Bước tới nội dung

Wikipedia:Liên kết đỏ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Wikipedia:RED)
Hầu hết các bài viết mới được tạo ngay sau khi một tham chiếu tương ứng đến chúng được nhập vào hệ thống.

Spinellis and Louridas, "Tổ chức Cộng tác Tri thức"[1]

Một liên kết đỏ (hay liên kết màu đỏ, liên kết có màu đỏ, tiếng Anh: red link), như ví dụ này, biểu thị rằng trang được liên kết đến trang không tồn tại – trang này chưa từng tồn tại hoặc đã tồn tại trước đây nhưng đã bị xóa. Sẽ hữu ích khi chỉnh sửa bài viết để thêm một liên kết đỏ để cho biết rằng một trang sẽ sớm được tạo hoặc một bài viết nên được tạo cho chủ đề vì chủ thể là nổi bậtcó chứa thông tin kiểm chứng được. Các liên kết đỏ giúp Wikipedia phát triển.

Các bài viết không nên chứa các liên kết đỏ đến các tập tin, đến các bản mẫu hoặc đến các chủ đề không cần thiết cho một bài viết. Các liên kết đỏ không nên được tạo ra cho mỗi chương trong một cuốn sách. Các liên kết đỏ không nên được thực hiện đối với các bài viết đã xóa trừ khi lý do xóa bài viết không phải là do thiếu nổi bật hoặc chủ đề không bách khoa. Ngoài ra, ngay cả khi một trang đã bị xóa vì không đáp ứng các nguyên tắc của Wikipedia, bạn có thể tạo một liên kết đỏ đến tiêu đề trang (tên trang) đó nếu bạn định viết một bài viết về một chủ đề hoàn toàn khác nhưng lại có cùng một tiêu đề.

Nói chung, một liên kết đỏ nên được phép duy trì trong một bài viết nếu nó liên kết đến một tiêu đề có thể duy trì một cách hợp lý một bài viết, nhưng không có bài viết hoặc phần bài viết hiện có, dưới bất kỳ tên nào. Chỉ xóa các liên kết đỏ nếu Wikipedia không nên có một bài viết về chủ đề này. Có thể chuyển liên kết đỏ thành chuyển hướng đến một phần bài viết, trong đó chủ đề được đề cập như một phần của chủ đề rộng hơn (xem Độ nổi bật – Khi nào nên tạo các trang độc lập).

Các liên kết đỏ hữu ích sẽ giúp Wikipedia – khuyến khích những người đóng góp mới theo các hướng dẫn hữu ích và nhắc nhở chúng ta rằng Wikipedia:Wikipedia là một sản phẩm đang hoàn thiện.

Tạo liên kết đỏ

Một liên kết đỏ xuất hiện bất cứ ở đâu trong cặp dấu ngoặc vuông đóng/mở [[ ]] được đặt xung quanh một từ hoặc cụm từ mà Wikipedia không có bài viết, trang định hướng hoặc trang đổi hướng.

Khi nào nên tạo liên kết đỏ

Tạo các liên kết đỏ ở bất cứ đâu trong các bài viết nếu có liên quan đến ngữ cảnh nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn nội dung của các bài viết chứa các liên kết đỏ đó. Ví dụ một thuật ngữ kỹ thuật, nếu không xét đến khái niệm từ điển đơn thuần, sẽ có ý nghĩa với vai trò hỗ trợ ngữ cảnh hiện tại của bài viết. Thuật ngữ đó có thể đủ điều kiện có mặt ở Wikipedia nếu nó đủ "nổi bật" và vì vậy nên có một bài viết riêng. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn nên cẩn thận hơn trong việc tạo các liên kết đỏ, để đảm bảo chúng là hoàn toàn phù hợp với Wikipedia.

Trước khi tạo một liên kết đỏ, hãy chắc chắn rằng chủ đề của liên kết đó chưa tồn tại với một tên trang khác. Chủ đề cũng có thể được đề cập trong một phần của bài viết khác; hoặc thậm chí có thể bị ẩn đi trong một số đoạn gần đó. Vì vậy người tạo liên kết đỏ phải có trách nhiệm xem xét phạm vi chủ đề của liên kết đỏ đó. Các liên kết thể loại ở cuối trang sẽ kết nối với hầu như tất cả các bài viết liên quan và công cụ tìm kiếm cung cấp các tính năng cho các truy vấn nâng cao để có thể xác định văn bản phù hợp (khớp) ở bất kỳ đâu trên Wikipedia. Cả hai phương pháp tìm kiếm đều sử dụng các tính năng MediaWiki để tìm thông tin trên Wikipedia. Hai phương pháp này có thể giúp chúng ta xây dựng Wikipedia theo từng liên kết đỏ một.

Hãy cẩn thận khi tạo một liên kết đỏ để có một tiêu đề hợp lệ và chủ đề của liên kết phải đáp ứng các quy định độ nổi bật dành cho các chủ đề khác nhau, bao gồm Wikipedia:Độ nổi bật (người)), nội dung web (Wikipedia:Độ nổi bật (web)), doanh nghiệp (Wikipedia:Độ nổi bật (tổ chức và công ty)), vân vân.

Khi tạo một bài viết, cách tốt nhất là: (a) kiểm tra xem có các liên kết đỏ hiện có sẽ chuyển sang màu xanh khi tạo bài viết hay không và (b) kiểm tra xem các liên kết đến đó có trỏ đến đúng nơi hay không và để sửa lại cho đúng đến những nơi cần thiết.

Tránh tạo một số loại liên kết đỏ

Không tạo liên kết đỏ đến:

  • Các bài viết không có khả năng được tạo ra và giữ lại ở Wikipedia, bao gồm các bài không tuân thủ quy định Wikipedia:Tên bài hoặc các quy định khác như Wikipedia:Độ nổi bật.
  • Các thể loại không tồn tại. Các liên kết thể loại không tồn tại nên được xóa và thay đổi tên/đổi hướng phù hợp đến thể loại đã tồn tại. Chú ý các liên kết đỏ đến các thể loại trống mang tính chất quản lý và bảo trì Wikipedia được phép giữ lại.
  • Liên kết đỏ với các bản mẫu. Các liên kết đỏ không nên được tạo ra để liên kết đến các bản mẫu chỉ khi các bản mẫu đã được tạo. Không tạo các trang đổi hướng đến các trang không tồn tại. Nếu tồn tại những trang như vậy, chúng có thể bị xóa nhanh theo các tiêu chí xóa nhanh đối với trang đổi hướng.
  • Liên kết đỏ với các tập tin. Không tạo liên kết đỏ đến các Trợ giúp:Tập tin. Các liên kết đỏ như vậy nên được phân loại để dọn dẹp ở Thể loại:Bài viết thiếu tập tin.

Các liên kết đỏ có thể được sử dụng ở các bản mẫu điều hướng và chứa các liên kết đến các bài viết hiện có, tuy nhiên số lượng liên kết đỏ không nên quá nhiều (quá mức). Các biên tập viên thêm liên kết đỏ vào các bản mẫu điều hướng được khuyến khích tích cực làm việc để xây dựng các bài viết từ các liên kết đỏ hoặc hãy cân nhắc việc xóa chúng ra khỏi các bản mẫu nếu cần thiên.

Lưu ý, các biên tập viên vẫn có quyền giữ lại các liên kết đỏ với nhằm mục đích gợi ý cho các biên tập viên tương lai tiếp tục phát triển.

Bài viết tiểu sử người

Tương tự như các chủ đề khác, các liên kết đỏ về thông tin tiểu sử người phải tuân theo các hướng dẫn của Wikipedia đối với độ nổi bật về người. Tất cả các quy tắc áp dụng cho Wikipedia:Tiểu sử người đang sống tương đương với các tên bài có liên kết đỏ. Như đã thảo luận về WP:INCOMINGLINKS, khi tạo một tiểu sử người từ một liên kết đỏ, cách tốt nhất là sử dụng "Đặc biệt:Liên kết đến đây" để xác minh rằng tất cả các liên kết đến đều đề cập đến cùng một người. Đã có một số trường hợp, một bài viết tiểu sử người có cùng tên với một liên kết đỏ hiện có, nhưng bài viết đó lại có nội dung về một người khác.

Các trang định hướng

Nên hạn chế sử dụng các liên kết đỏ ở các trang định hướng. Mục đích duy nhất của một trang định hướng là giúp người đọc tìm thấy đúng bài viết hiện có từ danh sách gợi ý các bài viết có tiêu đề tương tự. Do liên kết đỏ là liên kết đến một bài viết không tồn tại, cho nên việc sử dụng liên kết đỏ ở các trang định hướng thường không được khuyến khích.

Mặt khác, các liên kết đỏ có thể được dùng ở các trang định hướng nếu tồn tại các bài viết bách khoa (có nghĩa không phải là các trang định hướng vì các trang này không được coi là nội dung bách khoa) có các liên kết đỏ như vậy. Hay nói cách khác, nếu có ít nhất một liên kết đỏ nằm trong không gian Chính (bài viết) thì liên kết đỏ ở được phép tồn tại ở các trang định hướng.

Có thể diễn giải thêm ý trên này thông qua ví dụ sau. Bạn có thể tìm kiếm các trang cần viết nhất ở không gian Đặc biệt:Trang cần thiết. Tất cả các trang trong không gian này đều chưa tồn tại vì vậy việc liên kết đến chúng sẽ là liên kết đỏ. Hãy chọn bất kỳ một trang và theo dõi danh sách các trang liên kết đến trang đó ở Đặc biệt:Liên kết đến đây/Tên trang chưa tồn tại, nếu danh sách này có chứa ít nhất một bài viết bách khoa tức là liên kết đỏ này được chấp nhận để tồn tại ở các trang định hướng.

Xử lý các liên kết đỏ hiện có

Nhìn chung, một liên kết đỏ được phép có mặt trong một bài viết nếu nó liên kết đến một thuật ngữ (bài viết) có thể duy trì một cách hợp lý trong một bài viết, nhưng dành cho bài viết ứng viên hoặc một phần bài viết không tồn tại, dưới bất kỳ tên nào.

Một liên kết đỏ đến một bài viết được khởi tạo một cách hợp lý trong tương lai nên được "để yên thay vì được khởi tạo như một bài viết sơ khai tối thiểu mà không chứa thông tin hữu ích." Ví dụ, liên kết đỏ hợp lý có thể là lái xe ở Madagascar, vì có một bài viết về lái xe ở Hoa Kỳ và các bài viết về lái xe theo quốc gia cụ thể như thế này là một lĩnh vực có khả năng được khởi tạo trong tương lai. Tuy nhiên, tốt hơn là để liên kết này màu đỏ hơn là tạo một "chỗ chứa (bài viết) sơ khai" chỉ cho biết "việc lái xe ở Madagascar", với mục đích duy nhất là chuyển liên kết màu đỏ thành màu xanh. Các biên tập viên nên tạo các bài viết sơ khai chứa một lượng nội dung nhất định để có thể sử dụng được, nếu không thì hoàn toàn không nên tạo bài. Các liên kết đỏ có mục đích thông báo cho độc giả rằng Wikipedia đang có nhu cầu về việc tạo ra một bài viết mới với nội dung thông tin hữu ích tối thiểu; việc tạo ra các bài viết sơ khai tối thiểu chỉ đơn giản là để loại bỏ một liên kết đỏ sẽ hủy bỏ cơ chế hữu ích này.

Tương tự, một cụm từ liên kết đỏ hợp lệ như lái xe ở Madagascar sẽ không nên được xử lý bằng cách loại bỏ các dấu ngoặc vuông liên kết, chỉ đơn giản với mục đích là giảm số lượng liên kết đỏ trong một bài viết.

Một liên kết đỏ đang tồn tại có thể chỉ ra một hoặc nhiều điều sau:

  • Một bài viết mới là cần thiết. Khi viết một bài viết, các biên tập viên trên thực tế thường liên kết thuật ngữ trong bài đến các chủ đề quan trọng thích hợp theo sự hiểu biết của họ về chủ đề đó, ngay cả khi những chủ đề đó chưa có bài viết trên Wikipedia. Không xóa các liên kết đỏ này. Điều này có một số ứng dụng:
    • Đối với nội dung một bài viết, một liên kết như vậy giúp cho bài viết được hỗ trợ liên kết đầy đủ (không phải là dạng bài viết mồ côi). Bất cứ khi nào, biên tập viên cũng có thể độc lập viết một bài viết về chủ đề được liên kết đến và khi điều này xảy ra thì đã có sẵn một liên kết và đang chờ nó. Liên kết đỏ cũng giúp độc giả khi tò mò có cơ hội nhấp vào và có cơ hội để tạo bài viết cần thiết ngay tại chỗ nếu họ muốn.
    • Liên kết đỏ có thể xác định nhu cầu tạo trang đổi hướng đến một bài viết khác, nhưng chỉ khi bài viết đó đề cập toàn diện đến chủ đề.
    • Một số dự án Wiki có robot xác định số lần một liên kết đỏ nhất định xuất hiện trong Wikipedia. Điều này được sử dụng để xác định những bài viết nào là cần viết nhất. Biên tập viên cũng có thể, sau khi nhấp vào liên kết đỏ, sử dụng chức năng "liên kết nào ở đây" để xác định số lần chủ đề đã được liên kết đỏ.
  • Liên kết bị hỏng và không còn liên kết đến một bài viết (có thể do bài viết đã bị xóa). Trong trường hợp như vậy, liên kết đỏ thường cần phải xóa hoặc đổi hướng phù hợp đến một bài viết hiện có.
  • Liên kết đỏ có thể được tạo ra vô tình hoặc bởi một người không hiểu rõ nên hay không nên làm gì với việc liên kết trong bài viết. Hãy luôn luôn đánh giá xem liệu một liên kết đỏ có đang liên kết đến một tiêu đề thực sự cần khởi tạo hay không. Xem Wikipedia:Cẩm nang biên soạn/Liên kết.
  • Liên kết đỏ có thể là lỗi đánh máy – ví dụ: ai đó muốn liên kết tới voi châu Phi, nhưng thay vào đó lại gõ sai thành "voii châu Phi". Trong trường hợp như vậy, hãy thử tìm ra bài viết đúng và sửa liên kết. Nếu liên kết trông giống như một lỗi chính tả phổ biến, bạn có thể muốn tạo một đổi hướng từ các lỗi chính tả đó cho đúng, tuy nhiên bạn vẫn nên sửa lỗi chính tả mặc dù nó sẽ không còn xuất hiện màu đỏ nữa (do đã sửa thành tên đúng với liên kết màu xanh).
  • Chủ đề của liên kết đỏ có thể đề cập ở một phiên bản ngôn ngữ khác. Nếu một bài viết như vậy đáp ứng các tiêu chí của Wikipedia tiếng Việt và bạn có thể dịch bài, hãy làm theo các trình tự hướng dẫn tại Wikipedia:Bản dịch; nếu không, hãy sử dụng một liên kết đến bài viết trong phiên bản ngôn ngữ khác của Wikipedia hoặc đặt bên cạnh một liên kết đỏ. Các liên kết như vậy có thể được thực hiện theo cách thủ công hoặc bằng cách sử dụng mẫu liên kết giữa các ngôn ngữ như bản mẫu {{ill}}.
  • Các liên kết trong bất kỳ chú thích {{Về}}{{Bài cùng tên}}, trong {{Chính}}, {{Xem thêm thông tin}}, và ghi chú {{Xem thêm}}, cũng như trong phần "Xem thêm", nhằm phục vụ với mục đích điều hướng. Các liên kết đỏ là không hữu ích trong các trường hợp này; nếu có thể, chúng nên được thay thế bằng một liên kết đang tồn tại, hoặc nếu không sẽ bị xóa.
  • Danh sách "những người nổi bật" trong một bài viết, chẳng hạn như phần "cựu sinh viên nổi bật" trong một bài viết về trường đại học hoặc phần "cá nhân nổi bật" trong các bài về họ của người, có xu hướng tích lũy các liên kết đỏ hoặc liên kết, liệt kê những danh sách người nổi bật không thể kiểm chứng. Các mục danh sách như vậy thường nên bị xóa, nhưng tùy thuộc vào tiêu chí lựa chọn danh sách được lựa chọn.

Xem thêm

Danh sách liên kết đỏ

Tham khảo

  1. ^ Diomidis Spinellis and Panagiotis Louridas (tháng 8 năm 2008). “The collaborative organization of knowledge”. Communications of the ACM. Vol. 51, No. 8, pp. 68–73. doi:10.1145/1378704.1378720. Most new articles are created shortly after a corresponding reference to them is entered into the system. Xem thêm Wikipedia:Giả thuyết lạm phát về tăng trưởng Wikipedia.