lan 24.303 21.644 38.926
46   Việt Nam 23.478 31.600[10] 6.862[11]
47   Chile 10.804 6.660[10] 5.245[11]
48   Serbia 9.903[10] 14.179 12.740
49   Nigeria 3.072[10] 2.937[10] 7.834[11]
50   Zimbabwe 1.611 960 792[11]
51   Kenya 705 405 288[11]

Những nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới

sửa

Bảng dưới đây bao gồm những nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, kèm theo những thương hiệu của họ. Bảng xếp hạng các nhà sản xuất theo tổng sản lượng xe sản xuất vào cuối năm 2008 của OICA[12]; các thương hiệu của mỗi nhà sản xuất được xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

Thương hiệu Nước Thị trường
1. Toyota Motor Corporation (  Nhật Bản)
Daihatsu   toàn cầu, ngoại trừ Bắc Mỹ và châu Úc
Hino   Châu Á Thái Bình Dương, châu Mỹ
Lexus   toàn cầu
Scion   Bắc Mỹ
Toyota   toàn cầu
2. General Motors Company (  Hoa Kỳ)
Buick   Bắc Mỹ, Trung Đông, Đông Á
Cadillac   toàn cầu, ngoại trừ Nam Mỹ, Nam và Đông Nam Á, Thái Bình Dương
Chevrolet   toàn cầu, ngoại trừ Thái Bình Dương
Daewoo   Hàn Quốc
GMC   Bắc Mỹ, Trung Đông
Holden   Thái Bình Dương
Opel   Châu Âu, Nga, Nam Phi, Trung Đông, Đông Nam Á
Vauxhall   Anh
3. Volkswagen AG* (  Đức)
Audi   toàn cầu
Bentley   toàn cầu
Bugatti   toàn cầu
Lamborghini   toàn cầu
Porsche   toàn cầu
Scania   toàn cầu
SEAT   Châu Âu, Nam Mỹ, Bắc Phi, Trung Đông
Škoda   toàn cầu, trừ Nam Phi, Bắc Mỹ
Volkswagen   toàn cầu
Volkswagen Commercial Vehicles   toàn cầu
4. Ford Motor Company** (  Hoa Kỳ)
Ford   toàn cầu
Lincoln   Bắc Mỹ, Trung Đông, Hàn Quốc
Mercury   Bắc Mỹ, Trung Đông
Troller   Bắc Mỹ
Volvo   toàn cầu
5. Honda Motor Company (  Nhật Bản)
Acura   Bắc Mỹ, Đông Á, Nga
Honda   toàn cầu
6. Nissan Motor Company (  Nhật Bản)
Infiniti   toàn cầu, trừ Nam Mỹ, châu Phi
Nissan   toàn cầu
7. PSA Peugeot Citroën S.A. (  Pháp)
Citroën   toàn cầu, trừ Bắc Mỹ, Nam Á
Peugeot   toàn cầu, trừ Bắc Mỹ, Nam Á
8. Hyundai Motor Company (  Hàn Quốc)
Hyundai   toàn cầu
9. Suzuki Motor Corporation (  Nhật Bản)
Maruti Suzuki   Ấn Độ, Trung Đông, Nam Mỹ
Suzuki   toàn cầu
10. Fiat S.p.A. (  Italy)
Abarth   toàn cầu, trừ Bắc Mỹ
Alfa Romeo   toàn cầu
Ferrari   toàn cầu
Fiat   toàn cầu, trừ Bắc Mỹ
Fiat Professional   toàn cầu, trừ Bắc Mỹ
Irisbus   toàn cầu, trừ Bắc Mỹ
Iveco   toàn cầu, trừ Bắc Mỹ
Lancia   Châu Âu
Maserati   toàn cầu
11. Renault S.A. (  Pháp)
Dacia   Châu Âu, Mỹ Latinh, châu Á, châu Phi
Renault (cars)   toàn cầu, trừ Bắc Mỹ, Nam Á
Renault Samsung   Châu Á, Nam Mỹ
12. Daimler AG (  Đức)
Freightliner   Bắc Mỹ, Nam Phi
Master   Pakistan
Maybach   toàn cầu
Mercedes-AMG   toàn cầu
Mercedes-Benz   toàn cầu
Mitsubishi Fuso   toàn cầu
Orion   Bắc Mỹ
Setra   Châu Âu
Smart   Bắc Mỹ, châu Âu, Đông Nam Á, Nam Phi
Thomas Built   Bắc Mỹ
Western Star   Bắc Mỹ
13. Chrysler Group LLC (  Hoa Kỳ)
Chrysler   toàn cầu
Dodge   toàn cầu
GEM   Bắc Mỹ
Jeep   toàn cầu
Ram   Bắc Mỹ
14. BMW AG (  Đức)
BMW   toàn cầu
MINI   toàn cầu
Rolls-Royce   toàn cầu
15. Kia Motors Corporation (  Hàn Quốc)
Kia   toàn cầu
16. Mazda Motor Corporation (  Nhật Bản)
Mazda   toàn cầu
17. Mitsubishi Motors Corporation (  Nhật Bản)
Mitsubishi   toàn cầu

Kinh tế

sửa
Sản xuất phương tiện giao thông trên thế giới[13]
Số lượng sản xuất (1000 phương tiện)

Những năm 1960: Tăng trưởng sau chiến tranh

Những năm 1970: Khủng hoảng dầu mỏ và quy định về an toàn và khí thải chặt chẽ

Những năm 1990: Sản xuất bắt đầu tại các nước công nghiệp hóa mới (NICs).

Những năm 2000: Trỗi dậy của Trung Quốc như một nhà sản xuất hàng đầu.

Khủng hoảng ngành công nghiệp ô tô 2008-2010
Trước năm 1950: Hoa Kỳ đã sản xuất hơn 80% phương tiện giao thông.[14][15]

Những năm 1950: Vương quốc Anh, Đức và Pháp khôi phục sản xuất.

Những năm 1960: Nhật Bản bắt đầu sản xuất và tăng sản lượng trong suốt thập kỷ 1980. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Pháp và Vương quốc Anh sản xuất khoảng 80% phương tiện giao thông trong suốt thập kỷ 1980.

Những năm 1990: Hàn Quốc trở thành một nhà sản xuất hàng loạt. Năm 2004, Hàn Quốc vượt qua Pháp để trở thành quốc gia thứ 5 về sản lượng.

Những năm 2000: Trung Quốc tăng sản xuất một cách đáng kể và trở thành quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới vào năm 2009.

Những năm 2010: Ấn Độ vượt qua Hàn Quốc, Canada và Tây Ban Nha để trở thành quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ 5.

Năm 2013: Tỷ lệ của Trung Quốc (25,4%), Ấn Độ, Hàn Quốc, Brazil và Mexico tăng lên 43%, trong khi tỷ lệ của Hoa Kỳ (12,7%), Nhật Bản, Đức, Pháp và Vương quốc Anh giảm xuống 34%.

Năm 2018: Ấn Độ vượt qua Đức để trở thành quốc gia sản xuất ô tô lớn thứ 4.
 
Sản xuất phương tiện giao thông trên thế giới (1997-2016)

Theo năm

sửa
Năm Sản xuất Thay đổi Nguồn
1997 54,434,000 [16]
1998 52,987,000   2.7% [16]
1999 56,258,892   6.2% [17]
2000 58,374,162   3.8% [18]
2001 56,304,925   3.5% [19]
2002 58,994,318   4.8% [20]
2003 60,663,225   2.8% [21]
2004 64,496,220   6.3% [22]
2005 66,482,439   3.1% [23]
2006 69,222,975   4.1% [24]
2007 73,266,061   5.8% [25]
2008 70,520,493   3.7% [26]
2009 61,791,868   12.4% [27]
2010 77,857,705   26.0% [28]
2011 79,989,155   3.1% [29]
2012 84,141,209   5.3% [30]
2013 87,300,115   3.7% [31]
2014 89,747,430   2.6% [32]
2015 90,086,346   0.4% [33]
2016 94,976,569   4.5% [34]
2017 97,302,534   2.36% [35]
2018 95,634,593   1.71% [36]
2019 91,786,861   5.2% [37]
2020 77,621,582   16% [38]
2021 80,145,988   3.25% [39]
2022 85,016,728   6.08% [40]

[41]

 
Percentage of exported cars by country (2014)

from Harvard Atlas of Economic Complexity

 
Global automobile import and export in 2011

Theo Quốc gia

sửa

Năm 2007, trên toàn cầu có khoảng 806 triệu xe ô tô và xe tải nhẹ. Mỗi năm, tổng cộng hơn 980 tỷ lít (980.000.000 m3) xxăng và dầu diesel được tiêu thụ trong ngành này.[42] Ô tô chiếm phần lớn trong việc vận chuyển ở nhiều nền kinh tế phát triển. Chi nhánh Detroit của Boston Consulting Group đã dự đoán rằng đến năm 2014, một phần ba nhu cầu ô tô toàn cầu sẽ tập trung vào bốn thị trường BRIC (Brazil, Nga, Ấn ĐộTrung Quốc). Trong khi đó, ở các nước phát triển, ngành công nghiệp ô tô đã trở nên chậm lại.[43] NXu hướng này dự kiến sẽ tiếp tục, đặc biệt là khi thế hệ trẻ ở các nước đô thị phát triển không còn quan tâm đến việc sở hữu ô tô và thích sử dụng các phương tiện giao thông khác.[44] Các thị trường tiềm năng khác trong ngành ô tô bao gồm IranIndonesia.[45]

Theo một nghiên cứu của J.D. Power, các thị trường ô tô mới nổi đã mua nhiều xe hơn so với các thị trường đã khẳng định. Nghiên cứu này được tiến hành vào năm 2010 và cho thấy các thị trường mới nổi chiếm 51% tổng số xe ô tô nhẹ được bán ra trên toàn cầu trong năm đó. Dự đoán rằng xu hướng này sẽ tiếp tục tăng nhanh.[46][47] Tuy nhiên, các báo cáo gần đây hơn, đặc biệt vào năm 2012, xác nhận điều ngược lại. Ngành công nghiệp ô tô đang chậm lại, kể cả ở các nước BRIC.[43]Hoa Kỳ, doanh số bán xe đạt đỉnh vào năm 2000, với 17,8 triệu đơn vị.[48]

Vào tháng 7 năm 2021, Ủy ban châu Âu đã công bố gói pháp lệnh "Fit for 55",[49] chứa các nguyên tắc quan trọng cho tương lai của ngành công nghiệp ô tô; từ năm 2035, tất cả các xe ô tô mới trên thị trường châu Âu phải là xe không thải khí[50].

Chính phủ của 24 nước phát triển và một nhóm các nhà sản xuất ô tô lớn bao gồm GM, Ford, Volvo, BYD Auto, Jaguar Land RoverMercedes-Benz cam kết "làm việc để đạt đến việc tất cả các xe ô tô và xe tải mới được bán trên toàn cầu từ năm 2040 trở đi sẽ không thải ra khí thải, và không muộn hơn năm 2035 ở các thị trường hàng đầu."[51][52] Các quốc gia sản xuất ô tô lớn như Hoa Kỳ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, cũng như Volkswagen, Toyota, Peugeot, Honda, NissanHyundai, không cam kết.[53]

Ghi chú

sửa
  1. ^ “World Motor Vehicle Production by Country: 2007-2008”. OICA.
  2. ^ Isaiah, David (6 tháng 10 năm 2014). “Water, water, everywhere in vehicle manufacturing”. Automotive World.
  3. ^ Raymunt, Monica; Wilkes, William (22 tháng 2 năm 2022). “Elon Musk Laughed at the Idea of Tesla Using Too Much Water. Now It's a Real Problem”. bloomberg.com (bằng tiếng Anh).
  4. ^ OICA correspondents survey
  5. ^ OICA 2005 statistic
  6. ^ OICA 2000 statistic
  7. ^ EU 27
  8. ^ EU 25
  9. ^ EU 15
  10. ^ a b c d e estimate
  11. ^ a b c d e manufacturers' data
  12. ^ “World Motor Vehicle Production: World Ranking of Manufacturers 2008” (PDF). OICA. Truy cập ngày 27 tháng 6 năm 2009.
  13. ^ “Bảng 1-23: Sản xuất phương tiện giao thông trên thế giới, Các quốc gia được chọn (Hàng nghìn phương tiện)”. Ủy ban Thống kê Giao thông. 23 tháng 5 năm 2017. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 12 năm 2020. Truy cập 6 tháng 4 năm 2019.
  14. ^ “Tư vấn học lái xe ô tô”. tuvanhoclaixe.vn. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2023.
  15. ^ “Arno A. Evers FAIR-PR”. Hydrogenambassadors.com. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  16. ^ a b “1998 - 1997 WORLD MOTOR VEHICLE PRODUCTION BY TYPE AND ECONOMIC AREA” (PDF). oica.net. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2015.
  17. ^ “1999 Production Statistics”. oica.net.
  18. ^ “2000 Production Statistics”. oica.net.
  19. ^ “2001 Production Statistics”. oica.net.
  20. ^ “2002 Production Statistics”. oica.net.
  21. ^ “2003 Production Statistics”. oica.net.
  22. ^ “2004 Production Statistics”. oica.net.
  23. ^ “2005 Production Statistics”. oica.net.
  24. ^ “2006 Production Statistics”. oica.net.
  25. ^ “2007 Production Statistics”. oica.net.
  26. ^ “2008 Production Statistics”. oica.net.
  27. ^ “2009 Production Statistics”. oica.net.
  28. ^ “2010 Production Statistics”. oica.net.
  29. ^ “2011 Production Statistics”. oica.net.
  30. ^ “2012 Production Statistics”. oica.net.
  31. ^ “2013 Production Statistics”. oica.net.
  32. ^ “2014 Production Statistics”. oica.net.
  33. ^ “2015 Production Statistics”. oica.net.
  34. ^ “2016 Production Statistics”. oica.net.
  35. ^ “2017 Production Statistics”. oica.net.
  36. ^ “2018 Production Statistics”. oica.net.
  37. ^ “2019 Production Statistics”. oica.net.
  38. ^ “2020 Production Statistics”. oica.net.
  39. ^ “2021 Production Statistics”. oica.net.
  40. ^ “2022 Production Statistics”. oica.net.
  41. ^ OICA: World Ranking of Manufacturers
  42. ^ “Automobile Industry Introduction”. Plunkett Research. 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 25 tháng 3 năm 2014.
  43. ^ a b Khor, Martin. “Developing economies slowing down”. twnside.org.sg. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2015.
  44. ^ “2014 Global Automotive Consumer Study : Exploring consumer preferences and mobility choices in Europe” (PDF). Deloittelcom. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2015. Truy cập ngày 3 tháng 7 năm 2015.
  45. ^ Eisenstein, Paul A. (21 tháng 1 năm 2010). “Building BRIC's: 4 Markets Could Soon Dominate the Auto World”. TheDetroitBureau.com.
  46. ^ Bertel Schmitt (15 tháng 2 năm 2011). “Auto Industry Sets New World Record In 2010. Will Do It Again In 2011”. The Truth About Cars. Truy cập ngày 6 tháng 4 năm 2019.
  47. ^ “Global Automotive Outlook for 2011 Appears Positive as Mature Auto Markets Recover, Emerging Markets Continue to Expand”. J.D. Power and Associates. 15 tháng 2 năm 2011. Bản gốc lưu trữ 17 Tháng hai năm 2011. Truy cập 7 Tháng tám năm 2011.
  48. ^ “U.S. vehicle sales peaked in 2000”. thecherrycreeknews.com. 27 tháng 5 năm 2015. Bản gốc lưu trữ 28 tháng Năm năm 2015. Truy cập 18 Tháng sáu năm 2015.
  49. ^ “European Green Deal: Commission proposes transformation of EU economy and society to meet climate ambitions”. European Commission. 14 tháng 7 năm 2021.
  50. ^ “Fit for 55: European Union to end sale of petrol and diesel models by 2035”. Autovista24. 14 tháng 7 năm 2021.
  51. ^ “COP26: Deal to end car emissions by 2040 idles as motor giants refuse to sign”. Financial Times. 8 tháng 11 năm 2021. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2022.
  52. ^ “COP26: Every carmaker that pledged to stop selling fossil-fuel vehicles by 2040”. CarExpert. 11 tháng 11 năm 2021.
  53. ^ “COP26: Germany fails to sign up to 2040 combustion engine phaseout”. Deutsche Welle. 10 tháng 11 năm 2021.