USDJPY chuẩn bị cho đợt phục hồi tăng giá mạnhUSDJPY hiện đang trải qua một đợt thoái lui về vùng hỗ trợ quan trọng quanh 154,5, có thể cung cấp một điểm vào mạnh mẽ cho người mua. Sau đà tăng gần đây, cặp tiền này đang củng cố và nếu hỗ trợ được giữ vững, có khả năng tiếp tục tăng giá nhắm đến mức 158,0.
Sự phục hồi từ vùng này có thể cho thấy sự quan tâm mua mới, thúc đẩy USDJPY tăng cao hơn. Các nhà giao dịch đang theo dõi chặt chẽ; nếu USDJPY duy trì trên mức hỗ trợ này, nó có thể báo hiệu sự tiếp tục xu hướng tăng giá vững chắc.
DJ FXCM Index
Rủi ro hạ lãi suất quá sớm đã giảm đáng kểTrong một tuyên bố gần đây của ông Olli Rehn, một nhà hoạch định chính sách quan trọng tại Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB), các nhận định về triển vọng lãi suất của ngân hàng đã được chia sẻ, gây ảnh hưởng đáng kể đến thị trường vàng.
Ngay sau những nhận xét của ông Rehn, cặp tiền tệ EUR/USD đã chứng kiến sự điều chỉnh thoái lui, giảm nhẹ 0,11% trong ngày, phản ánh sự chấp nhận thận trọng của thị trường về tuyên bố này.
Trong một tuyên bố gần đây của ông Olli Rehn, một nhà hoạch định chính sách quan trọng tại Ngân Hàng Trung Ương Châu Âu (ECB), các nhận định về triển vọng lãi suất của ngân hàng đã được chia sẻ, gây ảnh hưởng đáng kể đến thị trường vàng.
vn.tradingview.com
DXY chỉ số sức mạnh đồng USD sẽ tiếp tục đi như thế nào ???USD mất giá sau khi Fed giữ nguyên lãi suất
USD mất giá sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo giữ nguyên lãi suất sau phiên họp chính sách kết thúc vào ngày 1/11. Cơ quan này không loại trừ khả năng tiếp tục nâng lãi, khi thừa nhận nền kinh tế vẫn sôi động ngoài dự kiến, bất chấp quá trình thắt chặt mạnh tay từ đầu năm ngoái.
Dù vậy, các phát biểu trong họp báo sau đó của Chủ tịch Fed Jerome Powell lại khiến nhà đầu tư ngờ vực về điều này. Powell nói rằng Fed vẫn còn phải đi một chặng đường dài để đưa lạm phát về 2%. Các số liệu kinh tế tích cực có thể mở đường cho họ tiếp tục tăng lãi.
Thị trường hiện kỳ vọng Fed đã hoàn tất quá trình nâng lãi và sẽ bắt đầu giảm từ giữa năm tới. Xác suất nâng lãi trong phiên họp tháng 12 hiện chỉ còn 19%, giảm mạnh so với hôm 31/10.
Với việc có khả năng sẽ không tăng lãi xuất thâm trí là giảm lãi xuất thì việc này sẽ kéo đồng USD giảm xuống khả năng là rất cao vì vậy với những ai đang giao dịch vàng hay các cặp tiền liên quan đến đồng USD thì nên chú ý tới việc này
USDJPY - CAN THIỆP CỦA NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG NHẬT
Tổng quan thị trường: Trong 4 phiên giao dịch gần đây nhất, USD/JPY đã chứng kiến hai đợt giảm giá mạnh. Sự sụt giảm đáng kể đầu tiên xảy ra vào ngày 29 tháng 9 trong nửa sau của phiên Á. Sự sụt giảm rõ rệt thứ hai xảy ra trong phiên new york khi USD/JPY vượt qua mức kỹ thuật quan trọng 150, nhờ dữ liệu cơ hội việc làm JOLTS mạnh mẽ của Hoa Kỳ.
Xu hướng H1: #USDJPY giảm mạnh
Phân tích:
4h: Nến engulfing xuất hiện quá qua đáy 148.568, điều này sẽ kéo thêm nhiều Seller nhập cuộc. Hiện tại vùng Demand đầu tiên tại 147,574 - 147.301 sẽ là mục tiêu nhắm đến của phe Gấu. Đây cũng là vùng rút râu trong pha "can thiệp" của ngân hàng Nhật.
1h: Cấu trúc thị trường đã chuyển từ HH sang HL, và tạo đáy LL. Giá cũng vừa phá qua vùng hộp SIDEWAY. Thể hiện 1 xu hướng giảm tiếp tục đang được hình thành.
Dầu thô tiếp tục tăng giá, hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản, xu hướngNguồn cung dự kiến sẽ thắt chặt sau quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC+, Nga rút khỏi thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc do Liên hợp quốc làm trung gian vào tuần trước, cuộc chiến ở Ukraine cũng leo thang, càng làm tăng kỳ vọng nguồn cung thắt chặt hơn nữa trong thời gian tới.
Ngoài ra, thị trường cũng đang kỳ vọng vào các biện pháp kích thích có mục tiêu của các nước lớn châu Á để hỗ trợ nền kinh tế yếu kém, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ.
Số lượng giàn khoan dầu của Hoa Kỳ đã giảm 7 giàn xuống còn 530, mức thấp nhất kể từ tháng 4 năm 2022 và các yếu tố cơ bản được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá dầu tiếp tục tăng.
Trong ngắn hạn, các yếu tố cơ bản được kỳ vọng sẽ hỗ trợ giá dầu tiếp tục tăng. Tuy nhiên, trước quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này, có thể có một số tâm lý khiến những người mua hàng trở nên đắn đo.
Về mặt giao dịch, trong mọi trường hợp thì những sự kiện tài chính hoặc dữ liệu lớn được công bố có khả năng phá vỡ các cấu trúc kỹ thuật hiện tại. Vì vậy, việc giao dịch trong khoảng thời gian có nhiều yếu tố cơ bản lớn thì những giao dịch ngắn hạn sẽ là phù hợp hơn.
Phân tích triển vọng kỹ thuật dầu thô TVC:USOIL
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày (D1), sau khi dầu thô WTI có những điều chỉnh đáng kể và tuần trước nhưng không phá vỡ kênh giá tăng chính (a) thì nó cũng đang tiếp tục đà tăng giá của mình khi vượt qua mức kháng cự mục tiêu vào khoảng 77,30USD.
Hiện tại, không còn mức kỹ thuật nào đáng chú ý có thể ngăn cản đà tăng của dầu thô WTI hướng đến mức Fibonacci thoái lui 0.786%.
Miễn là WTI vẫn đang hoạt động trong kênh giá tăng (a) cùng Chỉ số sức mạnh RSI hướng lên thì xu hướng chính của nó vẫn sẽ là tăng giá.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 76 – 75,88USD
Kháng cự: 79,23USD
@BestSC
USD suy yếu và dữ liệu GDP tiếp tục là chất kích thíchGDP của Vương quốc Anh giảm 0,1% so với cùng kỳ trong tháng 5, do có thêm ngày lễ đăng quang của Nhà vua, nhưng con số này cao hơn ước tính là -0,3%.
Dữ liệu bất ngờ cho thấy nền kinh tế Anh có thể tránh được mức tăng trưởng âm hàng quý. Các nhà kinh tế của Barclays tin rằng mức suy giảm nhỏ hơn dự kiến cho thấy nền kinh tế Anh vẫn có khả năng phục hồi.
Dữ liệu GDP tốt hơn mong đợi đã củng cố kỳ vọng rằng Ngân hàng Trung ương Anh sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tháng 8. Mặc dù vậy, cũng có nhiều nhà kinh tế lo lắng về chi phí cho vay tăng cao và tin rằng hiệu ứng trễ của nó sẽ kéo sự phát triển kinh tế xuống. Tuy nhiên, hiệu suất gần đây của đồng bảng Anh phần lớn là do kỳ vọng của thị trường lãi suất rằng lãi suất đồng bảng Anh sẽ tiếp tục tăng.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD cũng đang điều chỉnh sau khi chưa thể vượ qua mức kháng cự ngang 1.31453 vào tuần trước nhưng xu hướng chính cũng là tăng giá khi mà USD yếu trong thời gian qua.
Ở bức tranh tổng thể thì miễn là GBP/USD vẫn đang ở trên xu hướng (a) và ở trên cạnh trên của kênh giá (a) thì xu hướng chính vẫn là tăng giá và các mức điều chỉnh giảm cũng có thể xảy ra nhưng sẽ bị giới hạn bởi các mức Fibonacci mở rộng 0.786% và 0.618% trong ngắn hạn.
Trong trường hợp mức 1.31453 bị phá vỡ trên thì mục tiêu tăng giá tiếp theo vào khoảng 1.32767.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.30159 – 1.29253
Kháng cự: 1.31453 – 1.32767
@BestSC
EUR/USD có kỳ vọng điều chỉnh sau thời gian tăng bởi vì USD yếu Sự suy yếu tổng thể gần đây của đồng Dollar Mỹ chủ yếu là do dữ liệu phản ánh lạm phát ở Hoa Kỳ lần lượt giảm đáng kể, dẫn đến kỳ vọng của thị trường rằng Fed sắp kết thúc chu kỳ tăng lãi suất.
Được kích thích của lợi thế chênh lệch lãi suất, đồng euro và các loại tiền tệ khác không phải của Mỹ đã nhân cơ hội này tăng mạnh. Do sự lạc quan ngày càng tăng của cư dân châu Âu, hoạt động của ngành dịch vụ và du lịch mạnh mẽ. Trong một môi trường mà nỗi lo suy thoái kinh tế đang giảm dần và khoảng cách lãi suất với đồng Dollar Mỹ dự kiến sẽ dần thu hẹp, đồng euro có thể tiếp tục nhận được một số hỗ trợ cơ bản quan trọng.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD vẫn tiếp trục mạnh mẽ khi trở lại kênh giá (a) và đang bị hạn chế đà tăng bởi cạnh trên và mức kháng cự ngang 1.12779.
Về bức tranh tổng thể thì xu hướng chính của EUR/USD và ưu tiên đối với cặp tỷ giá này về mặt kỹ thuật vẫn là tăng giá, nhưng các trường hợp điều chỉnh tích lũy trong một xu hướng là thường xuyên xảy ra, bởi thị trường luôn xảy ra tăng/ giảm và không có sản phẩm giao dịch nào đi theo một đường thẳng.
Đối với EUR/USD hiện tại thì khu vực của cạnh trên kênh giá (a) và mức kháng cự 1.12779 là vị trí kỳ vọng có thể tạo ra những đợt điều chỉnh giảm nhưng vẫn tôn trọng xu hướng tăng chính và các mức kỹ thuật là hỗ trợ mục tiêu đang chú ý tại 1.11295 – 1.10662.
Chỉ số Sức mạnh tương đối RSI cũng đã đạt mức quá mua vì vậy cơ hội về một đợt điều chỉnh giảm là hoàn toàn có cơ sở để xảy ra và các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.11295 – 1.10662
Kháng cự: 1.2779
@BestSC
GBP/USD làm mới mức tăng cao nhất hơn 1 năm, thúc đẩy bởi BOEĐồng bảng Anh OANDA:GBPUSD đã làm mới mức cao nhất sau hơn 1 năm là 1.29684 vào đầu ngày thứ giao dịch hôm nay thứ Tư (12 tháng 7).
Nỗi sợ lạm phát tại Ngân hàng Trung ương Anh có thể được thúc đẩy bởi dữ liệu từ Văn phòng Thống kê Quốc gia hôm thứ Ba cho thấy tiền lương của Anh cộng với tiền thưởng đã tăng 7,3% trong 3 tháng tính đến tháng Năm so với một năm trước đó, đánh dấu tốc độ tăng trưởng cao nhất được ghi nhận.
Nền kinh tế mạnh hơn mong đợi và việc Ngân hàng Trung ương Anh tái định giá mạnh mẽ chính sách thắt chặt đang thúc đẩy xu hướng tăng giá mạnh của đồng bảng Anh.
Trên biểu đồ hàng ngày , mặc dù đã có những điều chỉnh giảm nhưng OANDA:GBPUSD vẫn duy trì xu hướng tăng chính gửi đến bạn đọc trong các xuất bản trước. Với việc giữ trên mức Fibonacci mở rộng 0.618% thì GBP/USD có thêm điều kiện tăng giá về mặt kỹ thuật với mức mục tiêu sau đó vào khoảng 1.30159 điểm giá của Fibonacci mở rộng 0.786%.
Ngay cả khi có những đợt điều chỉnh giảm xảy ra nhưng miễn là GBP/USD vẫn duy trì bên trên kênh giá tăng bị phá vỡ trước đó thì các đợt giảm đều không phải một tín hiệu tiêu cực lớn đến cặp tỷ giá này.
Chỉ số Sức mạnh tương đối RSI đang ở mức quá mua, đây là tín hiệu cho thấy GBP/USD có thể tăng chậm lại hoặc tạo ra các đợt giảm điều chỉnh.
Triển vọng tổng thể về mặt kỹ thuật đối với GBP/USD vẫn là tăng giá với các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.28617 – 1.27981
Kháng cự: 1.30159
@BestSC
EUR/USD tăng khi Dxy giảm xuống mức thấp nhất 2 tháng, trước CPIChỉ số Dollar Mỹ giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng vào thứ Ba, khi một số quan chức của Cục Dự trữ Liên bang cho biết hôm thứ Hai rằng Fed có thể cần tăng lãi suất hơn nữa để giảm lạm phát, nhưng thời điểm kết thúc chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ hiện tại đang đến gần.
Những nhận xét trên đã kéo đồng Dollar xuống mức thấp nhất trong 2 tháng là 101,38 so với rổ tiền tệ, trong khi các đồng tiền không phải của Mỹ, bao gồm cả đồng euro, được hưởng lợi trực tiếp từ việc tăng giá.
Tuy nhiên, chỉ số tâm lý kinh tế ZEW cho khu vực đồng euro trong tháng 7 được công bố cùng ngày là -12,2, mức thấp nhất kể từ tháng 12 năm 2022. Dữ liệu đã làm giảm mức tăng của đồng Euro so với đồng USD.
Hiện tâm điểm của thị trường vẫn là những tuyên bố và hành động của các ngân hàng trung ương lớn về các đợt tăng lãi suất tiếp theo. Các thương nhân hiện sẽ phải chờ đợi báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hoa Kỳ vào tối thứ Tư.
Dữ liệu CPI sẽ cung cấp thêm manh mối về tiến trình của Fed trong việc chống lại lạm phát cao dai dẳng, nếu các chỉ số lạm phát và lạm phát cốt lõi bất ngờ tăng lên, thì lợi suất trái phiếu ngắn hạn ở Hoa Kỳ có thể tăng trở lại và đồng Dollar sẽ phục hồi đáng kể.
Do đó, cũng cần hết sức chú ý đến kết quả phản ứng của thị trường do dữ liệu của Hoa Kỳ mang lại vào tối thứ Tư.
Trên biểu đồ hàng ngày (D1), OANDA:EURUSD vẫn tiếp tục tăng giá kể từ khi phá vỡ kênh giá (b) và duy trì hoạt động trên mức trung bình động EMA21, những phản ứng xảy ra khi tiếp cận cạnh dưới kênh (a) là không đáng kể để ngăn cản EUR/USD hướng đến mức kháng cự ngang 1.10679.
Mức kháng cự 1.10679 vừa là mức kháng cự ngang quan trọng, vừa là địa điểm của Fibonacci mở rộng 0.618%.
Miễn là EUR/USD vẫn đang giữ hoạt động giá ở trên đường trung bình động EMA21 thì các đợt giảm chỉ mang tính điều chỉnh kỹ thuật và xu hướng kỹ thuật chính vẫn là tăng giá.
Các vị trí giá đáng chú ý trong ngắn hạn như sau.
Hỗ trợ: 1.09773 – 1.09223
Kháng cự: 1.10679
@BestSC
Sau dữ liệu NFP, USD/JPY không bị ảnh hướng xu hướng chínhTỷ giá OANDA:USDJPY đã giảm đáng kể do dữ liệu bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ tăng trưởng thấp hơn vào thứ Sáu, làm giảm triển vọng Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất trong tương lai.
Dữ liệu của chính phủ Nhật Bản công bố hôm thứ Sáu tuần trước cho thấy tiền lương định kỳ đã tăng nhiều nhất trong 28 năm vào tháng Năm. Điều này củng cố Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sớm muộn gì cũng phải điều chỉnh quan điểm về chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo.
Nhưng miễn là Fed không có bất kỳ dấu hiệu rõ ràng nào về việc từ bỏ việc tăng lãi suất, thì sự phục hồi của đồng yên sẽ bị hạn chế.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:USDJPY điều chỉnh giảm kỹ thuật sau khi đạt mức kháng cự quan trọng gửi đến bạn đọc trước đó tại 145,050 nhưng mức điều chỉnh giảm cũng bị hạn chế và USD/JPY vẫn đang hoạt động trong kênh giá tăng chính cùng hoạt động giá trên mức Fibonacci thoái lui 0.618% và đường trung bình động EMA21. Điều này củng cố triển vọng tăng giá của USD/JPY và xu hướng tăng chính không bị ảnh hướng.
Miễn là USD/JPY vẫn đang hoạt động trong kênh giá (a) thì các đợt giảm đều nên được coi là điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Điều kiện giảm giá có thể được minh chứng rõ ràng hơn với xu hướng tăng bị phá vỡ xác nhận bởi hoạt động giá giảm xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Bức tranh tổng thể thì USD/JPY vẫn sẽ được hỗ trợ với các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 142,517 – 140,922
Kháng cự: 145,050 – 145,866
@BestSC
Các điều kiện thị trường vẫn đang ủng hộ GBP/USDOANDA:GBPUSD điều chỉnh từ đỉnh tháng 6, nhưng các điều kiện từ cơ bản đến kỹ thuật đều đang ủng hộ tỷ giá này tăng giá.
Fed đã tạm dừng chu kỳ thắt chặt vào tháng 6 và mặc dù có vẻ như sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong tháng này, nhưng trước tiên có vẻ như cần phải đánh giá tác động của các lần tăng lãi suất trước đây, với dữ liệu việc làm chỉ ra sự tăng trưởng chậm lại.
Ngược lại, Ngân hàng Trung ương Anh đã tăng lãi suất ngân hàng thêm 0.50% trong tháng này và thị trường kỳ vọng họ sẽ tăng lãi suất thêm 150 điểm cơ bản vào giữa năm tới do lạm phát vẫn ở mức cao.
Yếu tố chênh lệch lãi suất dường như áp đảo thị trường hơn, nhờ đó đồng bảng Anh cũng tăng sức hấp dẫn khi được mua vào, điều này khiến đồng bảng Anh vẫn được hỗ trợ trong thời gian ngắn, và cho dù có các đợt giảm xảy ra nhưng đồng bảng Anh vẫn có khả năng tăng giá trở lại nhanh chóng.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đã đạt mức đỉnh được tạo vào tháng 6, và các phản ứng điều chỉnh đang diễn ra nhưng ở bức tranh tổng thể thì đồng Bảng vẫn đang trong xu hướng tăng. Các phân tích về thị trường tỷ giá tiền tệ trước đó bạn đọc có thể xem lại phía dưới đây.
Các điều kiện cơ bản đều đang ủng hộ đồng bảng Anh tiếp tục tăng giá và tỷ giá GBP/USD cũng đang tăng với các điều kiện hỗ trợ như hoạt động trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% cùng mức kỹ thuật 1.27438, phá vỡ cạnh trên kênh giá tăng cùng duy trì ở trên đường trung bình động EMA21.
Triển vọng kỹ thuật của GBP/USD ở bức tranh lớn thì không có điều kiện giảm nào đáng chú ý ngoài phản ứng của Chỉ số sức mạnh tương đối RSI khi tiếp cận khu vực 70% nhưng phản ứng cũng là không đáng kể, điều này cho thấy các đợt điều chỉnh giảm dễ dàng bị hạn chế.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý với triển vọng tăng của GBP/USD như sau.
Hỗ trợ: 1.27438 – 1.27212
Kháng cự: 1.28495
@BestSC
EUR/USD điều chỉnh sau khi nhận hỗ trợ từ dữ liệu NFP OANDA:EURUSD điều chỉnh sau khi nhận được hỗ trợ đáng kể từ dữ liệu Bảng lương phi nông nghiệp của Hoa Kỳ công bố hôm thứ Sáu tuần trước, dưới đây là tổng hợp về dữ liệu và phân tích triển vọng đối với EUR/USD.
Báo cáo việc làm được theo dõi chặt chẽ của Bộ Lao động Hoa Kỳ vào thứ Sáu cho thấy bảng lương phi nông nghiệp đã tăng thêm 209.000 việc làm trong tháng 6, mức tăng nhỏ nhất kể từ tháng 12 năm 2020, trước đó thị trường đã dự đoán mức tăng là 225.000.
Đây cũng là lần đầu tiên sau 15 tháng, tăng trưởng việc làm không đạt được kỳ vọng. Mức tăng việc làm trong tháng 4 và tháng 5 thấp hơn 110.000 so với báo cáo trước đó.
Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3,6% từ 3,7% trong tháng Năm. Các dấu hiệu về khả năng phục hồi suy yếu trên thị trường lao động Hoa Kỳ đã làm giảm triển vọng Cục Dự trữ Liên bang giữ lãi suất cao trong một thời gian dài.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng việc làm vẫn mạnh mẽ và với lạm phát vẫn đang ở mức gấp đôi mức mục tiêu của Fed, vì vậy vẫn có nhiều triển vọng Fed sẽ tăng lãi suất trong tháng này. Nhưng đợt tăng lãi suất trong tháng này về cơ bản đã được thị trường tiêu hóa. Do đó, dữ liệu việc làm không thể tiếp tục thúc đẩy đồng USD.
Khi các ngân hàng trung ương lớn khác của châu Âu tiếp tục thắt chặt tiền tệ trên con đường chống lạm phát, đồng euro cũng nhân cơ hội này phục hồi nhẹ. Các thị trường sẽ hướng sự chú ý của họ đến việc công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tuần này, có khả năng cho thấy lạm phát giảm xuống 3,1%. Nếu vậy, điều này sẽ tiếp tục làm giảm triển vọng tăng lãi suất trong tương lai của Fed, khiến các loại tiền tệ chính không phải Dollar cùng vàng, bạc,… tăng giá trong ngắn hạn.
Trên biểu đồ hàng ngày , OANDA:EURUSD sau khi phục hồi từ mức Fibonacci thoái lui 0.50% và đóng cửa hàng ngày của tuần trước ở trên mức Fibonacci 0.236% thì nó đang điều chỉnh từ cạnh dưới của kênh giá (a), đây cũng là mức kháng cự gần nhất mà EUR/USD đối diện.
Hiện tại, EUR/USD được giao dịch với triển vọng tăng khi có đủ các điều kiện cần cho điều này như hoạt động giá trên mức Fibonacci 0.236% và đường trung bình động EMA21.
Trường hợp EUR/USD giảm giá nhiều hơn chỉ xảy ra khi nó đưa hoạt động giá trở lại dưới mức Fibonacci 0.382% và đường trung bình động EMA21 sau đó mức mục tiêu vào khoảng 1.08231 cùng xu hướng là kênh giá (b).
Các mức kỹ thuật đáng chú ý đối với EUR/USD như sau.
Hỗ trợ: 1.09230 – 1.08678
Kháng cự: 1.10122
@BestSC
Tỷ giá USD/JPY điều chỉnh không đáng kể với xu hướng tăng chínhTỷ giá OANDA:USDJPY đã từng đạt mức cao nhất là 145,07 vào tuần trước, và Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Shunichi Suzuki đã đưa ra cảnh báo về sự suy yếu quá mức của đồng Yên vào thứ Sáu, nói rằng nếu đồng Yên tiếp tục giảm, họ sẽ thực hiện các biện pháp thích hợp để theo dõi chặt chẽ xu hướng tỷ giá hối đoái và cảnh báo các nhà đầu tư không nên bán khống đồng Yên.
Thị trường đã theo dõi liệu Ngân hàng Trung ương Nhật Bản có can thiệp vào tiền tệ một lần nữa hay không, lần cuối cùng họ can thiệp vào khoảng 145 điểm, và các kế hoạch chính sách của Fed và Ngân hàng Nhật Bản sẽ vẫn rất khác nhau tạo ra chênh lệch lãi suất.
Trong quý II, đồng Dollar đã tăng gần 9% so với đồng Yên, mức tăng hàng quý tốt nhất trong một năm.
Dữ liệu vào thứ Sáu cho thấy giá tiêu dùng cốt lõi ở khu vực Tokyo đã tăng 3,2% trong tháng 6, vượt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương trong tháng thứ 13 liên tiếp, khiến các nhà hoạch định chính sách chịu áp lực phải điều chỉnh chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo của họ.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày, USD/JPY đã điều chỉnh giảm sau khi đạt mức kháng cự ngang 145,050 gửi đến bạn đọc thông qua các xuất bản về Tỷ giá hối đoái lần trước.
Nhưng mức điều chỉnh là không đáng kể với triển vọng chính vẫn là tăng giá cùng các điều kiện kỹ thuật cũng ủng hộ điều này, hoạt động trong kênh giá tăng (a), ở trên đường trung bình động EAM21 và mức Fibonacci thoái lui 0.618% là các điều kiện nói trên.
Việc USD/JPY cố gắng đi ra khỏi kênh giá tăng (a) bằng các phá vỡ cạnh trên của kênh giá này sẽ cung cấp cho USD/JPY mở ra một đợt tăng mới, nhưng điều này cần được xác nhận bởi mức kháng cự ngang 145,050 cần bị phá vỡ sau đó mức mục tiêu ngắn hạn vào khoảng 145,866.
Không loại trừ một đợt điều chỉnh giảm trong ngắn hạn khi mà Chỉ số sức mạnh tương đối RSI đang hoạt động ở khu vực quá mua và USD/JPY cũng ở khá xa với hỗ trợ gần nhất là mức Fibonacci thoái lui 0.618%.
Triển vọng tổng thể đối với USD/JPY vẫn là tăng giá và các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 142,517
Kháng cự: 145,050 – 145,866
@BestSC
Dollar dao động hẹp, thị trường cần tập trung vào PMI tháng 6Trong phiên châu Á, chỉ số Dollar Mỹ TVC:DXY dao động trong biên độ hẹp, hiện giao dịch quanh mức 102,96. Thứ Sáu tuần trước, sau khi PCE và các dữ liệu khác được công bố, chỉ số Dollar Mỹ đã suy yếu mạnh và từ bỏ tất cả mức tăng đạt được vào thứ Năm tuần trước, bởi vì dữ liệu cho thấy tốc độ tăng trưởng lạm phát chậm lại của Hoa Kỳ và chi tiêu của người tiêu dùng Hoa Kỳ hạ nhiệt đã đặt ra một số nghi ngờ về mức độ tích cực của Cục Dự trữ Liên bang trong việc chống lại lạm phát.
Các nhà đầu tư cần tập trung vào dữ liệu PMI sản xuất ISM tháng 6 của Hoa Kỳ sẽ được công bố vào thứ Hai.
Dữ liệu từ Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho thấy vào thứ Sáu rằng chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng 0,1% so với tháng trước trong tháng 5, được điều chỉnh lên 0,6% trong tháng 4 và tăng từ 0,8% trong tháng trước.
Chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) tăng 0,1% trong tháng 5 sau khi tăng 0,4% trong tháng 4.
Chỉ số giá PCE đã tăng 3,8% trong 12 tháng tính đến tháng 5, mức tăng hàng năm nhỏ nhất kể từ tháng 4 năm 2021, sau khi tăng 4,3% trong tháng 4.
Nhưng biện pháp PCE vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu lạm phát 2% của Fed, vì vậy có thể đồng USD sẽ chỉ phải chịu áp lực giảm trong ngắn hạn với những dữ liệu PCE được công bố cho thấy lạm phát thấp hơn.
Trước đó, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Powell nói có thể sẽ tăng lãi suất 2 lần lãi suất nữa trong năm nay, đồng thời giảm kỳ vọng về khả năng cắt giảm lãi suất trước cuối năm nay.
Theo công cụ FedWatch của Tập đoàn CME, sau khi dữ liệu PCE của Hoa Kỳ vào tháng 5 được công bố, khả năng tăng lãi suất 25 điểm cơ bản tại cuộc họp tháng 7 của Cục Dự trữ Liên bang vẫn áp đảo chiếm ưu thế với 87,4%.
Trên biểu đồ kỹ thuật hàng ngày , Chỉ số sức mạnh đồng Dollar TVC:DXY mặc dù giảm nhưng vẫn giữ hoạt động giá bên trong kênh giá tăng ngắn hạn (b) và ở trên cạnh trên kênh giá (a) trước đó cùng mức Fibonacci thoái lui 0.50%.
Nhưng Dxy cũng đang phải chịu áp lực từ đường trung bình động EMA21 và mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Điều này có nghĩa, về mặt kỹ thuật miễn là Dxy không mất khu vực hỗ trợ xung quanh mức 102,736 thì nó vẫn có khả năng tăng giá và một khi Dxy đưa hoạt động giá lên trên mức Fibonacci thoái lui 0.382% nó sẽ được củng cố bởi các đợt tăng giá kế tiếp.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 102,736
Kháng cự: 103,199
@BestSC
EUR, GBP ổn định, phân tích triển vọng ngày 27/6OANDA:EURUSD
Cuộc khảo sát được công bố hôm thứ Hai cho thấy niềm tin kinh doanh của Đức suy giảm tháng thứ 2 liên tiếp trong tháng 6.
Chỉ số đánh giá về môi trường kinh doanh của Đức trong tháng 6 là 88,5, so với 91,5 của tháng 5. Niềm tin vào nền kinh tế Đức đã bị dữ liệu che mờ đáng kể, điều đó cho thấy nền kinh tế lớn nhất châu Âu đang gặp khó khăn trong việc thoát khỏi suy thoái.
Triển vọng phát triển kinh tế lại xuất hiện trong tình thế khó khăn, cùng với việc đồng Dollar Mỹ mạnh lên gần đây, dẫn đến sự điều chỉnh kỹ thuật cao của đồng euro trong ngắn hạn.
Nhưng nhìn chung, EUR/USD dường như không muốn từ bỏ xu hướng tăng đã hình thành trong hơn một tháng và nhiều người đang xây dựng một nền tảng có thể bám sát xu hướng đó.
Nếu xu hướng tiếp theo có thể tiếp tục duy trì trên khu vực 1,0867 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.382%, thì đồng EUR/USD vẫn có triển vọng phục hồi. Trường hợp nó giảm xuống dưới vùng hỗ trợ nêu trên, tỷ giá EUR/USD có thể tăng tốc độ giảm quay trở lại kênh giá (a).
Hỗ trợ: 1.08678
Kháng cự: 1.09457 – 1.10122
OANDA:GBPUSD
Ngân hàng Anh đã tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản vào tuần trước, mức tăng lớn hơn dự kiến, đẩy kỳ vọng cao nhất của thị trường về lãi suất cơ bản của Vương quốc Anh lên hơn 6%, ngụ ý thắt chặt hơn 100 điểm cơ bản.
Nhưng vấn đề ở đây là cần phải đánh giá xem khi mà các Ngân hàng trung ương khác đang dần được định giá sẽ gần đạt đỉnh lãi suất, có nghĩa là sẽ không tăng thêm nữa. Vậy liệu việc tăng lãi suất lớn của NHTW Anh có thể tạo ra rủi ro về một đợt suy thoái hay không, đây cũng là lời giải thích cho mục tiêu “Hạ cánh mềm” của các NHTW, có nghĩa là kết thúc chu kỳ lãi suất nhưng không tạo ra suy thoái.
Điều này sẽ được đánh giá dựa trên các dữ liệu kinh tế vĩ mô, còn ở thời điểm hiện tại thì đồng Bảng vẫn được hỗ trợ về mặt cơ bản.
Về mặt kỹ thuật, GBP/USD vẫn đang ở trong trạng thái tích luỹ trong 1-2 phiên gần đây nhưng các điều kiện kỹ thuật vẫn ủng hộ tăng giá khi hoạt động giá giữ trên kênh giá tăng trước đó và bám sát xu hướng tăng (a) cùng với đó là ở trên mức Fibonacci thoái lui 0.236%.
Trưởng hợp rủi ro giảm giá chỉ có thể xảy ra khi GBP/USD xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.382%, nhưng ngay cả như vậy mức giảm cũng sẽ bị giới hạn bởi sự xuất hiện của EMA21.
Nói tóm lại, ở góc nhìn kỹ thuật thì GBP/USD vẫn có triển vọng tăng giá với các mức giảm chỉ mang tính điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Và các điểm giá đáng chú ý được liệt kê sau đây.
Hỗ trợ: 1.26830 – 1.26442
Kháng cự: 1.27483 – 1.28533
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
Bức tranh cơ bản, phân tích triển vọng EUR/USD, USD/JPY, GBP/USDBức tranh tổng thể vĩ mô vẫn là mối liên quan giữ lãi suất tới sức mạnh đồng Dollar và các tiền tệ lớn khác, dưới đây là tổng hợp và đánh giá tin tức và dữ liệu kinh tế thị trường tiền tệ để bắt đầu tuần giao dịch cuối cùng của tháng 6.
Bức tranh vĩ mô chung ( TVC:DXY )
Một cuộc khảo sát được theo dõi chặt chẽ vào thứ Sáu cho thấy hoạt động kinh doanh của Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 3 tháng vào tháng 6 khi tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ lần đầu tiên chậm lại trong năm nay và sự thu hẹp trong lĩnh vực sản xuất ngày càng sâu.
Tuy nhiên, bức tranh tổng thể cho thấy tăng trưởng kinh tế Mỹ tăng nhẹ trong quý II, ngay cả khi vẫn tồn tại những lo ngại rằng việc Cục Dự trữ Liên bang tăng suất mạnh trong năm qua sẽ châm ngòi cho một cuộc suy thoái và sụt giảm sản xuất ngày càng sâu sắc, trong khi hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ chiếm ưu thế của khu vực hầu như không tăng do tổng nhu cầu giảm lần đầu tiên kể từ tháng Giêng.
Dữ liệu hôm thứ Sáu được công bố ngay sau khi một loạt các ngân hàng trung ưng lớn trên toàn cầu cùng nhau tăng lãi suất và thậm chí tăng nhiều hơn dự kiến, điều này làm rủi ro một số nền kinh tế phải rơi vào suy thoái lớn hơn khi mà tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát vẫn không có dấu hiệu dừng lại.
Các thị trường lo lắng về một đợt tăng lãi suất bất ngờ sau khi các đợt tăng lãi suất lớn hơn dự kiến ở Anh và Na Uy đã hỗ trợ đồng USD. Chủ tịch Fed Jerome Powell cho biết hôm thứ Năm tuần trước rằng Fed sẽ điều chỉnh lãi suất với tốc độ thận trọng kể từ bây giờ, nhưng loại trừ khả năng cắt giảm lãi suất "sớm xảy ra ".
[ OANDA:EURUSD ] Phó Chủ tịch Ngân hàng Trung ương Châu Âu Luis de Guindos nói rằng Ngân hàng Trung ương Châu Âu đang "bước vào giai đoạn cuối cùng của chu kỳ thắt chặt nhưng sẽ phụ thuộc vào dữ liệu”.
Ông cũng nói rằng chính sách tiền tệ và các hiệu ứng trong giai đoạn cơ sở do ECB thực hiện sẽ "giúp" giảm lạm phát cơ bản và điều quan trọng là "xem xét các tác động vòng 2: mọi thứ liên quan đến tăng lương và sự phát triển của chi phí lao động".
Nếu kịch bản tác động vòng 2 diễn biến phức tạp, "chính sách tiền tệ sẽ phải làm nhiều hơn" và chính sách tài khóa cũng phải đóng vai trò kiềm chế lạm phát.
Ngoài ra, dữ liệu PMI của Pháp và Đức yếu hơn kỳ vọng làm dấy lên lo ngại suy thoái, sự sụt giảm trong chỉ số PMI dịch vụ của khu vực đồng Euro đặc biệt nghiêm trọng, cho thấy tăng trưởng do chi phí lao động cao liên tục và các điều kiện tiền tệ thắt chặt đã bắt đầu có tác động.
Trên biểu đồ hàng ngày, EUR/USD suy giảm mạnh mẽ vào thứ Sáu để kiểm tra lại cạnh trên của kênh giá (a) và đang phục hồi giữ trên mức Fibonacci thoái lui 0.382%, nhung khả năng tăng giá đang bị đe doạ bởi đường xu hướng (b) bị phá vỡ dưới và để EUR/USD có đủ điều kiện tăng giá thì nó cần phải giữ hoạt động giá trở lại trên đường xu hướng (b) xác nhận bởi mức kháng cự 1.09457.
Triển vọng kỹ thuật đối với EUR/USD được chú ý bởi các mức kỹ thuật sau.
Hỗ trợ: 1.08678
Kháng cự: 1.09230 – 1.09457
[ OANDA:USDJPY ] Đồng Yên lại phải chịu thêm áp lực khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản duy trì lập trường cực kỳ ôn hòa, và điều này là đang gây ra nhiều bất lợi hơn nữa đối với những người xuất khẩu lao động Nhật từ Việt Nam.
Có thể ngồi ở Việt Nam nhưng chúng ta vẫn nghe thấy tiếng than thở khi một thời gian dài lao động Việt Nam tại Nhật bị vùi dập kỳ vọng đồng Yên sẽ phục hồi.
Dữ liệu vào thứ Sáu cho thấy lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã vượt kỳ vọng vào tháng 5, với một biện pháp loại trừ chi phí nhiên liệu tăng với tốc độ nhanh nhất trong 42 năm, gây áp lực buộc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản phải rút dần gói kích thích khổng lồ.
Trên biểu đồ hàng ngày, USD/JPY cũng không có thay đổi đáng kể với kênh giá tăng chính và giữ trên mức Fibonacci thoái lui 0.618% cùng đường trung bình động EMA21 là các điều kiện kỹ thuật cần cho việc tăng giá.
Hiện tại, nếu cạnh trên của kênh giá tăng bị phá vỡ trên USD/JPY có triển vọng tăng giá nhiều hơn với mục tiêu sau đó tại kháng cự ngang 145.050.
Ở bức tranh tổng thể thì USD/JPY vẫn cho thấy triển vọng tăng giá và được chú ý bởi các mức kỹ thuật sau.
Hỗ trợ: 142.517 – 139.600
Kháng cự: 145.050
[ OANDA:GBPUSD ] Đồng bảng Anh bị đè nặng bởi những kỳ vọng ngày càng tăng rằng nền kinh tế Anh có thể rơi vào suy thoái sau khi Ngân hàng Trung ương Anh tăng mạnh lãi suất vào thứ Năm tuần trước để chống lại lạm phát cao kéo dài.
Mặc dù GBP/USD đã điều chỉnh giảm vào thứ Sáu nhưng nhìn chung vẫn chưa thay đổi xu hướng tăng vốn có với hoạt động giá xung quanh xu hướng (a) và ở trên kênh giá tăng bị phá vỡ trước đó cùng mức Fibonacci thoái lui 0.236% làm hỗ trợ chính.
Miễn là GBP/USD vẫn ở trên mức Fibonacci thoái lui 0.382% và đường trung bình động EMA21 thì nó vẫn có triển vọng là tăng giá, trong trường hợp mức hỗ trợ tại Fibonacci 0.382% bị phá vỡ dưới thì mức giảm mục tiêu sẽ tiến tới mức Fibonacci tiếp theo tại 0.618%.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.26830 – 1.27241
Kháng cự: 1.28533
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày tuần làm việc nhiều hiệu quả thành công và hạnh phúc
DXY dao động hẹp, phân tích triển vọng, trọng tâm chungChỉ số Dollar Mỹ TVC:DXY dao động trong một biên độ hẹp và hiện đang giao dịch quanh mức 103,56 trong khi thị trường nhìn chung đang chờ đợi dữ liệu lạm phát của tuần này và quyết định lãi suất của Fed để tìm ra bất kỳ manh mối mới nào về mức lãi suất cuối cùng của Fed có thể cao bao nhiêu.
Fed dự kiến sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp ngày 13-14 tháng 6, nhưng có khả năng vẫn duy trì quan điểm diều hâu, báo hiệu khả năng tăng lãi suất vào tháng 7, với lạm phát của Mỹ vẫn duy trì trên mức mục tiêu 2%.
Dưới đây là một số phân tích về triển vọng kỹ thuật đối với Chỉ số sức mạnh đồng Dollar Mỹ ( TVC:DXY )
Trên biểu đồ hàng ngày (D1), Chỉ số sức mạnh đồng Dollar (Dxy) đang hoạt động tạo thành kênh giá giảm (a) với việc phục hồi nhưng vẫn duy trì dưới cạnh trên của kênh giá (a) và mức Fibonacci thoái lui 0.236% thì triển vọng giảm vẫn được ủng hộ và cơ hội tăng giá là không đủ điều kiện.
Hoạt động giá cũng đang bám xung quanh mức trung bình động EMA21, và việc di chuyển xuống dưới mức EMA21 sẽ mở ra triển vọng giảm với mục tiêu sau đó là mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Miễn là Dxy vẫn còn hoạt động dưới mức Fibonacci thoái lui 0.236% và cạnh trên kênh giá (a) thì triển vọng vẫn là giảm giá và các mức phục hồi chỉ mang tính điều chỉnh về mặt kỹ thuật. Mặt khác, trong trường hợp mức Fibonacci 0.382% bị phá vỡ dưới thì Dxy sẽ giảm nhiều hơn nữa với mục tiêu là cạnh dưới kênh giá (a).
Chỉ số sức mạnh tương đối RSI cũng đang dần bị bẻ cong, điều này là tín hiệu cho thấy động lực tăng là không bền vững.
Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý với bạn đọc rằng đối với những tuần có nhiều dữ liệu và sự kiện tại chính lớn thì mọi cấu trúc kỹ thuật đều có khả năng bị phá vỡ.
@BestSC
Bình luận cơ bản, triển vọng kỹ thuật EUR/USD, GBP/USDTVC:DXY - OANDA:EURUSD
Do số lượng người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp vào tuần trước tăng nhiều hơn dự kiến. Số lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp ban đầu tăng lên mức cao nhất trong một năm rưỡi với số lượng đơn đăng ký tăng 28.000 lên 261.000, so với dự báo 235.000.
Dữ liệu dường như bổ sung để xác nhận rằng Fed sẽ bỏ qua đợt tăng lãi suất vào tháng 6 và ngay cả khi nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái, khả năng đồng USD tăng lãi suất sau ngày đó cũng sẽ giảm đi.
Hiện tại, trên biểu đồ 4 giờ, EUR/USD đang điều chỉnh giảm nhẹ sau khi tăng mạnh mẽ vào hôm qua, nhưng vẫn đang nằm trên mức hỗ trợ ngang 1.07604.
Nếu EUR/USD tiếp tục duy trì trên mức hỗ trợ ngang 1.07604 thì mức mục tiêu vào khoảng 1.08095 điểm giá của Fibonacci thoái lui 0.382% và một khi mức Fibonacci nói trên bị phá vỡ EUR/USD có triển vọng tăng thêm cho đến 1.08322 trước khi tiến đến mức 1.08635 điểm giá của mức Fibonacci thoái lui tiếp theo.
Ngay cả trong trường hợp mức hỗ trợ 1.07604 bị phá vỡ cũng không mang lại nhiều áp lực về mặt kỹ thuật khi mà phái dưới nó là mức Fibonacci thoái lui 0.236% có thể đóng vai trò là một mức hỗ trợ quan trọng.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý đối với EUR/USD như sau.
Hỗ trợ: 1.07604 – 1.07426
Kháng cự: 1.08095
OANDA:GBPUSD
Các dự báo do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đưa ra hôm thứ Tư cho thấy lạm phát của Anh sẽ đạt 6,9% vào năm 2023, mức cao nhất so với bất kỳ nền kinh tế tiên tiến nào.
Các thị trường vẫn đang định giá lãi suất sẽ có thêm 100 điểm cơ bản khác từ Ngân hàng Trung ương Anh trong những tháng tới để kiềm chế giá cả tăng cao.
Lợi tức trái phiếu kỳ hạn 2 năm nhạy cảm với lãi suất của Vương quốc Anh vào thứ Năm đã đạt mức cao nhất kể từ cuộc khủng hoảng "ngân sách nhỏ" vào tháng 9, với thị trường tiền tệ tất cả đều định giá bằng việc tăng lãi suất 25 điểm cơ bản từ Ngân hàng Trung ương Anh vào ngày 22 tháng Sáu. dự kiến sẽ có hành động tương tự khi nhóm họp vào tháng 8 và tháng 9.
Đồng bảng Anh dự kiến sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi kỳ vọng rằng triển vọng tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương Anh sẽ vẫn mạnh mẽ.
Trên biểu đồ hàng ngày, GBP/USD tiếp tục tăng và tạo nên một kênh giá tăng trong trung hạn; cùng với việc duy trì trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% và đây được coi là một điều kiện để cặp tỷ giá này tiếp tục tăng giá trong thời gian tới.
Tuy nhiên, mức tăng của GBP/USD cũng đang bị hạn chế bởi hợp lưu áp lực từ kháng cự ngang 1.25807 với cạnh trên của kênh giá tăng; với kỳ vọng một khi mức hợp lưu áp lực này bị phá vỡ trên GBP/USD có triển vọng tăng lên mức đỉnh gần nhất trước đó tại 1.26787.
Miễn là mức Fibonacci giữ GBP/USD ở trên thì mọi đợt giảm chỉ mang tính điều chỉnh về mặt kỹ thuật và GBP/USD vẫn có triển vọng tăng.
Các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.24731
Kháng cự: 1.25807
@BestSC
Áp lực từ USD vẫn đè nặng EUR, JPY; phân tích triển vọngOANDA:EURUSD ; TVC:DXY
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm Chủ nhật cho biết ông đã hoàn tất thỏa thuận ngân sách với Chủ tịch Hạ viện McCarthy, thỏa thuận này sẽ đình chỉ trần nợ 31,4 nghìn tỷ USD và đưa thỏa thuận này ra Quốc hội để bỏ phiếu.
Nhưng trọng tâm sẽ sớm chuyển sang thực tế là việc đạt được thỏa thuận chỉ là một bước trong quy trình và liệu Hạ viện và Thượng viện có thể đồng ý về thỏa thuận đó trước ngày 5 tháng 6 hay không vẫn là một câu hỏi lớn.
Và chu kỳ tăng lãi suất của Mỹ có thể không kết thúc sớm như kỳ vọng trước đó, trước những dấu hiệu về một nền kinh tế mạnh mẽ, quan điểm đã hỗ trợ đồng Dollar và sẽ tiếp tục như vậy trong ngắn hạn, gây áp lực đối với các tiền tệ lớn tương quan trực tiếp với đồng bạc xanh của Hoa Kỳ.
EUR/USD vẫn đang vật lộn gần mức 1,07 trên biểu đồ 4 giờ, tỷ giá hối đoái vẫn đang ở trong kênh giá giảm ngắn hạn, nhưng chỉ báo sức mạnh tương đối RSI đang hướng lên là tín hiệu cho một đợt điều chỉnh tăng trong ngắn hạn.
Về mặt kỹ thuật, nếu EUR/USD không thể đưa hoạt động giá lên trên mức kháng cự ngang 1.07594 thì nó không có đủ điều kiện để tăng giá, trong trường hợp mức kháng cự ngang này bị phá vỡ trên EUR/USD sẽ hướng đến mục tiêu gần nhất với Fibonacci thoái lui 0.50%.
Ngoài ra, EUR/USD sẽ giảm giá nhiều hơn nữa nếu mức hỗ trợ 1.07079 bị phá vỡ dưới, sau đó mức mục tiêu là Fibonacci thoái lui 0.786% và tiếp tục duy trì trong kênh giá giảm.
Các điểm giá kỹ thuật được chú ý như sau
Hỗ trợ: 1.07079
Kháng cự: 1.07594
OANDA:USDJPY
Trong giai đoạn gần đây, việc mua đồng Dollar Mỹ làm nơi trú ẩn an toàn được kích hoạt bởi rủi ro vỡ nợ và kỳ vọng rằng lãi suất đồng Dollar Mỹ sẽ tiếp tục cao do khả năng phục hồi của dữ liệu kinh tế Mỹ, đã có tác động rất lớn đến đồng Yên, riêng trong tháng 5 tỷ giá đồng Yên so với đồng USD đã giảm gần 5%.
Hơn nữa, trước cuộc họp lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng 6, khi thị trường kỳ vọng rằng họ sẽ tiếp tục tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, việc mở rộng thêm chênh lệch lãi suất rõ ràng sẽ không có lợi cho đồng yên.
Có một áp lực điều chỉnh nhất định của việc chốt lời trong biểu đồ 4 giờ ngắn hạn. Nhưng nhìn chung USD/JPY vẫn có xu hướng tăng với việc duy trì xung quanh xu hướng (a) và phản ứng ở trên đường trung bình động EMA21.
Ngay cả khi USD/JPY xuống dưới mức EMA21 thì vẫn có triển vọng tăng trở lại về mặt kỹ thuật với hỗ trợ tại Fibonacci thoái lui 0.236% để kiểm tra đường xu hướng (a).
Trong ngắn hạn, USD/JPY được chú ý bởi các mức kỹ thuật sau.
Hỗ trợ: 139,996 – 139,212
Kháng cự: 140,903
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc
5 Yếu tố Chính Định Hình Giao Dịch Đô LA Mỹ Trong Tuần Này5 Yếu tố Chính Định Hình Giao Dịch Đô LA Mỹ Trong Tuần Này
Đồng đô la mỹ đang ở giữa một tuần đầy những sự kiện quan trọng. Cùng với nhau, những động lực cơ bản này nắm giữ chìa khóa để hiểu được những thay đổi tiềm năng trong hoạt động của đồng đô la mỹ trong suốt cả tuần:
Tổng thống Hoa kỳ Joe Biden tuyên bố rằng một thỏa thuận lưỡng đảng đã đạt được để nâng mức trần nợ CỦA HOA kỳ là 31,4 nghìn tỷ đô la, nhằm tránh vỡ nợ. Bây giờ ông đã kêu Gọi Quốc hội thông qua thỏa thuận càng sớm càng tốt. Xếp hạng Fitch sẽ loại bỏ xếp hạng" đồng hồ tiêu cực " trên Hoa kỳ khi thỏa thuận vượt qua hoặc có vẻ như sẽ vượt qua quốc hội.
Thỏa thuận trần nợ có khả năng làm suy yếu sức hấp dẫn an toàn của đồng đô la mỹ, dẫn đến sự gia tăng sự thèm ăn rủi ro trên thị trường toàn cầu.
Chỉ số Giá Chi Tiêu Tiêu Dùng Cá nhân, biện pháp lạm phát được Ưa Chuộng Của Cục Dự trữ Liên bang, đã tăng 4,4% trong tháng tư so với năm trước, tăng từ mức tăng 4,2% được quan sát Vào Tháng Ba. Sự phát triển này đã làm tăng xác suất tăng lãi suất 25 điểm cơ bản của Cục Dự trữ Liên bang vào tháng sáu.
Do Ngày Tưởng niệm cuối TUẦN Ở MỸ, cũng như các ngày lễ ngân hàng Ở Châu âu và VƯƠNG quốc ANH, thứ hai sẽ bị giảm thanh khoản thị trường. Ngoài ra, các tổ chức đang chuẩn bị cho giao dịch cuối tháng vào thứ tư, điều này có thể gây ra nhiều biến động hơn.
BÁO CÁO bảng lương CỦA HOA kỳ Cho Tháng Năm sẽ được phát hành vào ngày 2 tháng sáu. Những tháng gần đây đã liên tục cho thấy số liệu công việc tốt hơn dự kiến. Dự kiến số lượng việc làm trong tuần này sẽ cho thấy có thêm 180.000 việc làm, với tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên 3,5%. Một thị trường việc làm chặt chẽ hơn sẽ củng cố lập trường diều hâu Của Cục Dự trữ Liên bang, với dữ liệu tiền lương mạnh mẽ cũng cung cấp hỗ trợ nếu số liệu thực tế vượt qua ước tính.
USD mạnh lên, đè nặng EUR và GBP, phân tích và triển vọng TVC:DXY – OANDA:EURUSD
Báo cáo dữ liệu kinh tế hôm thứ Năm cho thấy số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp mới đã giảm xuống còn 242.000 vào tuần trước, dưới mức kỳ vọng là 254.000.
Một dữ liệu khác cho thấy chỉ số sản xuất của Philadelphia Fed đã tăng lên -10,4 trong tháng 5 từ mức -31,3 trong tháng 4 và dự báo thị trường là -19,8.
Một chuỗi dữ liệu tốt hơn mong đợi đan xen với sự thay đổi theo hướng diều hâu trong các bài phát biểu của các nhà hoạch định chính sách của Fed , thúc đẩy kỳ vọng về lãi suất ở phía trước vẫn còn tích cực.
Hiện tại thị trường đang chuẩn bị phòng ngừa rủi ro cho việc tăng lãi suất tại cuộc họp tháng 6 và giảm đặt cược vào việc cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm. Điều này khiến đồng USD trở nên hấp dẫn và tạo ra áp lực đối với các tiền tệ tương quan khác.
Chủ tịch Fed Dallas Logan hôm thứ Năm cũng cho biết bà lo ngại rằng lạm phát "quá mức" chưa đủ hạ nhiệt để ngân hàng trung ương tạm dừng tăng lãi suất vào tháng Sáu. Cho dù đó là vấn đề trần nợ hay hiệu quả kinh tế trong tương lai gần, đồng USD đã được hỗ trợ một cách toàn diện về mặt cơ bản và gây sức ép đến hầu hết với các tiền tệ lớn tương quan nghịch với nó.
Trên biểu đồ ngắn hạn (H4), tỷ giá OANDA:EURUSD vẫn đang duy trì xu hướng giảm chính được gửi đến bạn đọc trong các xuất bản phân tích về tỷ giá hối đoái tiền tệ trước đó. Với việc hình thành một xu hướng giảm ngắn mới (b), OANDA:EURUSD có rất ít cơ hội để tăng giảm.
Ngoài ra, OANDA:EURUSD cũng đang duy trì hoạt động giá dưới mức Fibonacci thoái lui 0.50%, mức giá quyết định để xem cặp tỷ giá này có giảm nhiều hơn hay không. Và hiện tại, cùng với Chỉ số sức mạnh tương đối hướng xuống OANDA:EURUSD vẫn sẽ có triển vọng là giảm giá với mục mục tiêu tối đa hướng tới mức Fibonacci kế tiếp 0.786%.
Các vị trí kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.07117 – 1.06416
Kháng cự: 1.08063 – 1.08743
OANDA:GBPUSD
Từ góc độ kinh tế vĩ mô ở Anh, tỷ lệ lạm phát cơ bản tiếp tục cao, tăng trưởng kinh tế rất chậm và thị trường lao động yếu, tình hình chung có vẻ bất lợi cho đồng bảng Anh.
Về mặt tương quan, sự lạc quan xung quanh các cuộc đàm phán về trần nợ của Hoa Kỳ và thành tích kinh tế nổi bật đã củng cố đồng USD, điều này cũng tiếp tục gây áp lực lên đồng bảng Anh.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD sau những điều chỉnh nhất định kể từ khi đường xu hướng tăng (a) bị phá vỡ thì cặp tỷ giá này đã giảm trở lại xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật quan trọng được gửi đến bạn đọc vào xuất bản số ra trước tại mức 1.24472, việc phá vỡ mức hỗ trợ này biến nó trở thành kháng cự mở đường cho OANDA:GBPUSD giảm nhiều hơn với mục tiêu trong ngắn hạn đạt mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Triển vọng kỹ thuật của OANDA:GBPUSD được duy trì xu hướng giảm (b), miễn là các đợt điều chỉnh không đưa OANDA:GBPUSD trở lại hoạt động trên mức Fibonacci thoái lui 0.236% thì OANDA:GBPUSD vẫn sẽ tiếp tục giảm giá về mặt kỹ thuật trong thời gian tới.
Các vị trí giá đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.23460
Kháng cự: 1.24472 – 1.24731
Trên đây là một số phân tích về OANDA:EURUSD , OANDA:GBPUSD , 2 cặp tỷ giá có tương quan chặt chẽ với đồng USD. Những sự kiện rất quan trọng đối với đồng Dollar và cuối tuần này sẽ ảnh hưởng đến Vàng, bạc, hàng hoá và 2 cặp tỷ giá nêu trên, sự thay đổi của đồng Dollar ( TVC:DXY ) về mặt kỹ thuật cũng sẽ tương quan đến sự thay đổi của OANDA:EURUSD và OANDA:GBPUSD .
Những sự kiện diễn ra của đồng USD vào cuối tuần là không thể dự đoán với ánh mắt hướng đến Jerome Powell và Tổng thống Biden, vì vậy rủi ro thị trường tuần này sẽ xuất hiện ở cả những ngày cuối tuần.
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc.
Mỹ có nguy cơ vỡ nợ, Nhà đầu tư Vàng cần làm gìDỰ BÁO GIAO DỊCH CHIẾN LƯỢC:
Kịch Bản 1: CANH SELL XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 2020 - 2025
Stop Loss : 2028
Take Profit 1 : 2015
Take Profit 2 : 2010
Take Profit 3 : 2005
Kịch Bản 2: CANH SELL XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1990 - 1993
Stop Loss : 1997
Take Profit 1 : 1985
Take Profit 2 : 1980
Take Profit 3 : 1975
Kịch Bản 1: CANH BUY XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 2000 - 2005
Stop Loss : 1997
Take Profit 1 : 2010
Take Profit 2 : 2015
Take Profit 3 : 2020
Kịch Bản 2: CANH BUY XAUUSD QUANH VÙNG GIÁ 1995
Stop Loss : 1992
Take Profit 1 : 2000
Take Profit 2 : 2005
Take Profit 3 : 2010
Lưu ý : hãy đánh 1% tài khoản để đảm bảo nguyên tắc quản lý vốn. Không vào quá 5% vốn trong vòng 10 giá gần nhất
Luôn đặt SL trong mọi trường hợp, Chú ý vào lệnh theo vốn hiện tại
USD đè nặng Euro, Gbp bởi kỳ vọng chênh lệch lãi suấtĐồng Dollar Mỹ vẫn tạo ra áp lực đối với đồng tiền chung châu Âu và đồng bảng Anh bởi kỳ vọng chênh lệch lãi suất, dưới đây là một số phân tích cơ bản và triển vọng kỹ thuật đối với OANDA:EURUSD và OANDA:GBPUSD
OANDA:EURUSD
Theo một cuộc khảo sát do Đại học Michigan công bố vào thứ Sáu tuần trước, niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tháng vào tháng 5, do họ lo ngại rằng tranh chấp chính trị về việc tăng giới hạn vay của chính phủ liên bang có thể gây ra suy thoái kinh tế.
Kỳ vọng lạm phát dài hạn của người tiêu dùng cũng tăng vọt trong tháng này lên mức cao nhất kể từ năm 2011, đây là một tin xấu đối với Fed.
Một bất ngờ trong cuộc khảo sát tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan đã vẽ nên một bức tranh lạm phát đình trệ cho nền kinh tế Hoa Kỳ, điều này có thể gợi lại tâm lý cho một đợt tăng lãi suất khác tại cuộc họp tháng 6 của Cục Dự trữ Liên bang và chắc chắn sẽ làm giảm khả năng cắt giảm lãi suất trong nửa cuối năm.
Lạm phát ở Mỹ vẫn tăng cao đã làm dấy lên một số nghi ngờ về việc cắt giảm lãi suất vào cuối năm của Cục Dự trữ Liên bang và quan điểm rằng các ngân hàng trung ương khác cũng có thể tiến gần hơn đến việc tạm dừng tăng lãi suất.
Tâm lý chênh lệch lãi suất tiếp tục mang lại lợi thế cho đồng Dollar và cũng gây áp lực lên các đồng tiền châu Âu.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:EURUSD đã giảm xuống dưới mức Fibonacci thoái lui 0.382% và điều này cung cấp khả năng về đợt giảm giá có thể kéo dài hơn nữa với mức mục tiêu tại Fibonacci thoái lui 0.50% điểm giá 1.08063.
Kênh giá tăng trung hạn trước đó nhìn chung đã bị phá vỡ và các mức tăng trong thời gian tới đối với OANDA:EURUSD chỉ có thể là các đợt điều chỉnh về mặt kỹ thuật trong ngắn hạn bởi có rất nhiều giới hạn Fibonacci trở thành kháng cự chính.
Trong ngắn hạn, OANDA:EURUSD có xu hướng là giảm về mặt kỹ thuật với đường xu hướng (a), các mức kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.08063
Kháng cự: 1.09584
OANDA:GBPUSD
Dữ liệu từ Anh hôm thứ Sáu cho thấy nền kinh tế tăng Anh trưởng 0,1% trong quý đầu tiên, nhưng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong tháng 3 giảm so với tháng trước, một dấu hiệu cho thấy mặc dù tránh được suy thoái trong, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn rất mong manh.
Giống với EUR/USD, đồng Dollar Mỹ tiếp tục thể hiện sức mạnh một cách toàn diện, và đồng bảng Anh tiếp tục bị đàn áp bởi những người bán khống.
Mặc dù tỷ lệ lạm phát của Vương quốc Anh vẫn ở mức cao và kỳ vọng về các đợt tăng lãi suất tiếp theo vẫn còn cao, nhưng có vẻ như nó đã thất bại trong việc tạo ra một cú hích lớn hơn cho đồng bảng Anh. Điều này chủ yếu là do những nghi ngờ rằng lãi suất của đồng Dollar Mỹ dường như vẫn chưa đi đến hồi kết, điều này có tác động cản trở tương đối lớn đối với đồng bảng Anh.
Thông thường, tác động lãi suất tương quan của đồng USD với EURO và GBP là gần như giống nhau mặc dù EU và England đã trải qua Brexit.
Trên biểu đồ hàng ngày, OANDA:GBPUSD đã phá vỡ đường xu hướng tăng trung hạn (a) và đây là dấu hiệu ủng hộ cho đợt giảm giá kế tiếp. Tuy nhiên mức giảm của OANDA:GBPUSD đang bị giới hạn bởi hỗ trợ ngang tạo nên từ đỉnh của tháng 12/2022 và tháng 01/2023, một khi mức hỗ trợ ngang này bị phá vỡ OANDA:GBPUSD có triển vọng giảm giá nhiều hơn nữa với mục tiêu xung quanh mức Fibonacci thoái lui 0.382%.
Triển vọng của OANDA:GBPUSD là giảm nhiều hơn trong trường hợp mức hỗ trợ ngang bị phá vỡ dưới và điều chỉnh tăng trở lại nếu duy trì hàng ngày trên mức 1.24731, các vị trí kỹ thuật đáng chú ý như sau.
Hỗ trợ: 1.24472 – 1.23460
Kháng cự: 1.25856
Sau cùng, @BestSC chúc bạn đọc ngày làm việc hiệu quả và hạnh phúc