Bước tới nội dung

Phoenicia

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(Đổi hướng từ Người Phoenicia)
Canaan
Tên bản ngữ
  • ��‏��‏��‏��‏
    Φοινίκη
1200 TCN–539 TCN
Map of Phoenicia
Map of Phoenicia
Thủ đôByblos
(1200 TCN – 1000 TCN)

Týros
(1000 TCN - 333 TCN)
Ngôn ngữ thông dụngtiếng Phoenicia, Tiếng Hy Lạp, tiếng Punic
Tôn giáo chính
Tôn giáo Canaanite
Chính trị
Chính phủVương quyền (Quốc gia thành bang)
Vua 
• ca. 1000 TCN
Ahiram
• 969 TCN - 936 TCN
Hiram I
• 820 TCN- 774 TCN
Pygmalion của Týros
Lịch sử
Thời kỳCổ đại
• Thành lập
1200 TCN
• Týros, dưới triều đại của Hiram I, trở thành thành bang mạnh nhất
969 TCN
• Pygmalion thành lập Carthago
814 TCN
• Cyrus Đại đế chinh phục Phoenicia
539 TCN
Dân số 
• 1200 BC[1]
200,000
Kế tục
Đế quốc Achaemenid

Phoenicia (phiên âm tiếng Việt: Phê-ni-xi) là một nền văn minh cổ đại nằm ở miền bắc khu vực Canaan cổ đại, với trung tâm nằm dọc vùng eo biển Liban, Syria, và bắc Israel ngày nay. Nền văn minh Phoecinia là một nền văn minh dựa vào thương mại hàng hải trải khắp Địa Trung Hải trong suốt thời kỳ từ năm 1550 TCN tới năm 300 TCN. Người Phoenicia thường giao dịch bằng phương tiện thuyền galê, một loại thuyền lớn sử dụng sức người để di chuyển.

Nền văn minh Phoenicia được tổ chức thành các thành bang, tương tự như Hy Lạp cổ đại. Mỗi thành bang là một đơn vị độc lập về chính trị, các thành bang có thể xung đột và thống trị nhau, các thành bang thường hợp tác thành các liên minh.[2] Ranh giới cổ đại của các thành bang này thường không ổn định, thành phố Týros nằm ở cực nam. Thành phố Sarepta (ngày nay là Sarafand) giữa Sidon và Týros là thành phố được khai quật nhiều nhất.

Phoenicia là xã hội cấp nhà nước đầu tiên sử dụng bảng chữ cái một cách rộng rãi. Bảng chữ cái Phoenicia được cho là nguồn gốc của những bảng chữ cái hiện đại, mặc dù nó không chứa nguyên âm (sau này được bổ sung bởi người Hy Lạp). Người Phoenicia nói tiếng Phoenicia, một thứ tiếng thuộc nhóm ngôn ngữ Canaan trong ngữ hệ Semitic.[3][4] Thông qua thương mại hàng hải, người Phoenicia phổ biến việc sử dụng bảng chữ cái tới Bắc Phichâu Âu. Người Hy Lạp đã sử dụng bảng chữ cái và truyền lại cho người Etrusca, những người đã truyền lại cho người La Mã.[5]

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo các ghi chép của Herodotos(bằng văn bản c. 440 BC) đề cập đến Io và huyền thoại Europa. (Lịch sử, I: 1).

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Phoenicia”. The Encyclopedia of World History, Sixth edition. Houghton Mifflin Company. 2001. tr. 1. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008. |first= thiếu |last= (trợ giúp)
  2. ^ María Eugenia Aubet. The Phoenicians and the West: politics, colonies and trade. p17. Cambridge University Press 2001
  3. ^ Glenn Markoe.Phoenicians. tr. 108. University of California Press 2000
  4. ^ Zellig Sabbettai Harris. A grammar of the Phoenician language. p6. 1990
  5. ^ Edward Clodd, Story of the Alphabet (Kessinger) 2003:192ff