Bước tới nội dung

Dân tộc Trung Hoa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Người Trung Hoa)
Cờ Trung Hoa Dân Quốc giai đoạn đầu, với 5 màu thể hiện "ngũ tộc cộng hòa"

Dân tộc Trung Hoa (giản thể: 中华民族; phồn thể: 中華民族; Hán-Việt: Trung Hoa Dân tộc; bính âm: Zhōnghuá Mínzú) là một thuật từ chính trị gắn liền với lịch sử Trung Quốc về chủng tộc và xây dựng dân tộc.[1][2]

Từ cuối thập niên 1980, thay đổi thiết yếu nhất trong số các chính sách về dân tộc và người thiểu số là việc thay thế thuật từ "Nhân dân Trung Quốc" (tiếng Trung: 中国人民, Zhongguo Renmin) thành "Dân tộc Trung Hoa", thể hiện sự dịch chuyển từ một quốc gia cộng sản mà người dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau thành một quốc gia dân tộc dựa trên một dân tộc duy nhất.[2]

Trong suốt thời Dân Quốc giai đoạn đầu (1912–27) và thời Quốc dân (1928–49), thuật từ Dân tộc Trung Hoa bao gồm sắc dân Hán và bốn sắc dân khác là Mãn, Mông, Hồi, Tạng,[3][4] ý niệm "Ngũ tộc cộng hòa" này được Tôn Trung SơnQuốc dân Đảng cổ xúy sau khi nhà Thanh sụp đổ. Trong suốt thời cộng sản hậu Mao Trạch Đông, thuật từ Dân tộc Trung Hoa được hồi sinh trở lại để bao gồm người Hán chiếm đa số và 55 dân tộc khác như là một đại gia đình Trung Hoa.[1][5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b Alan Lawrance (2004). China Since 1919: Revolution and Reform: a Sourcebook. Psychology Press. tr. 252–. ISBN 978-0-415-25141-9.
  2. ^ a b Donald Bloxham; A. Dirk Moses (ngày 15 tháng 4 năm 2010). The Oxford Handbook of Genocide Studies. Oxford University Press. tr. 150–. ISBN 978-0-19-161361-6.
  3. ^ Fitzgerald, John (tháng 1 năm 1995). “The Nationaless State: The Search for a Nation in Modern Chinese Nationalism”. The Australian Journal of Chinese Affairs (33): 75. doi:10.2307/2950089. ISSN 0156-7365. Truy cập ngày 22 tháng 2 năm 2013.
  4. ^ Susan Debra Blum; Lionel M. Jensen (2002). China Off Center: Mapping the Margins of the Middle Kingdom. University of Hawaii Press. tr. 170–. ISBN 978-0-8248-2577-5.
  5. ^ Dan Landis; Rosita D. Albert (ngày 14 tháng 2 năm 2012). Handbook of Ethnic Conflict: International Perspectives. Springer. tr. 182–. ISBN 978-1-4614-0447-7.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]