Bước tới nội dung

Bãi Macclesfield

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Quần đảo Trung Sa)
Thực thể địa lý tranh chấp
Bãi Macclesfield
Bãi ngầm Macclesfield
Địa lý
Vị trí của bãi ngầm Macclesfield
bãi cạn Walker (thuộc bãi Macclesfield)
bãi cạn Walker
(thuộc bãi Macclesfield)
bãi cạn Scarborough
bãi cạn Scarborough
Vị tríBiển Đông
Tọa độ15°45′B 114°20′Đ / 15,75°B 114,333°Đ / 15.750; 114.333
Tổng số đảo0
Chiều dài139 kilômét (75 hải lý)
Chiều rộng61 kilômét (33 hải lý)
Quốc gia quản lý Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Tranh chấp giữa
Quốc gia Trung Hoa Dân Quốc
Thành phốCao Hùng

Quốc gia

 Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
Thành phốTam Sa

Bãi Macclesfield (Mác-léc-phiên; tiếng Anh: Macclesfield Bank; tiếng Trung: 中沙大环礁; bính âm: Zhōngshā Dàhuán Jiāo; Hán-Việt: Trung Sa Đại Hoàn tiêu​) là một bãi ngầm dạng rạn vòng hoàn toàn chìm dưới mặt nước Biển Đông. Bãi ngầm này nằm cách quần đảo Hoàng Sa 75 hải lý (139 km) về phía đông,[1] ở vào khoảng giữa của đường hàng hải từ bờ biển miền Trung Việt Nam đến phía bắc đảo Luzon của Philippines.[2] Tên gọi của bãi ngầm xuất phát từ sự kiện tàu Macclesfield của Anh khám phá ra bãi này vào năm 1701.[3]

Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi Macclesfield.[4][5][Ghi chú 1]

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Bãi ngầm Macclesfield là một rạn san hô vòng lớn nằm trên cực đông của sườn lục địa phía tây Biển Đông, có chiều dài tính từ tây-nam lên đông-bắc là 75 hải lý (139 km) và chiều rộng tối đa là 33 hải lý (61 km).[6][7] Phía tây của bãi ngầm là máng biển sâu 2.500 m; phía đông của bãi ngầm dốc hơn 50° xuống đồng bằng biển thẳm sâu 4.000 m.[6] Vành ám tiêu của Macclesfield rộng trung bình khoảng 4,8 km, trên đó là hàng loạt các bãi cạn có độ sâu dưới 20 m. Nơi nông nhất của vành này là tại điểm mút đông bắc của bãi cạn Pigmy (tiếng Anh: Pigmy Shoal) với độ sâu 11,9 m.[3] Trong khi đó, nơi nông nhất của bãi ngầm là bãi cạn Walker (tiếng Anh: Walker Shoal, sâu 9,2 m) nằm bên trong vụng biển của bãi ngầm.[8]

Bản đồ hàng hải bãi Macclesfield (vẽ năm 1920)
Danh sách thực thể địa lý

Bãi ngầm/Rạn vòng Macclesfield gồm 26 thực thể địa lý phụ thuộc ("rạn san hô", "bãi cạn", "bãi ngầm").[6] Phần lớn nằm trên vành ám tiêu của rạn vòng này trong khi số còn lại nằm bên trong vụng biển.

STT Tên tiếng Anh Tên tiếng Trung Tọa độ Độ sâu[6]
(m)
STT Tên tiếng Anh Tên tiếng Trung Toạ độ Độ sâu[6]
(m)
Trên vành rạn vòng
Xếp thứ tự theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ bãi cạn Pigmy ở cực đông bắc.
14 Combe Shoal 控湃暗沙
(Khống Phái ám sa)
15°48′B 113°54′Đ / 15,8°B 113,9°Đ / 15.800; 113.900 12
1 Pigmy Shoal 比微暗沙
(Bỉ Vi ám sa)
16°13′B 114°44′Đ / 16,217°B 114,733°Đ / 16.217; 114.733 12,8 15 Cathay Shoal 华夏暗沙
(Hoa Hạ ám sa)
15°54′B 113°58′Đ / 15,9°B 113,967°Đ / 15.900; 113.967 12,8
2 Egeria Bank 隐矶滩
(Ẩn Ky than)
16°06′B 114°56′Đ / 16,1°B 114,933°Đ / 16.100; 114.933 18 16 Siamese Shoal 西门暗沙
(Tây Môn ám sa)
15°58′B 114°03′Đ / 15,967°B 114,05°Đ / 15.967; 114.050 16
3 Howard Shoal 武勇暗沙
(Vũ Dũng ám sa)
15°52′B 114°57′Đ / 15,867°B 114,95°Đ / 15.867; 114.950 18 17 Bankok Shoal 本固暗沙
(Bản Cố ám sa)
16°00′B 114°06′Đ / 16°B 114,1°Đ / 16.000; 114.100 12,8
4 Learmonth Shoal 济猛暗沙
(Tế Mãnh ám sa)
15°42′B 114°41′Đ / 15,7°B 114,683°Đ / 15.700; 114.683 16 18 Magpie Shoal 美滨暗沙
(Mỹ Tân ám sa)
16°13′B 114°44′Đ / 16,217°B 114,733°Đ / 16.217; 114.733 12,8
5 Plover Shoal 海鸠暗沙
(Hải Cưu ám sa)
15°36′B 114°28′Đ / 15,6°B 114,467°Đ / 15.600; 114.467 18 19 Carpenter Shoal 鲁班暗沙
(Lỗ Ban ám sa)
16°04′B 114°18′Đ / 16,067°B 114,3°Đ / 16.067; 114.300 14,6
6 Addington Patch 安定连礁
(An Định liên tiêu)
15°37′B 114°24′Đ / 15,617°B 114,4°Đ / 15.617; 114.400 18 20 Oliver Shoal 中北暗沙
(Trung Bắc ám sa)
16°06′B 114°25′Đ / 16,1°B 114,417°Đ / 16.100; 114.417 12,8
7 Smith Shoal 美溪暗沙
(Mỹ Khê ám sa)
15°27′B 114°12′Đ / 15,45°B 114,2°Đ / 15.450; 114.200 16 Bên trong vụng biển
Xếp thứ tự theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ chuỗi rạn san hô Hardy.
8 Basselt Shoal 布德暗沙
(Bố Đức ám sa)
15°27′B 114°10′Đ / 15,45°B 114,167°Đ / 15.450; 114.167 16 21 Hardy Patches 石塘连礁
(Thạch Đường liên tiêu)
16°02′B 114°46′Đ / 16,033°B 114,767°Đ / 16.033; 114.767 14,6
9 Balfour Shoal 波洑暗沙
(Ba Phục ám sa)
15°27′B 114°00′Đ / 15,45°B 114°Đ / 15.450; 114.000 14,6 22 Hand Shoal 指掌暗沙
(Chỉ Chưởng ám sa)
16°00′B 114°39′Đ / 16°B 114,65°Đ / 16.000; 114.650 16
10 Parry Shoal 排波暗沙
(Bài Ba ám sa)
15°29′B 113°51′Đ / 15,483°B 113,85°Đ / 15.483; 113.850 14,6 23 Margesson Shoal 南扉暗沙
(Nam Phi ám sa)
15°55′B 114°38′Đ / 15,917°B 114,633°Đ / 15.917; 114.633 14,6
11 Cawston Shoal 果淀暗沙
(Quả Điến ám sa)
15°32′B 113°46′Đ / 15,533°B 113,767°Đ / 15.533; 113.767 18 24 Payne Shoal 屏南暗沙
(Bình Nam ám sa)
15°52′B 114°34′Đ / 15,867°B 114,567°Đ / 15.867; 114.567 14,6
12 Penguin Bank 排洪滩
(Bài Hồng than)
15°38′B 113°43′Đ / 15,633°B 113,717°Đ / 15.633; 113.717 16 25 Phillip's Shoal 乐西暗沙
(Lạc Tây ám sa)
15°52′B 114°25′Đ / 15,867°B 114,417°Đ / 15.867; 114.417 16
13 Tancred Shoal 涛静暗沙
(Đào Tĩnh ám sa)
15°41′B 113°54′Đ / 15,683°B 113,9°Đ / 15.683; 113.900 18 26 Walker Shoal 漫步暗沙
(Mạn Bộ ám sa)
15°55′B 114°29′Đ / 15,917°B 114,483°Đ / 15.917; 114.483 9,1
1
2
21
3
22
23
26
20
19
18
Ảnh vệ tinh chụp phần phía đông của bãi ngầm Macclesfield (nguồn ảnh: NASA).
Số đánh dấu vị trí trong ảnh tương ứng với số thứ tự trong bảng.

Quần đảo Trung Sa (中沙群岛)

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1935, Trung Hoa Dân Quốc xuất bản "Biểu đối chiếu tên gọi Hoa-Anh các đảo thuộc Nam Hải Trung Quốc", trong đó chú thích Trung Sa ngày nay là "quần đảo Nam Sa".[9] Năm 1947, Trung Hoa Dân Quốc đổi tên "quần đảo Nam Sa" thành "quần đảo Trung Sa".[10]

Cách diễn giải khái niệm "quần đảo Trung Sa" của Trung Quốc không thống nhất và gây hiểu lầm (Zou, 2005). Trong các bản đồ chính thức, Trung Quốc chú thích "quần đảo Trung Sa" là bãi Macclesfield. Tuy nhiên, Trung Quốc còn mở rộng khái niệm "quần đảo Trung Sa" để bao hàm nhiều bãi cạnbãi ngầm khác trong Biển Đông,[11] chẳng hạn bãi cạn Scarborough,[Ghi chú 2] bãi cạn St. Esprit (St. Esprit Shoal), bãi ngầm Dreyer (Dreyer Shoal), bãi cạn Helen (Helen Shoal), núi ngầm Stewart (Stewart Seamount/Bank), bãi cạn Truro (Truro Shoal),...

STT Tên tiếng Anh Tên tiếng Trung Tọa độ Độ sâu
(m)
Bản đồ
1 Dreyer Shoal 中南暗沙
(Trung Nam ám sa)
13°57′B 115°24′Đ / 13,95°B 115,4°Đ / 13.950; 115.400 272[6]
Bãi Macclesfield trên bản đồ Biển Đông
Truro
Truro
Dreyer
Dreyer
St. Esprit
St. Esprit
Helen
Helen
Stewart
Stewart
Scar.
Scar.
2 Helen Shoal 一统暗沙
(Nhất Thống ám sa)
19°12′B 113°53′Đ / 19,2°B 113,883°Đ / 19.200; 113.883 10,2[6]
3 St. Esprit Shoal 神狐暗沙
(Thần Hồ ám sa)
19°33′B 113°02′Đ / 19,55°B 113,033°Đ / 19.550; 113.033 12,8[6]
4 Scarborough Shoal 黄岩岛[Ghi chú 3]
(Hoàng Nham đảo)
15°11′B 117°46′Đ / 15,183°B 117,767°Đ / 15.183; 117.767 Mặt bằng rạn sâu 0,5 - 3,5 m.[6]
5 Stewart Seamount 管事暗滩
(Quản Sự ám than)
17°20′B 118°50′Đ / 17,333°B 118,833°Đ / 17.333; 118.833 Đỉnh cách mặt biển 447 m.
6 Truro Shoal 宪法暗沙
(Hiến Pháp ám sa)
16°20′B 116°44′Đ / 16,333°B 116,733°Đ / 16.333; 116.733 18[6]

Một số học giả đặt ra câu hỏi về tính hợp pháp của hành động tuyên bố chủ quyền đối với bãi Macclesfield[12] vì theo công pháp quốc tế, một quốc gia không được tuyên bố chủ quyền đối với thực thể địa lý chìm dưới biển như thể chúng là đảo.[13][14]

Hoạt động của con người

[sửa | sửa mã nguồn]

Bãi Macclesfield là khu vực neo tàu rất tiện lợi. Nếu có dây neo đủ dài thì tàu có thể dừng lại để thủy thủ sửa máy hoặc nghỉ ngơi.[15]

Đầu tháng 7 năm 2012, sau khi Trung Quốc chính thức tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa thuộc tỉnh Hải Nam, Tân Hoa xã loan tin Sở Hải dương và Ngư nghiệp tỉnh Hải Nam sẽ xây dựng cơ sở nghiên cứu nuôi trồng các loại hải sản như cá, tôm, tảo tại bãi cạn Walker.[16] Cuối tháng 6 năm 2013, cơ sở này đi vào hoạt động trên diện tích 625 ha mặt nước.[17]

  1. ^ Ngoài ra, tồn tại hai thông tin báo chí ngược chiều nhau: một cho rằng Philippines cũng tuyên bố chủ quyền đối với bãi Macclesfield (xem bài Pilapil, Jaime R.; Panti, Llanesca T.; Bauzon, Bernice Camille V. (ngày 5 tháng 7 năm 2012). “China grabs PH atoll” (bằng tiếng Anh). The Manila Times. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)) và một cho rằng Philippines không liên quan bởi vì bãi Macclesfield nằm ngoài vùng đặc quyền kinh tế của nước này (xem bài Zaide, Jose Abeto (ngày 10 tháng 7 năm 2012). “Saan Siya?” (bằng tiếng Anh). Manila Bulletin. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)). Có nguồn báo chí Philippines cho rằng bãi cạn Scarborough (mà Philippines yêu sách) là một phần của bãi Macclesfield (xem bài “China to build military garrison in West Philippine Sea” (bằng tiếng Anh). Sunstar Manila. ngày 22 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2012. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl=|archive-url= (trợ giúp)).
  2. ^ Nằm cách bãi Macclesfield 160 hải lý về phía đông ((Greenfield 1979, tr. 151)).
  3. ^ Tên do Trung Hoa Dân Quốc đặt năm 1947 là 民主礁 (Dân Chủ tiêu).

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Smith, Brent E. (5 tháng 2 năm 2011). “China's Maritime Claims in the South China Sea: the Threat to Regional Stability and U.S Interests” (bằng tiếng Anh). Naval War College. tr. 8. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 16 tháng 9 năm 2012.
  2. ^ (Fisher 1919, tr. 3).
  3. ^ a b (Great Britain. Hydrographic Office 1987, tr. 80).
  4. ^ “外交部重申中華民國對東沙、南沙、中沙及西沙群島及其周遭水域擁有主權 [Khẳng định lại chủ quyền của THDQ đối với Đông Sa, Nam Sa, Trung Sa, Tây Sa và vùng biển xung quanh]” (bằng tiếng Trung). 中華民國外交部. 22 tháng 6 năm 2012. Lưu trữ bản gốc ngày 23 tháng 11 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012. Chú thích có tham số trống không rõ: |6= (trợ giúp)Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  5. ^ “我国设三沙地级市管辖南海三群岛 [Nước ta thiết lập địa cấp thị Tam Sa để quản hạt ba quần đảo Nam Hải]” (bằng tiếng Trung). 中华人民共和国外交部. 22 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 20 tháng 7 năm 2012.
  6. ^ a b c d e f g h i j “第二节 中沙群岛的暗沙与黄岩岛” (bằng tiếng Trung). 海南史志网. 11 tháng 6 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 16 tháng 6 năm 2013.
  7. ^ (Greenfield 1979, tr. 151).
  8. ^ (National Geospatial-Intelligence Agency 2011, tr. 7).
  9. ^ “《三沙设市记》碑文解读:字字珠玑蕴含三沙千年” (bằng tiếng Trung). Tân Hoa xã. 27 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 10 năm 2012. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013.
  10. ^ 李侠 (13 tháng 7 năm 2011). “46年中国接收南海:租借美国舰船前往南海?” (bằng tiếng Trung). 环球网. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 4 năm 2013. Truy cập ngày 17 tháng 6 năm 2013.
  11. ^ (Zou 2005, tr. 61).
  12. ^ (Lo 1989, tr. 25).
  13. ^ (Hong & Van Dyke 2009, tr. 149).
  14. ^ Poling, Gregory (5 tháng 7 năm 2012). “Time to End Strategic Ambiguity in the South China Sea” (bằng tiếng Anh). Center for Strategic and International Studies. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2012.
  15. ^ (Vũ 1995).
  16. ^ “海南将在三沙市中沙群岛建科研基地实施水产养殖研究 [Hải Nam xây cơ sở nghiên cứu nuôi trồng thủy sản ở quần đảo Trung Sa thuộc Tam Sa]” (bằng tiếng Trung). 新华网. 5 tháng 7 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 12 năm 2012. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2012.
  17. ^ “China launches research base in S China Sea”. news.xinhuanet.com. ngày 27 tháng 6 năm 2013. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 9 năm 2014. Truy cập ngày 13 tháng 9 năm 2014.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Fisher, Walter Kenrick (1919), “Starfishes of the Philippine Seas and Adjacent Waters”, Bulletin - United States National Museum / Contributions to the Biology of the Philippine Archipelago and Adjacent Regions, Washington, D.C.: Govt. Printing Office, 3 (100)Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Great Britain. Hydrographic Office (1987), China Sea pilot: The West Side of the China Sea from Tanjong Lompat on the Eastern Side of Peninsular Malaysia to Zhelang Yan in China, Kepulauan Anambas, Hainan Dao, and the Islands and Banks Bordering the Main Route from Singapore Strait to Hong Kong, 1 (ấn bản thứ 4), Hydrographer of the Navy
  • Greenfield, Jeanette (1979), China and the Law of the Sea, Air, and Environment, Springer, ISBN 978-9028604292Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • Hong, Seoung-Yong; Van Dyke, Jon M. (2009), Maritime Boundary Disputes, Settlement Processes, and the Law of the Sea (Publications on Ocean Development), Brill, ISBN 978-9004173439
  • Lo, Chi-kin (1989), China's Policy Towards Territorial Disputes: The Case of the South China Sea Islands, Routledge, ISBN 978-0415009270Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)
  • National Geospatial-Intelligence Agency (2011), Sailing Directions 161 (Enroute) - South China Sea and the Gulf of Thailand (ấn bản thứ 13), Bethesda, MD: National Geospatial-Intelligence Agency
  • Vũ, Hữu San (1995), Địa lý biển Đông với Hoàng Sa và Trường Sa, Hoa Kỳ: Nhà xuất bản Quê Hương
  • Zou, Keyuan (2005), Law of the Sea in East Asia: Issues and prospects, Routledge, ISBN 978-0415350747Quản lý CS1: ref trùng mặc định (liên kết)