Đàn Đáy chỉ có trên đất nước Việt Nam

Vietsciences-Trần Văn Khê           25/10/2004

 

Đàn đáy chỉ có trên đất nước Việt nam
Đàn đáy cũng là một nhạc khí độc dáo. Thùng đàn hình chữ nhựt hay hình thang. Mặt đàn băng cây ngô đồng, Mà đàn mặc dầu mang tên là đàn đáy mà không có đáy. Vì thế ngày xưa cũng có tên là "vô để cầm"  (đàn không đáy). Vì thế, khi cố thi sĩ Nguyễn Hải Phương làm mấy câu thơ vịnh đàn đáy đã viết :
                       Tên em như có mà không
Ba dây dẫn sóng trăm sông về nguồn.
Ca trù đổ hột phách giòn
Tuổi phai xanh, chạm tiéng đàn lại xanh.


Đàn có ba dây tơ, cần thật dài, 10 hay 11 phím thật cao. Phím đầu đặt trên cần giữa chỗ mắc dây và trục. Đầu đàn không có cầu đàn. Nhờ vậy mà nhạc công  có thể "nhấn chùn"  tức là nhấn trên phím cao hơn mà chữ đàn không cao hơn. Không cao hơn mà màu âm khác, nên cùng một độ cao mà một chữ gọi là Tinh, còn chữ kia gọi la Tang, cho thấy trong truyền thống âm nhạc Việt Nam, màu âm được để ý một cách đặc biệt. Phím đàn lại gắn theo cách đặc biệt làm cho những chữ đàn không theo thang âm bình quân của piano đã đành, mà cũng không theo thang âm ngũ cung trong ca nhạc Huế hay đờn ca tài tử. Khi đàn, nhạc công phải nắn dây, và tay mât khi vê, khi vẫy, lúc lia lúc đánh hợp âm ra tiếng "Dinh" Nhờ dây dài mà chỉ dùng phân nửa dây phía gần thùng đàn, khi nhấn thường hay nhấn chùn, tiếng đàn đều nhờ độ rung nhẹ của dây làm cho ta nghe như tiếng dàn "mượn chữ", lung linh,  động mà không tịnh.
Đàn lại có một truyền thuyết. Tuy chưa được thống nhứt, nhưng theo tương truyền thì dưới triều Lê, trong gia đình của Đinh Lễ, theo sach của hai tác giả Đỗ bằng Đoàn và Đỗ trọng Huề, Đinh Dự theo các nghệ nhân ở Lỗ Khê, được tiên trao cho gỗ và mẫu cây đàn, nói rằng cây dàn nầy ở trên thượng giới có phép mầu, làm cho người nghe đàn, đang buồn thấy vơi sầu muộn, đang bịnh thấy người khoẻ ra. Nhờ nghe tiếng đàn mà Bạch Hoa tiểu thư đang bị bịnh câm, nói lại được để khen tiếng đàn hay. Bạch công cho hai trẻ vầy duyên cầm sắt Và đôi vợ chồng họ Đinh sau khi truyền lại cho môn sinh nghệ thuật của Ca trù, theo Thầy về Trời và còn được Vua nhà Lê phong cho chồng tước Thanh Xà Đại vương, và cho cờ tuớc  Mãn Đà hoa công chúa. Hai vị được thờ phụng tại Lỗ Khê như hai vị tổ trong truyèn thống ca trù Một cây đàn chỉ có trên đất nước Việt Nam mà không có trên bất cứ nước nào trên thế giới, ba dây mà khác hẳn San xian của Trung quốc, Shamisen của Nhựt bổn, San dze của Mông cổ. Có cách gắn phím, cách đàn, kỹ thuật , nghệ thuật độc đáo, được tạo ra trên đất Việt Nam theo một truyền thuyết Việt Nam, tiềng đàn nghe trầm ấm, gân guốc, chững chạc, trang nghiêm, sâu sắc. Tiếng đàn không theo tiếng ca từng chữ từng hơi, mà thuờng thì mở đường dẫn lối cho tiếng ca. Có lúc đi rất gần tiếng ca để hỗ trợ, có khi vượt ra xa tiếng ca để gây sự chờ đợi đàn ca gặp lại ở cuối câu thơ. Có khi từng chữ, từng câu chân phương trang trọng, có khi hoa lá , bay bướm, phóng túng, trong đoạn lưu không để cho đào nương nghỉ hơi, cho người nghe thích chí.

Thang âm điệu thức rất đặc biệt.

Thang âm, điệu thức, tiết tấu cũng khác hẳn các bộ môn nhạc cổ Viêt Nam.
Đàn đáy gắn phím theo thang âm rất lạ : quảng 8 chia ra 7 cung đồng đều. Thang âm nầy chỉ gặp trong thang âm lý thuyết của hai dân tộc Thai và Khmer, tại Thái lan và Kampuchea ngày xưa. Ngày nay các mộc cầm Ranad Tháilan và Roneat Khmer đã bị các nhạc sĩ nước ngoài hay những nhạc sĩ trẻ vọng ngoại làm sai đi vì muốn cho các nhạc khí đó có thể dùng đề đàn được những bản phương Tây. Thang âm đó có trong điệu Hò mái nhì, nhưng cách rung nhấn khác hẳn.

Cấu trúc thang âm rất lạ : nguời học đàn đáy phải biết nét nhạc căn bản : Tính Tinh Tang Tình Tính Tinh Tang  . Cách chép nhạc, và xuớng âm cũng đặc biệt. Không dùng Đô Rê Mi, Không dùng Cung Thương Giốc Chủy Vũ, Không dùng Hò Xự Xang Xê Cống. Ngày xưa trong sách Vũ Trung tùy bút của Phạm đình Hổ còn ghi lại mấy chữ đàn đáy Tính Tĩnh, Tình Tinh, Tung Tàng Tang.
Từ chữ Tính đến chữ Tinh hay Tang có một quảng ba trung bình, giữa quảng ba trưởng và thứ. Quảng ba đó trên thế giới chỉ có Ba tư , vác các nước thuộc tryền thống nhạc Á rập là có dùng thôi. Nhưng khác với truyến thống Á rập là người Việt miền Bắc nhấn vào bực dưới của quảng 3 trung bình trong khi nhạc sĩ Á rập nhấn bực trên của Quảng 3 trung bình.
Khi lời ca kết vào chữ Tang thì tiếng ca phải vuốt từ Tính xuống Tang.
Điệu thức có Hai Cung : Cung  Bắc, Cung Nam. Nhưng khác hẳn Điệu Bắc Đệu Nam trong ca nhạc Huế, hay đờn ca tài tử. Cấu trúc âm thanh, cách thể hiện hai Cung rất tế nhị.
Trong bài "Thỏng Tỳ bà" , đàn và hát phải theo 5 cung : Cung Bắc, Cung Nam, Cung Pha, Cung Nao, Cung Huỳnh .

© http://vietsciences.free.fr  Trần Văn Khê