Nghĩa dũng quân tiến hành khúc
Tiếng Anh: March of the Volunteers | |
---|---|
Yìyǒngjūn Jìnxíngqǔ | |
Bản nhạc Nghĩa dũng quân tiến hành khúc | |
Quốc ca của Trung Quốc Khu ca của Hồng Kông và Ma Cao | |
Tên khác | Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (Tiếng Anh: March of the Volunteers) |
Lời | Điền Hán, 1934 |
Nhạc | Niếp Nhĩ, 1935 |
Được chấp nhận | 1949 (Trung Hoa Đại lục) 1997 (Hồng Kông) 1999 (Ma Cao) |
Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (giản thể: 义勇军进行曲; phồn thể: 義勇軍進行曲; bính âm: Yìyǒngjūn Jìnxíngqǔ) là quốc ca của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được nhà thơ và soạn giả ca kịch Điền Hán viết lời và Niếp Nhĩ phổ nhạc vào khoảng giữa giai đoạn Chiến tranh Trung–Nhật (1937-1945). Bài này thuộc thể loại hành khúc.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Điền Hán viết "Hành khúc nghĩa dũng quân" vào năm 1934 cho một vở kịch ông soạn cũng vào năm đó. Theo dân gian thì ông viết lời bài này trên một mẩu giấy thuốc lá sau khi bị bắt tại Thượng Hải và bị đưa vào nhà lao Quốc Dân Đảng năm 1935. Bài hát này sau khi được sửa lại đôi chút đã trở thành bài hát chủ đề trong bộ phim Phong vân nhi nữ do Công ty Điện ảnh Điện Thông (电通影片公司) Thượng Hải dàn dựng vào năm 1935. Bộ phim này thuật lại câu chuyện một nhà thơ tên là Tân Bạch Hoa đại diện cho tầng lớp trí thức của nước Trung Hoa cũ, đã gác lại ngòi bút sáng tác của mình, cầm súng xung phong ra mặt trận chống Nhật, xông pha trước quân thù. "Hành khúc nghĩa dũng quân" xuất hiện ở phần đầu và phần cuối của bộ phim này đã để lại ấn tượng sâu sắc cho đông đảo khán giả hồi đó. Không bao lâu nó liền trở thành chiến ca nổi tiếng của Trung Quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Nhật. Bài hát này cũng được Pathé thuộc tập đoàn EMI phát hành trong một đĩa hát vào năm 1935.
Bài này lần đầu tiên được dùng làm quốc ca là trong một hội thảo quốc tế tổ chức tại Praha, Tiệp Khắc tháng 2 năm 1949. Vào thời gian đó những người cộng sản Trung Quốc vừa chiếm được Bắc Kinh. Lúc đó nổ ra một tranh luận xung quanh câu "Đất nước Trung Hoa đã gặp lúc hiểm nguy". Nhà văn Quách Mạt Nhược liền đổi câu trên thành "Dân tộc Trung Quốc đã đến hồi giải phóng".
Người đầu tiên nêu đề nghị lấy bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca của nước Trung Hoa mới là Từ Bi Hồng, một họa sĩ nổi tiếng của Trung Quốc. Tháng 6 năm 1949, hội nghị trù bị thành lập nước Trung hoa mới của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân (gọi tắt là Chính Hiệp) Trung Quốc thảo luận việc quyết định quốc ca, nhiều đại biểu đưa ra ý kiến của mình, một số đại biểu bày tỏ nên kết nạp đề nghị của họa sĩ Từ Bi Hồng lấy bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca, nhưng hội nghị chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Ngày 2 tháng 9 năm 1949, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai... đã đến nghe ý kiến của các đại biểu, ngày 25 tháng 9 năm 1949, tại Trung Nam Hải, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai lại tổ chức buổi tọa đàm hiệp thương về vấn đề quyết định quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, cách tính năm và thủ đô của nước Trung Hoa mới, mời nhân sĩ các đảng phái và nhân sĩ giới văn hóa tham gia. Tổ 6 của hội nghị trù bị Chính Hiệp quyết định đề án lấy "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca và chính thức trình lên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc xét duyệt.
Ngày 27 tháng 9 năm 1949, toàn thể đại biểu của hội nghị Chính Hiệp nhất trí thông qua, trước khi xét định quốc ca của nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, lấy bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều ý kiến không đồng ý đối với câu thứ ba. Khi đó Chu Ân Lai đưa ra đánh giá cuối cùng: "Trước mắt chúng ta vẫn còn kẻ thù đế quốc. Chúng ta càng tiến, kẻ thù sẽ càng tìm cách tấn công và phá hoại chúng ta. Liệu có thể nói là chúng ta sẽ không còn nguy hiểm không?" Quan điểm này được Mao Trạch Đông tán thành vào ngày 27 tháng 9 năm 1949, bài này trở thành quốc ca tạm thời, chỉ vài ngày trước khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập. Đến kỳ họp thứ nhất quốc hội Trung Quốc khóa 5 vào năm 1978, lại thông qua việc chính thức lấy bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" làm quốc ca.
Sau Cách mạng văn hóa
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thời kỳ Cách mạng văn hóa, Điền Hán bị bắt giam, và cũng vì thế mà bài "Hành khúc nghĩa dũng quân" cũng bị cấm hát; kết quả là trong giai đoạn đó bài "Đông phương hồng" được chọn làm quốc ca không chính thức.
"Hành khúc nghĩa dũng quân" được Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc khôi phục lại vào năm 1978, nhưng với lời khác hẳn; tuy vậy, lời ca mới không được thông dụng lắm và thậm chí gây nhầm lẫn.[1] Vào ngày 4 tháng 12 năm 1982, Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc thống nhất chọn lại bản gốc năm 1935 của Điền Hán làm quốc ca chính thức. Điểm nổi bật trong lời hiện nay là không đề cập đến Đảng cộng sản Trung Quốc lẫn Mao Trạch Đông và việc quay lại lời ca cũ đánh dấu sự đi xuống của Hoa Quốc Phong và tệ sùng bái cá nhân đối với Mao cũng như uy thế đi lên của Đặng Tiểu Bình.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc công nhận bài này là quốc ca chính thức của CHNDTH trong bản sửa đổi năm 2004 của Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Phần quốc ca được đề cập ngay sau phần nói về quốc kỳ.
Mặc dù được lưu hành rộng rãi giữa các thành viên của Quốc Dân Đảng trong thời kỳ Chiến tranh Trung-Nhật (1937-1945), nhưng bài này đã bị cấm tại Đài Loan đến tận thập niên 1990.
Quốc ca này chính thức được cử hành tại Hồng Kông lần đầu tiên vào năm 1997,[2] và tại Ma Cao năm 1999 sau khi hai lãnh thổ này được trao trả cho Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Lời bài hát
[sửa | sửa mã nguồn]Phiên bản gốc và hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Bính âm |
Chú âm phù hiệu |
|||
|
|
Nghĩa dũng quân tiến hành khúc |
[tɕʰì.lǎɪ̯ ‖ pǔ.ʏ̯ɛ̂n tswô̞ nǔ.lî tɤ ɻə̌n.mən ‖] |
Hành khúc quân tiến nghĩa dũng |
Phiên bản năm 1978–1982
[sửa | sửa mã nguồn]Hán giản thể Bính âm |
Hán phồn thể |
Hán–Việt | Dịch tiếng Việt |
---|---|---|---|
|
前進,各民族英雄的人民! |
Tiền tiến! Các dân tộc anh hùng đích nhân dân! |
Tiến lên! Nhân dân anh hùng các dân tộc! |
Nghe
[sửa | sửa mã nguồn][[:Image:|Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (không lời)]]
[[Image:|220px|noicon|alt=]]
Phiên bản hòa tấu gió của Chính phủ nhân dân trung ương Trung Quốc
| |
Trục trặc khi nghe các tập tin âm thanh này? Xem hướng dẫn. |
Luật quốc ca
[sửa | sửa mã nguồn]Quốc hội Trung Quốc hôm 01/09/2019 thông qua luật quy định nhằm ngăn chặn việc lạm dụng, xuyên tạc và bôi nhọ Quốc ca của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, theo Tân Hoa Xã. Dự thảo điều luật sẽ cấm người dân sử dụng ca khúc Nghĩa dũng quân tiến hành khúc tại những sự kiện như đám ma hoặc sử dụng làm nhạc nền tại các địa điểm công cộng. Những bản xuyên tạc lời bài hát hoặc những màn biểu diễn phản cảm cũng có thể bị phạt dưới hình thức đình chỉ hoạt động lên tới 15 ngày. Dự luật này cũng nghiêm cấm sử dụng quốc ca cho mục đích quảng cáo thương mại, và tại các sự kiện được sử dụng quốc ca, tất cả mọi người được yêu cầu đứng trang nghiêm.[4]
Trước đó vào năm 2015, hàng trăm cổ động viên địa phương đã chế giễu, quay lưng và giơ những tấm bảng trắng có ghi từ "boo" trong tiếng Anh (mang nghĩa dè bỉu) khi Quốc ca Trung Quốc được phát tại trận đấu giữa hai đội tuyển Hồng Kông và Trung Quốc tại sân vận động Vượng Giác.[5] Ngày 10 tháng 9 năm 2019, người hâm mộ bóng đá Hồng Kông đã la ó khi quốc ca Trung Quốc vang lên trong một trận đấu tại vòng loại FIFA World Cup với Iran.[6]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “公法评论”. www.gongfa.com.
- ^ http://news.bbc.co.uk/media/audio/38691000/rm/_38691747_hongkong_witchell.ram
- ^ http://www.gov.cn/guoqing/guoge/index.htm gov.cn.
- ^ “Nốt nhạc đắng: Trung Quốc sẽ phạt tù người 'chế' quốc ca”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 10 năm 2019. Truy cập ngày 25 tháng 10 năm 2019.
- ^ Sẽ cấm 'xuyên tạc' quốc ca TQ tại Hong Kong?, BBC, 29/08/2017
- ^ Law, Violet. “Hong Kong: Demonstrators boo Chinese anthem at football qualifier”. Al Jazeera. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2019.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tải bài này dưới các định dạng khác nhau
- Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (không lời) Lưu trữ 2008-09-11 tại Wayback Machine
- Nghĩa dũng quân tiến hành khúc (có lời)
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nghĩa dũng quân tiến hành khúc. |
Các quốc ca trong lịch sử Trung Quốc | ||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
|
||||||||||||||